1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đàm luận về các tác gia võ hiệp

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi sweetformysweet, 20/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Bằng hữu Loving ơi, tôi đang đọc lại bộ Điệu sáo mê hồn đây. Đọc qua cái câu "Thượng Quan Kỳ thở ra một luồng khí thê thảm" rồi. Đúng là sạn thật, nhưng làm gì đến nỗi "con sâu làm rầu nồi canh" đâu. Cả bộ dài dằng dặc chỉ có mấy câu như thế thôi mà. Với lại đấy là do lỗi dịch chứ. Tất nhiên vẫn có những "vết" cơ bản của NLS (nhân vật thiếu tính cách, càng về sau càng đuối, kết gây hụt hẫng). Truyện ly kỳ gớm ghê, đọc giải trí được rồi. Tôi thấy hay hơn nhiều mấy bộ khác cùng tác giả. Còn bộ Phi yến kinh long gì đó mà bằng hữu nhắc tới thì, xin lỗi, anh em ở Việt nam gồm cả tôi luôn cũng chỉ nghe mà thèm thôi , vì đã có bản tiếng Việt đâu mà. Hay bằng hữu bỏ công dịch ra tiếng Việt cho anh em được hưởng sung sướng với.
    Về bộ Xác chết loạn giang hồ, tôi cho rằng nó là của NLS, chỉ là cảm nhận thôi - từ ngôn ngữ, tình tiết, đến những nét dở cơ bản (như vừa nãy tôi đã nhắc). Rất tiếc ko có điều kiện tra cứu công phu như bạn. Còn bộ Đàn chỉ thần công tiếp sau thì tôi nghi là do ông Việt nam nào đó nối vào, chất lượng hơi bị kém. Bằng hữu tra cứu giùm rồi post lên cho anh em cùng biết.
    Tôi thấy giang hồ đều công nhận bằng hữu là cao thủ đệ nhất về Cổ Long tiên sinh. Tôi phải luyện lại rồi xin phép được trao đổi thêm với bằng hữu cho vỡ ra cái hay cái đẹp mới được. Thú thật tôi đã đọc độ 20 bộ (phần lớn là những bộ có tiếng, chắc ko phải do đàn em viết hộ) của Cổ Long nhưng ko thể nào đánh giá cao tiên sinh.
    Kính
    love is much more than a feeling...........
  2. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Phi yến kinh long kể về đệ tử Côn Luân là Dương Mộng Hàm, bối cảnh xoay quanh cuộc tranh giành 2 bảo vật: vạn niên hoả quy và Quy nguyên bí kíp. Nếu bạn thích Ngoạ Long Sinh, có thể tìm đọc ở Việt Nam hoặc trên mạng Giáng Tuyết Huyền Sương (tên tiếng Việt là Nhất thủ kim liên thoa và Huyết Trì đồ). Ngày xưa báo Sài Gòn tiếp thị cũng đăng Thiên Long giáp của NLS nhưng rất tiếc là dang dở. Ông này còn một bộ nữa cũng khá nổi là Tiên hạc thần châm (bản tiếng Việt là Tiên hạc thần kim), bạn cũng có thể tìm xem phim, phim bộ của TVB và phim điện ảnh. Mình đặc biệt thích phim điện ảnh, có Lương Triều Vỹ, Lưu Tùng Nhân, Mai Diễm Phương, Quan Chi Lâm và Trương Thiết Lâm (hồi này còn trẻ, nhìn cũng ngộ lắm). Mình có thể kể ra danh sách các truyện của NLS đã dịch ra tiếng Việt để bạn tìm đọc: Vô danh tiêu, Thiên kiếm tuyệt đao, Kim kiếm điêu linh (đặc biệt cuốn này do nhà thơ Bùi Giáng chuyển ngữ, khá thú vị về mặt văn chương), Thiên hạc phổ, Thiên Long giáp, Ngọc thoa minh (tên tiếng Việt là Bích huyết kim thoa), Tiên hạc thần châm, Tố thủ kiếp.
    Vì không thích NLS lắm nên mình chỉ biết có ngần ấy thông tin. Mong giúp ích được cho bạn!
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
    Được Loving sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 29/11/2003
  3. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Như vậy Huyết trì đồ chính là Phi yến kinh long à. Tôi đọc rồi, thú thật ko thích lắm.
    Mấy truyện của NLS bạn kể tôi đã đọc rồi, trừ Kim kiến điêu linh và Thiên long giáp. Mà biết đâu 2 cuốn đó tôi cũng đã đọc từ xưa, cái thời mà truyện kiếm hiệp phải thay tên đổi họ. Hoá ra Thiên kiếm tuyệt đao là của NLS, trc giờ tôi vẫn đoán già đoán non. Tôi vẫn thích Vô danh tiêu hơn cả.
    Cảm ơn bằng hữu. Hy vọng gần đây sẽ được giao lưu với huynh đệ về Cổ Long tiên sinh. À nick Ngon Gio Buon có phải là của bằng hữu ko vậy, xin lỗi nếu ko phải.
    Chúc vui
    love is much more than a feeling
  4. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải NGB. Hình như đó là con gái. Văn CL người yêu cũng lắm mà kẻ ghét cũng nhiều. Không nên miễn cưỡng, nếu mình thực sự không thích.
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
  5. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Bộ đầu tiên của Cổ Long tôi đọc là Nguyệt dị tinh tà, thấy ko có gì đặc biệt. Đọc đến Đa tình kiếm khách Vô tình kiếm thì mê mệt. Với 3 bộ gói trong Long Hổ Phong Vân thì vừa mê vừa say. Phải nói là tuyệt với vì lần đầu được đọc 1 tác giả đáng nể sau Kim Dung, phong cách khác, triết lý khác, nhân vật khác. Ân thù kiếm lục cũng rất khá, tôi khoái nhất là trân đấu cuối cùng giữa Phương Bửu Ngọc và kiếm sĩ Phù Tang. Trong khi moi người hi vọng 1 trận đấu long trời lở đất thì bụp 1 phát, ánh kiếm loé lên, 2 bên dang ra, 1 người gục xuống. Chỉ 1 chiêu thôi. Chỉ có Cổ long mới xử lý như vậy. Bộ Võ Lâm Ngoại sử cũng thật xuất sắc, xứng đáng là bước ngoặt trong cuộc đời cầm bút của tiên sinh. Để tôi nhớ nốt xem còn bộ nào nữa mà tôi đã đọc mà thấy được. À Đại kỳ anh hùng truyện cũng được, có phần cuối hơi đuối. Lưu hương đạo soái tạm được, nhưng mà tôi thấy ko xứng đáng được coi là 1 trong 100(?) tác phẩm hoa ngữ hay nhất thế kỷ 20 như bằng hữu nào đó đã giới thiệu.
    Còn nhưng tãc phẩm khác của tiên sinh thì theo tôi là đáng thất vọng (dĩ nhiên tôi chỉ nói những bộ mà tôi đã đọc thôi nhé, độ mười mấy truyện gì đấy). Theo tôi sở đoản của Cổ Long có thể tóm thế này:
    Tiên sinh ko được uyên bác cho lắm nên khi viết cứ phải gồng mình lên một cách khổ sở. Giá CL chỉ có độ xấp xỉ 20 tác phẩm cỡ như Đa tình kiếm khách hoặc kém hơn chút ít thì hình ảnh tiên sinh đã đẹp hơn nhiều. Thế mà tiên sinh lại viết quá nhiều, càng đọc càng nhàm, càng đọc càng thấy lộ ra cái nền ko vững về văn hoá. Việc vay mượn cách viết truyện trinh thám phương Tây là một ví dụ về sự thua kém của CL so với KD. khi nói về truyện kiếm hiệp Trung Hoa thì người đời phải nhắc tới KD mà ko phải CL trc tiên 1 phần có lẽ cũng vì lý do này. Để tăng phần hấp dẫn của truyện CL thường xuyện đưa vào những triết lý rùng rợn. Có một số câu thiệt hay, và những câu đó sẽ góp phần tôn lên những tác phẩm hay. Nhưng nếu mấy mớ triết lý đó nằm trong mấy truyện dở (Bích huyết Tẩy ngân thương chẳng hạn) thì gây phản cảm. Vả lại do CL có nhiều đầu sách quá cho nên nhiều khi đọc sách của ông thấy mệt vì quyển nào cũng đầy triết lý, nhiều câu khá ...rẻ tiền (xin lỗi loving nghen). Đời có luật rồi, nhiều quá thì ngấy. Túm lại CL chỉ có thể được coi là một quái kiệt võ lâm. Ông ko ở tầm của KD - 1 bậc trí giả khôn ngoan (cũng may KD khá giả, ko phải viết sách kiếm tiền, nếu ko ông đẻ ra độ 30-40 cuốn thì chắc cũng ko được kính trọng như hiện nay vì chắc trong số đó sẽ có khoảng 20 cuốn loanh quanh ở trình độ của Bích huyết kiếm hay Hồng Hoa Kiếm). Trên đây là những nhận xét sơ sơ của tôi thôi, những thứ chê bai khác Ngon Gio Buon đã post lên cả rồi.
    love is much more than a feeling......
  6. Ngon_Gio_Buon

    Ngon_Gio_Buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    0
    CL và KD khác nhau rất nhiều , chỉ đôi ba câu đàm luận e rằng ko đủ . Nói nhà KD khá giả , ko phải bán văn lấy tiền ư ? - e là ko phải - bằng hữu nên biết rằng KD là 1 kỳ nhân , ông xây dựng cuộc đời mình từ 2 bàn tay trắng . KD đã trải qua nhiều cảnh ngộ oái oăm , nhiều phen thử sức nhưng kỳ lạ thay ..... lĩnh vực nào của ông cũng xuất sắc . Ông từng làm phóng viên , biên tập , chủ bút chuyên mục , bình luận điện ảnh , biên kịch điện ảnh , đạo diễn phim , tác gia võ hiệp , nhà doanh nghiệp , nhà báo , nhà chính luận , nhà hoạt động xã hội và là 1 học giả .
    Đừng nói câu " nếu KD đẻ thêm khoảng 20 -40 bộ " bởi vì thực tế ông là con người rất có tầm nhìn , có khả năng phân tích và thực sự có tài . Ông đã tự vượt qua chính mình , vượt qua cái giới hạn về tiểu thuyết võ hiệp ở bộ truyện cuối cùng Lộc Đỉnh Ký . Ông đã tự dừng lại tu sửa các bộ truyện khác - điều này thể hiện cái tầm nhìn của ông ( bởi vì khi ông phong bút đã có rất nhiều fan KD muốn ông tiếp tục viết nhưng ông đã từ chối )
    Nói về KD thì còn nhiều điều để nói , vài dòng ko thể thoát hết ý , để hôm nào mạng ttvnol ổn định , NGB sẽ post lên cho các bằng hữu có nhã hứng thưởng lãm .
    Nói Cổ Long vay mượn ý tưởng của các truyện nước ngoài để che đậy cái thiếu sót về văn hoá lịch sử thì ko thoả đáng lắm . Nên nói Cổ Long thổi vào kiếm hiệp truyện 1 luồng sinh khí mới thì đúng hơn . Triết lí Cổ Long sâu sắc và bí ẩn , đọc 1 , 2 lần ko thể hiểu hết . Cổ Long ko đề cập đến văn hoá lịch sử ở trong truyện nếu xét về 1 khía cạnh nào đó lại là điểm rất hay ...bởi vì người đọc sẽ cảm thấy nhân vật gần gũi với chúng ta hơn , có 1 cái gì đó chân thực hơn với cuộc sống hơn , giúp cho triết lí trong truyện càng thêm phần sâu sắc ,......
    Hơn nữa , nếu Cổ Long ko cách tân ( tức là vay mượn theo ý của sweet bằng hữu ) các truyện của mình để độc giả cảm thấy mới mẻ ( 1 luồng gió của phương Tây ) thì làm sao Cổ Long xứng với cái tên nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp được ???
    ( loving huynh ......................hết ý kiến )
    Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
    Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
     
  7. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin được nói về vấn đề vay mượn. VÌ Kim Dung đã quá xuất sắc nên CL đã mượn trinh thám làm nền (background) để làm nổi thêm các nhân vật của mình. Lúc trước có 1 số ý kiến khá ấu trĩ cho rằng CL không hấp dẫn vì nhân vật (như SLH, LTP, Thẩm Lãng, Đinh Hỷ...) vừa vào đầu đã giỏi ngay. Nếu các nhà trinh thám này còn mất công luyện võ nữa thì e rằng thủ phạm gây ra các vụ án tày đình trên giang hồ đã chết rục xương hoặc bị cao thủ khác lật tẩy từ lâu. Chính xác là CL đã đi theo một đường hướng khác, cái kiểu khắc khổ luyện võ, tắm máu trả thù là lối mòn trong kiếm hiệp chỉ xuất hiện trong văn CL ở giai đoạn đầu, về sau không có nữa.
    Vay mượn, dùng từ này e không ổn. Chịu ảnh hưởng thì đúng hơn. Ai cũng biết CL mượn nguyên đoạn đầu trong Godfather (Bố già - Mario Puzo) để mở cho Lưu Tinh, Hồ điệp, kiếm, nhưng các fan của KD có bao giờ nghĩ tới ông cũng mượn nguyên truyện ngắn Mateo Falcon trong tập Vệ nữ thành Mill (hoặc Bức tượng đồng đen - tuỳ bản dịch trước hay sau 75) của Prosper Mérimée để viết về đoạn Văn Thái Lai (Thư Kiếm ân cừu lục) trốn trong giếng cạn nhà Chu Trọng Anh? Cậu bé trong Mateo Falcon tham cái đồng hồ, còn cậu bé trong TKACL tham cái kính viễn vọng, nhưng đều trả giá bằng cái chết. Hình tượng Tạ Tốn, nếu ai đọc nhiều chắc sẽ nhớ tới tiểu thuyết Sói biển (Seawolf) của Jack London.
    Về tính triết lý của CL trong các tác phẩm của mình, bạn sẽ thấy chúng không sáo hay rẻ tiền nếu quan tâm tới văn cảnh đi liền nó. Ví dụ trong Hoả tính Tiêu Thập Nhất Lang, Phong Tứ nương có nghĩ, cảnh hoàng hôn hùng vĩ dù có đẹp mấy cũng chẳng bẳng khói cơm chiều bay ra từ bếp nhà ai (tôi chỉ nhớ đại ý). Câu này nếu đứng một mình, có thể người đọc sẽ nghĩ nó là sáo. Nhưng xin thưa, lúc đó Phong Tứ Nương đang đói mềm ruột mà một mình chơ vơ trên ngọn núi không người. Hay trong Tiền chiến hậu chiến, Diệp Cô Thành có nói với TMXT, đại ý là càng lên cao càng lạnh, cao nhân tất phải tịch mịch. Đúng vậy, nó cũng giống tâm sự của TMXT, muốn đạt cảnh giới tối cao ở bất cứ lĩnh vực gì, người ta phải hiến dâng bản thân mình cho lĩnh vực đó. Nên TMXT đã tỏ ra cảm thông với cái chết của Trương Anh Phong (đệ tử Độc Cô Nhất Hạc) vì người này có tài nặn sáp ong siêu việt, lúc nào cũng có mang sáp ong theo người để khi rảnh lấy ra nặn. Cũng như TMXT, lúc nhỏ khi ngủ cũng ôm kiếm vậy. Những triết lý như vậy đọc lên có thể tầm thường nhưng khi gắn với văn cảnh thích hợp, chúng hoàn toàn "đắc địa".
    Tạm thế đã nhé...
    And God saw the light, that it was good; and God divided the light from the darkness.
    Được Loving sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 03/12/2003
  8. moonstruck

    moonstruck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc khoảng hai chục truyện của Cổ Long (vnthuquan.org), và thấy có khá nhiều tác phẩm có văn phong và tư duy không giống Cổ Long, như "Lôi Âm ma công", "Long kiếm truy hồn", "Đoạn hồn tuyệt cung", "Thiên Đăng" (mấy bộ này quá tầm thường, không tính), và đặc biệt, một bộ mà tôi không hiểu nó hay ở chỗ nào: "Ân thù kiếm lục" (Cán hoa tẩy kiếm lục?). Dường như bộ đó không phải của Cổ Long thì phải, có chăng thì chỉ thấy một chút về chiêu kiếm vô địch là tương tự thôi.
    Ngoài ra ai đó làm ơn trả lời dùm tôi câu hỏi này: Xác chết loạn giang hồ - Đàn chỉ thần công hay ở chỗ nào?
    Quan niệm về võ công của Cổ Long đối với tôi khá là khó ưa: nó không có một cái gì tương tự trong thực tế cả. Trong thực tế (trong các khả năng của con người), không có gì vô địch, không có gì là không thể tránh được, không có gì là không thể đo lường được. Nhưng trong tiểu thuyết của Cổ Long thì có. Tỉ như Thập ngũ kiếm trong "Đoạt mệnh thập tam kiếm" (Yến thập tam), hay là chiêu "Thiên ngoại phi tiên" của Bạch vân thành chủ Diệp Cô Thành (Trong bộ Lục Tiểu Phụng)...
    Hơn nữa, đối với tôi, các nhân vật của Cổ Long không sống động, không người như là các nhân vật của Kim Dung (Có lẽ bởi vì tôi không thích hình mẫu lãng tử. Đó cũng có thể là một trong các lý do mà tôi không thích Tiếu Ngạo giang hồ chăng?).
    Nói chung, cũng có thể do tôi chưa đọc nhiều (thiếu Tiêu Thập nhất lang, do không đủ kiên nhẫn, Đại nhân vật do bên Nhạn môn quan chưa post đủ, Thiên nhai Minh nguyệt đao, Vietkiem chưa post đủ), chứ tôi thấy Cổ Long chỉ có Đa tình kiếm khách vô tình kiếm + phần sau, hình như gọi là Huyết Tâm lệnh (?) (phải đủ cả hai phần) chứ còn Võ Lâm ngoại sử dường như được đánh giá cao chỉ vì nó là tác phẩm đột phá, chứ không phải do nó thật sự hay thì phải. Biên thành lãng tử không có gì đặc biệt, Cửu Nguyệt ưng phi cũng thế.
    Còn Ưu Đàm Hoa thì tởm rồi, không cần phải nói.
    Tôi nhớ có truyện tên là "Ma diện Ngân kiếm", trời ơi sao mà ngu thế không biết! Không biết truyện đó của ai?
    Tôi chưa đọc tác phẩm nào của Lương Vũ Sinh, không biết có hay không.
    Khi trước tôi ra hàng truyện thấy có truyện Tiểu Lý phi đao, nhân vật chính là Quách Thám hoa, cũng sử dụng phi đao như Lý thám hoa chính hiệu vậy, truyện đó rất giống với Lôi âm ma công, không biết là do ai viết nhỉ?
  9. sweetformysweet

    sweetformysweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    1
    Tôi ko ưa truyện của Cổ Long, có lẽ cơ bản là vì nhiều triết lý quá. Có những câu rất hay nhưng cũng rất nhiều câu tầm thường. Và có lẽ nhiều triết lý tầm tầm trong những tác phẩm tầm tầm (Cổ Long có những tuyệt tác thực sự như Đa tình kiếm khách...nhưng rõ ràng số tác phẩm dở của ông rất, rất nhiều) làm cho tôi cảm thấy mệt mỏi.
    Bằng hữu monstruck đọc khá nhiều đấy. Tôi nghĩ nếu đọc Cổ Long nhiều thế thì phải phân biệt được thật giả chứ. Mấy tác phẩm bằng hữu nhắc tôi đều đọc cả và chắc ko phải là của Cổ Long tiên sinh. Văn phong khác hẳn. Nếu chịu khó ra 1 hàng thuê truyện nào tg đối chịu mua truyện mới bạn sẽ thấy vô vàn những tác phẩm tg tự đề tên tác giả Cổ Long, nội dung thì toàn là bùm...chát...hự. Theo tôi 2 bộ Ân thù và Võ lâm ngoại sử hay đấy chứ. Nhất là Võ lâm ngoại sử, ngoài ý nghĩa khai sơn phá thạch ra thì nội dung rất hấp dẫn, các nhân vật đầy tính cách, và kết thúc thật tài tình. Bộ Ân thù đọc hơi mệt (triết lý , vấn đề muôn thuở) nhưng nhìn chung cho là hay thì cũng ko phải do nịnh 2 bằng hữu Loving va Ngon Gio buon.
    Võ công trong truyện của Cổ long thì thì đã có nhiều người nói rồi. Đại khái là cao thủ chỉ phân cao thấp trong 1 chiêu thôi, ko có đánh nhau mấy trăm hiệp như mấy tác giả khác. Theo tôi đây là 1 sự phá cách của CL tiên sinh, ko có gì lạ. Còn nhân vật của Cổ Long thì đúng là ko "người" vì luôn cô độc, ko đi theo đường lối "học được võ công tuyệt thế, lãnh đạo quần hùng đi diệt quần ma" thông thường. Again, đây vẫn là sự đổi mới trong cách viết. Cổ Long sẽ ko gây được tên tuổi như ngày nay nếu ông ko có những tìm tòi, đổi mới như vậy.
    Còn truyện Tiểu lý Phi đao mà bạn nhắc là sách nhái thôi, những đứa con vô thừa nhận như nó nhiều lắm, ko cần thắc mắc đâu.
    Mong được giao lưu thêm
    love is much more than a feeling....
    Được sweetformysweet sửa chữa / chuyển vào 20:08 ngày 03/12/2003
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Các bằng hữu ơi, trở về Ngọa Long Sinh đi chứ. Cứ bàn thế này thì lại trở thành Kim Dung vs. Cổ Long thôi.
    Trước tiên có 1 thắc mắc nhỏ dành cho Loving huynh: Phi yến kinh long chính là Giáng Tuyết Huyền Sương à? Theo tại hạ đã đọc Nhất thủ kiếm liên hoaHuyết trì đồ thì là câu chuyện kể về Phương Thiện Nam, đệ tử của Hà Dương tiêu cục Châu Phối và 2 cô con gái là Trần Huyền Sương, cháu nội của Trần Thiên Tướng - đệ tử của La Huyền, và Mai Giáng Tuyết, đệ tử của Minh Nhạc nhạc chủ - cũng là đệ tử của La Huyền. Đâu có gì liên quan đến Dương Mộng Hàm và phái Côn Lôn? Hơn nữa, tên tiếng Hoa của bộ này như huynh nói là Giáng Tuyết Huyền Sương, xin hỏi trong bản gốc 2 cô nương này có dây mơ rễ má gì với nhau hay kô? Nếu kô sao tên truyện lại đề tên 2 người? Trong bản tiếng Việt thì rõ ràng 2 cô chả có quan hệ gì với nhau cả.
    Riêng về Xác chết loạn giang hồ thì quả nhiên có thú vị. Tính cách của Tiêu Lĩnh Vu nói chung cũng kô có gì đặc biệt lắm, cũng thuộc kiểu đại hiệp quân tử, có đôi chút gàn dở (thiếu linh hoạt và quyền biến). Cái hấp dẫn chính là ở những âm mưu kỳ bí, ở cốt truyện ly kỳ. Độc giả khá hồi hộp khi theo dõi những màn đấu trí giữa Tiêu Lĩnh Vu và Thẩm Mộc Phong, hay như tò mò muốn biết kết quả cuộc tình giữa Tiêu Lĩnh Vu và Khâu Tiểu San, cũng như mối tình của công chúa Băng cung Bách Lý Băng. Dĩ nhiên cũng có 1 số chi tiết thừa, như các nhân vật phụ thật sự kô được đặc biệt lắm. Tính cách của nhân vật chính lẫn phụ khá nhạt. Sang đến Đàn chỉ thần công thì nửa đầu khá hay, nhất là đoạn vào Cấm cung. Nhưng về sau lại đuối sức, chưa kể những chi tiết vô lí như lão già truyền nội công lại cho Tiêu Lĩnh Vu.
    Tóm lại, truyện Ngọa Long Sinh chỉ có thể ở mức trung bình - khá và khá mà thôi. 1 số tác phẩm như Xác chết loạn giang hồThiên kiếm tuyệt đao thì ở mức khá - hay. Đặc biệt như Thiên kiếm tuyệt đao thì sự đối lập giữa Vương đạo Cửu kiếm và Hoàn vũ Nhất đao được Ngọa Long Sinh khắc họa tài tình và đầy cuốn hút. Cái hay của Ngọa Long Sinh là ông sáng tác được rất nhiều âm mưu kỳ bí, những trận đánh long trời lở đất, những chiến dịch dài hơi. Tuy nhiên cái dở của ông là kô biết giải quyết, kết thúc những vấn đề đấy như thế nào cho hay, chứng tỏ sự đuối sức trong cuộc đua đường trường. Về điều này thì Ngọa Long Sinh đã thua Kim Dung. Càng thua cả Cổ Long khi thực sự kô biết lượng sức mình. Những bộ truyện nổi tiếng của Cổ Long đa phần là ngắn, còn những bộ dài thì đều lâm cảnh đầu voi đuôi ngựa (chưa đến mức chuột như Ngọa Long Sinh).
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.

Chia sẻ trang này