1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂK TÔ ‘Lính nhà trời’ Mỹ trên cao nguyên trung phần Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 01/04/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Báo cáo chiến trường của Mỹ ghi nhận suốt cả chiến dịch, Mỹ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân. Nếu từ số này suy ra thì số thương vong của ta chắc cỡ 1.000-1500 (trong số này, thường thì khoảng 40% chết, 60% bị thương). Thực tế quân ta cũng ít khi quyết đánh tiếp nếu thương vong vượt quá 1/4 quân số trừ khi bị vây không rút được (trận này có 6000 quân thì "hạn mức" chắc cỡ 1.500, gần tới số này hoặc đạn sắp hết thì sẽ rút)
    tonkin2007, bloodheartvnngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Irvin W. Moran (viễn thám) gia hạn kỳ hạn phục vụ ở VN thêm 2 tháng đến tháng 4 năm 1968. Sau đó lấy bằng luật hình sự và về làm việc cho Cục Thuốc lá, rượu và súng (Bureau of Alcohol, Tobacco, and Firearms).

    James J. Muldoon (chỉ huy đại đội A/tiểu đoàn 4/503) phục vụ kỳ hạn thứ nhì ở nam VN năm 1971-1972. Nghỉ hưu với hàm đại tá năm 1990. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal.

    Michael Nale (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) Chẳng bao giờ được đi nghỉ xả hơi. Thay vì thế anh nằm viện 1 tháng rồi trở lại đại đội. Chiến đấu trong giai đoạn đầu Tổng tấn công Tết 1968 và cuối cùng rời nam VN tháng 1/1968. Được ra viện tháng 10 năm 1968 sau khi phẫu thuật vết thương. Làm bưu tá, có 2 con và sống ở Florence, Alabama. Được tặng huân chương trái tim tím và Army Commendation Medal.

    Thomas Needham (sĩ quan tình báo, tiểu đoàn 1/503 & đại đội D/tiểu đoàn 1/503) bị thương tháng 3 năm 1968. Trở lại lữ 173 và VN tháng 5 năm 1968 cho đến khi đơn vị về Hoa Kỳ tháng 8/1971. Được thăng lên chuẩn tướng năm 1990. Tổ chức và chỉ huy Joint Task Force Full Accounting tại Hawaii, chịu trách nhiệm xác định số phận tù binh Mỹ mất tích ở Đông nam Á. Về hưu với hàm thiếu tướng và về ở tại Exeter, New Hampshire. Được thưởng huân chương huân chương sao đồng và trái tim tím trong thời gian phục vụ tại lữ đoàn 173.

    William Nichols (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Rời nam VN tháng 2/1968. Sau đó về điều hành 1 đại lý công ty sx công cụ, dụng cụ Snap-On Tool tại Pennsylvania.

    Lawrence Okendo (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) rời quân ngũ trong năm 1968. Sau đó phục vụ trong lực lượng quân dự bị rồi cuối cùng giải ngũ với hàm thượng sĩ cố vấn. Sau đó còn phục vụ với vai trò thượng sĩ cố vấn danh dự của trung đoàn 503 rồi 1 phần của sư đoàn 2 bộ binh đóng tại Hàn Quốc. Hiện đang sống ở Payson, Arizona. Từng được thưởng huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal. Okendo là 1 trong 281 quân nhân được tặng huy hiệu chiến đấu bộ binh trong cả 3 cuộc chiến tranh. Đây là thành tích được nhiều người thèm muốn.

    Bartholomew O'Leary (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503) mất 16 tháng nằm viện điều trị thương tích. Anh kết hôn với người nữ y tá chăm sóc mình và có 1 con trai. O'Leary ở lại quân đội rồi phục viên năm 1989 với quân hàm trung tá. Hiện đang sống ở Orange Park, Florida. O'Leary đã được thưởng huân chương sao bạc trong trận đánh cao điểm 875 và còn có thêm 1 huân chương sao đồng cùng 1 huân chương quả tim tím.

    Manuel Orona (đại đội A/tiểu đoàn 2/503). Kết thúc kỳ hạn phục vụ tháng 8 năm 1968. 1 năm sau đó thì trở lại nam VN phục vụ kỳ hạn thứ 2 ở đại đội B/tiểu đoàn 2/503. Bị thương tháng 8 năm 1969 và phải đi viện mất 4 tháng. Phục viên tháng 1/1970 sau đó về làm việc cho công ty đường sắt nam Thái Bình Dương và sống ở Tucson, Arizona. Được thưởng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, 2 Army Commendation Medal và 1 Air Medal.

    Arturo Ortiz (đại đội C/tiểu đoàn 4/503) rời nam VN tháng 4 rồi xuất ngũ trong tháng 5/1968. Sau đó làm việc ở Bưu điện và hiện sống tại Venice, California.

    Phillip Owens (đại đội B/tiểu đoàn 4/503) mất 2 năm nằm tại các quân y viện để phục hồi thương tích. Dù ko bị cưa tay nhưng chỉ còn cử động được có 2/10. Được thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

    Edward A. Partain (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503 và lữ trưởng lữ dù 173) Rời nam VN tháng 12/1967 do hậu quả của việc bị chấn thương do tai nạn trực thăng ngày 22 tháng 6 năm 1967. Sau khi được thăng cấp đại tá năm 1968, thì tham gia học tại trường Chiến tranh. Lên chuẩn tướng tháng 6 năm 1973 và học lái máy bay trực thăng. Làm sư đoàn trưởng sư đoàn 1 bộ binh sau khi được thăng cấp thiếu tướng năm 1977. Là trung tướng tư lệnh tập đoàn quân số 5 rồi nghỉ hưu năm 1985. Trong số rất nhiều phần thưởng được trao tặng có các huân chương Distinguished Service Medal, huân chương sao bạc, Defense Superior Service medal, Legion of Merit, Distinguished Flying Cross, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Richard E. Patterson (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) mất 1 năm nằm viện để hồi phục rồi giải ngũ tháng 6 năm 1968. Tàn phế vĩnh viễn và về làm việc cho tổ chức thương phế binh Hoa kỳ. Được thưởng huân chương sao đồng vì lòng quả cảm trong trận ngày 22/6/1967 và 1 huân chương trái tim tím.

    Roy V. Peters (tiểu đoàn trợ chiến lữ 173). Phục vụ kỳ hạn thứ nhì ở nam VN năm 1969-1970 với cương vị tuyên úy trưởng trong sư đoàn 25 bộ binh. Nghỉ hưu với cấp hàm đại tá năm 1986. Là mục sư của nhà thờ thánh Peter và xứ đạo Paul ở Honolulu, Hawaii. Được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Alan Phillips (đại đội A/tiểu đoàn 4/503), được tặng thưởng huân chương sao bạc trong trận đánh ngày 22/6/1767 (chính xác vào 24 năm trước đó, cha của anh cũng được thưởng huân chương chữ thập Hải quân trong khi đổ bộ lên đảo Sicily). Là cha của 4 đứa con, Phillips cùng vợ hiện đang sống tại Brussels, nước Bỉ. Được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    John J. Powers (lữ đoàn phó lữ dù 173), rời quân ngũ năm 1975. Ngoài huân chương chữ thập được tặng trong chiến tranh Triều Tiên, ông còn được thưởng các huân chương Legion of Merit, sao đồng, trái tim tím, và Air Medal. Hiện đang sống ở Ponte Vedra Beach, Florida.

    Hugh M. Proffitt (đại đội B/tiểu đoàn 4/503). Bị thương tháng 3 năm 1968. Được tặng huân chương sao bạc và quả tim tím. Sau khi nằm viện ở Mỹ thì quay lại nam VN làm cố vấn cho sư đoàn 1 bộ binh VNCH trong chiến dịch đánh sang Lào năm 1971. Rời quân ngũ năm 1972. Hiện sống tại Hutchinson, Kansas. Ngoài ra anh còn được thưởng 1 huân chương sao đồng nữa.

    Thomas Remington (đại đội A/tiểu đoàn 2/503). Mất 8 tháng nằm viện rồi được phân về căn cứ Fort Belvoir, Virginia. Tại đây anh được cho xuất ngũ sớm và tới học tại trường luật của đại học bang Florida. Tốt nghiệp năm 1970 và hiện làm thẩm phán ở Fort Walton Beach, Florida. Được thưởng các huân chương sao bạc, sao đồng, trái tim tím và Air Medal.

    James P. Rogan (đại đội B/tiểu đoàn 2/503). Tử trận tháng 2 năm 1968.

    Vincent Rogiers (tiểu đoàn 2/503 & lữ đoàn dù 173). Rời nam VN tháng 6 năm 1968. Sau đó làm thượng sĩ cố vấn của học viện quân sự Hoa kỳ. Giải ngũ năm 1979 rồi về làm việc ở thành phố Columbus, Georgia và nghỉ hưu 10 năm sau đó. Được thưởng các huân chương sao đồng, Air Medal và Army Commendation Medal.

    William B. Rosson (Lực lượng Dã chiến I). Từng được thưởng huân chương chữ thập vì lòng dũng cảm trong chiến tranh TG 2. Rời quân ngũ nghỉ hưu với cấp hàm đại tướng. Sống ở Salem, Virginia cho đến khi qua đời tháng 12/2004.

    Enrique Salas (đại đội A & B/tiểu đoàn 2/503). Trở lại đại đội B/tiểu đoàn 2/503 sau nhiều tuần nằm viện. Rời nam VN tháng 6 năm 1968. Đến năm 1972 thì giải ngũ với hàm thượng sĩ nhất. Lập gia đình, có 6 con, 10 cháu và 1 chắt. Hiện sống tại Columbus, Georgia. Được tặng 2 huân chương sao đồng, 1 trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Philip H. Scharf (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) Trở lại đơn vị sau 3 tháng nằm viện. Được thăng lên làm trung sĩ tiểu đội trưởng rồi trung sĩ trung đội phó. Phục viên năm 1968. Sống tại Wisconsin và là nhà thầu xây dựng hồ bơi thương mại.

    David Schumacher (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/503). Không xác định được nơi sinh sống.

    Leo H. Schweiter (lữ trưởng lữ 173). Chết vì bệnh ung thư phổi năm 1972.

    Daniel Severson (đại đội B/tiểu đoàn 4/503). Đi viện trị thương mất 1 năm. Giải ngũ năm 1988 với cấp hàm trung tá. Làm hiệu trưởng 1 trường trung học và huấn luyện viên bóng bầu dục ở Shushan, New York. Đến năm 2004 thì được đề cử vào đại học bảo tàng bóng đá Football Hall of Fame với danh hiệu Distinguished American. Ngoài huân chương chữ thập ra, Severson còn được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Edward Sills (Sĩ quan hành quân tiểu đoàn 1/503). Kết thúc kỳ hạn phục vụ tại nam VN tháng 6/1968. Tiếp tục tại ngũ rồi phục viên với hàm đại tá năm 1988.

    Kenneth Smith (đại đội A & D/tiểu đoàn 2/503, Sĩ quan hành quân tiểu đoàn 2/503) Rời nam VN tháng 3 năm 1968. Quay lại phục vụ ở VN năm 1971 trong sư đoàn Americal, đại đơn vị cuối cùng của Mỹ rút khỏi nam VN. Tại ngũ cho đến khi phục viên năm 2003 với hàm đại tá. Hiện nay công tác tại ban an ninh ngoại giao của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Được tặng huân chương sao đồng trong thời gian phục vụ ở lữ đoàn 173.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    John Steer (đại đội A/tiểu đoàn 2/503) Mất 7 tháng trong bệnh viện để chữa trị các vết thương. Xuất ngũ tháng 7/1968. Chìm ngập trong thế giới của rượu và ma túy để chống chọi với nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Trở thành tín đồ born-again Christian ( 1 nhánh của dòng Tin lành Evangelical. ND) Hiện Steer là giáo sĩ thuộc dòng Cơ đốc liên phái. Người ta nói ban đầu Steer và Carlos Lozada đã được đề nghị thưởng huân chương chữ thập nhưng vì thiếu nhân chứng chứng kiến nên sau bị hạ xuống thành huân chương sao bạc. Ngoài ra Steer còn được thưởng huân các chương sao đồng, trái tim tím và Army Commendation Medal.

    James R. Steverson (Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503). Rời quân ngũ nghỉ hưu với cấp bậc đại tá. Ông từ chối trả lời phỏng vấn cho cuốn sách này.

    Steven E. Suth (đại đội A/tiểu đoàn 1/503). Hiện vẫn đang tại ngũ.

    Gerhard Tauss (đại đội C/tiểu đoàn 4/503). Gia hạn kỳ hạn phục vụ tại VN cho đến khi xuất ngũ tháng 6/1968. Lấy bằng kỹ sư và làm quản lý dự án. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, Air Medal và Army Commendation Medal.

    Steven F. Varoli (đại đội B/tiểu đoàn 2/503) Được thay phiên rời nam VN tháng 4/1968. Xuất ngũ tháng 9/1969. Được tặng thưởng huân chương sao đồng, trái tim tím, Air Medal và Army Commendation Medal. Hiện làm nghề kinh doanh máy điều hòa nhiệt độ.

    H. Glenn Watson (tiểu đoàn 2/503). Bị thương tháng 7/1967 và được sơ tán khỏi VN. Giải ngũ năm 1984 với hàm chuẩn tướng. Hiện sống ở Belington, Tây Virginia.

    Charles J. Watters (tiểu đoàn trợ chiến lữ 173). Được truy tặng huân chương danh dự ngày 4/11/1969. An táng tại nghĩa trang quốc gia Arlington.

    Steven Welch (đại đội C/tiểu đoàn 2/503) Sống sót qua trận Đắk Tô mà ko bị thương nhưng lại bị 1 lính mới vô ý bắn vào lưng tháng 1/1968 - ngay vào đêm trước khi anh được rời VN về Mỹ. Thực ra là bị bắn ngay lúc đang bắt tay cậu bạn chí thân Ray Zaccone. Nằm 1 tháng tại bệnh viện Letterman rồi chuyển đến căn cứ Fort Ord, California. Phục viên tháng 6 năm 1969. Lấy vợ có 2 con gái, 2 cháu và hiện đang ở Santa Cruz, California. Được tặng thưởng huân chương sao đồng.

    William C. Westmoreland (tư lệnh MACV) làm Tham mưu trưởng Lục quân trong 4 năm rồi về nghỉ hưu năm 1972 tại Charleston, South Carolina. Qua đời tháng 7 năm 2005.

    Ellis W. Williamson (tư lệnh lữ dù 173) trở lại nam VN năm 1968 sau khi trải qua các chức tư lệnh các căn cứ Fort Polk, Louisiana, và Fort Benning, Georgia, tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh. Sau đó trở thành cố vấn cho quốc vương Iran. Nghỉ hưu tháng 1 năm 1971 với hàm thiếu tướng. Hiện đang sống ở Arlington, Virginia.

    Morrell J. Woods (đại đội D/tiểu đoàn 4/503) Nằm viện 3 tuần rồi trở về đại đội. Lại bị thương vào ngày 30 tháng 1 năm 1968 tại trận đánh ở đồi Nghĩa trang. Tháng 8 năm 1969 thì xuất ngũ và về Arkansas điều hành 1 khu du lịch sinh thái cho đến lúc nghỉ hưu. Được thưởng huân chương sao đồng và huân chương quả tim tím.

    Robert E. Wooldridge (đại đội C/tiểu đoàn 1/503) Đi viện 1 tháng rồi trở về đại đội. Rời VN tháng 12/1967. Nhận giấy xuất ngũ 1 năm sau đó. Về Newton, Iowa làm việc tại nhà máy của hãng Maytag cho đến lúc về hưu. Sống cùng vợ nuôi dạy 2 con. Được tặng huân 2 chương sao đồng và 1 trái tim tím. “Trung sĩ Opie” mất tháng 4 năm 2004.

    Raymond Zaccone (đại đội C/tiểu đoàn 2/503) Hoàn tất kỳ hạn phục vụ đầu tiên ở VN tháng 3 năm 1968. 1 năm sau thì quay lại và lại về lữ 173. Hiện là công nhân cơ khí của công ty điện lực Idaho. Đã có gia đình và sống ở Halfway, Oregon. Được tặng huân chương sao đồng, Army Commendation Medal và trái tim tím.















    Phụ lục B
    Trung đoàn 503 trong chiến tranh TG thứ II





    Trung đoàn bộ binh dù số 503 ra đời ngày 24 tháng 2 năm 1942 ở căn cứ Fort Benning, Georgia. Ban đầu đơn vị được đặt tên là tiểu đoàn dù 503, là 1 trong 3 đơn vị lính dù đầu tiên được tổ chức trong quân đội Hoa Kỳ.

    Trong thời gian đầu chiến tranh, giới chức lãnh đạo quân sự Mỹ cũng đã phải công nhận sự cần thiết của hình thức tác chiến mới mẻ này. Nhà độc tài Adolf Hitler của Đức đã sử dụng nhiều phương pháp tác chiến mới và đã thành công trong việc chinh phục châu Âu lục địa. 1 trong số những sáng kiến này chính là việc tung các đơn vị xung kích tinh nhuệ ra sau phòng tuyến địch bằng cách nhảy dù.

    Chiến thuật đột kích táo bạo này đã chiếm được sự quan tâm của những tướng lĩnh Hoa Kỳ có tầm nhìn xa trông rộng và giàu trí tưởng tượng. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của họ mà lục quân đã hình thành 1 trung đội dù thử nghiệm, tại căn cứ Fort Benning do trung úy William T. Ryde chỉ huy với thành phần là lính tình nguyện của trung đoàn 29 bộ binh vào tháng 7 năm 1940. Sau 7 tuần huấn luyện cơ bản, trung đội thực hiện chuyến nhảy dù đầu tiên vào ngày 19 tháng 8 năm 1941. Mặc dù còn 1 số điểm hạn chế cần khắc phục, nhưng họ đã nhảy dù thành công và lục quân hiểu rằng mình đang nắm trong tay 1 thứ vũ khí lợi hại có thể giúp Hoa Kỳ giành thắng lợi trên chiến trường. Theo đó, tháng 11 năm 1941, tại căn cứ Fort Benning, tiểu đoàn dù 501 được thành lập. Rồi ngay sau đó có thêm những tiểu đoàn dù nữa, bao gồm cả tiểu đoàn 503.

    Cuối cùng thì đã có 16 trung đoàn dù được thành lập trong chiến tranh TG thứ II. Sư đoàn dù đầy đủ đầu tiên, sư đoàn 82, được tổ chức ngày 15 tháng 8 năm 1942 tại căn cứ Fort Bragg, Bắc Carolina. Chỉ trong vòng có 2 năm mà binh chủng nhảy dù của quân đội đã phát triển từ 1 trung đội nhảy dù thử nghiệm duy nhất thành 1 sư đoàn dù đầy đủ và sau đó còn có thêm 4 sư đoàn nữa. Đây thực sự là 1 sự 'thay da đổi thịt' lớn trong quân đội Hoa Kỳ.

    1 tháng sau khi thành lập, trung đoàn dù 503 di chuyển đến căn cứ Fort Bragg để tiến hành huấn luyện nâng cao. Sau khi được đánh giá là đã sẵn sàng chiến đấu, trung đoàn lại lên tàu hỏa và đổ xuống căn cứ Stoneman, California. Tại đây trung đoàn tiến hành các bước chuẩn bị cuối cùng để lên đường đi viễn chinh. Ngày 19 tháng 10 năm 1942, thì trung đoàn, thiếu tiểu đoàn 2 (trở thành tiểu đoàn 2, trung đoàn dù 509, chiến đấu trên chiến trường châu Âu trong sư đoàn dù 82) lên quân vận hạm thực hiện 1 chuyến đi dài đến Úc. Chiếc tàu Paula Laut lúc đầu khởi hành từ San Francisco đi đến Panama, tiểu đoàn dù 501 lên tàu tại đó rồi sau đó đến lượt tiểu đoàn 2 tân lập, trung đoàn dù 503.

    42 ngày sau khi rời Panama, chiếc tàu Paula Laut cập cảng ở phía bắc Queensland, Úc. Lính dù háo hức rời khỏi con tàu chở hàng Hà Lan cũ kỹ han gỉ và cảm thấy bối rối khi đôi chân lại được đứng trên mặt đất vững chãi, khô ráo. Trong 8 tháng sau đó, trung đoàn 503 lại tiếp tục huấn luyện để chuẩn bị nhận nhiệm vụ tác chiến đầu tiên.

    Trong khi trung đoàn 503 còn huấn luyện ở Úc, thì các đơn vị lục quân khác cùng TQLC Hoa Kỳ đang quần nhau với các lực lượng Nhật Bản trên quần đảo Solomon, nằm ở phía tây và bắc của nước này. Đồng thời, tướng Douglas MacArthur cũng đang thực hiện công cuộc tái chiếm quần đảo Philippine của mình. Tuyến tiến công chính của ông ta nằm vắt ngang qua đảo New Guinea. Chiến thuật mà MacArthur đang theo đuổi là nhảy cóc theo bờ biển New Guinea bỏ qua những nơi quân Nhật phòng thủ mạnh và đổ bộ vào những nơi mà địch yếu nhất.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đầu tháng 5 năm 1943, MacArthur quyết định tấn công vào vùng Lae-Salamaua ở New Guinea, phần dưới cùng của bán đảo Huon. Việc chiếm được Lae sẽ giúp kiểm soát được cái bán đảo có tầm quan trọng chiến lược ở phần đông của New Guinea này.

    MacArthur lên kế hoạch dùng quân đổ bộ đường biển, quân dù và không vận để cô lập Lae. Ông sẽ cho quân đổ bộ lên bờ biển phía đông Lae rồi xoay về phía tây tấn công quân trú phòng Nhật. Đồng thời 1 trung đoàn dù Mỹ sẽ nhảy xuống Nadzab, phía tây Lae rồi chiếm sân bay tại đó. Khi đã kiểm soát được sân bay thì họ sẽ cố giữ nó đợi 1 sư đoàn bộ binh Úc đến bằng máy bay vận tải. Sau đó quân Úc sẽ tiến sang phía đông để đánh Lae từ hướng tây. Trung đoàn dù Mỹ được chọn sẽ nhảy xuống sân bay Nadzab chính là trung đoàn 503.

    3 tuần trước khi chuyến nhảy dù được dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1943, trung đoàn 503 đáp máy bay từ Úc sang cảng Moresby, tên bờ biển miền nam của New Guinea. 2 tuần sau đó, đại tá Kenneth H. Kinsler, chỉ huy trung đoàn, tiến hành phổ biến nhiệm vụ của từng tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 1/503 của trung tá John W. Britton sẽ nhảy ngay xuống sân bay và quét sạch lính địch trên đó. Tiểu đoàn 2 dưới quyền trung tá George M. Jones sẽ được thả xuống phía bắc sân bay để bảo vệ sườn cho tiểu đoàn Britton. Tiểu đoàn 3 của trung tá John J. Tolson sẽ nhảy xuống phía đông Nadzab để chặn quân Nhật từ Lae, cách đó 22 dặm, đánh tới.

    Chuyến cất cánh dự định lúc tờ mờ sáng ngày 5 tháng 9 đã bị hoãn lại vì sương mù dày đặc và mưa. Mãi đến 8g30 thì lính dù mới có thể lên máy bay, hoàn tất chặng cuối cùng của quá trình đi vào chiến đấu.

    Vào lúc 10g20, những lính dù trung đoàn 503 đầu bắt đầu nhảy ra khỏi máy bay vận tải C-47 từ độ cao chỉ chừng 120m xuống sân bay Nadzabt. 4 phút 30 giây sau đó thì toàn trung đoàn đã tiếp đất nhưng đội hình bị thất lạc. Hầu hết lính dù đều bị lạc lối trong đám cỏ kunai cao tới gần 4m sắc như dao cạo. May mắn là do lính Nhật đang phải chống chọi với sức ép của quân đồng minh đổ bộ lên phía đông Lea, nên đã rút khỏi khu vực và ko chở thành mối nguy đối với quân dù. Tới đầu giờ chiều thì phần lớn bọn họ mới tới tập kết ở sân bay. Đến khi ấy quân dù mới cùng 1 toán công binh Úc phối thuộc bắt đầu chuẩn bị sân bãi cho lực lượng tiếp viện. Những giờ còn lại ngày hôm đó và buổi sáng ngày 6 tháng 9 là giành cho việc tu sửa phi đạo để đón sư đoàn 7 bộ binh Úc. Quân bạn đã đến nơi an toàn. Ngay sau khi hạ cánh, quân Úc liền trực chỉ hướng đông tiến về phía Lae và quân Nhật.

    Trong trận đánh cuối cùng tại Lae vào ngày 15 tháng 9, 1 số đơn vị quân Nhật trong lúc tháo chạy đã đâm đầu vào tiểu đoàn 3 của trung tá Tolson, lúc này vẫn đang phòng thủ ở phía đông Nadzab. Trận đấu súng ngắn ngủi diễn ra với 8 lính dù thiệt mạng, 12 người khác bị thương. Quân Nhật buộc phải đi đường vòng rồi rút vào những cao điểm nằm ở phía bắc Lae và mất dạng.

    2 ngày sau, trung đoàn 503 rời Nadzab quay về cảng Moresby. Mặc dù chỉ có 1 số ít lính dù đã được đụng trận, trung đoàn vẫn thấy rất phấn khởi. Đơn vị tự hào vì đã thành công cả khi nhảy dù lẫn khi hành quân hoàn thành nhiệm vụ.

    Sau khi trở về cảng Moresby mấy tuần, 1 thảm kịch cá nhân đã giáng xuống đầu trung đoàn 503. Hôm ấy, ko hiểu vì lý do gì, đại tá Kinsler đã đi vào khu rừng tiếp giáp với nơi đóng quân dã ngoại của trung đoàn rồi tự sát. Trung tá Jones, mới được đề bạt từ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/503 lên trung đoàn phó giờ nắm quyền chỉ huy trung đoàn.

    Đến tháng 1 năm 1944, trung đoàn 503 trở về căn cứ của mình ở Queensland. Tại đây các thành viên của trung đoàn được huấn luyện tác chiến thêm xen lẫn với những kỳ nghỉ cuối tuần ở thành phố thân hữu Brisbane. Họ ở Úc cho tới tháng 4 thì lại quay lại New Guinea và thiết lập căn cứ mới ở Dobodura. Quân dù ở “Dobo” 5 tuần rồi được chuyển đến Hollandia nằm ở trung tâm bờ biển miền bắc New Guinea. Nhiệm vụ của họ ở đó là truy quét các cụm quân Nhật bị cắt rời và tụt lại phía sau được sau những chiến dịch đổ bộ đường biển nhảy cóc của tướng MacArthur dọc theo bờ biển phía bắc hòn đảo.

    Giữa tháng 5 năm 1944 MacArthur tiến hành bước nhảy xa hơn nữa theo bờ biển New Guinea, đổ bộ lên đảo Wakde ngoài khơi. Mục tiêu kế tiếp trong danh sách là đảo Biak. Nằm cách đảo Wakde 180 dặm về phía bắc, ko những Biak có 3 sân bay cực tốt của Nhật mà còn kiểm soát vịnh Geelvink là nơi hải quân Mỹ dùng làm nơi xuất phát cho cuộc tiến công sắp tới vào phía tây bán đảo Vogelkop của New Guinea.

    Ngày 27 tháng 5 năm 1944, 2 trung đoàn bộ binh đổ bộ lên Biak. Dù quân Mỹ đã chiếm được sân bay vào ngày 7/6, nhưng việc đánh chiếm đảo tiến triển rất chậm vì lính Nhật kháng cự mạnh. Đến khi trung đoàn bộ binh thứ 3 được tung vào tham chiến thì Biak mới thất thủ. Sự chiến đấu ngoan cường và dai dẳng của quân Nhật trên đảo Biak đã khiến cho phía Mỹ ko thể hiểu nổi cho đến khi họ khám phá qua 1 tù binh Nhật là quân địch hàng đêm đều từ đảo Noemfoor cách đó 128 km về hướng tây nam lẻn sang. MacArthur liền quyết định đánh chiếm đảo Noemfoor.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đảo Noemfoor có hình dáng giống quả trứng, bề dài chừng 22,5km, bề ngang gần 18 km. Địa hình ở phía bắc đảo tương đối bằng phẳng. Nửa phía nam đảo rải rác nhiều quả đồi có độ cao lên đến gần 300m so với mực nước biển. Rừng rậm bao phủ hầu hết hòn đảo ngoại trừ 1 số địa đoạn trên bãi biển phía bắc. Phòng tình báo của MacArthur ước tính có khoảng 3250 tay súng Nhật đang trú phòng trên hòn đảo.

    Quân xung kích của trung đoàn bộ binh 158 cập bờ trên những bãi biển phía tây bắc Noemfoor lúc 8g ngày 2 tháng 7. Thoạt đầu, sức đề kháng của địch ko đáng kể. Các binh sĩ đã chiếm được sân bay Kamirir cùng dãy đồi có vị trí chiến lược đằng sau nó ngay trong giờ đầu tiên. Lát sau, 1 lính Nhật bị bắt trong cuộc chạm súng nhỏ đã khai với người hỏi cung rằng thật ra hắn ta còn tới hơn 6000 đồng đội đồn trú trên đảo.

    Lo ngại khi thấy binh lực của đối phương đã tăng lên đáng kể, chỉ huy trung đoàn 158 xin tăng viện ngay lập tức. Trung đoàn 503, với vai trỏ là lực lượng dự trữ của MacArthur, được thông báo sẽ phải nhảy dù xuống Kamiri. Họ sẽ xuất phát ngay ngày hôm sau. Ngày mùng 3 tháng 7.

    Đại tá Jones chọn tiểu đoàn 1/503, dưới quyền thiếu tá Cameron Knox sẽ nhảy đợt đầu. Đại tá Jones cùng với tiểu đoàn lên máy bay C-47 ở Hollandia rạng sáng ngày mùng 3 tháng 7. Đến 10g thì đội hình hàng đôi máy bay C-47 đã xuất hiện trên bầu trời Kamiri. Tới độ cao định trước là 130m thì lính dù rời máy bay, đại tá Jones nhảy đầu tiên.

    Rủi thay, do máy đo cao độ bị sai, máy bay của Jone cùng 1 chiếc nữa thật ra chỉ cách mặt đất có hơn 50m. Dù của Jone mở vừa kịp lúc ông ngã đập xuống phi đạo làm bằng san hô nghiền vụn. Nhờ mũ sắt nên ko bị vỡ sọ nhưng cú ngã cũng khiến ông nhức đầu kinh khủng cả tuần sau đó. Xung quanh vị chỉ huy đang còn choáng váng, những lính dủ khác cũng ngã quay xuống đường băng.

    Một số lính dù tuy nhảy đúng độ cao vãn gặp phải rắc rối. 1 số xe lội nước đã vô ý đỗ ở lề bên trái đường băng. Jones kinh hãi chứng kiến hàng chục lính dù của mình rớt trúng những cái xe đang đỗ. Cả thảy có 72 binh sĩ trên tổng quân số 739 của tiểu đoàn đã bị trọng thương phải đưa đi sơ tán trong đó có cả thiếu tá Knox.

    9g55 sáng ngày mùng 4 tháng 6, tiểu đoàn 3/503 của thiếu tá John Erickson bắt đầu nhảy xuống Kamiri. Lần này thì đám xe lội nước đã được dời vào trong rừng. Tuy nhiên vẫn có tới 56 lính dù bị thương khi đáp xuống phi đạo - tỉ lệ thiệt hại là 8%. Trong số người bị thương có cả nhiều cán bộ chủ chốt. Ngoài thiếu tá Knox, trung đoàn còn mất 3 đại đội trưởng, sĩ quan thông tin trung đoàn, 1 số chỉ huy trung đội cùng nhiều hạ sĩ quan cấp cao.

    Để phòng ngừa nguy cơ bị thương lãng nhách tăng thêm nữa, đại tá Jones đã xin cho tiểu đoàn còn lại, tiểu đoàn 2/503, dưới quyền trung tá John Britton, vào theo đường biển. Đề nghị này được chấp thuận. Ngày 10 tháng 7, đơn vị của Britton đã đổ bộ an toàn.

    Tiếc thay, sau này mới phát hiện ra từ của tên tù binh Nhật là ko chính xác hoặc do hắn cố tình nói dối. Thực ra số đồng đội của hắn trên đảo Noemfoor có chưa đến 2500. Tình thế cấp bách khiến trung đoàn 503 được phái đi, và nhận tổn thất cao, lại chỉ là những lo lắng thái quá..

    Đến ngày 11 tháng 7, đại tá Jones được biết trung đoàn mình sẽ chịu trách nhiệm quét sạch quân địch ở nửa phía nam Noemfoor. Trong thời gian còn lại của tháng 7 và cả trong tháng 8 lính dù truy đuổi quân Nhật trong các cánh rừng rậm. Tiểu biểu cho việc tác chiến trên 1 địa hình rừng có rậm bao phủ là hàng loạt những trận chạm súng ngắn ngủi nhưng ác liệt giữa các đơn vị cấp trung đội. Đây cũng là điềm báo cho những trận chiến mà trung đoàn 503 sẽ phải tham gia ở nam VN 23 năm sau đó.

    Trong cuộc đụng độ diễn ra vào ngày 23 tháng 7, đại đội D, tiểu đoàn 2/503 đã chạm trán 1 đơn vị quân Nhật gần ngôi làng nhỏ nằm ven bờ biển phía nam. 1 trung đội của nó bị chia cắt và có nguy cơ bị tràn ngập. Trung sĩ Roy E. Eubanks được lệnh đưa tiểu đội lên cứu. Dẫn đầu binh sĩ, anh đã tiến được nhiều mét rồi tiểu đội mới bị hỏa lực mạnh mẽ của địch quân buộc phải nằm dán xuống đất. Sau đó Eubanks lấy 2 binh sĩ rồi bò tiến lên 15m nữa. Đạn súng máy bắn rát lại 1 lần nữa chặn họ lại. Eubanks lấy khẩu trung liên BAR của 1 lính dưới quyền, đứng bật dậy xông ra, đơn thương độc mã đánh thẳng vào vị trí của chúng.

    Được nửa đường thì anh bị 1 loạt đạn quật ngã và bắn hỏng luôn khẩu BAR. Ko sờn lòng, Eubanks lại gượng dậy, đầm đìa máu tiếp tục xông lên. Vung khẩu trung liên như 1 cây gậy, Eubanks giết chết 4 lính Nhật rồi mới bị đạn địch bâu tới hạ sát.

    Pha đột kích phi thường của Eubanks ko những đánh tập hậu lính Nhật, giúp trung đội bị mắc kẹt thoát ra mà còn đem lại vinh dự là thành viên đầu tiên của trung đoàn 503 được tặng thưởng huân chương danh dự.

    Dù chiến đấu dũng cảm nhưng phải đến tận ngày 17 tháng 8 thì quân dù mới quét sạch được lính Nhật ra khỏi nửa phía nam đảo Noemfoor. Hòn đảo được tuyên bố chính thức là an toàn 2 tuần sau đó. Thiệt hại của trung đoàn 503 trong trận đánh trên đảo Noemfoor là 60 người chết và 303 bị thương.

    Trong khi trú quân ở Kamiri trong tháng 9, trung đoàn 503 được 2 đơn vị tới tăng cường. Đó là tiểu đoàn pháo binh dù 462 và tiểu đoàn công binh dù 161. Với lực lượng tăng cường này trung đoàn đổi tên thành trung đoàn dù tác chiến 503 (Parachute Regimental Combat Team) và sử dụng tên này cho đến hết cuộc chiến. Trung đoàn 503 ở lại Noemfoor đến giữa tháng 11 thì lên tàu đến Leyte, 1 lần nữa làm lực lượng trừ bị cho MacArthur.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Ngày 20 tháng 10 năm 1944, quân Mỹ đã đổ bộ lên bờ biển phía bắc Leyte và tướng MacArthur trở lại quần đảo Philippine như dự định sau 1 hành trình dài kể từ khi ông ta buộc phải rút lui hồi tháng 4 năm 1942. Đã diễn ra những tuần chiến đấu rất ác liệt cho đến khi hòn đảo thất thủ ngày 25 tháng 12 năm 1944.

    Nhằm thít chặt yết hầu số quân Nhật trên phần còn lại của Philippines, ngày 9 tháng 1 năm 1945, MacArthur lại đổ bộ lên bờ biển phía bắc đảo Luzon. Chiến lợi phẩm lớn nhất tại Philippines, chính là thủ đô Manila, nằm cách đó ở phía nam 177km.

    Sự kháng cự của đối phương yếu 1 cách ko ngờ, và các sư đoàn của MacArthur đã vượt qua được vùng đồng bằng phía bắc đảo Luzon dẫn đến Manila. Thế nhưng trận Manila sẽ chứng tỏ rằng đó là 1 trong những trận đánh hao tổn sinh mạng nhất đệ nhị thế chiến. Quân cố thủ Nhật ngoan cường chống cự quyết liệt những binh sĩ tiến công đầy can đảm Mỹ từ khu phố này sang khu phố khác. Ko ít hơn 4 sư đoàn bộ binh đầy đủ đã được tung vào trận chiến giành lại Manila từ tay quân Nhật.

    Các trận đánh trên đường phố ác liệt vẫn còn diễn ra cho đến tận ngày 16 tháng 2 năm 1945, khi trung đoàn 503 xuất phát từ đảo Mindoro để tung ra 1 đòn tấn công nhảy dù táo bạo, vô tiền khoán hậu trong chiến tranh TG thứ 2 - nhảy dù chiến đấu xuống hòn đảo nhỏ tí Corregidor.

    Nằm trên vịnh Manila, đảo Corregidor vừa có tính chiến lược lại vừa mang tính biểu tượng. Đám quân Nhật ngoan cố phòng thủ trên đảo Corregidor nã đạn pháo vào bất kỳ chiếc tàu nào của hải quân Mỹ ra vào vịnh. Trước khi số pháo trên hòn đảo đá này bị bắt phải câm họng thì mọi tàu bè hải quân đều chưa thể được an toàn.

    Ước chừng 4000 lính Mỹ can trường đã cố thủ tại Corregidor vào lúc tổng thống Franklin D. Roosevelt hạ lệnh cho MacArthur thoát thân đến Úc. Ông miễn cưỡng tuân lệnh và giao lại quyền chỉ huy cho tướng Jonathan M. Wainwright. Với tinh thần bất khuất của Wainwright mà quân trú phòng trụ được thêm 1 tháng nữa. Ngày 6 tháng 5 năm 1942 sau trận oanh kích dã man suốt 24 tiếng đồng hồ chôn sống trong đống đất đá nhiều lính phòng thủ, Wainwright đã phải tuân theo lời gọi hàng của tư lệnh quân Nhật.

    Và bây giờ, sau 3 năm, tướng MacArthur đang chuẩn bị tái diễn lại sự kiện đó với quân thù. Ban tham mưu của ông đã lên kế hoạch tiến công vào "chốt chặn" ngày 16 tháng 2 bằng 3 tiểu đoàn. 2 trong số đó lấy từ trung đoàn 503 của đại tá Jones. Sau khi 2 tiểu đoàn dù đã được thả xuống Corregidor thì tiểu đoàn 3, trung đoàn 34, sư đoàn 24 bộ binh sẽ đổ bộ đường biển vào tại chân đồi Malinta, phía nam Corregidor. Hai lực lượng này sau đó sẽ hội quân để hoàn tất việc đánh chiếm pháo đài.

    Đại tá Jones rất hoan nghênh cơ hội nhảy dù này. Ban đầu trung đoàn của ông được điều đến Leyte để làm trừ bị và đã bỏ lỡ tất cả những trận đánh trong chiến dịch này. Ngày 15 tháng 12 năm 1944 họ tiến hành đổ bộ đường biển lên đảo Mindoro nhưng ko gặp đối thủ. Từ lúc đó họ toàn phải nằm ở Mindoro để chờ lệnh chiến đấu.

    Sau khi nhận nhiệm vụ, Jones bắt tay ngay vào việc nghiên cứu hòn đảo nhỏ và lên kế hoạch cho đợt nhảy dù cùng với hoạt động tấn công dưới mặt đất diễn ra sau đó. Qua không ảnh và trinh sát đường không đảo Corregidor thì đây là 1 hòn đảo dài 5,6km với hình củ hành đầu to, đuôi dài và hẹp. Nơi rộng nhất trên đầu đảo Corregidor là khoảng 2,4km.

    Ở đầu hòn đảo, hay phía tây, có chỗ cao đến 167m so với mực nước biển. Lính Mỹ trước chiến tranh đã gọi chỗ này là Topside của Corregidor. Có 1 số doanh trại lớn nằm ngay gần giữa Topside. Từ mấy trại lính đi thẳng xuống phía nam là 1 sân duyệt binh lớn (rộng 325 dài 250m). Tiếp giáp với rìa đông của sân duyệt binh là 1 sân đánh golf 9 lỗ.

    Corregidor tiếp tục dốc xuống phía đông đến 1 cao nguyên nhỏ tên là Middleside. Từ đây mặt đất dốc đứng đến gần 100m cho tới tận chỗ hẹp nhất của hòn đảo, gọi là Bottomside. Tại đây bề ngang của đảo chỉ còn có 300m.

    Phía đông Bottomside là quả đồi Malinta cao 118m, qua khỏi quả đồi, cái đuôi nòng nòng tiếp tục kéo dài về phía đông rồi bẻ quặt ở Mũi con Khỉ và đi thêm chừng 800m nữa. Tại Mũi con Khỉ, trước chiến tranh TG thứ 2, công binh Mỹ đã xây 1 sân bay trên đá. Một số đường hầm để cất trữ hàng hóa cũng đi qua khu vực này.

    Sau khi cân nhắc, đại tá Jones, người được chỉ định làm tổng chỉ huy lực lượng chiếm đảo đã đưa ra kế hoạch tiến công. Sáng ngày 16 tháng 2 năm 1945, tiểu đoàn 3/503, do trung tá mới được thăng cấp John Erickson chỉ huy sẽ nhảy xuống Topside. Bãi thả quân sẽ là sân duyệt binh và sân golf. Đi cùng bộ binh dù có đại đội C, tiểu đoàn công binh dù 161 và pháo đội D, tiểu đoàn pháo dù 462.

    Erickson có 2 nhiệm vụ: Chiếm lĩnh, giữ vững cả 2 bãi thả dù để cho tiểu đoàn 2/503 của thiếu tá Lawson B. Caskey cùng những lính dù trợ chiến khác sử dụng chiều hôm đó và chiếm phần Topside nhìn xuống những bãi đổ bộ của tiểu đoàn 3, trung đoàn 34.

    Đến ngày 17 tháng 2 thì tiểu đoàn còn lại của Jones là tiểu đoàn 1/503 do thiếu tá Robert Woods chỉ huy, và pháo đội cuối cùng cũng sẽ nhảy xuống Topside. Khi tất cả lính dù đã ở dưới đất, họ sẽ tiến sang phía đông đến đồi Malinta, bắt tay với tiểu đoàn 3/34 rồi lính dù cùng bộ binh sẽ tiến công tiếp tục về hướng đông cho đến khi quét hết lính Nhật ra khỏi hòn đảo.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    8g30 ngày D, những máy bay C-47 chở đại tá Jones và tiểu đoàn của trung tá Erickson từ phía nam bay đến Corregidor. Do bãi thả dù rất nhỏ, nên mỗi máy bay chỉ bay qua chúng trong 6 giây - đủ thời gian cho 6 lính dù nhảy ra. Đoàn máy bay sau đó sẽ vòng lại và bay các lượt tiếp theo qua đảo cho đến lính dù nhảy hết.

    Trung tá Erickson nhảy đầu tiên. Từ độ cao 150m, ông cùng các lính dù khác bắt đầu nhảy xuống đảo Corregidor. Ngoài 1 số lính dù dạt quá về phía nam và rơi xuống các mỏm đá của Topside, còn thì hầu hết đều tiếp đất an toàn. Người ko may ở đây lại chính là đại tá Jones. Ông đâm sầm vào 1 cái cây bị đạn pháo làm cho trơ trụi. 1 nhánh cây dài đã đâm xuyên vào đùi Jones. Dù rất đau đớn, Jones vẫn rút được cành cây ra, băng bó vế thương rồi đi cà nhắc về nơi đặt chỉ huy sở.

    Quân Nhật, dù rất kinh ngạc trước đòn đột kích đường không, đã ko để phí nhiều thời gian. Địch quân bắn vào những lính dù đang nhảy xuống và tập kích ngay những người vừa tiếp đất. Giao tranh dữ dội đã nổ ra tại nhiều chỗ trong khi lính dù vẫn còn đang lơ lửng. Đợt nhảy dù đầu tiên vừa bị thiệt hại trong khi nhảy vừa phải chịu thương vong do đụng độ đã tổn thất tới 25%.

    Khi mà quân dù vẫn từ trên trời rơi xuống như mưa, lực lượng đổ bộ đường biển rời điểm xuất phát ở Bataan. Do địch đang bị lính dù nhảy xuống Topside thu hút, 4 đợt bộ binh đầu tiên cập bờ đã ko gặp phải sự kháng cự nào. Đến đợt thứ 5 thì bị đạn của 1 ổ súng máy Nhật vẫn im lìm trước đó bắn đến nhưng kỳ diệu thay chẳng có thiệt hại gì. Cũng đột ngột như lúc đầu, khẩu súng máy địch ngừng bắn. Đợt 5 cũng lên bờ mà ko gặp thêm sự cố gì nữa rồi nhập cùng mấy đợt đổ quân trước. Họ đã chiếm được đồi Malinta với mức thương vong tối thiểu.

    Đợt lính dù thứ 2 của đại tá Jones bắt đầu nhảy khỏi máy bay lúc 12g40. Jones đã định hủy bỏ cuộc đột kích đường không của tiểu đoàn 2/503 nhưng vì lo quân Nhật phản kích nên ông vẫn quyết định tiếp tục theo kế hoạch.

    Do quân trú phòng đã được báo động về trận đột kích pháo đài, tiểu đoàn của thiếu tá Caskey bị địch bắn mạnh hơn đợt đầu tiên. Dù thế đến khi thành viên cuối cùng của tiểu đoàn 2/503 tiếp đất, Jones đã có hơn 2000 quân trong tay. 50 binh sĩ đã bị bắn chết trong khi nhảy dù. 8 người khác tử nạn vì dù đẩy họ sang phía bên kia Topside và quật vào những tảng đá bên dưới 150m. 210 lính dù nữa bị loại khỏi vòng chiến do bị thương hoặc gặp tai nạn khi nhảy. Dù sức chiến đấu đã giảm sút, Jones mới phải chịu 50% tổn thất đã tiên liệu trước trong kế hoạch.

    Hơn thế cuộc đổ bộ đường không và đường biển lên Corregidor đã thành công vượt xa cả dự đoán. Đại tá Jones rất hài lòng trước màn trình diễn của cả lính dù lẫn lính bộ binh, thương vong nhẹ hơn dự định và quân Mỹ đã đứng vững tại nơi đã từng đóng bộ tư lệnh của tướng MacArthur. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu. Hơn 5000 lính Nhật vẫn đang kiểm soát hệ thống địa đạo của Corregidor và quyết tâm hoặc đánh bật quân Mỹ ra khỏi hòn đảo hoặc là chết.

    Trong thời gian còn lại của ngày D, lính dù lo việc quét sạch quân Nhật ra khỏi Topside. Tiểu đoàn 3/503 của trung tá Erickson tập trung càn quét nửa phía bắc Topside, trong khi tiểu đoàn 2/503 của thiếu tá Caskey đảm trách nửa phía nam. Phát hiện được 1 số ít lính Nhật nhưng chúng nhanh chóng bị bị hỏa lực chết chóc của quân dù bắn hạ ngay. Vào lúc ngày D sắp kết thúc, thì đại tá Jones cho rằng mình đã kiểm soát được Topside. Ông báo tin cho thiếu tá Robert Woods, chỉ huy tiểu đoàn 1/503 để hủy kế hoạch nhảy dù ngày 17 tháng 2 của tiểu đoàn Woods, và pháo đội cuối cùng của tiểu đoàn pháo 462. Thay vào đó, bộ phận này sẽ bay đến sân bay gần vịnh Subic rồi chuyển sang tàu đổ bộ rồi đổ quân lên bãi biển mà tiểu đoàn 3/34 đã lên bờ.

    Quyết định thay đổi lệnh cho thiếu tá Woods là dựa vào việc cho rằng những bãi biển đã an toàn. Tuy thế, ngày 17 tháng 2, khi tiểu đoàn 1/503 áp sát những bãi biển phía nam đồi Malinta, thì tàu đổ bộ đã bị 2 khẩu súng máy Nhật xạ kích. Dù địch quân chỉ bắn có 1 lúc nhưng cũng có 6 lính dù thiệt mạng. Ngoài việc đó ra ko còn thấy hoạt động nào ngăn cản việc đổ bộ nữa. Lính tiểu đoàn 1/503 leo lên những con đường mòn đi về Topside và đảm nhiệm vị trí dự bị cho trung đoàn.

    Hành động chống trả có tổ chức đầu tiên của quân Nhật ở Corregidor diễn ra gần nửa đêm ngày 17 tháng 2. Tiếng reo hò kêu thét của chừng 50 lính Nhật dậy lên trong đêm tối. Địch lao ngay vào vị trí của đại đội K, tiểu đoàn 3/34 đóng trên đỉnh đồi Malinta. Vì tiến công trên địa hình dốc đứng, trống trải nên quân Nhật bị những binh sĩ có công sự vững chắc mau chóng đánh bật.

    Một lực lượng mạnh khác của Nhật tiến đánh đồi Malinta vào 3 giờ sáng ngày 18 tháng 2. Giao tranh kéo dài cho đến tận đầu giờ chiều. Có lúc tưởng chừng những cố gắng của quân Nhật đã thành công. Chỉ có hỏa lực dày đặc của các đại đội súng trường Mỹ mới có thể ngăn được điều đó. Có 68 lính Mỹ bị thương vong trong trận đánh. Phía Nhật bỏ lại rải rác trên sườn đồi 150 xác.

    Tại Topside, lính dù trung đoàn 503 lo lắng nghe ngóng âm thanh trận đánh phía dưới. Phần lớn đều thấy mình may mắn khi ko phải thu mình trên đồi Malinta để chống trả quân Nhật. Đến lúc này thì họ đã qua được 1 ngày nhưng rồi trong đám lính dù kia cũng có nhiều người sắp phải chết. Trong hệ thống địa đạo nằm sâu bên dưới Topside, có 600 lính Nhật đang chuẩn bị tấn công banzai (tấn công tự sát.ND).

    Lúc 6g sáng 19 tháng 2, lính dù trung đoàn 503 vừa mới cạo râu, ăn sáng xong và đang chuẩn bị đón 1 ngày yên ả trên Topside. Thình lình, tiếng hát đáng sợ của hàng trăm lính Nhật từ khu rừng rậm nằm ngay phía tây sân duyệt binh vọng đến. Trong khi quân dù còn đang sửng sốt thì tiếng hát đã chuyển thành tiếng thét “Banzai! Banzai! Banzai!”, rồi 1 rừng lính Nhật vừa gào thét vừa xông ra khoảng đất trống phía sau những khối nhà của Topside. Nhiều lính dù còn chưa kịp phản ứng thì quân Nhật đã ập đến dùng đao kiếm xả họ ra từng mảnh.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung đội lính dù ở gần đợt tấn công nhất đã biến mất trước số lượng áp đảo quân Nhật. Những lính dù còn lại vội chộp lấy súng và nhảy xuống công sự. Trong phút chốc, không trung ngập tràn tiếng nổ đùng đoàng của súng trường M1 cùng trung liên BAR. Quân Nhật bắt đầu gục xuống, nhưng số sống sót vẫn ùa lên.

    Giao tranh chuyển thành đánh giáp lá cà khi lính Nhật cuồng tín áp sát những lính dù còn đang quờ quạng. Ở cự ly sát sạt này thì súng trường, súng máy đã được thay bằng lưỡi lê và súng lục. Những đám nhỏ chiến binh đánh nhau chí chết trong khi lính Nhật thì vẫn ùa tới.

    Chẳng hiểu bằng cách nào mà số lính dù bị bao vây lại có thể chặn cuộc đột kích banzai lại. Binh lính Mỹ can trường liều mạng đã chặn đứng được quân Nhật. Trận đánh cuối cùng cũng đã chấm dứt. Gần 500 xác lính Nhật nằm rải đầy trên sân duyệt binh. Ngạc nhiên thay, thương vong của trung đoàn 503 lại tương đối nhẹ: 33 tử trận, 75 bị thương.

    Những lính Nhật còn sống sót sau cuộc đột kích banzai điên cuồng tiếp tục chạy về phía đông. Quân dù tổ chức những đội ứng chiến tiến hành săn đuổi chúng. Thay vì đầu hàng, hầu hết lính Nhật đều chiến đấu đến cùng. Quân Nhật nấp trong các hang nhỏ, các hẻm núi và chiến đấu với quân truy kích. Lính địch vẫn ngoan cố đánh tiếp cho đến khi bị quân dù tiêu diệt. Phải mất hơn 2 ngày mời trừ khử được hết số lính Nhật.

    Trong khi diễn ra các cuộc truy quét, binh sĩ trung đoàn 503 đã tình cờ được chứng kiến 1 cố gắng tuyệt vọng của quân Nhật nhằm đánh bật phía Mỹ ra khỏi hòn đảo. Những thành viên tiểu đoàn 3/34 trên đỉnh đồi Malinta ko hề hay biết có 2000 lính Nhật đang bị mắc kẹt trong địa đạo dưới mặt đất. Những trận oanh kích quá dữ dội đã khiến cho đất sụt lở và bít kín các lối ra vào của địa đạo. Cùng mắc kẹt với lính Nhật dưới địa đạo là hàng tấn đạn dược, bom mìn cùng đủ loại pháo hiệu.

    Các chỉ huy của số quân Nhật bị mắc kẹt đã trù tính 1 kế hoạch ko những mang đến cho họ cái chết vinh quang mà còn giết được nhiều tên Mỹ mà họ căm thù. Họ sẽ dùng hàng trăm pound thuốc nổ TNT phá bung 1 cửa ra bị bít kín rồi vội vã tung ra cuộc đột kích banzai lớn, giết hết mọi lính Mỹ bắt gặp.

    Vào lúc 22g30 ngày 20 tháng 2, bên trong đồi Malinta phát ra 1 tiếng nổ cực lớn. Vụ nổ lớn đến nỗi rất nhiều lính Mỹ thấy như ngọn đồi rung rinh dịch chuyển. Khối lửa lớn phụt ra khỏi cửa địa đạo. Đất, đá, cây cối, mảnh vụn bay tới tấp. Đồi Malinta bị nứt nhiều chỗ lớn gây ra nhiều vụ lở đất.

    Quân dù đóng trên Topside hoảng hốt nhìn xuống lối vào địa đạo, lúc này vẫn bị lửa khói vây kín. Chuyện gì đã xảy ra vậy?

    Phía Nhật đã tính sai hiệu quả của khối thuốc nổ. Sức nổ đã dội ngược sâu vào đường hầm và kích nổ hàng tấn thuốc nổ đang cất trữ bên trong. Vụ nổ đã giết chết gần 1500 lính Nhật đang tập trung ở đó. Chỉ có khoảng 500 ở đường hầm bên cạnh là còn sống sót sau hỏa ngục. Khi khói tan, phần lớn bọn họ đã lẻn ra khỏi địa đạo tìm đường về 'cái đuôi' của đảo và ở đó chờ quân Mỹ tiến đến.

    Quân dù cũng bám sát phía sau. Tới ngày D+8, thì đại tá Jones cho rằng tình hình trên phần chính của Corregidor đã đủ ổn định để bắt đầu tiến đánh phần đuôi đào. Ngày 24 tháng 2, tiểu đoàn 1/503 của thiếu tá Woods dẫn đầu tiến công sang phía đông.

    Cuộc tiến công tiến triển tốt. Đến chiều thì đã có 100 lính Nhật bị tiêu diệt. Đến đêm thì sức đề kháng mạnh lên và lính dù đã phải đào công sự phòng thủ. Chỉ lát sau 1 cuộc tấn công banzai ngắn ngủi nhưng rất dữ dội đã đánh vào tiểu đoàn Woods. Lính dù đánh bại đợt tấn công với tổn thất 3 người chết, 21 bị thương. Trong số chết có cả thiếu tá Woods.

    Lính dù đã đẩy quân Nhật về phía đông đến 1 vùng đất rất nhỏ 2 ngày sau đó. Diễn ra những trận giáp chiến ác liệt khi quân địch chiến đấu từ mọi tảng đá, từng gốc cây, hẻm núi, hang hốc và bất kỳ chỗ nào có thể ẩn nấp. Phải trục từng lính Nhật 1 khi chúng quyết đánh đến cùng. Cũng như lúc ở Noemfoor, lính dù trung đoàn 503 phải dấn thân vào 1 trận chiến man rợ bất chấp luật lệ với những kẻ thù cuồng tín.

    Thiếu tá John N. Davis lên nắm quyền chỉ tiểu đoàn 1/503 sau cái chết của Woods. Tiểu đoàn của ông vẫn tiếp tục đi đầu tiến về hướng đông. Sáng ngày 26 tháng 2 họ đến Mũi con Khỉ nhìn xuống sân bay. Họ ko hề hay biết mạng lưới rông lớn đường hầm chằng chịt ở đây và cũng ko biết bên trong đó cũng cất trữ hàng tấn thuốc nổ.

    Trưa ngày 26 tháng 2, quân Nhật cho nổ tung Mũi con Khỉ. Vụ nổ này có khi còn lớn hơn cả vụ nổ đã làm rung chuyển quả đối Malinta. Thiếu tá Davis bị hất tung lên trời, nhưng rất may khi rơi xuống ko bị thương tích gì nghiêm trọng. 1 chiếc xe tăng Sherman nặng 35 tấn bị ném văng đi như thứ đồ chơi của trẻ con. Những người trong xe đều chết. Đá tảng cùng mảnh xác người bay tung tóe lên ko trung, 1 số hòn đá tưởng chừng văng xa cho đến tận Topside.

    Tổn thất của quân Mỹ khá là lớn: Có 52 lính dù mất mạng, 140 bị thương. Ước tính có khoảng 150 lính Nhật chết bên trong địa đạo.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại tá Jones vội điều lính cứu thương từ những tiểu đoàn khác lên cứu giúp thương binh. Ngay khi tình hình đã được kiểm soát ông thúc tiểu đoàn của trung tá Erickson vượt lên tiến qua tiểu đoàn 1/503 đã mất sức chiến đấu và tiếp tục truy kích địch.

    Quân dù tiến từ từ, thận trọng xuống phần đuôi của đảo Corregidor. Các binh sĩ dùng lựu đạn và súng cá nhân tiêu diệt lính Nhật ở bất kỳ chỗ nào họ phát hiện được. Giao tranh còn tiếp diễn mấy hôm nữa nhưng đại tá Jones vào ngày 27 tháng 2 đã tuyên bố là sự kháng cự có tổ chức đã chấm dứt.

    Tổn thất của phía Nhật, dựa trên con số thống kê xác chết thực tế là 4500 thiệt mạng, chỉ có 20 bị bắt làm tù binh. Số còn lại được phỏng đoán là đã mất xác trong 2 vụ nổ lớn.

    Tổng thiệt hại của Mỹ 1005, trong đó có 455 tử trận.

    Ngày 2 tháng 3 năm 1945, tướng MacArthur trở lại đảo Corregidor. Để cho ấn tượng, MacArthur đến theo cùng 1 cách mà ông đã dùng để đi 3 năm về trước - là bằng tàu phóng lôi (PT boat). Jones tháp tùng MacArthur đi thăm thú Topside, chỉ cho ông ta thấy nơi diễn ra trận giao tranh ác liệt. Sau đó 2 người đi về phía sân duyệt binh.

    Đứng trước hàng ngũ những binh sĩ còn lại của trung đoàn dù 503 và tiểu đoàn 3/34, đại tá Jones nghiêm chào vị tư lệnh rồi nói: "Thưa sếp, tôi xin dâng tặng pháo đài Corregidor cho ngài."

    MacArthur chào đáp lễ rồi nói chuyện với những binh sĩ đang tập hợp. Ông biểu dương tinh thần anh dũng và chúc mừng chiến thắng của bọn họ. Sau đó với giọng xúc động, MacArthur nhận xét: "Tôi thấy cây cột cờ khi xưa vẫn còn đứng đó. Hãy cho binh sĩ kéo cờ lên và đừng bao giờ để kẻ thù kéo nó xuống." Đến lúc đó, 1 lính danh dự liền nhanh chóng kéo lá cờ sao và vạch tung bay lên đỉnh cột.

    1 tuần sau đó, trung đoàn dù 503 rời đảo Corregidor. Họ trở về đảo Mindoro để nghỉ ngơi, huấn luyện và bổ sung quân số.

    Ngày 25 tháng 3 năm 1945, trung đoàn được báo động chuẩn bị nhảy dù chiến đấu lần thứ 4 trong đệ nhị thế chiến. Sư đoàn 40 bộ binh được dự định sẽ đổ bộ lên đảo Negros, nam trung bộ Philippines vào ngày 28 tháng 3. Tính báo Mỹ ước tính có 40.000 quân Nhật đang cố thủ trên đảo. Hầu hết đều là cựu thành viên của lực lượng không quân Nhật, tuy chưa được huấn luyện kỹ thuật tác chiến bộ binh, nhưng vẫn là 1 đối thủ đáng gờm. Nếu quân địch quá áp đảo sư đoàn 40, thì lính dù sẽ phải lập tức nhảy dù xuống chi viện.

    Sư đoàn 40 bộ binh đã đổ bộ thành công và nhanh chóng đẩy quân Nhật vào trung tâm đảo. Khi đã thấy rõ là 1 đòn đột kích đường không sẽ ko còn cần thiết nữa, trung đoàn 503 của đại tá Jones được cho đổ bộ lên bờ bằng xe lội nước. Được tăng phái cho sư đoàn 40, trung đoàn 503 chiến đấu như lính bộ binh thường qua những dãy núi cây rừng rậm rịt bao phủ trên đảo Negros.

    Quân nhảy dù phải trục những lính phòng thủ ngoan cố bằng chiến thuật sử dụng các đơn vị nhỏ, như rất nhiều lần trước đó. Cũng những chiến thuật này sẽ lại được lớp con cái của những cựu binh chiến tranh TG thứ 2 sử dụng chống lại quân giải phóng ở nam VN 20 năm sau đó.

    Nhưng đó là chuyện tương lai. Suốt tháng 4, tháng 5 và tháng 6 lính dù truy đuổi quân Nhật khắp đảo Negros. Ngày 10 tháng 6 năm 1945, sự kháng cự có tổ chức trên đảo được tuyên bố là đã chấm dứt. Từ thời điểm đó quân dù tiến hành các cuộc truy quét hàng ngày để săn lùng những toán nhỏ lính Nhật.

    Việc lùng sục vẫn tiếp diễn cho đến khi chiến tranh kết thúc vào tháng 8. Trong những tháng sau đó, trước sự sửng sốt của lính dù, có tới 6000 lính Nhật chui ra khỏi vùng núi trên đảo Negros để đầu hàng và trở về quê hương.

    Đầu tháng 12 năm 1945, trung đoàn dù 503 đáp tàu từ Philippines về Mỹ. Vào lễ Giáng sinh năm 1945, tại căn cứ Anza, California, trung đoàn dù 503 bị giải thể.

    Trung đoàn được tái lập lại sau 13 năm. Sau đó trung đoàn bộ binh dù 503 được bàn giao cho Chiến đoàn 2 nhảy dù(Airborne Battle Group) trên đảo Okinawa.





    HẾT




    Tèn tén ten...chuyện lính dù Mỹ đến đây đã hết sạch..Các bác trên forum có thể in ra đọc cũng được nhưng xin không sử dụng cho mục đích thương mại...Cảm ơn mọi người
  10. DepTraiDeu

    DepTraiDeu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    8
    Cám ơn bác ngthi96 lắm lắm!!
    dkmconsucvatmacay3 thích bài này.

Chia sẻ trang này