1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dale Carnegie - một người thầy?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi EverMan, 04/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. EverMan

    EverMan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    1.681
    Đã được thích:
    0
    Dale Carnegie - một người thầy?

    Liệu trong các member của box có ai chưa từng đọc một trong các cuốn sách của Dale Carnegie, một trong số đó mà rất nhiều người Việt biết đến, đó là: "Đắc nhân tâm", với bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê.
    Đã có nhiều diễn đàn nói về Dale Carnegie và các cuốn sách của ông, khen cũng có, chê cũng có, không phải nguyên tắc nào trong đó cũng đúng, nhất là khi có sự khác biệt về văn hoá, nhưng đối với tôi, sách của ông đã dạy tôi nhiều điều. Và dù thế nào tôi vẫn coi ông là một người thầy.
  2. Tungjohn20

    Tungjohn20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    0
    Dale rõ ràng là một người thầy..Nhưng ông không đóng góp được nhiều cho tâm lí học...Bản thân tôi nghĩ tư tưởng của ông một phần là phản khoa học và phản tự nhiên. Những tư tưởng ấy không được khoa học chứng minh và tự ông thừa nhận mình. Mặc dù chúng được đúc rút qua thực tiễn nhưng nó cũng khiến mọi người sống không thật với cảm giác của mình.
    Trong quyển "Đắc Nhân Tâm", Dale hướng mọi người vào việc sống hoà hợp với những người khác trên cơ sở làm mọi người vừa lòng. Mặc dù Dale có nhấn mạnh rằng mọi hành vi phải dựa trên cái tâm nhưng nếu sống theo Dale dễ gây ra những hiện tượng ức chế, trầm cảm, tổn hại đến thần kinh dẫn đến những căn bệnh về thần kinh đã được Freud, Horney và Jung đề cập đến........
    Còn về cuốn sách: Quẳng gánh lo đi mà vui sống thì quả thật tôi chưa đọc và vẫn lấy làm áy náy. Một phần do đang sống trong đói nghèo và không thích đọc e-book, một phần do cái tâm mình ......
    Đấy chỉ là một trong những ý kiến của riêng bản thân tôi....
    Có gì xin mọi người chỉ giáo....
  3. Thiet_Moc_Chan

    Thiet_Moc_Chan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    1.707
    Đã được thích:
    1.385
    Dale Carnegie đúng là một người thầy lớn. Nếu như Freud thiên về lý thuyết thì Dale rất thiên về thực hành. Hai cuốn "Đắc nhân tâm" và "Quẳng gánh lo đi và vui sống" là hai cuốn sách gối đầu giường của nhiều người. Các nhà tâm lý học của TTVNOL nếu chưa đọc thì nên đọc.
    To Tungjohn20 : Có thể ông chưa đóng góp được nhiều cho Tâm lý học lý thuyết, nhưng ông đã đóng góp rất nhiều cho Tâm lý học thực hành. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc năm 1945 đã gây ra biết bao nhiêu tang thương cho nhân loại. Quyển sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống" ra đời năm 1948 (?) đã chữa được bao nhiêu ưu phiền trong lòng hàng triệu người. Không cần biết tư tưởng của ông có thực sự khoa học và tự nhiên hay không, chỉ biết bao nhiêu người nhờ đọc sách của ông mà có được tư duy, phương pháp đúng đắn, và sau đó đi tới thành công và hạnh phúc
    Trong cuốn "Đắc nhân tâm", Dale đã có những lý giải rất hay về lòng tự ái, lòng yêu nước, chiến tranh ... từ cái mà ông gọi là "thị dục huyễn ngã" (cách gọi trong bản dịch của Nguyễn Hiến Lê). Tuy nhiên, cái lý thuyết "thị dục huyễn ngã" của ông không hoàn toàn đúng, nhất là ở vấn đề "thần tượng". Ví dụ : khi bạn thần tượng ai đó đến mức cực độ, thì có thể bạn sẽ thích nghe người ta khen thần tượng của mình hơn là khen mình.
  4. hanoijazz

    hanoijazz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    Cách suy nghĩ và hành động của Ông Dale có lẽ phù hợp với văn hoá "công sở" thôi! làm hài lòng người khác nhưng mục đích cao hơn lại hoá ra là vị kỷ !? Một cách khác là nó giúp ta lừa đảo đồng loại một cách có giáo dục !!! Những cuốn sách giúp biến chúng ta thành những diễn viên kịch(những thẵng hề) với nhiều kỹ xảo, đương nhiên có những ngôi sao "nổi tiếng" và những người "thất bại" !!!
    Tự nhiên không phải là tốt hơn hả các bạn ? Cụ nhà tớ hay lói: Hữu xạ tự nhiên hương.
  5. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Dale Carnegie với ĐNT giúp chúng ta tạo ấn tượng ban đầu tốt về chúng ta khi gặp những người khác. Dùng cuốn sách này để bán hàng thì rất tốt vì những cách trong ĐNT rất hiệu quả cho các quan hệ ngắn.
    Các phương pháp trong ĐNT được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hành, hiệu quả tại chỗ .
    Có thể ví Dale Carnegie với ĐNT giống như món "mì ăn liền" trong tâm lý học.
  6. 4voimamut4

    4voimamut4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng rất yêu Dale Carnegie vì hai quyển sách mà Nguyễn Hiến Lê dịch:
    - Quảng gánh lo đi vui sống
    - Đắc nhân tâm
    Thông qua hai cuốn sách này tôi hiểu về ông Dale Carnegie và biết thêm về ông đã lập ra một viện mang tên ông để dạy mọi người cách vượt qua bản thân và làm chủ cuộc sống. Thông qua cách dịch thật dễ hiểu và cuốn hút của ông Nguyễn Hiến Lê làm cho các cuốn sách như được chắp thêm cánh để đến với những người đọc Việt Nam.
  7. troioi_dohoi

    troioi_dohoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tuy ko phải là một nhà tâm lý học chuyên nghiệp nhưng mà em cũng xin phải nói một vài lời trong topic này với được các bác ạ !! Xin phép các bác nhá :
    Theo em, Dale đúng là một người thầy lớn thật là lớn ! Chỉ riêng việc ông viết hai cuốn sách mà các bác đang bàn cãi và cho công bố chúng cũng đã chứng tỏ điều này. Khi mà Dale công bố hai cuốn sách này_ với tư cách là một nhà tâm lý học_ thì liệu ông có thể ko suy nghĩ đến những điều mà các bác như Tungjohn20, hanoijazz đã đề cập, đúng ko ạ ? Đây rõ ràng là một vấn đề về tâm lý. Với em, khi đọc xong hai cuốn sách đó của ông thì em đã thấy được rất nhiều điều hay trong cuộc sống.Tất nhiên là em ko thể "hoá vàng" cái suy nghĩ của hai bác về ông nhưng các bác hãy thử nghĩ xem một tư tưởng mang tính hoà hợp cao như vậy liệu ta có thể huỷ được ko ? Lý thuyết của ông về vẻ bề ngoài là hướng đến sự hoà hợp của mọi người còn thực chất lại là mang tính vị kỷ ư ? Các bác hãy nghĩ thử xem, khi các bác có bất kỳ một hành động nào thì liệu các bác có thể ko nghĩ đến lợi ích của mình ko ? Ở đây em ko bàn đến thuyết "con người duy lợi" như của một số học giả người Anh và cũng ko cố gắng bảo vệ cho những gì là sai trái với "cái được gọi là sự hướng thiện" của con người nhưng liệu những điều mà các bác đọc ở trong hai cuốn sách đó có đúng ko ?
    Một điều quan trọng ở đây là sự tích góp những kiến thức sống nơi ông đã đúng, nó phản ánh đúng về thực tại tâm lý của xã hội và vượt trên hẳn những lý thuyết thì nó đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều người ( phần đông ) và giúp họ giải quyết được nhiều vấn đề mà họ ko thể tự mình nghĩ ra cách giải quyết được.
    Rất cảm ơn các bác đã lắng nghe em nói cũng như là xem em viết bài này, do em bận hôm nay nên hẹn các bác dịp khác để cùng bàn luận !
    Rất vô cùng thân mến !
  8. bonghoa

    bonghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    2.294
    Đã được thích:
    0
    Một người bạn của mình có nhờ mua hộ quyển "Nghệ thuật giao tiếp " của Dale Carnegie nhưng mình ko thấy có quyển đó ở nhà sách mà chỉ thấy quển "Đắc nhân tâm" thôi ??
    Và mình thấy quyển này cũng nói về nghệ thuật giao tiếp nhưng ko biết có fải đúng quyển sách mà bạn mình đang cần tìm ko ???Vậy mọi người cho mìnnh biết ông Dale Carnegie có quyển nào tên là "Nghệ thuật giao tiếp " ko ??
    Nhanh giúp mình với .Mình cần gửi gấp quyển sách này cho bạn
  9. Cacmac&Jennie

    Cacmac&Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2000
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ có những cái không nên học và rập khuôn theo. Giả sử có một xã hội (hoặc cộng đồng) mà ai cũng tìm cách "đắc" (win) tình cảm của người khác dành cho mình, mọi sự sẽ đi đến đâu. Tớ là người theo chủ nghĩa sự thật, nên khó chấp nhận được việc người khác cố tỏ ra yêu (hoặc ghét) mình. Nhất là với một mục đích - theo tớ là không tốt đẹp.
  10. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ chưa được đọc Đắc nhân tâm của Dale Carnegie (nghe nói cũng hay lắm mà chưa tìm được để đọc), nhưng thấy các bạn tranh luận về nghệ thuật lấy lòng người tớ cũng xin góp vài ý kiến.
    [QUOTE=hanoijazz:
    Tớ cũng công nhận với bạn là đối với bạn bè hay những người thân trong gia đình thì cần phải biểu hiện con người thật + suy nghĩ thật của mình, không che dấu. Nhưng thêm một điều nữa bạn ạ! Thường thì nếu đó đã là bạn bè của bạn thì họ không phải là những người bạn ghét, nếu không thì đã không thành bạn bè đúng không. Quan hệ với gia đình là quan hệ ruột thịt (nếu vợ chồng thì bạn cũng đã có sự chọn lựa rồi nên tớ không nhắc đến nữa) nên không giống với những người ở nơi làm việc. Với những người thân bạn có thể tự do (trong khuôn khổ) biểu hiện tình cảm của mình mà không sợ làm họ ghét bạn. Còn với những người ít thân thiết hoặc người lạ nơi làm việc thì khác.
    [QUOTE=Cacmac&Jennie:
    Bạn có biết tại sao người Nhật thành công rất nhiều so với người Việt không? Không như bạn goldenboy_xxx bên topic IQ nói, người Nhật không hề thông minh hơn người Việt. Nếu bạn xem bảng xếp loại IQ của các nước trên thế giới sẽ thấy rõ. Tớ nhớ là cao nhất là Singapore, nhưng VN cũng không kém Nhật đâu. Tớ cũng được ở Nhật một thời gian nên nhận ra rằng một lý do chủ yếu là tinh thần tập thể của người Nhật rất tốt. Mục đích đầu tiên họ lao động là vì tập thể trước khi vì mình (dĩ nhiên luôn có ngoại lệ). Muốn làm được điều đó thì điều cần nhất là học cách hợp tác với người khác.
    Ý kiến của bạn Cacmac nói không thích người khác cố tỏ ra yêu hoạc ghét bạn. Bây giờ tớ xin hỏi theo chiều ngược lại, chắc bạn cũng không thích bắt buộc phải yêu hoặc ghét ai? Quan hệ ở công sở không bắt bạn phải yêu hoặc ghét ai cả, mà chỉ cần bạn hợp tác tốt với họ (sẽ là rất khó nếu bạn ghét người ta hoặc cư xử tồi làm cho người ta ghét bạn) . Nhưng nếu bạn tự cho phép mình ghét ai đó (trừ khi người đó tâm địa xấu xa thì đến lúc mọi người nhận ra ai cũng sẽ lánh xa, nhưng trường hợp này ít phổ biến hơn, nên tớ chỉ nói đến những ngưòi bt) thì có lẽ bạn đã để cho cảm nhận ban đầu của mình đi quá xa. Và bạn đã thiếu sự tôn trọng với những người đó. Trừ khi bạn chưa đủ trưởng thành nên yêu ghét rạch ròi, còn những người đi làm tớ nghĩ họ đều hiểu rằng quan hệ với người khác rất quan trọng, không chỉ cho riêng bạn mà còn vì công ty. Cái này còn phụ thuộc vào nghề nghiệp, nhưng tớ cho rằng có rất ít nghề nghiệp mà quan hệ với người khác không quan trọng.
    Ở các nước phương Tây, ngay ở trường tớ học, việc đầu tiên người ta đào tạo là biết cách quan hệ hợp tác với tất cả các loại người. Bài tập thực hành, dự án luôn phải làm theo nhóm, hơn nữa không được quyền làm mãi với cùng một nhóm người mà phải thay đổi liên tục, thậm chí còn bị chỉ định đối tác sẽ làm cùng với mình.
    Thế nên mới thấy, chủ nghĩa cá nhân của người Việt quá lớn. Bạn hanoijazz cho rằng "làm hài lòng người khác nhưng mục đích cao hơn lại hoá ra là vị kỷ !? Một cách khác là nó giúp ta lừa đảo đồng loại một cách có giáo dục !!! Những cuốn sách giúp biến chúng ta thành những diễn viên kịch(những thẵng hề) với nhiều kỹ xảo, đương nhiên có những ngôi sao "nổi tiếng" và những người "thất bại" !!!"
    Nhưng tớ lại nghĩ ngược lại. Nếu bạn tự cho mình quyền được hành động theo tình cảm, không nghĩ đến lợi ích chung thì bạn mới là người vị kỷ đấy!
    Còn một khía cạnh khác của việc làm vừa lòng người khác mà tớ cho là rất quan trọng. Sự vui vẻ, hăng hái bản thân nó có khả năng lan truyền. Nếu bạn làm cho người khác vừa lòng thì tự bạn cũng sẽ cảm thấy hài lòng về mình. Nhưng không ai bắt bạn phải đánh mất bản thân, bạn vẫn có thể giữ vững lập trường mà không làm người khác phật ý. Thế nên mới phải học cách xử sự bạn ạ.
    Được narcissus sửa chữa / chuyển vào 18:49 ngày 09/03/2005

Chia sẻ trang này