1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐÀLẠT THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI!

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi chieu_thu, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chieu_thu

    chieu_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    ĐÀLẠT THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI!


    ĐÀ LẠT THIÊN NHIÊN,CON NGƯỜI​

    _Đà Lạt được hình thành từ năm 1983,khi bác sĩ Alexandre Yersin trong một chuyến đi thám hiểm cao nguyên Langbiang đã tìm ra Đà Lạt.
    Ông nhận thấy khí hậu nơi đây rất lý tưởng và đề nghị xây dựng Đà Lạt thành một khi nghĩ dưỡng. Đến năm 2003 Đà Lạt vừa tròn một năm hình thành và phát triển.

    _Đà Lạt là một đô thị có chức năng nghỉ dưỡng,tham quan du lịch thuộc loại sớm nhất Việt Nam.Những năm gần đây,với sự đầu tư,nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, Đà lạt ngày càng hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

    _Đà Lạt có cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời,con người Đà Lạt hiền hậu,tao nhã,tiềm năng du lịch lý tưởng bởi khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm,trên một bình nguyên cao gần 1500m so với mực nước biển.
    _Đà Lạt có sức cuốn hút du khách bởi những rường thông bạt ngànxanh ngát,những thác nước hung vĩ,những hồ nước thơ mộng được kiến tạo tự nhiên với nhiều dáng vẻ độc đáo nổi tiếng,những vười hoa rực rỡ. Đà Lạt có rừng trong phố,có vườn trong phố.. Những con đường uốn lượng theo sường núi,sông suối..như ôm ấp che chở những biệt thự xinh đẹp trên thành phố cao nguyên này. Đà Lạt còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mạ,Cơ Ho,Chu Ru?. gắn liền với những lễ hội cồng chiêng,những điệu múa quanh ngọn lửa trai đêm rừng bên ché rựu cần.

    _Đà Lạt được du khách đặt cho nhìêu cái tên đầy gợi cảm,làm ngây ngất long người.Với tâm trạng sảng khoái lâng lâng,hít căng ***g ngực với bầu không khí trong lành,người ta gọi Đà Lạt ?oThành phố cao nguyên?.Nếu coi rừng thông là bản sắt thanh cao,coi tiếng thong reo là bài hát bất tận của con người nơi đây,người ta gọi Đà Lạt là: Thành phố ngàn thông?.Ngoài những cái tên trên Đà Lạt càn được du khách đặt cho những cái tên thật đẹp như thành phố sưng mù,thành phố hoa?Với tất cả những gì thiên nhiên ban tặng và những tình cả mà khách du lịch đã dành tặng nơi này Đà Lạt xứng đáng là một thiên đường của du lịch và nghĩ dưỡng.



    [blue]ta lang thang như kẻ không nhà![[blue]
  2. chieu_thu

    chieu_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0

    GA ĐÀ LẠT​
    Một công trình kiến trúc độc đáo
    _Từ gần hai năm qua.Ga hoả xa Đà Lạt đã được công nhận là di tích văn hoá - lịch sữ quốc gia,thuộc loại hình kiến trúc.Ga hoả xa Đà Lạt được xếp vào hạng đẹp nhất Đông Dương và thú du lịch trên tàu lửa đầu máy chạy bằng hơi nước như thế là độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện nay.
    _Năm 1932 kiến trúc sư Monce cùng với một đồng nghiệp của mình là Revéron bắt tay vào việc thiết kế và thi công ga hoả xa Đà Lạt để đến năm 1936 thì hoàn thành.
    Kể từ khi ga Đà Lạt hoàn thành và đi vào hoạt động(1936),mỗi ngày trên các chuyến ngựơc xuôi từ Đà Lạt đến Tháp Chàm,Nha Trang và Sài Gòn(đều phải qua ga Tháp Chàm).
    Đến thời Mỹ chiếm đóng tuyến đường này chủ yếu phục vụ cho chiến tranh xâm lược nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và ga Đà Lạt chính thức ngưng hoạt động vào năm 1972.Sau giải phóng tuyến đường sắt này đựơc khôi phục lại và chính thức kéo còi trở lại vào dịp kỷ niệm Sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/5/1975.
    _Công trình ga hoả xa Đà Lạt,trước khi lập đồ án thiết kế,hai kiến trúc sư Moncet và Revéron đã định sẵn hình ngọn núi Langbiang - biểu trưng của dân tộc bản địa Lâm Đồng ?" trong ý tưởng sáng tạo.Tuy mang dáng vẻ bản địa nhưng kiến trúc sư Moncet vẫn đưa vào đây những nét kiến trúc độc đáo của Pháp thông qua những mái vòm.Ga Đà Lạt còn có thể gọi là ga ?ocao nhất? Việt Nam vì nó nằm trên độc cao 1.500m so với mực nước biển.Hiện nay,cùng với ga Hải Phòng ga hoả xa Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
    _Ngày nay tuyến đường sắt này chỉ còn lại khoảnh 17km đi từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát.Còn trước đây nét độc đáo của tuyến đường này là thành phần không thể thiếu trong tổng thể ga Đà Lạt-tàu hoả hơi nước-đường sắt răng cưa.Theo một số tài liệu lịch sử thì dự án xây dựng tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt được toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908. Đến năm 1922,công ty thầu khoán Á Châu được uỷ nhiệm việc nghiên cứu làm đoạn đường xe lửu răng cưa Krôngpha-Dran theo kiểu Thụy Sỹ.Với đoạn đường răng cưa dài khoảng 10km từ Eo Gió của đất Ninh Thuận vượt đèo Sông Pha để lên trên độ cao 1.000m và độ dốc 12% chạm đến đất Dran của Lâm Đồng đã làm cho tuyến hoả xa Tháp Chàm ?" Đà Lạt trở nên độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đáng tiếc là tuyến đường sắt độc nhất vô nhị này ở đã bị phá bỏ vào những năm 1975 với nhiều lý do.
    _Nghe nói trước đây ngành đường sắt Việt Nam có ý định khôi phụv lại tuyến đường sắt này nhung do điều kiện không cho phép nên nó vẫn còn là ý tưởng.

    _Từ tàu hoả mà ngắm nhìn phong cảnh Đà Lạt thì thú phải biết,cảnh vật nhẹ nhàng không khí thì trong lành,bạn hãy thử một lần xem sao!
    [blue]ta lang thang như kẻ không nhà![[blue]
  3. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    bạn ơi, sửa năm hình thành DL lại đi !
    Tulip77
  4. chieu_thu

    chieu_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Oé óe tự nhiện lại sai nghiêm trọng thế này à,cảm ơn bạn nhé,chắc tại viết nhiều quá đâm lú rùi hihi!Cám ơn bạn đã đóng góp cho diễn đàn!
    To mod: em không thể sữa được vì đã quá 48h nên ai làm mod sữa hộ em cái!
    Khi bên ta chỉ còn là hoang vắng!!!
  5. lovelessgirl

    lovelessgirl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Đà Lạt đang từng bước đi lên và phát triển,càng ngày càng đẹp.Có ai thấy vậy không.Nghe tivi nói rằng Singapore đầu tư phát triển Đà Lạt làm thành phố xanh-sạch -đẹp đầu tiên ở Đông Nam Á.Thấy tự hào nhỉ.Không biết có được chứng kiến cành thành phố mình thay đổi hoàn toàn không.
    [​IMG]
  6. chieu_thu

    chieu_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE​
    Cách trung tâm Đà Lạt hơn 5km về hướng Tây Bắc,nằm trên đường Ngô Quyền,nhà thờ Domaine de Marie toạ lạc trên quả đồi lộng gió có cùng tên gọi ở phía tây thành phố Đà Lạt(còn gọi là đồi Mai Anh)thuộc giáo xứ Mai Anh, được khởi công xây dựng từ năm 1938 nằm trong quần thể kiến trúc của tu viện dòng nữ tu Bác Ái.Kiến trúc độc đáo mang phong cách Châu Âu thế kỷ XVII nhưng được thực hiện bằng vật liệu hoàn toàn Việt Nam:vôi,mật mía và một số phụ gia khác.Tuy nhà thờ không có tháp chuông trên đỉnh nhưng tiền đình được thiết kế là một tam giác cân,phía trước được trang điểm bằng các vòm nhỏ.Trong nhà thờ, đặc biệt có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạo theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam cao 3m,nặng 1 tấn do phu nhân toàn quyền Decoux là bà Suzanne tặng.Phía sau nhà thờ là ba dãy nhà 3 tầng của dòng nữ tu Bác Ái được thiết kế theo mẫu mới.Năm 1944,trên đường đến Đà Lạt để hoà giải mâu thuẫn giữa Nam Phương Hoàng hậu và thứ phi Mộng Điệp,bà Suzanne Humbert bị tai nạm giao thông ở đèo P?Trenn và được an táng ở hành lang phía sau nhà thờ theo tâm nguyện từ trước.Ngày nay,các nữ tu dòng Bác Ái vẫn luôn hoạt động xã hội từ thiện như chăm sóc trẻ em chậm phát triển,giúp đỡ cô nhi,chữa bệnh cho người nghèo,phục vụ bệnh nhân bệnh phong tại trại phong Di Linh?.
    Khách tham quan nhà thờ Domaine de Marie đứng trên đồi Mai Anh có thể nhìn toàn cảnh Đà Lạt rất đẹp,nhất là vào buổi sáng một bầu không khí trong lành và êm dịu sẽ xoá tan bao mệt nhọc vì đường xa!

    Khi bên ta chỉ còn là hoang vắng!!!
  7. chieu_thu

    chieu_thu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2002
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGƯỜI ĐÀ LẠT​
    Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tính cần cù lao động, thông minh sáng tạo... Ngoài ra, chịu ảnh hưởng tư tưởng phương Đông, người Việt Nam thiên về lối sống nội tâm, đề cao những giá trị tinh thần nhân bản cao quí, có cuộc sống hài hòa với môi trường, khung cảnh thiên nhiên.
    Những phẩm chất quí báu đó đã hun đúc nên truyền thống Việt Nam. Mỗi người Việt Nam đều mang trong dòng máu mình truyền thống chung của cả dân tộc. Dù ở bất cứ miền đất nào, các phẩm chất ấy càng được mài dũa, qua thử thách càng trong sáng, bền vững.
    Trải qua các biến động của các nhóm dân cư qua quá trình hình thành, phát triển và chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội..., có thể khẳng định những nét đặc trưng cơ bản sau đây biểu hiện rõ nét từ dáng vẻ bên ngoài đến chiều sâu tâm hồn của người dân Đà Lạt. Đó là vẻ đẹp hiền hòa, thanh lịch, mến khách đã được nhiều người cảm nhận và đồng tình.
    Hiền hòa​
    Sống trong một khung cảnh thiên nhiên quanh năm tĩnh lặng, khí hậu mát lạnh, những biến động lớn về cuộc chiến hầu như chỉ là tiếng vọng, không ảnh hưởng trực tiếp và làm xáo động đời sống vốn rất êm đềm của một vùng cao nguyên hẻo lánh, người Đà Lạt hiền lành, thật thà, sớm thích nghi để hòa nhập vào môi trường sống. Từ những ngôi nhà với vườn rau xanh ngát đến những con đường quanh co ẩn khuất sau đồi núi, những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dấu mình dưới những rặng thông, vẻ đẹp tự nhiên của hồ Xuân Hương nằm ngay giữa trung tâm thành phố... tất cả đều thể hiện nét hài hòa giữa con người chân chất với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
    Nếu thiên nhiên Đà Lạt đã "cho người này niềm vui, người kia sự mát lành" (Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem) thì thiên nhiên ấy đã đóng góp tạo nên nét đẹp hiền hòa của con người.

    Thanh lịch​
    Người Đà Lạt vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm bản sắc văn hóa và đời sống tinh thần phương Đông lại sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại phương Tây. Việc xử lý hài hòa các yếu tố văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại đã hiện diện trong phong cách của người dân Đà Lạt. Từ đó phát triển những thú tiêu khiển tinh thần thanh cao như thú trồng hoa, chơi cây cảnh, chơi lan... rất phong phú và đa dạng.
    Trong những năm 60, Đà Lạt từng là một trung tâm giao lưu nghệ thuật quan trọng. Nó đã từng chứng kiến cuộc sống ẩn dật, vui thú điền viên của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ về đây tìm sự yên ổn của tâm hồn và cảm hứng sáng tạo.
    Bến xe và nơi họp chợ là hai điểm nóng phản ánh tập trung và cao độ nhất phong cách sống của cư dân một địa phương. Tuy còn nhiều điều phải bàn thêm về đặc điểm và cách thức sinh hoạt, phục vụ của hai điểm nóng đó, nhưng ai cũng thừa nhận rằng bến xe Đà Lạt yên tĩnh, trật tự, tiểu thương chợ Đà Lạt luôn luôn có thái độ nhã nhặn, vui vẻ với khách hàng.

    Mến khách​
    Đà Lạt là một trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, các nghề dịch vụ lại có nguồn sống từ khách, nên mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành lẽ sống. Nét đẹp này rất dễ thấy ở các chị bán hàng chào mời niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ như xe thồ, khuân vác, nhân viên nhà trọ... không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Những người dân Đà Lạt có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.
    Rời quê hương bản quán lên sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất sơn nguyên hoang vu, đồi núi điệp trùng cách đây hơn nửa thế kỷ, những cư dân Đà Lạt đầu tiên hơn ai hết mong muốn tiếp nhận thêm nhiều đồng bào của mình từ mọi miền đất nước đến vùng đất lành này sống quần cư, tạo ấp, lập làng ngày càng đông vui, xóa dần nỗi buồn xa xứ, phát huy sức mạnh cộng đồng để khai phá đất hoang, làm chủ thiên nhiên. Đây là tiền đề và cơ sở quan trọng để tạo nên tình đoàn kết giữa những nhóm cư dân từ nhiều miền khác nhau về đây cùng sinh sống, giải thích vì sao người Đà Lạt tuy có nhiều gốc gác khác nhau, phong tục tập quán và tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau... mà vẫn không hề có định kiến, phân biệt đối xử, vẫn sống đoàn kết, gắn bó với nhau trong tình quê hương, nghĩa đồng bào...
    *
    Nhiều tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội trong thời gia qua đã dẫn đến tình trạng một số người dân thiếu ý thức tôn trọng luật pháp, bảo vệ của công, không giữ gìn thành phố sạch đẹp, chặt phá rừng bừa bãi. Hiện nay một số du khách đã biểu lộ thái độ không bằng lòng về hiện tượng một số người làm nghề buôn bán, chụp ảnh, cho thuê ngựa thiếu nhã nhặn, thành thực. Nhân dân Đà Lạt cũng bất bình và lo ngại. Đó là cái xấu mới nảy sinh gây ít nhiều ngộ nhận đáng tiếc về phong cách người thành phố.

    LỜI KẾT​
    Phong cách người Đà Lạt là phong cách người Việt Nam nhưng do đặc điểm của thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội, người Đà Lạt có có những nét đặc trưng. Cùng với những bước thăng trầm của thành phố, phong cách người Đà Lạt cũng biến chuyển theo. Trong thời kỳ mở cửa, phương tiện truyền thông và giải trí hiện đại hơn, cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài nhiều hơn, nếu nhà trường và gia đình không quan tâm hơn nữa đến giáo dục thẩm mỹ, phong cách của thanh thiếu nhi, không nhắc nhở thường xuyên về truyền thống tốt đẹp của dân tộc hay về những năm tháng gian khổ đã qua thì phong cách của người Đà Lạt sẽ bị xói mòn. Đây là nỗi lo chung của những người đã gắn bó đời mình với Đà Lạt.
    Khi bên ta chỉ còn là hoang vắng!!!

Chia sẻ trang này