1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đam mê võ thuật, tinh thông quyền cước, thập bát ban võ nghệ

Chủ đề trong 'Diễn đàn thể thao' bởi loading_123, 21/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Kirai rất nhiều. Rất mong có cơ hội gặp gỡ bạn. Rất muốn được nhìn thấy đôi chân vượt qua cơn đau để đạt tới thành công.
    Võ học đã nối được các con tim lại với nhau khi trong nó còn chảy những niềm đam mê.
    Hôm nào tụ họp anh em off cho vui đi.
    Kirai này, tôi có độc 1 chiêu ..PHẢN CHẶN... hì hì .... có lẽ cái cảm giác không thủ thế và nhìn thẳng vào mắt đối phương có 1 điều gì đó khiến tôi thích thú .... Không đỡ, không né ... mà chỉ có 1 điều ... ra sau tới trước.
    Không biết các bạn có tin không, nhưng cá nhân tôi tin rằng xung quang ta mỗi người được bao bọc bởi 1 luồng khí riêng. Luồng khí này trải qua tập luyện và bản chất mà ta có. Khi tôi chơi trò phản chặn của tôi.... có những người nhỏ bé họ cũng ..nhơn nhơn nhử tôi không thủ thế nhưng.... tôi sợ...luồng khí của họ quá mạnh lấn át của tôi làm khả năng ra đòn bị chùn xuống. Có thể hiểu được điều đó khi những người to lớn phủ phục trước Hitle khi đối diện với luồng khí của ông.
    hồi trước khi đo xương và kiểm tra ...tay tôi dài hơn người cùng chiều cao.....he he .... phản chặn tay sau là 1 lợi thế.....
  2. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0

    Buổi sáng trên sân nhỏ trước ngôi nhà mái ngói tại phường Trường Thọ, Thủ Đức, hàng chục học trò lớn nhỏ sắp hàng chỉnh tề dõi theo nữ võ sư 104 tuổi đang vào thế. Nói như vị võ sư này thì bà sinh ra ở thế kỷ 19, sống hết thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 vẫn còn đệ tử.
    Những sợi tóc mai dính bết mồ hôi trên từng khuôn mặt trẻ, những đôi mắt mở to chăm chú ánh lên niềm kính phục hướng tới từng cử động của thân người nhỏ bé đứng phía trước.
    Đến màn biểu diễn của đệ tử Lê Thanh Sang, nữ võ sư chầm chậm ngồi xuống ghế, nhận lấy song chùy từ tay một võ sinh vừa kịp đem tới, múa vài đường như để cổ vũ cho Sang - người vừa giành được chiếc huy chương vàng nội dung quyền thuật giải vô địch võ thuật cổ truyền toàn quốc.
    Nội ơi!
    Hết giờ học, nữ võ sư trở lại chiếc võng quen thuộc, lũ trò nhỏ chưa muốn về ngay mà vẫn nấn ná xung quanh. Bà giục: ?oTụi bây về đi chứ!?, vẫy tay chào cả đám, miệng nói ?obai bai? rồi chợt kéo Huỳnh Minh Nhật, cậu bé nhỏ nhất, lại gần hôn chụt một cái vào trán nói nựng: ?oCục vàng của tui đây!?.
    Nhật cười tít. Bé sinh năm 1998, thế mà đã sở hữu hai huy chương bạc, một huy chương đồng từ cúp võ cổ truyền bảy quận và năm huyện mới của TP.HCM năm nay.
    Thật lạ, tất cả võ sinh trong lớp học đều gọi bà bằng cái tên trìu mến là ?onội?. ?oNội? có cái đầu trọc như một ông lão nhỏ bé, đôi lông mày xếch kiêu hãnh trên vầng trán rộng khác thường, đôi mắt mở to như muốn thu nhận mọi vật, nụ cười móm mém rộng mở, giọng nói trong và vang như tiếng chuông.
    Có lẽ bởi khí chất khác người đó mà ngay cả người viết bằng khen của UBND TP.HCM cũng phải một lần... nhầm. Đó là vào năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng đất nước, nữ võ sư nhận được tấm bằng khen đề tặng ?oÔng Phạm Cô Gia? vì ?ođã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền, thiết thực lập thành tích nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố?.
    Tấm bằng khen đó hiện vẫn được treo trang trọng trên cột nhà, cách đó không xa là tấm ảnh phóng lớn chân dung nữ võ sư có khuôn mặt được điểm trang kỹ càng trong bộ áo dài khăn đóng truyền thống.
    Tinh thần Phạm Gia

    Võ phái Phạm Gia do bà sáng lập từ những năm 1940 đồng thời với quá trình bà tham gia kháng chiến, sau hàng chục năm chắt lọc tinh hoa từ truyền thống võ học gia đình cũng như từ các môn phái khác.
    Phạm Cô Gia xuất thân từ gia đình có truyền thống ba đời võ nghệ: ông nội Phạm Tăng Điều là một quan võ triều Nguyễn - người gốc Bắc, cha Phạm Tăng Đại là võ sư nổi tiếng trong thế kỷ 19, bác ruột là võ sư Trường Võ bị Bình Định nên dòng máu thượng võ đã chảy trong huyết quản từ khi mới lọt lòng.
    Tám tuổi nằng nặc đòi theo cha học đi quyền, đánh roi, 17 tuổi học hết các tuyệt kỹ của cha, bà được ông phong danh võ sư và khởi nghiệp tại võ đường Phạm Tăng Đại. Nhưng đối với bà, học võ cổ truyền chưa đủ.
    Bà không từ bỏ một cơ hội rèn luyện nào, từ việc dạy múa lân, theo bảo vệ các ngôi sao sân khấu như Phùng Há, Bảy Nam... đến đấu đài, biểu diễn võ thuật khắp nơi, học hỏi nhiều môn phái như võ giang hồ, võ Tàu, quyền anh. Mỗi cuộc tỉ thí là một bài học về võ đạo.
    Thời kháng chiến, bà vừa dạy võ vừa đóng vai trò nữ biệt động thành: 12 lần bị địch bắt giam và tra tấn dã man nhưng chúng không thể khuất phục người phụ nữ bé nhỏ. Cả 12 lần bà đều vượt ngục thành công. Phạm Cô Gia trở thành tên tuổi gắn liền với tài năng và một tinh thần thép.
    Nữ võ sư Phạm Cô Gia luôn dạy học trò rằng võ phái Phạm Gia mang tinh thần võ dân tộc, muốn thành tài không những phải khổ luyện mà còn phải trải qua đủ cay đắng ngọt bùi trong cuộc đời, rằng phải học đạo trước khi học võ.
    Bà đã từng cưu mang đệ tử qua các thế hệ. Đó là cô Tư Viễn - nữ cao thủ võ lâm một thời nổi tiếng trời Nam vì chiêu kén chồng độc đáo: thách đấu với đàn ông, anh nào chạm được vào cặp ngực thì sẽ cưới làm chồng - năm nay đã ngoài 60 tuổi và đang sống ở Mỹ.
    Đó là Trần Ngọc Lân, một võ sư giỏi không may ra đi trước cả sư phụ. Và gần đây nhất, năm gần 70 tuổi, bà xin một đứa trẻ từ cô nhi viện về nuôi cho ăn học, dựng vợ gả chồng, thậm chí còn trích một phần tiền bán ngôi nhà nhỏ của bà dành cho hai người gây dựng cơ nghiệp.
    Tham gia cách mạng từ thời kỳ đầu nhưng bà không đòi hỏi bất kỳ một hình thức đãi ngộ nào. Đệ tử giục bà khai báo công, bà chỉ bảo: ?oTao chỉ có một mình, con cháu không có thì để tiếng đấy cho ai?.
    Cái tên Phạm Cô Gia có nguồn gốc từ phẩm chất hi sinh vì võ nghiệp. Bà lấy chữ ?ocô? - tức cô độc - thay cho tên đệm ?oNghi? mà cha mẹ đặt cho, đổi tên thành Phạm Cô Gia từ hàng chục năm nay.
    Vừa kính phục, vừa thương nữ võ sư tuổi đã cao mà vẫn sống một mình, đệ tử Lê Thanh Sang, 24 tuổi, huấn luyện viên võ thuật Hội Võ thuật cổ truyền TP.HCM, tự nguyện cận kề phụng dưỡng bên bà.
    Hằng ngày anh được giao nhiệm vụ hướng dẫn võ sinh trong lớp theo lời chỉ dẫn của sư phụ. Thời gian còn lại trong ngày anh vừa lo chăm sóc sức khỏe cho nữ võ sư, vừa cố gắng lĩnh hội những thế võ của sư phụ nay đã như một cây cổ thụ, rễ còn bám đất nhưng thân đã yếu đi nhiều.
    ?oBà đang cố gắng truyền hết những bí kíp cho tôi. Có khi giữa đêm ngon giấc, bà bỗng bắt tôi dậy luyện một thế võ vừa chợt nhớ ra? - Sang kể.
    Bản thân hiện vẫn giữ vị trí cố vấn Liên đoàn Võ thuật TP.HCM, nữ võ sư không nhớ nổi bao nhiêu đệ tử đã theo học võ phái Phạm Gia, ước chừng đến hàng ngàn, không đếm hết những tên tuổi thành tài.
    (Sưu tầm từ Tuổi Trẻ)
  3. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    DANH NHÂN LÀNG VÕ VIỆT NAM
    Lão võ sư Trần Công (chưởng môn phái Không Động)
    Chủ tịch HộI đồng cố vấn tốI cao của HộI võ thuật Hà NộI là lão võ sư Trần Công, ngườI từng lập oai trên võ đài vớI môn kiếm song vô địch. Võ sư Trần Công là bạn cùng thờI vớI ông trưởng bộ môn võ vật của ngành thể thao Trần Đình Tùng, lão võ sư đã đi mòn gót giày trên các nẻo biên cương, binh khí biết đến hơn 20 loạI, ám khí độc môn cũng vào loạI hiếm ở đời. Từ thuở nhỏ, ông đã được sư phụ ngườI Trung Hoa rèn cặp. Sau khi lão võ sư Điều ?oĐỏ? qua đờI, ông còn giúp cho các học trò của bạn duy trì môn phái Bắc Mã Sơn. Những vũ khí đáng ghi nhớ của ông là Song hổ vĩ côn, Tam tiết côn, Không Động kiếm, Cửu Long tiên, Huyết kỳ? Hiện nay, ở độ tuổI bát tuần, ông nghỉ ở nhà nhưng các đệ tử vẫn đến xin thụ giáo. cả những HLV đang chấp chưởng các môn phái cổ truyền cũng đến xin học từng môn. Lão võ sư Trần Côn là một cây đa, cây đề của làng võ phía Bắc. Ngoài những thành tích đã đóng góp cho phong trào võ thuật và những môn công phu kỳ bí một đờI, cơ duyên may mắn là lão võ sư đã từng được Hồ chủ tịch khen ngợI, tớI thăm.
    Lão võ sư Trần Hưng Quang (chưởng môn võ phái Bình Định Gia)
    Trong số các bác già trong HộI đồng cố vấn của HộI võ thuật Hà NộI có bác Trần Hưng Quang là ngườI miền Trung. Quê ở Bình Định, học võ từ nhỏ, theo nghề tuồng truyền thống từ khi mớI lớn, đó là một miền đất mà tuồng và võ đã trộn lẫn vớI nhau thành một tinh thần sống. Ông tổ 4 đờI của bác Quang là ngườI Trung Hoa tên là Trần ĐạI Chí, lưu lạc sang đất Bình Định vào nửa cuốI thế kỷ 18, nhằm vào thờI Tây Sơn đang đánh nhau vớI chúa Nguyễn. Ông mang phần võ học Trung Hoa ra cùng bàn vớI các bậc kiêu hùng võ Tây Sơn và lựa chọn được những đòn thế phù hợp giữa hai dòng võ để chế ra môn võ gia truyền của họ Trần, bác Quang là truyền nhân đờI thứ tư. Ham tuồng, yêu võ, sớm tham gia hoạt động cách mạng, bác nổI tiếng trong vai anh Ốc trong phim Ngêu ?" Sò - Ốc - Hến nên ngườI ta thường gọI là Quang Ốc. Là chưởng môn nhân của võ phái Bình Định Gia, nguyên là trưởng đoàn tuồng liên khu V nên cách nói, biểu đạt và động tác của bác rất hài hòa. Mắt bác quắc lên, tay khoát qua mặt, thế là gương mặt bác đã bộc lộ 1 tình cảm khác, bác cườI mà trông vẫn khổ khổ, nghe bác than phiền lạI thấy buồn cười. Vóc ngườI nhỏ nhắn, bác đi lui cui ngoài đường trông rất thương, thế mà chỉ xảy ra cái gì là bác vọt tớI can thiệp ngay. Bình Định Gia của bác quân đông, địa bàn rộng. Trước đây, khi anh con trai bác là Trần Hưng Hiệp đứng chấp chưởng môn thì có lúc quân số lên tớI ba chục ngàn rảI khắp 19 tỉnh, thành phía Bắc. Năm 1996, Hưng Hiệp bị tai nạn giao thông qua đờI, vị trí chấp chưởng môn giao lạI cho HLV Nguyễn Khắc Thành, một HLV tốt bụng, trầm tính, mọI ngườI quen xem Khắc Thành biểu diễn nộI công nhảy lên đống thủy tinh, nằm lên mảnh kính cho xe ô tô chạy qua người? Con trai mất, bác Quang trông càng thêm nhỏ đi, chỉ có ngọn lửa trong mắt bác vẫn bập bùng khi ngồI bàn chuyện võ.
    Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân (chưởng môn Thăng Long võ đạo)
    Một võ sư cũng lăn lộn nơi chiến trường, cựu sĩ quan quân độI về hưu ?" bác Nguyễn Văn Nhân. Môn phái của bác nổI tiếng nhất ở môn ?oKhẩu lợI công?. Một chiếc bàn làm việc bằng gỗ, trên đó có sắp đủ bài vị, hương nến, hoa quả và đặc biệt nhất có lẽ là chiếc đỉnh đồng đốt hương trầm cùng giá kiếm trước khung ảnh Bồ Đề Đạt Ma, ngần thứ ấy trông mặt bàn đầy ắp, thế rồI HLV Nguyễn Văn Thắng, con trai của võ sư Nguyễn Văn Nhân bước tớI bàn vận nộI công rồI xuống tấn, hạ thấp trọng tâm cắn răng vàp 1 góc bàn từ từ nâng chiếc bàn lên, quay qua quay lạI cho khán giả nhìn non phút rồI hạ xuống. Lão võ sư Nguyễn Văn Nhân trước kia cũng dạy võ cho đặc công, trinh sát. Vào dịp nào mở hộI thi võ hoặc thi đấu thể thao, mờI võ sư Văn Nhân ra biểu diễn, sẽ thấy một bác già mặc quân phục đã cũ, đeo một ngực huân chương, huy chương lấp lánh bước ra múa quyền tung hoành, đấm đá tứ tung, sát khí ngờI trên mặt, đúng là càng già càng dẻo, càng dai. Môn phái Thăng Long võ đạo nổI tiếng còn có bài Thăng Long Yểm Nguyệt Đao (rồng bay lên nuốt trăng).
    Võ sư Phan Dương Bình (Vịnh Xuân và Vovinam đất Bắc)
    Còn một nhân vật rất gần gũi vớI lớp trung niên, tính tình vui vẻ, tiếng tăm trên giang hồ không phảI nhỏ, đó là võ sư Phan Dương Bình, biệt danh là Bình bún. Có giai thoạI kể là ông học được xúc cốt công, ngườI mềm oặt, thu nhỏ ngườI lạI, nhân có ngườI đố, ông cuộn ngườI vào nằm trong rổ đựng bún - từ đó có tên Bình bún. Ông sinh năm Mậu Thìn, vốn yêu võ từ nhỏ, lúc 8 tuổI học Hồng gia vớI Chung sư phụ ( 1 trong những ngườI đầu tiên truyền bá Hồng gia quyền vào Việt Nam). Thuở chung niên, là 1 trong tứ đạI đệ tử của cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc (Vovinam Việt Võ Đạo). Sau này, ông lạI theo học Vịnh Xuân quyền vớI võ sư Trần Thúc Tiển ở Nam Ngư rồI đậu lạI đó. Bây giờ có thể gọI ông là Vịnh Xuân Phan Dương Bình hay Phan Dương Bình Vovinam phía Bắc, riêng các võ sư trong Ban chấp hành HộI võ thì hay gọI ông là Xếnh Xáng hay ĐạI ca. Ngoài 70 tuổI mà thân thủ nhanh nhẹn, miệng cườI, mắt cũng cườI, chân tay khua múa lẹ làng. đụng đâu cũng ra thành đòn. Ông vốn là ngườI gốc Hoa nhưng đã mấy đờI ở Việt Nam, nói thạo cả Hoa ?" Anh ?" Pháp - Việt và một tí tiếng Nga. Hiện nay, ông đang được giao trọng trách của chưởng môn Vovinam Lê Sáng phát triển các kỹ thuật Vovinam cho phù hợp vớI ngườI già và phụ nữ, hay nói cách khác là đa dạng hóa phương pháp truyền dạy Vovinam.
    Lão võ sư Nguyễn Tỵ (chưởng môn Nam Hồng Sơn)
    Là con trai của lão võ sư Nguyễn Nguyên Tộ, một trong những cây đạI thụ của làng võ Bắc Hà nửa đầu thế kỷ 20. NgườI yêu nhạc còn nhớ đến Nguyễn Tỵ - 1 tay guitar trong nhóm 5 ngườI in đĩa đầu những năm 60, đó là HảI ThoạI, Quang Tôn, Tạ Tấn, Văn Vượng và Nguyễn Tỵ. Hiện nay ông đang là phó chủ tịch HộI võ thuật và là ủy viên HộI đồng cố vấn. Lúc ông đứng trước hàng ngàn quân võ trong ngày hộI của môn phái, hay trong ngày giỗ sư tổ của môn phái cũng chính là giỗ bố ông trông ông vẫn có dáng vẻ của một văn nhân, không có cái lên gân sát khí của con nhà võ. Nếu một võ sư tài ba nào của thế giớI muốn đọ ngón đàn vớI ông thì đó chuyện đó sẽ làm vinh dự cho hộI võ Hà NộI, còn một nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar nào muốn đấu võ vớI ông thì đúng là chán đờI không còn muốn nhìn mặt ngườI thân nữa. Thế là Nguyễn Tỵ cũng có 2 cái nhất. Tính ông thích đùa, ngườI cao, đầu dài hay độI mũ phớt, thích lên là cườI ha hả, sống cũng la đà trong cả giớI văn và võ, tuy không tỏ ra hờm hờm như những ông thầy võ khác nhưng vẫn oai như thường. Mấy bài võ ông viết ra có hệ thống, trở thành giáo khoa của môn phái. Môn phái Nam Hồng Sơn theo tôi được biết thì nổI tiếng có Thất Tinh quyền.
    Lão võ sư Nguyễn Văn Thơ (chưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông)
    Sinh ra và lớn lên trên miền quê Thái Bình, cậu bé chỉ có cái tên duy nhất Nguyễn Văn Thơ bố mẹ cho để làm vốn. 12 tuổI, cậu bé lê bước chân non tơ vào đờI, theo chân đoàn Sơn Đông mãi võ đi khắp 3 nước Đông Dương. Khi sức vóc ngày một lớn, việc đánh trống của Thơ được thay bằng đôi bồ chứa vật dụng mãi võ kẽo kịt trên đôi vai để mỗI khi đêm về, võ sư Trần Vi Xềnh truyền dạy những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông cho chàng. Trước hết chàng được học về quyền pháp: Mai hoa, Liên hoa, Hỗn nguyên, Lục bộ, Hồng quyền? rồI đến đoản đao, song kiếm? NgườI ta biết đến Nguyễn Văn Thơ qua các màn biểu diễn công phu như: dùng búa đập đá đặt trên đầu, trên mặt, tay không chặt bể trái dừa, dùng giáo nhọn đâm vào yết hầu?
    Năm 1938, võ sư Nguyễn Văn Thơ dừng gót chân phiêu bạt của mình ở Hà NộI và mở lớp dạy Thiếu Lâm Sơn Đông. VớI một phương pháp huấn luyện và kỹ thuật biểu diễn hoàn toàn mớI mẻ, chẳng bao lâu, danh tiếng của lão võ sư cùng cùng Thiếu Lâm Sơn Đông đã trở nên quen thuộc khắp vùng. Song song vớI việc dạy võ thuật, võ sư Nguyễn Văn Thơ còn tham gia tranh tài cùng nhiều cao thủ xứ Bắc. Ngày 1/3/1954, một trong những ngày đáng nhớ nhất của võ sư Nguyễn Văn Thơ - đoạt giảI nhất trong cuộc thi đấu võ đài toàn miền Bắc. Kể từ những năm 80 trở lạI đây, khi phong trào võ thuật ở Hà NộI phục hồI, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ cũng không quản tuổI già, tham gia một cách tích cực. Ngoài việc dạy võ tạI nhà riêng ở số 244, phố Lương Yên, tổ 1, đường Hai Bà Trưng, Hà NộI, lão võ sư còn trực tiếp tham gia hộI diễn võ thuật khu vực phía Bắc và toàn quốc, 3 lần đoạt huy chương vàng (kiếm 2 lần và Trung bình tiên 1 lần). Bên cạnh ông giờ đây còn có những cao đồ như các võ sư Nguyễn Văn Hùng, Giang Long Phúc, Nguyễn Thành Trung? đang truyền dạy và xiển dương những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông
    Lão võ sư Hoàng Thanh Vân (chưởng môn phái Hoa quyền)
    Sinh năm 1922 tạI Hưng Yên, trong 1 gia đình có truyền thống thượng võ, cha của lão võ sư là ông Hoàng Văn Thơ, vốn là nông dân nghèo phảI đi làm thuê ở nhiều nơi vùng Bắc Bộ để kiếm sống, nhờ đó mà ông đã có dịp học võ vớI nhiều thầy (ngườI Việt và ngườI Hoa) ở nhiều vùng khác nhau. Đến khi ông truyền dạy sở học võ thuật của mình lạI cho lão võ sư Hoàng Thanh Vân khoảng từ năm 1930 đến năm 1950, ông bảo rằng đó là võ thuật Hoa quyền của dòng họ Hoàng. Lão võ sư cứ theo đó mà gọI môn phái của mình là Hoa quyền suốt.
    Môn phái Hoa quyền có phần cơ bản công rèn luyện ?othập hình? (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, khí, đảm, khí, kình, thần) vớI quỹ thờI gian khoảng 3 năm. Sau đó, môn sinh sẽ bắt đầu được truyền thụ 18 bài Hoa quyền, cùng các loạI binh khí như: kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, cửu khúc nhuyễn tiên, song phủ, song chùy, thiết phiến (quạt) và các bài đốI luyện có quy ước (tay không và vũ khí). Đặc biệt, trong vốn liếng sở học của phái Hoa quyền còn có những bài võ truyền thống Việt Nam như Ngọc trản, Lão mai, Thần đồng, Xung thiên đạo đao, Gươm trường thảo pháp và 3 bài côn.
    Trong phong trào võ thuật cổ truyền tạI Hà NộI từ sau ngày đất nước thống nhất, lão võ sư đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nhiều môn sinh giỏI, đạt những thành tích cao trong các giảI võ cổ truyền tổ chức tạI thủ đô trong những năm qua.Bản thân lão võ sư cũng đã từng đạt HCV trong 1 lần dự giải. Ngoài ra, năm 1990, lão võ sư còn được mờI sang CHLB Nga để truyền dạy võ thuật.
    Hiện nay, mặc dù tuổI đã cao, nhưng lão võ sư Hoàng Thanh Vân vẫn thường xuyên luyện tập cũng như truyền dạy cho thế hệ trẻ tạI nhà riêng của mình số 39, phố Quang Trung, gác 3, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  4. anhtu1082

    anhtu1082 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    1.034
    Đã được thích:
    0
    Bác Kilua đúng là cao thủ rồi ,hôm nào tổ chức phát off để anh em học hỏi nhỉ ,giao lưu bia luôn
    em bi giờ không có điều kiện thời gian để tập được thường xuyên nhưng mà cứ nghe ngóng ở đâu có võ vẽ là mắt mũi cứ sáng rực hết cả lên ,về khí thì em công nhận là rất đúng ,có lần lâu lâu lắm rồi em xem trên nhà thi đấu trịnh hoài đức có võ sư tea.. hang quốc ,cấp bậc huyền đai 6,7 đẳng gì đấy biểu diễn bài quyền mà nhìn cungc cảm nhận được luồng khí bao quanh người ông tanói ra có vẻ hơi trừu tượng tý
  5. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Giao lưu đi................... Làm thế nào để tổ chức 1 buổi off giao lưu và beer luôn các bác nhỉ ?
    Em nhiệt liệt ủng hộ.................
  6. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    chán vật vã
  7. lykinhky

    lykinhky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0

    Xin giới thiệu đôi chút về Nhất Nam Võ Phái
    Nhất Nam là môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời của Việt Nam. Khởi phát tử vùng đất địa linh nhân kiệt Thanh Hóa , Nghệ An .
    Trong các môn phái võ thuật ở Việt Nam, Nhất Nam phái là môn phái có tính quy mô , tổ chức cao. Hệ thống môn công đồ sộ và có lý luận võ học toàn diện : Mời các bạn vào http://nhatnam.com , http://nhatnam.net để tìm hiểu thêm về môn phái này ! Vì có viết ra đây cũng chỉ là copy lại từ trang web này .
    Chỉ đưa ra nhận xét cá nhân : Gọi là Võ cổ truyền Việt Nam nhưng chiêu thức , tấn pháp hầu như là copy của Thiếu Lâm nam phái. Thiên về ôn nhu nhiều hơn để phù hợp với thể hình người Việt Nam ta là nhỏ bé . Khi đối đầu với giặc phương Bắc không thể dùng cương cường mà chống lại cương cường nên đành chuyên dĩ nhu chế cương.
    Được lykinhky sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 27/07/2006
  8. Shorinji_2k

    Shorinji_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Thông báo với mọi người 1 tin:
    19-8 tới này sẽ có 1 đoàn võ sư người Nhật cùng với sinh viên 1 trường ĐH Võ thuật Nhật Bản đến biểu diễn và giao lưu.
    - Địa điểm: tại nhà Văn Hoá Quận Cầu Giấy ( đầu đường Nguyễn Phong Sắc nhé).
    - Thời gian: 9h sáng 19-8-2006 ( Chúng ta cứ đến lúc 8h30 cho chắc)
    Ah mà tiện thể hôm đấy anh em ta offline luôn nhẩy.
    Ý kiến em như vậy, các bác nào có đam mê thực sự thì đi nhé
    P/s: Đến xem để biết kĩ thuật chuẩn và phong thái thực chiến của họ nhé.

  9. anhtu1082

    anhtu1082 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    1.034
    Đã được thích:
    0
    ui` hay wá ,vụ này tớ phải săp xếp thời gian đi mới được
    dạo này bận wá không vào xem tình hình ,may mà chưa đến ngày ,ý kiến bác hay đấy ,có gì anh em off luôn phát
  10. Shorinji_2k

    Shorinji_2k Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Up lên cho mọi người nhé

Chia sẻ trang này