1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đam mê võ thuật, tinh thông quyền cước, thập bát ban võ nghệ

Chủ đề trong 'Diễn đàn thể thao' bởi loading_123, 21/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Taekwondo _ Cước pháp
    Nếu muốn so sánh Taekwondo với những môn võ khác, Taekwondo có đôi nét giống với Karaté (Nhật Bản), Kung Fu (Trung Hoa) hay Vovinam - Việt Võ Đạo (Việt Nam).
    Quyền và cước là những vũ khí tự nhiên của con người, cho phép sử dụng để phòng ngự hay tấn công bằng tay không.
    Taekwondo có thể được coi như:
    * Vũ thuật:
    Kế thừa truyền thống võ thuật Hàn Quốc, Taekwondo tìm đến khả năng tiến đến cái "đạo", tinh thần võ học.
    * Nghệ thuật chiến đấu:
    Trên khía cạnh thể thao, Taekwondo là một môn thể thao khá toàn diện và hữu hiệu. Ngày nay Taekwondo đã trở thành 1 môn thể thao Olympic.
    Trong luyện tập và giao đấu, Taekwondo đòi hỏi sự linh hoạt, thể lực dẻo dai, cứng cỏi và sự chính xác.
    Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo môn võ thuật của Hàn Quốc có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước công nguyên. Những bức tranh vẽ trên tường cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo được tìm thấy nơi tàn tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 sau công nguyên.
    Trên trần của Muyong-chong có bức tranh mô tả cảnh 2 người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.
    Taekwondo cũng được tập luyện suốt triều đại Silla một vương quốc được thành lập ở đông nam Korea vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Silla, hình 2 vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ phật giáo trong tư thế tấn Taekwondo được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa.
    Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Korea.
    Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện Taekwondo như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển Taekwondo như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Kyoguryo, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay.
    Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.
    Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.
    Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội.
    Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi. Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng.
    Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.
    Đặc biệt, Vua Chonjo ( 1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là ?oTaekkyon?, tên trước khi được gọi là Taekwondo.
    Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹ thuật chân và chiến thuật.
    Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời gian triều đại Chonsun, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng.
    Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng tử đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.
    Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán.
    Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.
    Sau giải phóng vào 15/8/1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại.
    Cuối cùng vào tháng 9/1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10/ 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể Thao Quốc Gia. Vào những 1960, huấn luyện viên Hàn quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.
    Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự.
    Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.
    Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Sydney 2000 và 2004 .
    Chúc vui
  2. thoi_the_la_xong

    thoi_the_la_xong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    nếu thế xin được gọi = anh, em mới 26 cũng có thằng bạn thân đã từng là tuyển trẻ Taewondo Hà Nội, trong khoảng 3 4 mét trong chớp mắt bàn chân nó đã có thể in trên mặt mình, nhưng để bị nhập nội rồi thì khả năng bị đo ván là hơi cao .... mỗi môn võ đều có lợi thế ưu nhược điểm riêng .... em nói ở trên chỉ có ý mong anh có n/x tốt hơn về Karate VN .... chúc anh luôn vui vẻ trong công việc và cuộc sống .... kính anh 1 cốc
    Được thoi_the_la_xong sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 23/06/2006
  3. trandung984

    trandung984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    1.077
    Đã được thích:
    0
    loading_123, ấy tập võ ở đâu vậy?Chắc là karate hả?
    Mình thích tập võ lắm. Nhưng đi một mình có vẻ ngại quá! Ấy tập ở đâu cho mình tập với!
  4. blackdevil891102

    blackdevil891102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    1
    Em cũng là môn đò của võ đây, nhưng em học silat được 4 năm rùi nhưng ko muốn tiến xa hơn nên nghỉ tập rùi. Vào góp vui cùng mọi người
  5. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Loading đang tập thật, cũng là một sự quay trở lại mà thôi. Thì là Karate_do thật đó.
    Chào mừng một thành viên có cùng sở thích, có nhiều người bạn đang đón chào bạn trong 1 lớp tập đó. Tát cả đến sân tập với 1 niềm đam mê chung. Những giây phút nói cười và được đổ mồ hôi trên sàn tập. Những giây phút khởi động cho nhau và thả lỏng cho nhau sẽ làm bạn gần gũi mới mọi người.
    Có gì mà bạn ngại vậy ? Sự tự tin là yếu tố hàng đầu cho 1 võ sinh khi bạn khoác lên người bộ áo tập trắng tinh. Cố lên bạn ơi! Load sẽ ủng hộ bạn hết mình, những thắc mắc và khó khăn bạn có thể hỏi mình mà. Mình sẽ cố gắng trả lời trong tầm hiểu biết của mình.
    Và hơn nữa, ở đây có rất nhiều người sẽ trả lời bạn với tất cả tấm lòng. Khi đến với nhau bằng tình yêu võ thuật, con tim mọi người thật cởi mở và rộng lớn.
    Load đang tập ở một nơi mà bạn không tập đuợc đâu, bạn hãy tham gia một lớp nào đó....và biết đâu...sau này bạn sẽ gặp Load ở một nơi mà bạn sẽ rất vui đấy.
    Chúc Trần Dũng vui và khoẻ mạnh !
    Thân
    Load
  6. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Pencak Silat là quốc võ của người Indonesia, lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu từ SEA Games 15 (1989, Malaysia) với nhiều bộ huy chương Seni (biểu diễn) và Tanding (đối kháng). Những gì làng võ Pencak Silat Việt Nam đạt được hôm nay không thể không kể đến đóng góp lớn của cố võ sư ?" nhà báo Đỗ Hóa?
    Vạn sự khởi đầu nan
    Trở về từ SEA Games 15, với một cuộn băng video và vài quyển sách dạy Silat, ông Hoàng Vĩnh Giang gọi ngay Hoàng Vĩnh Hồ và Đỗ Hóa đến để giao cho sứ mệnh phát triển môn Silat ở Việt Nam.
    Việt Nam hiện có nhiều "không đếm xuể" các nhà vô địch thế giới. Đặc biệt, tại giải thế giới 2002, Việt Nam đã có đến 12 tân vô địch.
    Bắt đầu từ con số 0. Ông Hồ chịu trách nhiệm chiêu sinh. Đỗ Hóa với kiến thức sâu rộng về võ học lo nghiên cứu băng hình, chuyển ngữ các điều luật... Ngoài ra bằng mối quan hệ rộng của mình, Đỗ Hóa kêu gọi các võ đường ủng hộ môn này.
    Thuở sơ khai, không có nơi tập luyện, Đỗ Hóa nhường hẳn căn nhà mới được cấp ở Nghĩa Đô để làm địa điểm cho các học trò ăn tập. Hơn chục học trò được gom vào cái nhà bé tí tẹo ấy, huỳnh huỵch đấm đá và văn ôn võ luyện. Bạn bè, đồng nghiệp có người chẳng biết Silat là gì mắng Hóa làm cái việc ăn cơm nhà vác ngà voi rồi mơ Vàng.
    Lứa học trò ấy, được coi là lứa VĐV khóa 1 của Silat sau này. Họ đã trở thành những nhà vô địch thế giới đầu tiên bước ra từ cái thảm lem nhem của thầy Hóa như Xuân Thắng, Hồng Hải, Đặng Thị Thúy...
    Từ Hà Nội, phong trào Silat lan rộng ra 16 tỉnh phía Nam nhờ công sức của Đỗ Hóa vận động bạn bè vốn là võ sư. Năm 1994, giải vô địch quốc gia Pencak Silat toàn quốc đầu tiên ra đời. Từ đó đến nay Silat Việt Nam đã tiến một bước dài và nhanh chóng qua mặt cả quê hương Silat là Indonesia.
    Mời thầy Indo trị Indo
    SEA Games 18 (1995). Việt Nam chỉ giành 3 HCB và 4 HCĐ. Không nản chí, với uy tín của mình. Đỗ Hóa đánh bài độc: Dùng thầy Indo trị Indo. Quyết mời cho bằng được cựu HLV trưởng đội tuyển Quốc gia Indonesia là Shuhartono sang hỗ trợ Việt Nam xây chiến lược Vàng.
    Huy chương vàng tặng thầy
    Trịnh Thị Mùi là tên tuổi lớn nhất với 4 HCV liên tiếp qua các kỳ SEA Games 19, 20, 21, 22, cùng 2 HCV thế giới và 1 HCV châu Á. Những bại tướng của Mùi đều là những võ sĩ Silat sừng sỏ thế giới. SEA Games 22 là chiếc HCV cuối cùng của cô gái Thanh Hóa.
    Nguyễn Văn Hùng là nhà vô địch liên tiếp 3 kỳ SEA Games 20, 21, 22 ở hạng cân 80, 85 kg, HCV châu Á và thế giới. Thân người cao lớn, là tác giả của những chiến thắng tuyệt đối trước các đối thủ hàng đầu thế giới.
    Silat Việt Nam còn có nhiều võ sĩ lừng danh khác như: Nguyễn Hữu Long, Đinh Công Sơn, Trịnh Thị Ngà, Lê Anh Tuấn... chưa kể đôi Seni Hải Yến - Hồng Nhung.
    Tất cả các nhà vô địch ấy đều nhắc đến thầy Hóa như một người cha lớn, tận tụy chỉ bảo cho những đứa con mình.
    SEA Games 19 ngay tại đất Indo, Silat lần đầu tiên mang về cho đoàn thể thao Việt Nam 3 huy chương vàng. Hai năm sau tại SEA Games 20, số Vàng của Việt Nam tăng lên 7 và đến SEA Games 22 trên sân nhà thì Pencak Silat Việt Nam đã thống trị Đông Nam Á với 11 vàng.
    Không quên người gieo mầm
    Ngày 28/12/2003, Đỗ Hóa, người gieo mầm cho Silat Việt Nam nằm xuống. Các học trò vây quanh ông tiếc nuối, thể thao Việt Nam mất một người bạn thân thiết. Ông Hoàng Vĩnh Giang, mắt đỏ hoe nói với giọng ngậm ngùi: "Silat Việt Nam đại thắng, thể thao Việt Nam mừng công lớn và chắc chắn tên anh vẫn còn mãi Hóa ơi!".
    (Nhân dân)
  7. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Chào anh ạ!
    Môn taekwondo chuyên sủ dụng đòn đá,có nhiều cú đá cao tầm mặt và ngực,khi thực hiện những cú đá này chân trụ phải chịu 1 khối lương cơ thể rất lớn.Lúc này chân trụ phải mở thì cú đá mới xa,gót của bàn chân trụ cũng xoay về hướng của đối phương.
    Nếu đối phương mà né được thì tất nhiên 1 cú tảo địa cước sẽ được tung ra và tống vào chân trụ,lúc này chân trụ đã yếu lại phải chịu toàn lực của cú tảo địa cước thì khó mà không bị đo đất.
    Có nhiều người còn dùng đòn hy sinh,đưa tay chịu lữc chắn cú đá,nhưng khi sử dụng tau thì họ đã đỡ sẵn trong tu thế kẹp.Mặt khác thông thường mỗi khi ta đánh trúng thì có cảm giác thích(từ này thật khó diễn tả),lúc này ta thường muốn biết ảnh hưởng của cú đá đó với đối phương,nên không tập trung thu ngay chân về.Đây là cơ hội đẻ thực hiện đòn khóa và vật.
    1 Điểm yếu nữa của môn này đó là tay không được sử dụng thường xuyên,hiện nay do được dậy để thi đấu nên tay chỉ có ở trong những bài quyền,dùng để gat,đỡ,đẩy đối phương.Khi thi đấu thật sẽ rất lúng túng mỗi khi đánh cận chiến hoặc vật,gỡ khóa.
    Đây là lý do mà các môn phái võ cổ truyền khi thực hiên đòn đá họ không bao giờ đá cao,mặc dù không phải do họ chân không dẻo.
    Và rất thú tị khi trên thế giới có những võ sư Karate thập đẳng là người khuyết tật ở chân. Họ có bài quyền về khí và tay.
    Thật thú vị khi nhiều người bị khuyết tật ở tay vẫn là võ sư TAE.
    Thật ra, đòn đá quá mạnh và tầm công kính được rất xa. Đỡ được rất khó, và đỡ được cũng khá đau tay.
    Nhưng...khi chiến đấu, với 1 người có vũ khí như gậy chẳng hạn. Hình như ..họ hơi khó khăn.
  8. thoi_the_la_xong

    thoi_the_la_xong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    loading có sự am hiểu về võ thuật wả thật sâu rộng .... em thấy sao về Vĩnh Xuân phái
  9. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Đáng nhẽ em phải học Vĩnh Xuân thì kợp với một cô gái hơn đấy.
    Vào thời ở TQ có công cuộc "Phản Thanh phục Minh", hai cao thủ võ lâm là Chí Thiện thiền sư (trụ trì Thiếu Lâm Tự thời ấy) và bà Ngũ Mai (chưởng môn phái Bạch Hạc ở núi Bạch Hạc) bị triều đình truy nã, nên phải cùng nhau trốn đi. Sau đó hai người đối luyện, lấy tinh hoa võ học Thiếu Lâm và võ công phái Bạch Hạc, kết hợp với kiến thức về các môn võ khác.. để sáng tạo ra một môn võ mới.
    Sau đó hai người chia tay nhau, mang môn võ ấy truyền ra ngoài để thúc đẩy công cuộc "phản Thanh phục Minh".
    Hồng Gia quyền là do Chí Thiện thiền sư sáng tạo ra. Và theo em đọc được thì Vịnh Xuân quyền do Ngũ Mai sư bá truyền dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân cũng vào khoảng thời gian đó. Như thế nghĩa là hai môn võ này xuất phát từ cùng một môn võ đã ra đời qua quá trình trao đổi võ học của hai vị ấy.
    (có ai từng xem bộ phim kiếm hiệp Thiếu Lâm Ngũ hiệp không nhỉ ? Hồng Hy Quan, Hồ Huệ Càn, Phương Thế Ngọc...hông nhớ, có cả Ngiêm Vĩnh Xuân nữa mà)
    Mà Riêng Về Tên em cũng nắm không vững rồi VỊNH XUÂN hay VĨNH XUÂN. Bạn em có tập môn này được 3 năm và em kinh ngạc về thành quả đặt được, nhu khắc hoàn toàn lực tại tay em.
    Về nguồn gốc anh ơi, có nhiều lắm ạ. Nó như một truyền thuyết hay một lịch sử không rõ ràng. Có đến 6,7 tích khác nhau về môn võ " bắt cừu" này đấy. Níu anh thích nghe chuyện chưởng thì từ từ em kể anh nghe,
    Nguồn gốc của Vịnh Xuân (bản sao thư 1 trong 7 bản )
    Vào khoảng năm 1972, đất nước Trung Quốc đặt dưới quyền thống trị của triều đình Mãn Thanh. Khắp trong dân chúng, nhiều phong trào phản Thanh, phục Minh được thành lập, tập hợp nhiều anh hùng, hào kiệt của các đại võ phái lừng danh Trung Quốc. Một trong những trung tâm được đại đa số nhân dân ngưỡng mộ chính là chùa Thiếu Lâm- nơi phát tích của một võ phái được xem là ngôi sao Bắc Đẩu của võ lâm Trung Quốc. Có thể nói chùa Thiếu Lâm như một biểu tượng tinh thần bất khuất của nhân dân Trung Quốc, nơi mọi người dân đặt hết niềm hy vọng trong việc ?obài Mãn, phục Minh?
    Triều đình Mãn Thanh, đứng đầu là hoàng đế Càn Long, với hệ thống quân đội hùng mạnh do những tên phản đồ, phản quốc của thất đại võ phái Trung Quốc nắm giữ đã mở nhiều chiến dịch tấn công tiêu diệt những phong trào yêu nước này, và lần lượt nhiều phong trào bị tan vỡ. Một số ít phải bôn ba ra hải ngoại, chờ ngày phục quốc. Chùa Thiếu Lâm cũng là một mục tiêu mà nhà Thanh nhắm tới. Đại quân triều đình giưới sự chỉ huy của đại tướng Trần Văn Hoa đã tấn công chùa Thiếu Lâm, cùng sự trợ lực của một số tên phản đồ. Các nhà sư, những bậc võ nghệ siêu quần của Thiếu Lâm đã chiến đấu vô cùng quyết liệt với kẻ thù, tiêu diệt được nhiều quân địch. Tuy nhiên, với kế hỏa công và lực lượng quá đông đảo, quân đội Mãn Thanh đã giành thắng lợi sau nhiều giờ chiến đấu vất vả. Nhiều môn đồ Thiếu Lâm đã hy sinh, một số khác bị quân lính Mãn Thanh bắt được khi đang thương tích trầm trọng. Tuy nhiên, trong số các cao thủ có năm nhà sư trốn thoát: Ngũ Mai, Bạch Mi, Phùng Đạo Đức, Miêu Hiển và Chí Thiện . Những người chạy thoát này đã bôn tẩu khắp nơi để lánh nạn.
    Ngũ Mai lão ni đã chọn chùa Bạch Hạc trên núi Đại Lương, một ngọn núi nắm giữa ranh giới hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, làm nơi ẩn náu. Cùng thời gian này, một người đàn ông tên Nghiêm Nhị cùng cô con gái tên Nghiêm Vịnh Xuân cũng từ Quảng Đông đến Tứ Xuyên, mở quán đậu hủ giưới chân núi Đại Lưng. Nguyên gia đình Nghiêm Nhị gốc ở Quảng Đông, nhưng bị những tay quyền chức ở đó mưu hại, đến nỗi không chịu nổi phải dời đi xứ khác. Nghiêm Nhị góa vợ, sống với cô con gái và đã sớm gây được tình cảm với dân chúng quanh vùng, trong đó có Ngũ Mai lão ni.
    Chuyện chẳng may, nhan sắc của Xuân bị lọt vào mắt của một tên vô lại, nhưng lại có quyền thế lớn ở vùng Đại Lương. Tên này ngỏ ý cưới Vịnh Xuân làm vợ. Nghiêm Nhị từ chối ngay, bởi đã hứa gả Xuân cho Lương Bác Trù- một thương gia buôn muối tại Phúc Kiến- khi gia đình ông còn ở Quảng Đông. Tuy nhiên tên vô lại vẫn một mặt khăng khăng đòi cưới cho được Vịnh Xuân. Hắn đã cho Nghiêm Nhị biết ngày mà hắn cho là ?ongày lành, tháng tốt? để đến rước Xuân về làm vợ. Cha con họ Nghiêm vô cùng lo lắng.
    Ngũ Mai lão ni vẫn thường tới lui mua đậu hủ ở cửa hàng Nghiêm Nhị. Biết được chuyện bất bình, bà đã quyết định đưa Vịnh Xuân lên chùa Bạch Hạc trên núi Đại Lương để truyền thụ võ công, hầu đối phó với bọn vô lại. Tương truyền rằng vì thời gian học võ của Vịnh Xuân quá ngắn, và ngày cưới đã gần kề, Ngũ Mai lão ni đã truyền dạy cho Nghiêm Vịnh Xuân một giáo trình võ thuật khá đặc biệt, rút tỉa từ kinh nghiệm nhiều năm giang hồ của bà, cũng như giựa vào thể tạng yếu đuối bình thường chưa hề biết đến võ nghệ của Vịnh Xuân. Một bên là sự tận tình chỉ dạy của một bậc cao thủ võ lâm, một bên là sự quyết tâm tập luyện của một người bị cường quyền ức hiếp, cho nên chẳng bao lâu, sự thành công đã đến với Vịnh Xuân khá nhanh chóng, khiến cho chính Ngũ Mai cũng không ngờ. Trong lễ đưa dâu, cũng có sự tham giự của Ngũ Mai lão ni. Khi kiệu cưới về tới nhà tên vô lại thì một trận chiến đã diễn ra giữa cô dâu Vịnh Xuân và chú rể, toàn bộ người đưa dâu trong đó có Ngũ Mai lão ni, với bọn nô gia của tên vô lại. Kết qu bọn chúng đã bị Vinh Xuân và sư phụ dạy cho một bài học: đa số đều bị thương nằm la liệt, một số khác tháo chạy.
    Gia đình đoàn tụ, mọi người đều vui mừng, nhưng tức tốc thu gom đồ đạc, của cải dọn đi nơi khác, vì sợ báo thù. Riêng Vịnh Xuân quỳ lạy cha, xin được theo Ngũ Mai lão ni vừa trả nghĩa ân của bà đã tận tâm giúp đỡ cô, vừa để xin tiếp tục học tập võ nghệ hầu đạt mức thành đạt cao hơn. Ngũ Mai lão ni hết lời từ chối, vì sợ Vịnh Xuân sẽ không quen nếp sống tu hành khổ hạnh. Nhưng Vịnh Xuân vẫn một mực xin theo. Cuối cùng với sự nhất trí của Nghiêm Nhị và quyết tâm của Vịnh Xuân, Ngũ Mai lão ni đã châp nhận nàng làm môn đồ của mình.
    Từ đó trên nhưng bước đường vân du hành đạo, Vịnh Xuân lúc nào cũng có mặt bên cạnh Ngũ Mai lão ni. Nhờ vậy trình độ võ thuật của nàng đã tiến bộ vượt bậc, ngang ngửa với các bậc sư huynh, sư tỉ của mình. Khi Ngũ Mai lão ni qua đời, nhiều môn đồ võ phái Thiếu Lâm Bạch Hạc đã đề nghị Nghiêm Vịnh Xuân nối tiếp ngôi vị chưởng môn. Nhưng Vịnh Xuân đã từ chối, xin nhường ngôi vị xứng đáng đó lại cho các bậc tỷ huynh của mình trong môn phái.
    Sau đó Vịnh Xuân cùng cha về Qung Đông, và thành hôn với Lương Bác Trù. Nàng đã đem hết sở học của mình về võ thuật truyền lại cho chồng. Lương Bác Trù vốn là một người từng luyện võ nhưng khi đến với võ thuật do vợ truyền lại, ông đã tở ra say mê vô cùng bởi sự linh diệu độc đáo của nó. Bác Trù quyết đinh lấy tên vợ mình đặt cho hệ thống võ học mới được truyền thụ từ giáo trình đặc biệt của Ngũ Mai lão ni. Từ đó môn phái Thiêu Lâm Vịnh Xuân ra đời, tạo thêm sự phong phú cho làng võ lâm Trung Quốc. Những truyền nhân của môn phái Thiếu Lâm Vịnh Xuân, sau Nghiêm Vịnh Xuân và Lưng Bác Trù, được giới võ lâm Trung Quốc từng biết đến như: Lương Lan Quế, Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Tỷ, Lương Tán, Lương Bích, Lương Xuân, Trần Hoa Thuận, Ngô Tiểu Lỗ, Ngô Trọng Tố, Trần Nhữ Miên, Lôi Nhữ Tế, Diệp Vấn, Lương Đính?
    Từ năm 1971, nhất là từ năm 1973, tức những năm Lý Tiểu Long- một truyền nhân của Thiếu Lâm Vịnh Xuân- được nhiều nhười trên hành tinh biết đến qua các bộ phim võ thuật do anh thủ vai chính. Còn ở Việt Nam thì mọi người được biết đến môn võ này qua tôn sư Nguyễn Tế Công, một người Hoa gốc Phúc Kiến. Ông vốn là sư huynh của Diệp Vấn sang sinh sống tại việt Nam từ trước năm 1945?.môn phái Thiêu Lâm Vịnh Xuân đã được nhiều người biết đến và tầm hoạt động đã vượt gia khỏi biên giới Trung Quốc, đến với nhiều nước trên thế giới, đáp ứng sự say mê, ái mộ của mọi người.
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Ủng hộ bạn loading_1234.
    Nếu bạn chưa chuẩn bị và nếu được cho tớ viết 1 bài về Judo cũng như về chữ ĐẠO trong các môn võ thuật Nhật Bản nhé.
    Tớ học Judo từ năm 17t, đáng nhẽ cũng đã từng vào đội tuyển Judo hà Nội nhưng vì có bệnh về hô hấp nên chỉ tập chơi thôi.
    Nhớ hồi đầu tập ngã sao cho chuẩn, bị bạn tập quật cho tơi bời.Ê ẩm cả người

Chia sẻ trang này