1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đam mê đồ cổ và con đường dẫn đến Vespa, góc của những thú vui gàn dở

Chủ đề trong 'Những người bạn VESPA' bởi VespaManiac30, 19/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Đam mê đồ cổ và con đường dẫn đến Vespa, góc của những thú vui gàn dở

    Có một đam mê là có thêm một nguồn vui trong đời, tất cả chúng ta ở đây chắc chắn sở hữu một đam mê bất diệt đó là sự say mê dành cho xe Vespa và những chiếc Scooter đại diện cho sự sành điệu và đỉnh cao của thiết kế Mỹ thuật của một thời vàng son. Con đường dẫn đến đam mê đó đối với mỗi người có thể khác nhau. Người này mê Vespa vì nó là chiếc xe máy đầu tiên trong đời anh ta đã từng chạy, ngồi lên nó nhắc anh ta nhớ lại một thuở xa xưa khi các cô trầm trồ nhìn theo anh chàng thanh lịch trên chiếc xe hợp mốt, người kia mê Vespa vì giá trị lịch sử và kiểu dáng tuyệt vời không phai nhòa theo năm tháng. Riêng tôi, niềm đam mê Vespa đi từ niềm đam mê lớn của những cổ vật tuyệt vời cùng sở thích sưu tầm phát triển theo năm tháng. Từ thuở bé sưu tầm...bao thuốc lá, nút chai đến thời..bớt bé, sưu tầm tem, ảnh bóng đá đến khi trưởng thành ( Cái này có xảy ra chưa, trời biết ) mê ảnh đen trắng, tranh nghệ thuật và sưu tầm những vật dụng cổ: Quạt cổ, máy ảnh cổ, đồng hồ cổ và điện thoại cổ...

    Những món đồ cổ như trên có một sức quyến rũ đặc biệt vì chúng được đầu tư thiết kế với tinh hoa của người kỹ sư thiết kế, của những nghiên cứu thiên về khả năng hấp dẫn người tiêu dùng cũng như vẻ đẹp và tính năng lâu dài của sản phẩm. Người Mỹ có câu "They don''''''''t make them like they used to anymore" để chỉ những sản phẩm hàng loạt mỏng manh và thiếu cá tính ngày nay với những đồ vật khi xưa. Những vật dụng cổ không chỉ làm phận sự của chúng mà còn chứa đựng trong lòng vô số kỷ niệm. Trước tiên xin kể về một vật khá thông thường trong cuộc sống, đó là cái điện thoại...

    ĐIỆN THOẠI: CUỘC PHIÊU LƯU TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ 19 ĐẾN THẾ KỶ HAI MƯƠI...

    Giới trẻ ngày nay quá thoải mái với chiếc điện thoại di động chắc ít người nhớ đến ông tổ Alexander Graham Bell và chiếc điệt thoại đầu tiên năm 1876, chắc chắn rằng Mr. Bell có nằm mơ cũng không thấy được tương lai của điện thoại lại phát triển đến mức này nhưng chúng ta hãy quay ngược dòng thời gian đến với những chiếc điện thoại gia dụng đầu tiên vào đầu thế kỷ hai mươi.

    Đối với dân sưu tầm điện thoại cổ, sản phẩm như chiếc Strower Automatic này thuộc vào hàng vô giá vì nó là chiếc điện thoại để bàn quay số đầu tiên lại khá sớm vào năm 1905. Chiếc điện thoại đặc biệt này được sử dụng ở châu âu vì ở Mỹ lúc đó vẫn chưa có hệ thống quay số. Để ý cái vòng quay số khá đặc biệt. Người châu âu đã có thể buôn dưa qua điện thoại trong khi dân Mỹ nhấc điện thoại lên là lập tức nghe "Alô tổng đài đây" với nhiệm vụ nối đường dây cho bất kỳ ai bạn muốn gọi vốn chỉ nằm trên đầu ngón tay vì điện thoại vẫn còn là một món xa xí phẩm, không phải gia đình nào cũng có được.

    Strower Automatic, 1905


    Ở Mỹ, nhiều công ty sản xuất điện thoại mọc lên nhưng 4 con rồng của kỹ nghệ điện thoại lúc này với mẫu mã và tính năng được ưa chuộng nhiều nhất là các hãng Western Electric, Stromberg Carlson, Automatic Electric và Kellogg. Trong số đó, Western Electric chiếm ngôi vị số một nhờ là công ty cung cấp điện thoại cho mạng lưới Bell và sau này, nhờ sự góp mặt của kỹ sư thiết kế nổi danh Henry Dreyffus.

    Thời gian đầu thế kỷ hai mươi, điện thoại để bàn hầu như đều giống nhau, đó là loại "chân đèn cầy" (Candlestick phone ) khi người nói cầm ống nghe áp vào tai và tay còn lại thì nhấc cây điện thoại lên nói vào cái ống nói hình cái phễu. Điện thoại giai đoạn này không có vòng quay số như đã nói ở trên, đồng thời không có chuông. Chuông báo được nối riêng. Hộp chuông bằng gỗ hoặc bằng sắt hay nối cao lên tường, tất cả đều reng như...chuông báo giờ ăn của nhà tù, bảo đảm người sắp chết cũng bật dậy nghe cú điện thoại cuối cùng. Nói đến lịch sử của điện thoại thì không thể không nói đến Hollywood cùng những hình ảnh lịch sử. Điện thoại chân đèn cầy có thể nhìn thấy qua những phim thời vàng son, điển hình là "It happened one night" với Clark Gable.

    Điện thoại chân đèn cầy của Western Electric. Điện thoại này còn được thấy trong phim gần đây là "The Green Mile" với Tom Hanks đóng.


    Hộp chuông bằng gỗ, cũng của Western Electric


    Điện thoại của hãng Kellogg, năm 1907






    Được VespaManiac30 sửa chữa / chuyển vào 03:41 ngày 19/07/2004
  2. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    THẬP NIÊN 10
    Đến cuối những năm 10, nhu cầu cho điện thoại với vòng quay số ngày càng cao cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ nghệ Hoa Kỳ, mức sống của người dân tăng lên và điện thoại bắt đầu trở thành vật không thể thiếu của những công ty, báo chí và của những cá nhân giàu có mà nổi bật trong giai đoạn này là ông trùm dầu hoả John D. Rockefeller. Điện thoại chân đèn với vòng quay số đầu tiên ra đời vào năm 1919 và lập tức trở nên phổ biến do sự giản tiện trong việc sử dụng, chỉ việc thò ngón tay quay vài số là bạn có thể được tổng đài liên lạc ngay với người bạn cần liên lạc, không còn cảm giác "thiếu riêng tư" như trước kia, tuy rằng đôi khi nhân viên tổng đài rách việc vẫn có thể móc dây nghe trộm điện thoại của bất kỳ ai.
    Điện thoại vòng quay số của hãng Automatic Electric với hộp chuông bằng sắt
    Điện thoại của hãng Western Electric
    Sự khác nhau giữa điện thoại của western Electric và Automatic Electric nằm ở cái bảng nhỏ phí dưới "cái phễu" nói của Western Electric và vòng quay số: Móc chặn vòng quay số của Western Electric nằm bên hông vòng quay trong khi móc chặn của Automatic Electric nằm phía dưới.
    Trong khi đó, Stromberg Carlson và Kellogg chỉ gắn thêm vòng quay số vào chân đứng của máy thay vì làm hẳn một loại điện thoại vòng quay số như hai hãng kể trên.
    Điện thoại của Stromberg Carlson trước khi có vòng quay số.
    Được VespaManiac30 sửa chữa / chuyển vào 04:34 ngày 19/07/2004
  3. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    THẬP NIÊN 20
    Sự phổ biến của điện thoại dẫn đến đòi hỏi cho việc phát triển tính tiện dụng của nó, mục tiêu đề ra cho các kỹ sư thiết kế là làm sao để nói chuyện điện thoại chỉ phải dùng một tay thay vì bê hai tay với điện thoại chân đèn. Stromberg Carlson đi đầu vào năm 1919 với deskset cradle và ống nghe đặc biệt với ống nói chụp vào miệng như sợ đối phương không nghe hết âm thanh.
    Điện thoại của Stromberg Carlson năm 1919
    Tuy nhiên, điện thoại của Stromberg Carlson lại không được hâm mộ cho lắm, có lẽ người tiêu dùng chờ đợi những tính năng tốt hơn là ống nói ống nghe liền nhau. Trong khi đó, điện thoại chân đèn vẫn được ưa chuộng có lẽ vì người ta đã quen và chưa nỡ từ bỏ nó. Đến 9 năm sau, khi sự đổi mới trở nên cần thiết, Western Electric và Automatic Electric nhận thấy cơ hội và cho ra đời những chiếc điện thoại nhỏ gọn với vòng quay số và ống nghe với ống nói liền nhau đầu tiên.
    Điện thoại của Western Electric, model 102, do kỹ sư trẻ Henry Dreyuss thiết kế sau một chuyến du lịch châu âu, năm 1928.
    Điện thoại Monophone đầu tiên của hãng Automatic Electric
    Tuy nhiên điện thoại giai đoạn này vẫn phải dùng hộp chuông riêng, một vấn đề mà các kỹ sư thiết kế đang nhắm tới cho tương lai của những chiếc điện thoại dần dần trở thành vật không thể thiếu trong mỗi nhà.
    Được VespaManiac30 sửa chữa / chuyển vào 04:34 ngày 19/07/2004
  4. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    THẬP NIÊN 30
    Đầu thập niên 30, các hãng điện thoại hướng tới việc thiết kế một loại điện thoại compact chứa tất cả những khả năng của cradle phone đồng thời có sẵn chuông ở phía trong giúp cho điện thoại đỡ cồng kềnh. Việc này gặp một số khó khăn ban đầu vì giới tiêu dùng quá mê chiếc điện thoại mới thiết kế của Henry Dreyfuss đó là chiếc 202 vốn không khác bao nhiêu với WE102 chỉ có đế rộng hơn nhưng chiếc điện thoại này có sức hút đặc biệt dù rằng vẫn phải sử dụng hộp chuông riêng nhưng hai bộ phận này có vẻ xứng đôi bên cạnh nhau. Điện thoại này có trong phim "The Thin man", "Cassablanca" và phim kinh điển "The Godfather" ( Đoạn Sony Corleone nhận điện thoại báo tin bố già bị bắn )
    Điện thoại Western Electric Model 202, năm 1930
    Để đánh bại các đối thủ cạnh tranh, Stromberg Carlson đi tiên phong lần nữa với chiếc điện thoại tổng thể đầu tiên với chuông nằm phía trong điện thoại, tuy nhiên, nhanh tay không bảo đảm chiến thắng khi chiếc điện thoại "Fat boy" của Stromberg Carlson trông cứ như là nó vừa...xơi tái một hộp chuông và chưa tiêu hóa hết. Người sưu tầm điện thoại thích Fat Boy vì tính chất lịch sử nhiều hơn thẩm mỹ..Một lần nữa, Stromberg Carlson vuột mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
    Stromberg Carlson 1212 "Fat boy"
    Western Electric giật cơ hội của Stromberg Carlson khi cho ra đời thiết kế mới nhất của Henry Dreyfuss, đó là chiếc điện thoại 302, một trong những chiếc điện thoại được ưa chuộng nhất trong lịch sử, thường được giới sưu tầm biết đến qua cái tên "I love Lucy" vì lý do WE 302 được nhìn thấy nhiều lần trên chương trình TV này. Thân của chiếc 302 được làm bằng sắt trong những năm đầu tiên nhưng khi thế chiến thứ hai bùng nổ thì chuyễn qua Bakelite hoặc Thermoplastic để dành kim loại cho chiến tranh. Hiện nay điện thoại 302 nằm kiêu hãnh trong bảo tàng thiết kế tại New York.
    Western Electric 302, 1937
    Automatic cũng theo gót và cho ra Monophone 2 với thiết kế sang trọng và được ưa chuộng hơn bởi giới thượng lưu.
    Giai đoạn này, Kellogg có cho ra một loạt những loại điện thoại khá lạ mắt, điển hình là Pyramid phone và điện thoại "gạt tàn". Pyramid phone chỉ là điện thoại để nghe và nói chứ không gọi được, nối theo điện thoại chính, kiểu dáng ảnh hưởng của phong cách Art Deco. Trong khi điện thoại "gạt tàn" có hai chỗ hõm ở đáy, dùng để đặt ống nghe trong khi chờ đợi chạy đi gọi chủ nhà...ai mà tiện tay gạt tàn vào hai chỗ hõm đó có lẽ bị người sưu tập "binh binh vào đầu" ngay.
    Kellogg Pyramid 1025
    Kellogg "Ashtray" 925
    Được VespaManiac30 sửa chữa / chuyển vào 05:07 ngày 19/07/2004
  5. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    THẬP NIÊN 40
    Trong khi Western Electric chiếm lĩnh thị trường gia dụng, Automatic Electric đánh vào giới thượng lưu, Kellogg nhắm vào dân thích kiểu dáng lạ thì Stromberg Carlson có vẻ như đang lạc lõng trong thị trường điện thoại đang ngày càng mở rộng. Cái tên Stromberg Carlson có lẽ đã bị xoá nếu không nhờ kỹ nghệ sản xuất radio cứu gỡ. Có lẽ hãng này đã đi vào lịch sử vì để vọt mất quá nhiều cơ hội nếu không nhờ một cú đột phá vào đầu thập niên 40 đưa Stromberg Carlson trở lại trên bản đồ tiêu dùng. Chiếc điện thoại mới của Stromberg Carlson là sự chế biến từ Western Electric 302 nhưng lại hơn hẳn về thẩm mỹ. với bốn góc cắt và những đường nét uốn lượn trên tay cầm, Stromberg Carlson vừa hấp dẫn người tiêu dùng bình thường lẫn giới thượng lưu, ăn vào thị trường của cả Western Electric lẫn Automatic Electric. Một cải tiến quan trọng nữa của Stromberg Carlson phone là có tiếng chuông thanh và dễ nghe hơn tiếng "kẻng nhà tù" của Western Electric và Automatic Electric.
    Điện thoại Cradle của Stromberg Carlson, đầu thập kỷ 40
    Trong khi hai "đại gia" Western Electric và Automatic Electric án binh bất động, không cho ra mẫu mã mới nào trừ những biến thể về màu sắc của 302 và Monophone thì Kellogg cũng theo Stromberg Carlson cho ra mẫu mã mới là chiếc điện thoại "Red bar" có vẻ tròn trịa hơn so với các bà con. Kellogg không ồn ào như Western và Automatic nhưng có một thị trường riêng khá vững vàng.
    Kellogg "red bar" model 1000
  6. VespaManiac30

    VespaManiac30 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    THẬP NIÊN 50 TRỞ VỀ SAU
    Thập niên 50 coi như chấm dứt sự cạnh tranh của các hãng điện thoại lớn khi một số bị sang tên, một số bị đóng cửa do phá sản, chỉ có Western Electric vẫn còn mạnh mẽ trên thị trường suốt những năm 50 và 60 có thể lý do lớn nhất là sự liên kết với hãng điện thoại Bell trên toàn nước Mỹ. Các công ty còn lại tuy vẫn hoạt động nhưng kiểu dáng không còn đa dạng và độc đáo như trước nữa. Kỹ sư Henry Dreyfuss thiết kế mẫu mã mới nhất là Western Electric 500. Mẫu mã này sau đó được sản xuất bởi cả Kellogg, Automatic Electric. Stromberg Carlson có cho ra mẫu mã riêng để cạnh tranh với WE nhưng không thành công. WE500 hầu như là điện thoại chuẩn của giai đoạn này và chắc chắn vẫn còn được thấy đâu đó ngay cả ở Việt nam.
    Western Electric 500
    Henry Drefuss sau đó có thiết kế một mẫu mã đặc biệt cuối cùng cho Western Electric đó là chiếc điện thoại công chúa ( Princess phone ) được rất nhiều người ưa chuộng làm điện thoại phòng ngủ hoặc điện thoại trong phòng các cô gái mới lớn. Điện thoại công chúa có đặc điểm là nhấp nháy sáng khi có người gọi và kiểu dáng khá đặc sắc và nữa tính.
    Quảng cáo điện thoại công chúa trong thập niên 60
    Điện thoại cổ có một sức thu hút đặc biệt, như một dân sưu tầm cho biết, khó có thể dùng được một loại máy móc của mấy chục năm trước trong nền kỹ thuật thông tin hiện đại ngày nay, thế nhưng điện thoại cổ vẫn có thể sử dụng hàng ngày và có khả năng tồn tại hàng trăm năm nữa do kết cấu đơn giản và thiết kế cứng như sắt vững như đồng. Điện thoại WE 302 có thể dùng để nói chuyện, chặn hồ sơ và...tự vệ nếu cần. Không cảm giác gì bằng tự phục chế chiếc điện thoại cổ của mình và sử dụng nó, dù rằng để gọi một cú điện thoại từ Mỹ về Việt nam có thể làm bạn...vọp bẻ ngón trỏ dễ dàng..
  7. vespalangbat

    vespalangbat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    1.289
    Đã được thích:
    0
    Quả là quá độc hại ..!!! anh Gà chỉ dám chơi hàng nhái thôi vespaManiac .. sáng nay vừa ăn bánh Ú Vĩnh long vừa xem bài .. đã thiệt
    ... tiếp tục vài thứ độc hại nữa đi bà con ...chỉ cần vắn tắt như vespaManiac đã thấy đứ đừ ..có bác nào đổi điện thoại lấy vespa không ..!!??
  8. yendieu

    yendieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.523
    Đã được thích:
    0

    Đổi thế nào anh? Điện thoại đi PT bị nước biển ngấm vô cả đêm ấy à? Chỉ vì cái tội "Thuê bao này đang nằm cạnh thuê bao khác"
  9. vespalangbat

    vespalangbat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    1.289
    Đã được thích:
    0
    ... đọc bài của vespaManiac xong ..lò mò đi kiếm ... gặp ngay ông bạn ...có mớ alo cái nào cũng ring ring ..đã ghê..post lên nhờ maniac chỉ giáo..rước về 1 em

    ...vài món ...gọi là độc
  10. R_V_W_G

    R_V_W_G Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bác Gà ạ. Kiểu này em lại phải Nam du thăm bác rồi, tiện thể...

Chia sẻ trang này