1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bloodheartvn

    bloodheartvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    85
    Mất chức nhưng ông ta đc an ủi chức Tham mưu trưởng lục quân trc khi về hưu.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tổn thất của lữ đoàn dù 173 là 208 tử trận, 645 bị thương trong các trận đánh. Ngày 1 tháng 11 năm 1967, có 5228 sĩ quan và binh lính được ồ ạt bàn giao về cho cho lữ đoàn. Khoảng 3200 trong số đó được điều lên Đắk Tô. 27% số này bị thương vong trong các trận đánh. Thậm chí mức thiệt hại trong các đại đội súng trường còn nặng nề hơn nữa.

    12 đại đội súng trường được triển khai đến Đắk Tô khi bắt đầu hành quân có trung bình khoảng 125 sĩ quan và binh lính mỗi đại đội. 90% thương vong của lữ đoàn là nằm trong các đơn vị này. Các đơn vị súng trường đã bị tổn thất 51% chỉ trong vòng có 1 tháng! Có chừng 60 lính dù bị chết - chiếm 21% - là do bị quân mình bắn lầm. Vậy thì làm sao mà tướng Westmoreland chẳng bị sốc?

    Westmoreland cật vấn tướng Rosson tại sao ko thể tránh được việc bị thương vong kinh khủng như vậy? Rosson trả lời là vì do pháo binh và không quân chi viện chưa đủ.

    Con số bộ đội Bắc Việt tử trận được báo cáo qua đếm xác là 1644. Vì đơn vị nào đếm được càng nhiều xác thì chỉ huy đơn vị sẽ càng được đánh giá cao nên con số này là rất đáng ngờ. Westmoreland cũng viết trong hồi ký của mình là quân địch bị chết 1400 nhưng ko đưa ra nguồn của con số này. Tướng Rosson lại rất nghi ngờ với con số thống kê đó. Theo ước tính của ông thì quân Bắc Việt ở toàn vùng Đắk Tô tổn thất ko quá 1000 quân.

    Chẳng biết độ chính xác của những con số này ra sao, nhưng ko thể phủ nhận rằng quân Bắc Việt cũng đã bị giáng 1 đòn nặng. 3 trung đoàn 32, 66,174 thuộc sư đoàn 1 bộ binh của nó đã phải về lại Campuchia để hồi sức, bổ sung quân mà ko tham dự chiến dịch đông xuân. Chỉ có trung đoàn 24 Bắc Việt là còn có thể ra trận trong chiến dịch tiến công tháng 1 năm 1968.

    Lúc này khi các trận đánh ở Đắk Tô đã ngưng, tướng Westmoreland chuyển mối quan tâm lên phía bắc. Tình báo cho biết quân Bắc Việt đang toan tính tràn ngập căn cứ TQLC đã bị cô lập tại Khe Sanh. Họ hy vọng điều này sẽ gây cho Mỹ 1 thất bại mang tính quyết định, tương tự như chiến thắng của họ ở Điện Biên Phủ trước quân Pháp năm 1954. Westmoreland lên kế hoạch tiếp chiến với đối phương trên những cao điểm xung quanh Khe Sanh và giáng cho địch 1 đòn quyết định, chấm dứt các hoạt động quân sự của họ tại miền nam VN và khiến cho lãnh đạo của họ, cuối cùng cũng phải đi tới thỏa thuận ngừng bắn.

    Trận đánh chiếm cao điểm 875 đã kết thúc và thực tế cũng đã chấm dứt các trận đánh của lữ đoàn 173 ở vùng Đắk Tô. Tuy vẫn còn những cuộc đụng độ nhỏ với các toán lính Bắc Việt đang thoát ra, nhưng chúng chỉ là những cuộc chạm súng ngắn ngủi. Tiểu đoàn 1/503 tiếp tục tuần tra trong vùng lân cận cao điểm 882 để tìm kiếm dấu vết quân thù nhưng ko có đụng độ lớn nào cả.

    Tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 4/503 dành những ngày cuối cùng của tháng 11 để bổ sung quân và huấn luyện cho họ bằng cách cho đi tuần tra quanh các căn cứ pháo binh. Quân dù rất thất vọng và tức giận vì những lính mới đến chẳng biết gì về nhảy dù. Do quá thiếu lính dù nên đành phải sử dụng cả bộ binh thường. Việc họ gia nhập chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ kéo dài đến khi có quân dù mới huấn luyện tới thay thế. Nhiều "thiên binh" lúc đầu đã đối xử nhạo báng khinh bỉ đám lính bộ. Họ ko những coi mình là cao cấp hơn mà còn thấy việc dùng bộ binh thay thế là điều xúc phạm với các chiến hữu dù đã nằm xuống. Nhưng đến khi quân dù đã quen dần với lính bộ binh thì sự thù địch đã giảm bớt và nhường chỗ cho tình bạn hữu.

    Cuộc giao tranh trên mặt đất cuối cùng trong trận chiến Đắk Tô diễn ra ngày 30 tháng 11. Vào tối hôm trước, toán viễn thám của Sp4 Irvin Moran đã được thả xuống khu rừng gần ngã 3 biên giới Lào, nam VN, Campuchia. Họ qua đêm an toàn. Sáng hôm sau toán bắt đầu đi thám thính. Họ đi qua rất nhiều lối mòn nhưng ko thấy quân địch. Đến khoảng 9g30 thì Moran và trưởng toán là Sp4 Nick Brook đã đi men theo 1 lối mòn còn mới cách số lính còn lại 20m. Linh cảm thấy có cái gì đó, cả 2 nhẹ nhàng lần đến sát đường mòn. Bỗng sự yên tĩnh bị phá vỡ bởi 1 tràng M16.

    Có 3 bộ đội đối phương - 1 lính già cài lá ngụy trang khắp người dẫn đầu 2 bộ đội có vẻ mới đến - đang đi trên đường. Phát giác 1 lính viễn thám, tay lính già nâng khẩu AK-47 lên nhưng chưa kịp bóp cò thì Sp4 Robert Noel, quê Colorado Spring đã bật dậy và quạt 1 tràng M16. Cả 3 lính Bắc Việt đều bị hạ.

    Moran cùng Brooks vội lao bổ về phía tiếng súng. Khi thấy 1 địch quân còn động đậy, Brooks nã bồi 1 loạt M16. Ko còn thấy động cựa gì nữa.

    Brooks giục: "Thu súng rồi đi thôi. Có lẽ bọn khác đang gần đây đó."

    Trong vòng mấy phút, 5 người phóng xuống 1 con dốc đua về phía điểm bốc quân. Điện đài viên liên tục gọi vào điện đài từ “Timber!", đây là mật hiệu xin rút ra ngay lập tức. Khi đến nơi, họ phát hiện có nhiều chuyển động 2 bên sườn. Brooks gọi trực thăng vũ trang đến đến oanh kích xung quanh. Sau đó 1 chiếc trực thăng chở quân xuất hiện, bay lơ lửng trên không và thả dây xuống. Moran cùng 2 người khác bám chặt vào sợi dây thừng và được kéo lên, lắc lư xoay vòng vòng dưới bụng chiếc trực thăng. Từ trên đó Moran có thể nhìn thấy bộ đội Bắc Việt đang tiến sát đến vị trí của Brooks.

    Nhưng Brooks cùng điện đài viên nhận thấy đối phương ko biết đích xác nơi họ đang nấp nên đã khôn khéo ghìm súng ko bắn. Ít phút sau chiếc slick thứ 2 đến với dây đã được thả sẵn. Hai lính viễn thám bám ngay vào dây rồi ra hiệu cho kéo lên.
  3. hunterxmn

    hunterxmn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    1.100
    Ân huệ cuối cùng cho viên tướng già mắc sai lầm chiến lược trước khi về vườn thôi. Ít ra West may hơn Mac Arthur là ra đi trong danh dự, trong khi sai lầm của ông ta nặng nề hơn nhiều. :)
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau đó Brooks kể lại: "Bọn tôi rời mặt đất chừng chục mét thì đạn địch ập đến. Tôi bắn vào quân Bắc Việt trong khi vẫn còn lơ lửng trên sợi dây thừng. Mấy chiếc trực thăng vũ trang đã cứu mạng bọn tôi. Chúng làm việc thật xuất sắc."

    Ít phút sau thì Brooks cùng điện đài viên đã tái ngộ với 3 đồng đội gần 1 căn cứ pháo binh của sư đoàn 4 bộ binh.

    Đêm hôm đó, trong 1 động thái rõ ràng là khiêu khích, bộ đội Bắc Việt dùng cối 82mm và đạn rocket 122mm pháo kích căn cứ pháo binh 12. Từ 18g35 đến 19g45 gần 25 quả đạn đã được rót xuống căn cứ. Kết quả cuộc trận bắn phá là 1 lính dù thiệt mạng, 9 người khác bị thương.

    Vào nửa đêm ngày 1 tháng 12, tướng Rosson thông báo trận Đắk Tô đã kết thúc. Bộ chỉ huy quân Mỹ MACV đã phát hành thông cáo báo chí ca ngợi chiến thắng vĩ đại ở Đắk Tô nhưng tướng Rosson cùng những người đã tham chiến còn sống trở về thì ko nghĩ vậy. Chắc chắn quân Mỹ đã đầy lùi được bộ đội Bắc Việt ra khỏi khu vực, nhưng đối phương vẫn chưa bị đánh bại và 1 ngày nào đó sẽ quay trở lại. Tuy Mỹ hiện đang kiểm soát 1 số cao điểm chiến lược nhưng họ rồi cũng sẽ sớm rời khỏi đó và trả chúng lại cho núi rừng và địch thủ.

    Và tướng Rosson cũng hiểu rằng lữ đoàn 3 đã bị thiệt hại nặng. Trong cuộc hội thảo với Westmoreland, Rosson đã khuyến cáo rằng lữ đoàn, đặc biệt là tiểu đoàn 2 cùng tiểu đoàn 4/503, cần phải có thời gian để chỉnh đốn, bổ sung, tái tổ chức và huấn luyện. Westmoreland đã đồng ý. 3 tiểu đoàn lúc này được chỉ thị chỉ tiến hành các cuộc tuần tiễu nhẹ nhàng quanh căn cứ của họ. Đến giữa tháng 12 thì cả 3 tiểu đoàn được rút khỏi Đắk Tô: Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2/503 được chuyển đến Kon Tum đến chiến đoàn dưới quyền đại tá Powers còn tiểu đoàn 4/503 cùng lữ đoàn bộ sẽ quay về lại Tuy Hòa hỗ trợ tiểu đoàn 3 trong chiến dịch Bolling. Đầu tháng Giêng, các lực lượng của tiểu đoàn 2/503 tới Buôn Ma Thuột để tăng cường cho quân đồn trú chống lại các cuộc tấn công đã được dự kiến của VC.

    Trước khi rời Đắk Tô, 'thiên binh' tổ chức lễ mặc niệm "giày ống" theo truyền thống. Với lòng tiếc thương vô hạn những đồng đội đã bỏ mình, lính dù sếpnhững đôi giày trận thành nhiều hàng mỗi 1 đôi tượng trưng cho 1 lính dù ngã xuống. Đa số "thiên binh" đều tỏ vẻ xúc động khi nhìn thấy hàng trăm đôi giày được xếp thành hàng thẳng tắp. Đó là 1 buổi lễ ko thể nào quên.

    Để ghi nhận lòng dũng cảm xuất sắc mà các thành viên lữ đoàn dù 173 (độc lập) đã thể hiện, Bộ trưởng lục quân (Secretary of the Army) Clifford Alexander đã trao tặng lữ đoàn bằng khen của Tổng thống (Presidential Unit Citation) về những trận đánh ở Đắk Tô. Phần thưởng này cũng tương đương như khi người lính được tặng huân chương Thập tự Distinguished Service Cross vậy.

    Sau trận Đắk Tô, lữ đoàn 173 ko còn hoạt động như 1 đơn vị hoàn chỉnh nữa. 4 tiểu đoàn cơ động của nó chia ra phục vụ ở các vùng khác nhau tại nam VN trong 6 tháng đầu năm 1968. Tiểu đoàn 4/503 vẫn ở Truy Hòa khi cuộc Tổng tiến công Tết diễn ra, các đại đội của nó, đặc biệt là đại đội Dog đã chiến đấu nhiều trận rất ác liệt với quân Bắc Việt và VC. Cũng trong dịp Tết này tiểu đoàn 2/503 đã phải tham dự nhiều trận đáng gay go trên vùng Buôn Ma Thuột.

    Khi tướng Westmoreland rời miền nam VN tháng 6 năm 1968 về làm Tham mưu trưởng Lục quân, thì người kế nhiệm là tướng Creighton Abrams nhanh chóng tiến hành cuộc chiến theo 1 chiến lược khác. Các cuộc hành quân ko còn ở quy mô tiểu đoàn nữa mà xuống thành các cuộc truy quét cấp đại đội. Khi các đơn vị VNCH đã có thể đảm đương trách nhiệm chiến đấu nặng nề hơn thì quân Mỹ rút về các căn cứ pháo binh lớn và từ đó tiến hành các chuyến tuần tiễu ban ngày, phục kích ban đêm.

    Lữ đoàn dù 173 hoạt động ở tỉnh Bình Định trong thời gian còn lại của chiến tranh. Đây là 1 vựa gạo lớn nằm dưới sự kiểm soát của VC. Nhiệm vụ chính của 'Thiên binh" là bảo vệ 1 số thôn làng tiêu biểu, nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng địa phương quân. Để làm việc này, lính dù đã tổ chức ra các toán cố vấn nhỏ tới huấn luyện kỹ năng tác chiến cho địa phương quân.

    Đến mùa xuân năm 1971 thì Mỹ đã rút gần hết quân ra khỏi miền nam VN. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1971, lữ đoàn 173 được tái triển khai ở căn cứ Fort Campbell, Kentucky. Đến ngày 25 tháng 8 thì việc chuyển quân đã hoàn tất. Qua 6 năm tham chiến, lữ đoàn dù 173 giữ kỷ lục về thời gian phục vụ tại nam VN. Trong thời gian ấy, có 1.748 'thiên binh' đã bỏ mình, hơn 8.700 bị thương để phục vụ cho chính sách của Mỹ tại miền nam VN.

    Trong 1 buổi lễ tại căn cứ Fort Campbell ngày 14 tháng 1 năm 1972, lữ đoàn dù 173 đã bị giải thể.

    Tháng 6 năm 2000, đáp ứng đòi hỏi phải có lực lượng phản ứng nhanh, lữ đoàn 173 lại được tái lập tại Vicenzo, Ý. Lữ đoàn 1 lần nữa lại được đón những lính nhảy dù mới ra tốt nghiệp cùng các cựu binh dạn dày kinh nghiệm và tất cả đều sẵn sàng đón nhận mọi thách thức phức tạp trong thế giới hiện đại.

    3 năm sau đó, vào ngày 26/3/2003 sau khi Mỹ xâm lược Irắc. Hơn 1000 thành viên của lữ đoàn đã nhảy dù xuống Kirkuk, Irắc trong 1 cuộc nhảy dù lớn nhất kề từ hồi chiến tranh TG thứ 2. Số quân còn lại của lữ tới sau đó bằng máy bay vận tải. Lữ đoàn được triển khai ở Irắc cho đến mùa thu năm 2003.

    1 năm rưỡi sau đó, tháng 2 năm 2005, toàn thể lữ đoàn lại được triển khai đến Afghanistan phục vụ 14 tháng.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    lễ mặc niệm "giày ống" tại Đắk Tô




    [​IMG]

    [​IMG]
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau khi trở về Ý cuối mùa xuân năm 2006, bộ Lục quân đổi tên lữ đoàn thành Lữ đoàn tác chiến dù 173 (173d Airborne Brigade Combat Team) với 6 tiểu đoàn đóng quân trên các địa điểm khác nhau ở Đức và Ý. Từ những căn cứ trên, các đơn vị của lữ đoàn sẽ sẵn sàng cho việc triển khai đến bất kỳ nơi nào mà cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu cần đến.

    Sau trận đánh gay go, khốc liệt kéo dài trên cao điểm 875, câu hỏi đặt ra là trận đánh có cần thiết hay ko? Lợi ích của việc chiến đấu giành cao điểm này là gì?

    Chiến lược cơ bản để đánh bại kẻ thù của tướng Westmoreland ở nam VN là đánh tiêu hao. Rất đơn giản, dễ hiểu. Đó là tiêu diệt với số lượng sao cho quân thù ko kịp bù đắp tổn thất dẫn đến cuối cùng chúng phải bỏ cuộc. Vì thế Westmoreland tung ra rất nhiều cuộc hành quân tìm diệt với quy mô nhiều tiểu đoàn nhằm mục tiêu là "tìm kiếm, gom lại rồi tiêu diệt" quân thù.

    Ko như các cuộc chiến tranh trước đó, khi mà giao tranh là để giành những truyến giao thông quan trọng, những cây cầu, thành phố, cảng biển và v..v. Ở nam VN lại ko tồn tại những mục tiêu như vậy. Thay vào đó quân Mỹ lại được điều đến những nơi mà người ta tin rằng có địch để họ tiến hành lùng sục và tiêu diệt. Đến khi giao tranh chấm dứt thì quân Mỹ sẽ lại rút đi.

    Ko phải ai cũng đồng tình với chiến lược "tiêu hao". Đại tá John Powers, lữ đoàn phó, biết rõ gì sẽ tiếp diễn sau khi trận đánh kết thúc. Ông biết bộ đội Bắc Việt sẽ sớm giành lại cao điểm 875 và quân Mỹ rồi sẽ lại phải đi tái chiếm và hy vọng rằng quân đi tái chiếm lần này ko phải là 'thiên binh' nữa.

    Trung tá Johnson cũng thấy giống như thế. Ông rất vui khi thấy trận đánh đã kết thúc và quân Mỹ thắng trận, nhưng rồi lại tự hỏi. Giờ thì sao đây? Giờ thì chỉ còn việc là cuốc bộ rời khỏi cái điểm cao chết tiệt ấy. Tiểu đoàn của ông đã tổn thất nhiều trong trận đánh Đắk Tô này. Mỗi người lính mất đi Johnson đều cảm thấy đau lòng, nhưng đau hơn cả là tổn thất trong hàng ngũ hạ sĩ quan. Việc mất đi những cựu binh giàu kinh nghiệm, với hơn chục năm phục vụ, khiến cho đội ngũ còn lâu mới gượng dậy nổi.

    Thậm chí 1 quân nhân tuyệt đối trung thành như thượng sĩ nhất Crook cũng phải hoài nghi về giá trị của cao điểm 875. Rồi ông tự trả lời là chẳng có ý nghĩa gì cả. Và hơn nữa đáng ra phải dùng tất cả máy bay trên toàn cõi nam VN để xóa tên nó ra khỏi bản đồ.

    Khi rời khỏi điểm cao 875, thượng sĩ Okendo cảm thấy hoàn toàn trống rỗng. Có quá nhiều người chết và bị thương. Nhưng dù có tâm trạng như thế, ông vẫn ngạc nhiên khi thấy nhiều lính dù trẻ, đã trải qua trận đánh tàn khốc kinh hoàng, vẫn còn giữ được ý chí chiến đấu. Số lớn bọn họ còn muốn truy kích bộ đội Bắc Việt, cho dù việc đó có nghĩa là phải tiến sang Campuchia. Họ rất thất vọng khi ko được cho phép đuổi theo để kết liễu quân địch.

    Trung úy Al Lindseth thì nghĩ trận đánh là 1 sự phung phí về nhân mạng. Anh đồng ý với thượng sĩ nhất Crook về lý do đánh chiếm cao điểm. Lindseth cũng ko tin trước mọi số liệu đếm xác trên cao điểm 875 đã được báo cáo. Anh là người đầu tiên mở được đường lên và chỉ bắt gặp chưa đến 10 xác đối phương. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của trận đánh đối với anh chính là lòng can đảm phi thường mà các 'thiên binh' đã thể hiện trên cao điểm trong suốt 3 ngày. Trừ vài trường hợp ngoại lệ, còn thì tất cả đều dũng cảm thi hành nhiệm vụ ko chút do dự. Đó chính là tính chất của 1 quân đội có kỷ luật cao.

    Hầu hết 'thiên binh' đều chấp nhận thực tế họ chiến đấu trên cao điểm là vì trên đó có quân thù. Thậm chí khi được lệnh rút khỏi đó thì chỉ có ít người trong số họ muốn tuân theo. Trên cao điểm này có quá nhiều bạn bè của họ đã bị giết hay thương tật. Việc rút khỏi cao điểm theo đường bộ sẽ làm sự hy sinh của họ giảm giá trị đi nhiều. Lòng tự hào của cá nhân, của binh chủng nhảy dù ko cho phép họ làm điều đó.

    Nhưng xét về chiến lược của Westmoreland thì trận đánh trên cao điểm 875, với những tổn thất đi kèm, là xứng đáng. Ko có vấn đề chiếm giữ 1 cao điểm khi mà quân đối phương đã bị đánh đuổi. Đó chỉ là 1 nơi trong nhiều chỗ mà người ta dùng để đánh tiêu diệt quân thù.






    Phụ lục A

    James B. Adamson (sư đoàn 4 bộ binh) rời quân đội nghỉ hưu trên cương vị tướng 3 sao (trung tướng). Ông qua đời ở Jupiter, Florida tháng 1 năm 2003.

    Robert Allen (đại đội D/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 5 năm 1968. Sau khi tốt nghiệp đại học Oklahoma, anh lập gia đình, có 5 đứa con và điều hành công ty sx ván sàn. Hiện anh đang sống ở thành phố Oklahoma. Anh được tặng thưởng huân chương Army Commendation Medal cả hạng chữ V và thông thường (loại huân chương tưởng thưởng vì lòng dũng cảm xếp hạng 5 trong hệ thống huân chương anh dũng của quân đội Mỹ sau huân chương sao đồng. ND)

    Ted Arthurs (tiểu đoàn 4/503) giải ngũ năm 1973. Sau đó ông đến làm việc ở Ả rập Saudi 10 năm. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống với vợ ở Destin, Florida. Anh được thưởng 1 huân chương sao bạc (xếp hạng 3.ND) trong trận cao điểm 823 và thêm 1 cái nữa trong trận đánh ở đồi nghĩa địa tại Tuy Hòa ngày 31 tháng 1 năm 1968. Ông là tác giả 1 cuốn truyện ngắn nói về kinh nghiệm đã trải qua và những con người đã được gặp gỡ trong quân ngũ.

    Jerry M. Babb (đại đội B/tiểu đoàn 4/503), sau làm thượng sĩ cố vấn cho tiểu đoàn 2/503 trước khi rời nam VN tháng 8 năm 1968. Năm 1969, ông trở lại VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 trong tiểu đoàn 2, trung đoàn 505 bộ binh dù. Giải ngũ tháng 9 năm 1972 với 748 lần nhảy dù trong 20 năm sự nghiệp. Ông qua đời tháng 10 năm 2005. Được tặng thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 huân chương Air Medal với 8 cành sồi, 1 quả tim tím, 1 huân chương Army Commendation Medal.

    Thomas H. Baird (đại đội D,tiểu đoàn 4/503) mất 8 tháng trị thương ở bệnh viện Walter Reed. Năm 1971, anh trở lại nam VN làm cố vấn cho quân lực VNCH. Về sau anh học lấy bằng thạc sĩ của đại học bang Kansas rồi về chỉ huy 1 tiểu đoàn cơ giới ở căn cứ Fort Polk, Louisiana. Anh phục viên năm 1981 với hàm trung tá. Sau đó anh về làm cho 1 công ty xây dựng tại New Jersey. Đến khi nghỉ hưu thì về sống với vợ tại Hađại đội onfield, New Jersey. Được thưởng huân chương sao đồng, huân chương Army Commendation Medal và huân chương quả tim tím. Hiện anh vẫn giữ khẩu súng lục mà trung úy Burton lấy từ xác viên sĩ quan bv.

    George Baldridge (đại đội A & B, tiểu đoàn 4/503) nối dài kỳ hạn phục vụ và ở lại nam VN đến tháng 10 năm 1968. Anh ở lại quân ngũ cho đến năm 1979 thì phục viên vì chứng đa xơ cứng (multiple sclerosis). Chết năm 1997.

    John Barnes (đại đội C, tiểu đoàn 1/503) được truy tặng huân chương danh dự bất chấp sự phản đối của trung tá Schumacher ngày 4 tháng 11 năm 1969. An táng tại ngĩa trang Brookdale, Dedham, Massachusetts.

    Phillip Bodine (đại đội B & C/tiểu đoàn 2/503), nằm viện chữa trị những vết thương vẫn hành hạ anh trong 2 tháng. Tốt nghiệp trường đào tạo phi công lái trực thăng rồi trở lại nam VN làm phi công máy bay trực thăng vũ trang Cobra tháng 7 năm 1969. Tháng 9 năm 1981, bị thương khi quân khủng bố bắn hỏa tiễn chống tăng RPG-7 vào chiếc xe hơi chở tướng Frederick J. Kroesen, lúc làm phụ tá cho ông này. Nghỉ hưu năm 1986 với hàm trung tá. Lấy vợ và làm quản lý cho 1 công ty luật lớn ở Atlanta. Cư trú ở Fayetteville, Georgia. Được thưởng 1 huân chương sao bạc, 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, 1 chữ thập bội tinh, 1 huân chương Air Medal và 1 Army Commendation Medal.

    Anthony Brangaitis (đại đội D/tiểu đoàn 4/503), được cho ra quân sớm tháng 3 năm 1968 vì bố mất. Là sĩ quan phòng cảnh sát phòng chống ma túy thành phố New York đã nghỉ hưu. Hiện đang sống cùng vợ ở Massapequa, New York. Được thưởng huân chương trái tim tím.

    Charles D. Brown (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) trở lại VN năm 1970 làm phi công trực thăng. Giải ngũ năm 1985 với hàm trung tá sau đó về làm việc trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Được tặng thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím và 1 Air Medal .

    Ray Bull (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) Nằm viện mấy tuần rồi trở lại đại đội. Phục viên năm 1969 về làm việc cho ngành bưu điện. Nghỉ hưu năm 2004 và hiện sống cùng vợ ở thành phố Yuba, California. được tặng huân chương sao đồng và huân chương trái tim tím.

    Michael D. Burton (đại đội D/tiểu đoàn 4/503). Tham gia chiến đấu ở đồi nghĩa trang Tuy Hòa tháng 1 năm 1968. Rời nam VN tháng 5 năm 1968. Đến tháng 1 năm 1970 thì trở lại VN làm đại đội trưởng thuộc sư đoàn Americal. Bị thương mù mắt vì mìn bẫy năm 1971 trong 1 chuyến tuần tiễu. Sau đó làm giám đốc chi nhánh cho hội khiếm thị bang Virginia. Hiện nay đã nghỉ hưu và sống cùng vợ ở Buchanan, Virginia. Được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng, Army Commendation Medal và trái tim tím.

    Gerald Cecil (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương chữ thập vì đã dũng cảm phi thường trong ngày 11/11/1967. và Tại ngũ đến năm 1984 rồi chuyển sang ngạch dự bị. Phục viên năm 1996 với hàm đại tá. Lập gia đình có 3 con và 4 cháu. Đi dạy lịch sử nước Mỹ tại trường cao đẳng Lexington Community ở Lexington, Kentucky . Làm trợ lý dân sự cho bộ trưởng Lục quân và quản lý trang trại gia đình ở Winchester, Kentucky. Ngoài huân chương chữ thập ra, anh còn được tặng huân chương Legion of Merit, Meritorious Service, ngôi sao đồng, trái tim tím, Army Commendation Medal và Air Medal.
    anheoinwater, TeKuTe37, gaume15 người khác thích bài này.
  7. tungsteng1

    tungsteng1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    1.361
    Đã được thích:
    1.253
    Phía ta ghi nhận thương vong bên mình là bao nhiêu các bác nhể?
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    1 tài liệu của ta ghi nhận: Chiến dịch Đắc Tô 1 kéo dài 27 ngày đêm liên tục, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt sáng tạo nhiều cách đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn dù 173, đánh thiệt hại Lữ đoàn 1 (Sư đoàn 4) Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 4.000 tên địch. (Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 5). Cuốn này ko thấy nói gì đến số liệu thương vong của ta.
    gaume1, bloodheartvnDepTraiDeu thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    James Coleman (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) ở lại nam VN cho đến khi bị thương tháng 11 năm 1968. Giải ngũ sau đó mấy tháng rồi lại tái ngũ tháng 4 năm 1970, quay lại nam VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 và ở đó đến tháng 12 năm 1971. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

    William J. Connolly (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) Được thay phiên rời nam VN tháng 12 năm 1967. Ở lại quân đội rồi giải ngũ năm 1993 với hàm đại tá. Làm việc ở Uỷ ban kênh đào Panama (Panama Canal Commission) 8 năm. Hiện nay làm phó chủ tịch 1 công ty khế ước lớn của chính phủ. Trong những phần thưởng được trao có huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

    Edward Crook (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 6 năm 1968. Giải ngũ với hàm thượng sĩ cố vấn năm 1980. Sau đó làm nhân viên bưu điện tại Columbus, Georgia. Mất tháng 8 năm 2005. Được tặng thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

    John R. Deane, Jr. (lữ trưởng lữ đoàn dù 173). Sau về làm sư đoàn trưởng sư đoàn dù 82 và Cục trưởng cục Quân trang Lục quân. Về hưu với cấp bậc đại tướng tháng năm 1977. Hiện sống ở Nam Carolina và Maine.

    Michael J. Deeb (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503) xuất ngũ về sinh sống ở Macon, Georgia.

    John M. Deems (đại đội D/tiểu đoàn 4/503), được thay phiên rời nam VN tháng 12 năm 1967. Trở lại phục vụ kỳ hạn thứ 2 với chức vụ cao trong Đoàn Nghiên cứu và Quan sát (biệt kích SOG. ND). Giải ngũ năm 1986 với hàm trung tá rồi về làm việc trong ngành công nghiệp vũ trụ. Được tặng thưởng huân chương sao đồng và huân chương Army Commendation Medal.

    Jerry Draper (đại đội B/tiểu đoàn 1/503) ở lại quân đội rồi về hưu với hàm đại tá năm 1993. Làm kiểm toán viên cho Commonwealth of Pennsylvania 5 năm. Giờ đã nghỉ hẳn và hiện cư ngụ tại Mechanicsburg, Pennsylvania.

    James R. Duffy (đại đội C & D/tiểu đoàn 4/503) gia hạn kỳ hạn phục vụ tại nam VN với lữ đoàn 173 tới tháng 12 năm 1968. Ra riêng về bán ống nước và sống ở Scituate, Massachusetts. Nghỉ hưu với hàm đại úy trong lực lượng Vệ binh quốc gia Massachusetts. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, Army Commendation Medal và Air Medal.

    Darryl Fitch (đại đội C/tiểu đoàn 1/503), xuất ngũ tháng 5 năm 1968. Hiện cư ngụ tại Sun City West, Arizona.

    Joseph X. Grosso (tiểu đoàn trợ chiến lữ đoàn 173). Nằm viện Walter Reed 2 tháng rồi phục viên ở Philadelphia sau khi xuất viện tháng 7/1968. Hiện sống tại Woodcliff Lake, New Jersey và là bác sĩ tâm thần. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

    Matthew C. Harrison (đại đội A & C/tiểu đoàn 2/503) trở lại nam VN tháng 11 năm 1968, phục vụ trong sư đoàn 25 bộ binh và có lúc làm trợ lý cho cho thiếu tướng Williamson. Phục viên năm 1986 với hàm trung tá. Hiện đang làm tư vấn về kinh doanh, giúp đỡ các công ty đang gặp phải khó khăn có lợi nhuận. Đang sống cùng vợ ở Greenwich, Connecticut. Được tặng huân chương sao bạc, sao đồng, Air Medal và trái tim tím.

    Darryl Haymes (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) gia hạn kỳ hạn phục vụ thêm 6 tháng ở đại đội D, tiểu đoàn 4/503. Giải ngũ tháng 9 năm 1969. Hành nghề thợ lặn, sống tại Fort Bragg, California. Được thưởng huân chương Army Commendation Medal.

    Leo E. Hill (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) nằm viện 2 tháng rồi trở lại đại đội. Kết thúc kỳ hạn phục vụ và phục viên năm 1968. Làm việc trong nhà máy đúc của Ford ở Brookpark, Ohio. Nghỉ hưu năm 2002. Sống cùng vợ ở 2 nơi, Westlake, Ohio, và Myrtle Beach, South Carolina. Được tặng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím và 1 Air Medal.

    Charles J. Holland (viễn thám) được truy tặng huân chương chữ thập.

    David S. Holland (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) phục vụ ở nam VN đến tháng 4 năm 1969. Sau đó có bằng Luật, bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh và tiến sĩ thương mại. Sống với gia đình ở Alexandria, Virginia. Là đại tá trong quân dự bị, và đã từng phục vụ trong chiến tranh vùng vịnh. Từng viết 2 cuốn sách về những trải nghiệm của mình tại nam VN. Được tặng thưởng huân chương sao đồng.

    Lawrence Jackley (tiểu đoàn 4/503) giải ngũ năm 1980 với hàm đại tá. Sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị doanh nghiệp. Cư trú tại Alexandria, Virginia và làm việc cho các dự án của dộng đồng và nhà thờ. Được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và Air Medal.

    John (“Mike”) Jeakle (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 6 năm 1968. Vừa học đại học vừa làm việc trong 1 công ty máy tính lớn. Sau đó thánh lập 1 số công ty, rồi sang nhượng lại và về hưu non. Hiện trú ở Ohio. được tặng huân chương sao đồng và Army Commendation Medal.

    David G. Jesmer (đại đội A/tiểu đoàn 1/503), được tặng huân chương sao bạc vì hành động dũng cảm trong trận đánh trên điểm cao 882. Phục vụ kỳ hạn thứ 2 tại nam VN trong cương vị cố vấn và làm việc cùng huyền thoại John Paul Vann. Nghỉ hưu với hàm trung tá. Được tặng thêm huân chương sao đồng.

    James H. Johnson (chỉ huy tiểu đoàn 4/503) được thương huân chương chữ thập trong trận đánh tại đồi nghĩa trang Tuy Hòa ngày 30-31 tháng 1 năm 1968. Sau đó 1 tháng thì lên làm lữ đoàn phó lữ 173. Sau đó đượ thay phiên và rời nam VN tháng 7/1968. Tháng 11 năm 1972 được đề bạt lên chuẩn tướng. Năm 1980 lên thiếu tướng và làm tư lệnh sư đoàn 2 bộ binh ở Hàn Quốc từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 8 năm 1983. Về hưu năm 1985 và sống tại Murrells Inlet, Nam Carolina. Được tặng thưởng huân chương chữ thập, Distinguished Service Medal, Defense Superior Service medal, huân chương sao bạc, Legion of Merit medal, sao đồng và Air Medal.

    Stanley Jones (tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 4 năm 1968. Sau đó ra nhập quân dự bị và trở thành phi công lái trực thăng. Ở lực lượng dự bị đến năm 1975. Hiện sống tại Phoenix, Arizona, điều hành 1 công ty chuyên cứu hộ ô tô. Qua đời năm 2004.

    Daniel Jordan (đại đội A/tiểu đoàn 4/503). Được truy tặng huân chương chữ thập.

    Edward Kelley (đại đội C/tiểu đoàn 1/503). Bị thương tháng 3 năm 1968 khi chỉ huy 1 trung đội cối 106,7 ly. Sau khi ra viện ở Mỹ, thì qua học lái trực thăng. Quay lại nam VN năm 1971 làm phi công máy bay trực thăng vũ trang Cobra. Giải ngũ năm 1983. Hiện là giáo viên sống ở Fernandina Beach, Florida.

    Thomas A. Kelly (tiểu đoàn 1/503). Giải ngũ tháng 5 năm 1978 với hàm thượng sĩ. Là nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu về sống tại Lakeland, Florida. Được thưởng huân chương sao đồng và Air Medal.

    Larry Kennemer (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) nằm viện 3 tuần rồi được điều sang sư đoàn dù 101. Anh đã chiến đấu cùng đơn vị này tại Huế trong tổng tiến công năm tết 1968. Sau đó phục vụ 30 tháng trong lực lượng biệt kích SOG. Xuất ngũ năm 1971. Hành nghề xây dựng sống tại San Antonio, Texas, đã góa vợ. Được tặng huân chương sao đồng và trái tim tím.

    Stanley R. Larsen (tư lệnh Lực lượng Dã chiến I) về hưu năm 1972 với hàm trung tướng sau khi phải ra hầu tòa án quân sự vì có liên quan đến cuộc binh biến của những người phản chiến ở Presidio, San Francisco, California. Chết vì tai nạn xe hơi tháng 11 năm 2000. Được thưởng huân chương chữ thập vì thành tích anh dũng trong chiến tranh TG 2.

    Ronald R. Leonard (chỉ huy đại đội C/tiểu đoàn 2/503 và đại đội B/tiểu đoàn 4/503) Được tặng huân chương chữ thập vì lòng quả cảm và tài chỉ huy xuất sắc trong trận đánh trên cao điểm 875. Quay lại nam VN năm 1971 làm cố vấn tại quân khu II. Giải ngũ tháng 8 năm 1991 với hàm đại tá. Hiện đang cư trú ở Fairfax Station, Virginia. Cũng được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng và trái tim tím.

    Peyton Ligon (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) Nhận huân chương sao bạc vì gương anh dũng trong trận đánh ngày 10/7/1967. Rời nam VN tháng 6 năm 1968, rồi quay lại phục vụ kỳ hạn khác 3 năm sau đó. Lập gia đình có 2 con gái. Giải ngũ với hàm đại tá tháng 7 năm 1983. Hiện đang ở tại Hoover, Alabama, làm giám đốc kinh doanh. Ngoài huân chương sao bạc, anh còn được tặng huân chương Legion of Merit, 2 huân chương sao đồng và huân chương trái tim tím.

    Alfred A. Lindseth (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) nhận huân chương sao bạc vì lòng quả cảm trong trận chiến trên cao điểm 875. Hoàn tất kỳ hạn phục vụ tháng 4 năm 1968 rồi rời quân ngũ 2 năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp trường Luật Harvard thì tới làm cho 1 công ty luật ở Atlanta. Hiện đang là thành viên cao cấp chuyên giảng dạy Luật. Cùng vợ cư trú tại Atlanta.

    William J. Livsey (Sư đoàn 4 bộ binh) nghỉ hưu với hàm đại tướng. Hiện sống ở Fayetteville, Georgia.

    Carlos Lozada (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) được truy tặng huân chương danh dự ngày 18 tháng 11 năm 1969. An táng tại nghĩa trang quốc gia Long Island, New York.

    Jerald Lytle (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN và xuất ngũ tháng 4 năm 1968. Tháng 11 năm 1969 thì tái ngũ và lại về lữ đoàn dù 173 ở VN. Sau khi ra viện lần 2, thì lấy bằng luật hình sự. Hiện đang làm điều tra viên cho thổ dân da đỏ Sioux Crow Creek ở nam Dakota.

    C. Allen McDevitt (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) hoàn thành nghĩa vụ và xuất ngũ tháng 7 năm 1968. Đi học lại và có 2 bằng đại học. Cưới vợ, có 4 con hiện là 1 giám đốc điều hành trong ngành lâm nghiệp. Đang sống ở Lake Oswego, Oregon. Được thưởng 1 huân chương sao bạc, 2 huân chương sao đồng, 1 huân chương Air medal và 1 Army Commendation Medal.

    Thomas McElwain (chỉ huy đại đội C/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương sao bạc vì sự dũng cảm trong chiến đấu ngày 11/11/1967. Phục vụ kỳ hạn thứ 2 tại VN với vai trò cố vấn. Phục viên năm 1978 với cấp hàm thiếu tá. Sau đó học 2 bằng thạc sĩ, đi dạy và và làm nhà thầu ở El Paso, Texas. Hiện đã nghỉ hưu và sống ở Henderson, Nevada. Ngoài huân chương sao bạc, anh còn được tặng huân chương sao đồng, quả tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Don Martindale (đại đội C & D/tiểu đoàn 1/503). Bị thương ngày 10/11/1967. Mất 2 tháng nằm viện rồi được chuyển về Mỹ. sau khi xảy ra tổng tấn công Tết, tháng 1/1968 thì được lệnh chở lại nam VN và là thành viên của sư đoàn dù 82. Được cho xuất ngũ tháng 5/1968, sau đó làm việc cho hãng General Motors ở Warren, Michigan.

    Joseph S. Mescan (đại đội A/tiểu đoàn 1/503) được thưởng huân chương sao đồng vì thành tích cứu thương binh trên cao điểm 882. Hoàn tất kỳ hạn phục vụ tháng 7 năm 1968. Hiện làm nhà môi giới và bán đấu giá ở Columbia Station, Ohio.

    David H. Milton (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Mất 15 tháng nằm viện với 15 lần phẫu thuật. Dù người đầy thương tích, anh vẫn quay lại nam VN tháng 9 năm 1968 làm sĩ quan tình báo của sư đoàn 1 Kỵ binh bay. Phục viên năm 1982 với hàm trung tá do vết thương bị biến chứng. Sau đó thành lập công ty thuộc da ở Hilton Head, South Carolina. Được thưởng các huân chương sao bạc, sao đồng, Legion of Merit, Air Medal và trái tim tím.
  10. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Trong chiến tranh thì sinh mạng lính và sỹ quan cấp dưới phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ huy phía trên!
    Nếu chỉ do sơ suất, nhầm lẫn trong tác chiến thì hoàn toàn có thể tha thứ, vì đó như đánh cờ, nếu đi đúng hết thì thắng ngay lập tức rồi, lính bên nào cũng rất ít thương vong!
    Nhưng khác với đánh cờ (cũng là trong thể thao), còn có tham gia ở độ "cay cú" của người cầm quân. Nhiều khi sai lầm chỉ do cay cú rồi nướng quân vào những chỗ chẳng có giá trị gì!
    Sợ nhất là mấy ông chỉ huy đã phạm sai lầm sắp bị "trảm", cấp trên của các ông ấy không kịp nhìn thấy khắc phục nhanh thì ý mnốn "lập công chuộc tội" của các ông ấy được đổi bằng sinh mạng binh lính!
    01863437847, gaume1bloodheartvn thích bài này.

Chia sẻ trang này