1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dale Carnegie - một người thầy?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi EverMan, 04/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Candi

    Candi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn !
    Mình thì chưa đọc các sách của Dale Carnegie , nhưng mình thấy Narcissus nói cũng có lý , nói chung cái gì cũng nên giữ ở mức tương đối , lạm dụng quá cũng không tốt .
    về vấn đề này các bạn có thể tham khảo thêm hai bài viết sau của anh @dumb
    Cái Tôi hay mặt nạ (Persona)
    - Một người bình thường bao giờ cũng có cái Tôi. Đó là kết quả của sự thích nghi của tâm thần ( bao gồm cả vô thức, hữu thức) trước hoàn cảnh, điều kiện sống.
    - Ví dụ, một anh cảnh sát bao giờ cũng giũ một thái độ mạnh mẽ, quyết đoán trong khi làm việc để thích nghi với công việc của anh ta, mặc dù ngoài giờ, anh ta có thể có tính xuê xoa, lừng khừng ở mức bình thường như một người trung bình. Tương tự anh ta sẽ có các cách ứng xử hợp lý trong các tình huống khác nhau.
    - Chính vì vậy, cái Tôi được coi như mặt nạ để che đậy, hay là sự phục tùng đối với tâm thần tập thể. Nhưng trong việc chọn cái Tôi đó, cũng đã có tính cá nhân rồi. Tuy chúng ta thường đồng nhất cái tôi với cái mặt nạ (persona) của nó. Bằng chứng là khi một người đến cơ quan có thái độ hoà nhã, cởi mở thì ta thuờng đồng nhất tính cách ( hay cái tôi) của anh ta là thế. Nhưng cái vô thức (tạm gọi là cái Mình) sẽ không bị đè nén đến mức không cảm thấy được.
    - Bằng chứng là trong những lúc lơ đãng, anh cảnh sát có thể cười với cô gái đẹp bên đường....
    - Một người được coi là có nhân cách bình thường khi anh ta có một mặt nạ (persona) bình thuờng.
    Những trường hợp lệch lạc điển hình:
    - Một, khi để vô thức lấn át hữu thức trong cái tôi (persona). Cái persona bao giờ cũng chừng mực. Cái thái quá thường là của cái Mình vô thức.
    - Hai, khi tự đồng nhất với tâm thần tập thể . Ví dụ như trên, khi anh cảnh sát về nhà cũng giữ một tính cách kiên quyết, mạnh mẽ và nghiêm nghị trong sinh hoạt gia đình( túc là anh ta không bỏ cái mặt nạ cảnh sát của mình khi đã về nhà)
    Trở lại với trường hợp bạn nêu về TH có những người bị phân ly tính cách là những người mà cái mặt nạ (persona) của anh ta quá khác với Mình vô thức của anh ta. Xin nhớ trong trường hợp anh ta hoà hợp được mặt nạ với cái Mình vô thức thì có lẽ anh ta được coi như có một nhân cách rõ ràng. Đó là truờng hợp của phần lớn mọi người.
    Chính vì thế, ta mới thấy có những người mạnh mẽ trong công việc và đời sống XH bao nhiêu thì lại thường lại giống với những đứa trẻ con trong "đời sống riêng tư" về những xúc cảm và những trạng thái tâm hồn của mình. Có thể lấy VD về hoàng đề Napoleon khi ở chiến trận và trong quan hệ với Josephine.
    Sự "hăng hái làm việc", "say mê với bổn phận" đạo đức "mẫu mực" của anh ta, một khi bị cất bỏ mặt nạ đi, trở thành một cách cư xử lạ lùng. Chỉ có người vợ của anh ta mới có thể đánh giá đúng giá trị của anh ta. Khi một người đóng vai trò một nhân vật mạnh mẽ và có thế lực với thế giới bên ngoài, thì bên trong thường có sự hèn yếu, uỷ mị với tất cả những ảnh hưởng bắt nguồn từ vô thức, thậm chí cả về tính dục cũng yếu đi.
    Như vậy, persona, hình ảnh lý tưởng mà một người muốn có, thường được bù trừ ở bên trong bằng sự yếu ớt hết sức đàn bà. Và càng tỏ ra là người mạnh mẽ bên ngoài bao nhiêu, thì người đó càng giống với đàn bà, mà Jung gọi là anima bấy nhiêu. Lúc đó anima chống lại persona. Từ đó, người ta biết rằng anima là cực đối lập với persona, thường bị đẩy vào sự tối tăm hoàn toàn mà ý thức không nhận được ra.
    Người viết bài này cho rằng không chỉ có anima (cái ẩn ức bị đè nén hay vô thức mang tính đàn bà trong người đàn ông) mà còn cả những cái đại loại như "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại " trong vô thức để bù trừ cho cái "muốn thành đạo mạo", "muốn hiền ngoan" trong persona.
    Và tất cả những cực đối lập đó bù trừ nhau tạo thành nội dung cuộc đời.
    Và không chỉ có mặt nạ(persona) trở thành nhân cách một người mà anima, "xu hướng trẻ con hoá", "xu hướng hoang dại" cũng là những nhân cách. Đó là những cái vô thức được phóng chiếu. Chính vì đuợc phóng chiếu của vô thức nên nó là những nhân cách khá mơ hồ, không phải lúc nào cũng xác định rõ ràng
  2. Candi

    Candi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Quá trình hình thành cái tôi XH"persona" và cá nhân hoá
    Ở mỗi cá nhân, phần được thừa hường từ vô thức tập thể là khác nhau. Cái này có thể nói chính là cái "TÔI" thực sư của cá nhân.
    Như vậy, tôi gọi cái "TÔI" là vô thức tập thể được di truyền của cá nhân.
    Cái tôi "persona" mà cá nhân thể hiện ra ngoài là kết quả của sự phục tùng của cái "TÔI" nói trên với cái tâm thần tập thể hiện diện lúc đó thông qua các thiết chế XH, luật pháp, môi trường....gọi là tôi XH"persona"
    Trong cái "TÔI" nói trên, sẽ dần đi vào ý thức từ từ, và có lẽ không bao giờ chuyển hoá hết.
    Cái đi vào từ từ đó, thành cái Mình ý thức, và cái Mình này chính là trạng thái có thể là tự nhiên nhất đối với một người bình thường. Nếu cái Mình này càng gần với cái tôi XH "persona" bao nhiêu, thì rõ ràng người đó là người hạnh phúc.
    Mục tiêu cuối cùng của mỗi cá nhân, theo quan điểm của Jung là thực hiện cái Minh này. Tiến trình này gọi là cá nhân hoá. Mục tiêu tại từng thời khoảnh khắc là tạo nên cái tôi XH"persona" tốt nhất, tức là tiệm cận với cái MÌnh, nghĩa là bỏ qua sự gò bó của đời sống, công việc, thể chế XH, truyền thống để sống theo cái Mình.
    Trong việc XD cái tôi XH "persona", anh ta đã thực hiện ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
    Trong việc tiệm cận tới cái MÌNH, anh ta đã thực hiện quá trình CÁ NHÂN HOÁ.
    Kết quả của hai quá trình này và biện pháp xử lý
    1- Kết quả
    Trong hai quá trình này, rõ ràng ý thức luôn gặp phải đấu tranh với
    TÔI chưa đựoc chuyển hoá thành hữu thức, tức là phần vô thức tập thể chưa được chuyển hoá trong cá nhân đó.
    Nếu ý thức vượt qua được những xung năng từ cái "TÔI" chưa được chuyển hoá đó, thì coi như việc xây dựng cái tôi XH"persona" và thực hiện cái Mình đều trôi chảy.
    Nếu ý thức thất bại, nghĩa là cái vô thức tập thể chưa chuyển hoá "TÔI" lấn át, thì điều gì sẽ xảy ra:
    - Nếu để nội dung cái "TÔI" chi phối, anh ta sẽ bị tâm thần phân liệt. Đó là những trường hợp hoang tưởng trong tâm thần phân liệt. Anh ta đang sống trong một hoàn cảnh khác, một nơi hoàn toàn khác, nơi anh ta là một vĩ nhân, hay đang được điều khiển bởi thế lực siêu hình...
    - Nếu anh ta chối bỏ cái vô thức tập thể chưa được chuyển hoá đó, anh ta sẽ không xây dựng được cái tôi XH "persona". Như vậy theo thói thường, anh ta vẫn là một đứa trẻ trong xác người lớn.
    2-Giải pháp:
    - Nếu anh ta điều chỉnh cái tôi XH "persona" cho gần với cái MÌnh hơn, tức là thực hiện cá nhân hoá tích cực hơn , mà vẫn dung hoà được với XH, tạm gọi là anh ta thu nhỏ cái persona đi. Ví dụ trước kia anh ta muốn chức cao, vợ đẹp, con khôn thì bây giờ thậm chí anh ta chỉ cần cơm ba bữa cũng được
    - Nếu anh ta đồng nhất cái tôi XH "persona" với cái tâm thần tập thể "TÔI".
    Khi này, rõ ràng anh ta chẳng có mẫu thuẫn gì nữa. Anh ta đã thực hiện cái Mình một cách đốt cháy giai đoạn. Nghĩa là anh ta đã nuốt (nhận thức)luôn cái vô thức tập thể vẫn là cái cực để duy trì đấu tranh trong bản thân anh ta. hiểu nôm na, có thể nói anh ta đã tự già trước, tự kết liễu đấu tranh. Đó là hình ảnh của các vị thủ lĩnh.. vẫn tự coi mình như là đại diện của thế lực siêu phàm như thượng đế . Hay đơn giản chỉ là người phát ngôn ra chân lý, nhà tiên tri...
  3. troioi_dohoi

    troioi_dohoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Em xin rất cảm ơn bác narcissus va bác Candi về hai bài viết của các bác, nhưng mà diều mà chúng ta muốn ở đây chính là những cách suy nghĩ và những nhận xét cũng như đánh giá về Dale, liệu chúng ta có đi quá xa ko nhỉ ?
  4. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0
    Skept thì không biết gì về tâm lý học lý thuyết hết nhưng có đọc Dale Carnegie.
    Ở góc độ ng thực hành thì skept thấy những nguyên tắc Dale đưa ra rất dễ hiểu và áp dụng. Và có những kết quả nhất định khi áp dụng những nguyên tắc này.
    Dale là ng thầy đ/v skept
  5. Cacmac&Jennie

    Cacmac&Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2000
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Xin chào narcissus. Hình như bạn không hiểu hết những lời mình nói. Nếu mình nghĩ như vậy là sai, cho mình xin lỗi. Còn nếu ngược lại, xin nói thêm vài lời dưới đây:
    - Không học theo Dale không có nghĩa là không biết cách cư xử
    - Công việc và thái độ cư xử cũng không hẳn là có mối quan hệ mật thiết với nhau.
    Ý của tớ là thế này: Thái độ cư xử của con người nên hình thành từ những va chạm cuộc sống mà họ đã trải qua. Nó không thể hình thành một cách máy móc rập khuôn chỉ thông qua một vài cuốn sách. Hơn nữa, với tớ, một chữ "trung thực" (honesty) có giá trị gấp vạn lần những sự sắp đặt, tính toán khác.
    P/S: Có lẽ tớ là người quá cổ điển và không thích hợp với cuộc sống / xã hội hiện đại.
  6. Autumn85

    Autumn85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhớ rõ ràng Dale ko hề xui ta nên giả yêu giả ghét. Ông chỉ khuyên ta nên kiềm chế, để có 1 kết quả tốt. Cái này thì cha ông ta cũng nói suốt : " 1 điều nhịn 9 điều lành". " Cơm sôi nhỏ lửa suốt đời ko khê" ...
    Thậm chí Dale còn nhắc đi nhắc lại là cái sự quan tâm, khen ngợi ... là phải xuất phát từ tâm, phải thật lòng ( đại ý là vậy, tớ ko thuộc lòng ).

    Và: ĐẮC NHÂN TÂM hay đấy chứ. Tớ thích Tâm Lý, nên hay đọc, thấy mấy sách khác cứ ba hoa chích chòe tức anh ách. Riêng cuốn nè dễ hiểu ko tả nổi. Cho đến bây giờ, ảnh hưởng của Dale tới tớ rất nhiều.
    Sách về Tâm Lý trình bày dạng VD thực tế, Vote 5* cho DALE luôn chứ còn gì !!!!!!
  7. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Candi nhé, và cả Dumb nữa! Đọc bài viết của Dumb mà bạn Candi post lên, tớ thấy hiểu được về bản chất của việc phân hoá tính cách theo những trường hợp khác nhau của con người. Đúng là từ trước đến giờ tớ chỉ học thực hành mà không biết lý thuyết!
    Tớ cũng không hề nhắc đến Dale mà, tớ nói về nghệ thuật lấy lòng người và cách cư xử đấy chứ. Ở điểm này tớ thấy chúng ta đều nhất trí là cần phải học cách ứng xử, dù qua sách hay qua kinh nghiệm thực tế. Nhưng tớ nghĩ nếu có những người đi trước truyền lại kinh nghiệm, kết quả sự nghiên cứu của họ, chúng ta có thể học tập không phải tốt hơn nhiều sao. Vì không phải người nào cũng có khả năng ứng xử tốt chỉ với kinh nghiệm của bản thân, như tớ chẳng hạn.
    Xin lỗi bạn. Có lẽ vì những gì bạn nói quá chung chung, nên tớ đã chỉ riêng ra một trường hợp mà trong đó nếu người ta không cố gắng lấy lòng người khác thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung. Đó là trong môi trường làm việc. Nếu bạn nghĩ rằng áp dụng nghệ thuật lấy lòng người là không "trung thực", là tính toán thì có lẽ bạn đã hiểu sai cơ bản về nghệ thuật này rồi. Ví dụ nhé: trung thực cũng có nhiều cách. Nếu bạn biết cách sử dụng ngôn ngữ giảm nhẹ + biết cách phê bình xây dựng, tỏ thiện ý thì đối phương sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều là bạn cứ nói toạc móng heo ra mọi thứ. Đấy chỉ là một ví dụ mà tớ thấy đọc sách dạy cách cư xử + nghệ thuật lấy lòng người có thể giúp tớ rất nhiều. Học trong sách không có nghĩa là sẽ áp dụng rập khuôn máy móc. Sách nhiều khi trình bày những đặc điểm về tâm lý con người mà nếu bạn hiểu rõ về nó bạn sẽ tự có cách cư xử thích hợp. Nên nếu bạn chưa đọc được một cuốn sách hay về nghệ thuật lấy lòng người thì nên đọc cho biết.
    Tớ nghĩ là tớ đã nói rõ lý do tại sao công việc và thái độ ững xử liên quan đến nhau. Nếu bạn không đồng ý thì bạn có thể nói rõ tại sao?

    Cuối cùng, nếu được chọn giữa 2 thứ: một là được mọi người yêu mến, hai là bị mọi người ghét và lánh xa, không liên quan đến bất kỳ yếu tố nào khác, bất cứ ai cũng thích chọn được mọi người yêu quý hơn. Đó là bản năng hướng thiện của con người. Tớ chỉ muốn nói là bạn áp dụng nghệ thuật lấy lòng người không có nghĩa là bạn lừa dối. Bản thân sự dối trá không thể giấu giếm mãi được, cho dù bạn có dùng nghệ thuật lấy lòng người để che lại đi chăng nữa. Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật này là sự chân thành.

    Tớ đồng ý với bạn rằng nếu xã hội ai cũng cố gắng lấy lòng người khác thì sẽ chẳng tốt đẹp gì. Như Candi nói, chỉ nên giữ ở mức độ tương đối, nơi làm việc thôi, nhưng cũng không nên tự ép mình quá mức phải luôn tỏ ra bản lĩnh, vui vẻ lịch thiệp, etc. Lý do đơn thuần là về mặt tâm lý, bài viết của Dumb đã nói đến rồi. Nếu cái tôi persona quá khác với cái mình vô thức thì người đó sẽ không hạnh phúc, hay có lẽ có thể dùng từ "stress"??, sẽ bị sức ép tâm lý rất lớn. Điều này tớ cũng thấy qua xã hội Nhật ngưòi ta luôn bị bắt buộc phải lịch sự, không bao giờ nói ra suy nghĩ thật của mình (ngay cả trong gia đình, kinh khủng quá!) , ngay cả phê bình xây dựng cũng rất ít (thường là chỉ có từ cấp trên -> cấp dưới thôi!). Thế nên xã hội Nhật bây giờ có rất nhiều trường hợp phạm tội một cách bệnh hoạn, chắc cũng vì sức ép tâm lý quá lớn.

    Tớ chắc hơi nói lan man một chút. Cuối cùng cũng chỉ kết luận là nên học tập cách lấy lòng người nơi công sở, không áp dụng mọi nơi mọi chốn. Trước khi bàn về Dale có phải là ngưòi thầy hay không, tớ nghĩ phải nói đến lĩnh vực Dale dạy có ích hay không. Thế nên chắc mấy bài của tớ và Candi không lạc đề quá đâu nhỉ
  8. Cacmac&Jennie

    Cacmac&Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2000
    Bài viết:
    690
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn rất nhiều narcissus. Tớ thừa nhận là tớ chưa bao giờ đọc quyển sách nào có nội dung đại loại như "Đắc nhân tâm", "Quẳng gánh lo...", "Bí quyết thành đạt" v.v.. Nhưng tớ cũng không có ý định đọc. Như tớ đã nói ở trên, nếu dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm của chính mình, cho dù có thể sẽ thành công hoặc không, nhưng cái được của việc đó chính là một cá tính, một nét riêng cho con người.
    Theo suy diễn chủ quan của tớ, phần lớn những độc giả của một số quyển sách kia đều là những người thiếu tự tin, hoặc là người đã gặp nhiều thất bại. Họ bấu víu vào đó và cho rằng đó là chân lí sống mới của mình. Và rồi cái nét cư xử đó được nhân bản lên, phản chiếu từ hết người này sang người khác. Rốt cuộc, từ những điều đó, cái sự khéo và không trung thực nó sẽ được gắn liền với nhau một cách dễ dàng.
    Còn về chuyện công việc, tuy chưa được tiếp xúc nhiều (nhất là với môi trường phức tạp như ở nước mình) nhưng theo tớ, điều quan trọng nhất để dẫn tới thành công là khả năng và lòng nhiệt tình.
    Tớ xin dừng ở đây, những gì tớ nói chỉ là ý kiến rất chủ quan và đối với nhiều người, nó là vô giá trị.
    P/S: Tớ cực kì ghét chữ "đắc". Chỉ vì nó mà không biết bao nhiêu con người đã phải lao đao, thậm chí là mất mạng. Đó cũng là lí do tớ có ác cảm với Dale.
  9. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0
    Những tranh luận của Cacmac và narcissus khá thú vị.
    Skept thì nghĩ thế này:
    -Công việc và "đắc nhân tâm" là 2 yếu tố có quan hệ với nhau. Khi bạn biết tạo dựng quan hệ tốt, tạo được lòng tin với đồng nghiệp và cấp trên/dưới có nghĩa là ban đã có những yếu tố nhất định để thực hiện công việc chuyên môn của mình có hiệu quả hơn. Điều này càng đúng hơn với ngưòi làm quản lý và trong xã hội hiện đại bi j. Ngày nay làm việc nhóm, làm việc tập thể đã thành câu chuyện quá phổ biến+những mối quan hệ phức tạp nơi công sở đòi hỏi con ng fải biết cộng tác và đắc nhân tâm. Ví dụ ng ta nói có nhiều chú Tây sang VN, về khoản thông minh và chuyên môn thì chưa chắc bằng dân Việt nhưng khoản "đắc nhân tâm" thì hơn hẳn và đó là 1 lý do mah sef Tây quản lý hiệu quả hơn
    - Để đắc nhân tâm con ng cần những kỹ năng nhất định. Và những quyển sách của Dale là những ví dụ thực hành tốt cho đại chúng có thể tự học và rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong việc "win people''''s heart". Tôi cũng không đọc nhiều. Chỉ đọc 1 số quyển mah thôi, tháy cũng hay và bổ ích. Cũng thấy là nhiều điều mình đã áp dụng rồi nhưng đôi khi không ý thức được về nó và khong suy nghĩ được 1 cách "bài bản" như vậy.
    Chúc các bạn vui
    Được skept82 sửa chữa / chuyển vào 22:51 ngày 10/03/2005
  10. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn skept, tớ nghĩ là Cacmac cũng hiểu ra một chút rồi. Chủ yếu là Cacmac chưa đọc sách về loại này bao giờ nên nói như vậy thôi.
    Tớ nhắc lại nhé, đọc sách không có nghĩa là sẽ thực hành dập khuôn y xì đúc. Cùng một nguyên tắc nhưng mỗi người tính cách khác nhau thì sự áp dụng cũng khác nhau, sách không đưa ra một cái khuôn nào hay mẫu câu nào để bạn diễn kịch lại hoặc lặp lại như vẹt cả. Nên những nét riêng của con người chẳng có lý do gì bị thay đổi.
    Đúng là tớ là người nhút nhát và thiếu tự tin. Tớ không nghĩ là ai cũng vì thiếu tự tin hoặc thất bại mới tìm đọc sách này, mà có thể còn vì nghề nghiệp đòi hỏi như thế. Không biết các bạn khác thế nào, tớ không có bằng chứng nên cũng không thể khẳng định. Nhưng qua lời bạn nói thì có vẻ những người thiếu tự tin và phải "bấu víu" vào sách khá là đáng thương so với những người tự tin như bạn phải không? (nếu không bạn đã không dùng từ "bấu víu"!) Quan điểm của tớ thì thế này. Ví dụ như bạn sinh ra đã giàu có vì cha mẹ bạn giàu có, người ta sẽ không khâm phục bạn bằng khi bạn sinh ra nghèo rớt mùng tơi nhưng lại lao động và trở thành giàu có. Nghĩ cho cùng, tớ thấy rằng những người sinh ra đã hoàn hảo (nếu như có), cuộc đời của họ rất nhàm chán vì những gì họ muốn và cần đều có hết rồi, họ sẽ không cảm thấy niềm vui cố gắng và đạt được đích là như thế nào.
    "Để thành công chỉ cần có khả năng và nhiệt tình" hoàn toàn đúng nếu như bạn làm việc một mình, công việc không liên quan đến bất kỳ ai.
    Có lẽ bạn đã có kỷ niệm buồn với chữ "đắc", nhưng thành kiến với bất kỳ một cái gì, một ai đều không nên. Tớ không có quyền và cũng không có ý định thay đổi cách sống của bạn, tiện đây chỉ muốn nói thêm để bạn hiểu rõ hơn những người tự ti như tớ thôi. Xin lỗi nếu tớ có làm bạn khó chịu.
    Mình nói nhiều quá!

Chia sẻ trang này