1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đam mê võ thuật, tinh thông quyền cước, thập bát ban võ nghệ

Chủ đề trong 'Diễn đàn thể thao' bởi loading_123, 21/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    hihi.....ủng hộ nhiệt liệt chứ lị.
    Thực ra mình có tranh gì viết đâu, chỉ vì không muốn topic bị tụt xuống quá xa thôi.
  2. hatuanluan

    hatuanluan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Karate is?
    Karate in its simplest form is comprised of three key elements. Kata, Kumite and Kihon. If one was to imagine a triangle, each side being one of the key elements. In order for the triangle to remain equal all three elements deserve equal study and dedication.
    Kata:
    [​IMG]
    Kumite:
    [​IMG]
    Kihon:
    [​IMG]
  3. ban_than_men_cua_toi

    ban_than_men_cua_toi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Có ai quan tâm đến võ cổ truyền ko ?
  4. cowboy_hanoi

    cowboy_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    6.171
    Đã được thích:
    0
    thoi_the_la_xong chỉ là nick phụ học Vĩnh Xuân đi hay lắm đấy, kĩ thuật thực chiến rất tốt .... tôi đang mún theo học thêm Akido để sau này kết hợp giữa nhu và cương
  5. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Hôm Offline anh chị em ta hẹn đấu võ luon nhé
  6. larry145

    larry145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    4.744
    Đã được thích:
    1
    Võ thuật thì em chỉ thích học Judo thoai.
    Thấy Zizu học mà đá bóng dẻo quá nên ham
    Em cũng thích học Thiên Địa Vô Cực của Võ Đang nữa.
    Mạnh lắm ýAi chơi VLTK thì bítEm gần lên 80 là học được rùi.Hihi
  7. ban_than_men_cua_toi

    ban_than_men_cua_toi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Xem quả chị em vừa duyên dáng vừa thi triển tài năng thế nào cái nhỉ ?
    Có ai có lịch cụ thể thế nào không ? Mình võ vẽ hời hợt không dám đứng ra lãnh vụ chủ xị này
  8. hatuanluan

    hatuanluan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Chị em bây giờ võ nghệ cao cường lắm, em nghĩ các anh nên rút lại những lời thách đấu như vừa rồi, ko tin à??? nhìn đây :
    [​IMG]
    và đây nữa:
    [​IMG]
  9. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Con người nguyên thủy từ thời Cổ Ðại, sinh sống dựa trên thu lượm, nhặt hái các thức ăn có sẳn ở thiên nhiên và săn bắt thú rừng là chủ yếu. Những động tác, cách thức rình rập, rượt đuổi đánh giết dần trở thành quen thuộc hàng ngày.
    Tiếp đến là những trường hợp phải xữ trí trong quan hệ giữa người và vật trong săn bắn, giữa người và người để tự vệ, để chiến đấu gìn giử các vật thực do thành quả lao động, hoặc quyền sở hữu miếng đất, khoảnh rừng đang sinh sống.
    Tất cả các động tác, các cách thế đó, từ đơn giản đến phức tạp, đã là cội nguồn của các đòn thế, bài bản của các trường phái võ thuật trên thế giới. Qua quá trình gian khổ dựng nước và giử nước, từ thời khai nguyên dân tộc và kháng chiến chống quân xâm lược, giử yên bờ cõi, bảo vệ sự toàn vẹn
    lảnh thổ.
    Người dân Việt trưởng thành từ vùng đất châu thổ sông Hồng đã tự hình thành, phát triển và đúc kết được những kinh nghiệm quý báu về kỷ thuật chiến đấu cá nhân và những cách thức, sách lược trong vận dụng và huy động lực lượng quân sự vào cuộc chiến đấu tập thể.
    Kỷ thuật chiến đấu cá nhân, cơ sở cho một đội quân tự vệ quốc gia đó chính là nguồn gốc sâu xa, đích thực của một nền võ học cổ truyền cổ truyền, phong phú và đa dạng của đất nước Việt Nam anh hùng, bất khuất.
    Nước Việt là một vùng đất hẹp, người thưa, ở sát cạnh một quốc gia phong kiến phương Bắc to lớn, luôn chực chờ cơ hội để thôn tính và đồng hóa thành một châu huyện của họ.
    Một ý thức quốc gia độc lập, tự chủ và một truyền thống dân tộc bất khuất, một tinh thần thượng võ cao độ đã hình thành một cách sâu sắc trong huyết thống của người dân đất Việt anh hùng thể hiện qua những cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ ngoại xâm: "Muốn thoát ách nô lệ lầm than cơ cực, nhục nhã thì phải chiến thắng kẻ thù xâm lược".
    Trước những đòi hỏi luôn luôn cấp bách và thiết thực cho vận mệnh đất nước như thế, hơn ai hết, người Việt luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo những cách đánh riêng biệt, độc đáo,phù hợp với đặc điễm của đất nước và con người với trình độ phát triển kỷ thuật, sinh hoạt xã hội và kinh tế nhất định. Những phương cách chiến đấu đủ sức đương đầu, ngăn chận bước chân xâm lược tàn ác, bạo ngược của ngoại bang.
    Vó ngựa hung hãn của đoàn kị binh Mông cổ ngạo nghễ giày xéo một cách man rợ bao lãnh thổ từ Âu sang Á, lập nên một đế quốc rộng lớn, menh mông từ bờ biển Hắc hải đến bờ biển Thái bình Dương, nhưng rồi đã phải quị ngã ở dãy đất nhỏ bé này.
    Câu chuyện tưởng chừng như hoang đường, nhưng đó đã là sự thật!
    Và sự thực đó đã được kiên quyết khẳng định khi đoàn quân bách chiến bách thắng Mông Cổ quay lại tiến công phục thù lần thứ 2 và lần thứ 3, mỗi lần quay lại là một lần lớn hơn, mạnh hơn, nhưng cuối cùng đã phải nuốt hận và bỏ chạy lấy thân một cách nhục nhã, thãm thương.
    Người dân đất Việt anh hùng đã dõng dạt nói lên lời quyết chiến, quyết thắng, chấp nhận mọi hy sinh, mất mát. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng đó đã là của toàn dân.
    Với ý chí sắt thép "Sát Thát" và với những cách đánh dũng mãnh, mưu trí, đoàn chân đất đã ngoan cường chiến đấu và giành lấy những chiến thắng oanh liệt, viết lên những trang sử vẽ vang trong lịch sử hơn 4 ngàn năm lập quốc kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.
    Anh ban_than_men_cua_toi có mún biết thêm về các võ phái Bình Định và các thế võ gia truyền của võ học Việt nam không ? Em sẽ viết tặng anh sau nha. Việt nam ta còn mạnh ở một môn võ nữa..đó là " Võ Trận" .lịch sử đã chứng minh chúng tá là bậc thầy trong môn võ này.
    Một bài trong võ phái Bình Định ạ !
    BÀI ROI THẦN ĐỒNG
    Chống roi đứng thủ thần đồng
    Bắt qua tả bạn đánh càng lưỡng biên
    Bắt rồi lại trụ roi liền
    Xây lưng đâm trái hãy liền đánh qua
    Đánh rồi lao tới bôn ba
    Thôi lao trở lại roi là đồng tân
    Chống roi quỳ thế một chân
    Quơ roi đánh tréo tựa thầy thét oai
    Mộc liên cất gánh trên vai
    Quơ roi mà đánh đánh rồi lại đâm
    Đâm rồi lại đánh lật màng
    Bước tới roi tống lưỡng long độc xà
    Tống rồi cuốn gói nhảy ra
    Nhảy hai bên chụp lập hòa triều công
    Nhảy theo đâm tới thẳng song
    Đánh qua bên hữu Kiều công trở về
    Bàng tang một cái chỉnh ghê
    Xây lưng đâm đánh lộn về hùng anh
    Hình nhi thối tẩu lai tranh
    Lưỡng biên phát thảo hai đầu mạnh thay
    Phụng đầu kế ấy rất hay
    Làm ông Lữ Vọng ngồi cây thạch bàn
    Vít lên một cái rõ ràng
    Đỡ trên gạt dưới tàn vân che đầu
    Xây lưng đâm trái hay đầu
    Phất cờ danh gọi thần đồng bái sư.
  10. loading_123

    loading_123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Dân 8x bỏ qua, ra ngoài thành bổn cô nương cho 1 thiết sa chưởng là đã về thành bỏ lại mana và máu bây h. Chứ không thèm dùng đến võ công trấn phái nữa là. Mún nhân đôi kinh nghiệm không, đang tuyển đệ tử nè.
    nhân tiện đây, giới thiệu luôn
    Thiết Sa Chưởng
    GS Hàng Thanh
    Phương Thái Không Đại Sư
    Nhà Xuất Bản Võ Thuật
    Lời Tựa
    Rừng văn, biển võ? Người có chí đến mấy học hết trăm năm chưa gọi là cùng. Một vị Thiền Sư nói với các môn đệ rằng : « Về võ học, học ít biết ít, học nhiều biết nhiều, vô cùng vô tận ». Xem thế quả kiến văn của ông vượt hẳn nhiều vị võ sư đồng đạo hiện thời.
    Xét lại nhân tài đưng thời quả khó phân khó định, kẻ cao chiêu này, người giỏi thế nọ, bài bản, môn trường dị biệt. Học trò ai khen thầy nấy là lẽ thường. Nhưng gẫm công phu hàm dưỡng cho có căn bản thì mấy ai được mười phần hiểu biết hay sở luyện đến nơi đến chốn để có thể làm rạng danh môn phái bằng con đường chân chánh.
    Sách xưa có dạy luyện quyền đến già đời mà không luyện công phu thì đến cũng coi như chỉ đạt được có mấy thành. Đến nay điều dạy bảo nầy được chứng nghiệm quá rõ, nhiều vị lão sư thân hữu đã thú nhận rằng mình lão nhược lắm rồi phải chi lúc nhỏ chịu luyện công phu thì lúc già đời cũng còn hữu dụng.
    Tình cảnh các võ sư VN cũng trong hoàn cảnh như thế, chẳng mấy người có công phu để mà dưỡng lão. Về phần truyền bá lại càng ít ỏi hơn, trong khoảng 40 đến 50 cuốn sách viết về võ học các môn phái trong đó có Quyền sư Phan Chấn Thanh, Giáo sư Hàng Thanh đã chiếm hơn 3O quyển rồi, các tàc giả khác hoặc viết hoặc dịch thuật mỗi người một hai quyển, tất cả đều cũng chỉ chuyên chú trình bày cách thức luyện tập các bài bản Thập bát ban võ nghệ, tuyệt không thấy trình bày một bộ môn luyện tập công phu chân truyền. Âu đó cũng là một thiếu sót lớn lao cho nền võ học nghệ thuật bản xứ và thế giới nói chung.
    Vì nhận thấy chỗ khiếm khuyết có lẽ còn lâu mới có người bổ túc tôi mạo muội đứng ra thu góp trình diện cùng đồng đạo chút tài liệu, ý những mong sự đóng góp nầy làm được lợi ích phần nào cho chư huynh đệ đồng đạo võ lâm trên đường học luyện võ nghệ thênh thang.
    Đó là việc trình bày PHƯƠNG PHÁP LUYỆN THIẾT SA CHỬƠNG, môn công phu rất dễ luyện, hợp với tất cả môn sinh mọi môn phái, mà sự thành công trên phương diện công phu đả thương được coi như hoàn toàn hiệu quả mỹ mãn. Người luyện thành công phu nầy ắt là không đến nỗi mang tiếng là uổng phí cuộc đời luyện tập như những vị võ sư cao niên thường than phiền.
    Một điều đáng lưu ý để tránh sự hiểu lầm, cuốn sách nầy một phần công lao phải kể là của Hồ quyền sư xứ Hương Cảng, thứ đến tôi soạn lại và thêm thắt đôi điều, bớt đi đi chỗ cho được như ý và tiện việc cùng bổ ích trong lúc nghiên cứu học hành của môn sinh. Tôi nghĩ với
    tôn chỉ nhằm giúp đời truyền bá nghệ thuật nên không ngần ngại cho ấn hành trong lúc chưa kịp diện kiến cùng Hồ võ sư để thảo luận. Tôi mong rằng chư huynh đệ và Hồ tiên sinh niệm tình bỏ điều chê trách.
    PHƯƠNG THÁI KHÔNG Đại sư
    Cẩn bút
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 24/06/2006

Chia sẻ trang này