1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đam mê võ thuật, tinh thông quyền cước, thập bát ban võ nghệ

Chủ đề trong 'Diễn đàn thể thao' bởi loading_123, 21/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Giới thiệu về Judo (Nhu đạo)
    [​IMG]
    Nhu đạo (Judo) là môn được tách ra từ Nhu thuật (Ju ?" Jutsu) vốn rất thịnh hành ở thế kỷ 16, 17 ở Nhật Bản.Nhu thuật là môn võ sử dụng một vài binh khí mang theo người, nhưng chủ yếu  của môn này là dùng tay chặt chém, xỉa, đá và quăng ném đối thủ, giống như kỹ thuật atémi chuyên đánh vào chỗ hiểm trên thân thể mà các hiệp sĩ Samurai thường sử dụng
    Đến cuối thế kỷ 19 người ta thấy có nhiều trường phái (ryu) Ju-Jutsu ở Nhật trong đó nổi bật là chàng sinh viên có dáng người nhỏ bé (chỉ cao 1m40) tên là Jigoro Kano
    Jigoro Kano sinh năm 1860 ở Nhật Bản, trong thời gian theo học ở trường đại học Tokyo, ông rất say mê nghiên cứu và tập luyện Nhu Thuật cung với các bậc thầy thời đó.Trong khi tập ông không hiểu là tại sao người ta dạy cả một chuỗi kỹ thuật quăng, quật mà không hề vận dụng một nguyên tắc chung nào để ứng biến. Từ đó ông đã suy nghĩ và tìm được nguyên tắc hữu hiệu nhất  -  để áp dụng cho c tinh thần lẫn thể chất con người. Và chính ông đã tự áp dụng nguyên lý đó trong việc học tập Ju Jutsu bằng cách chỉ dùng một lực tối thiểu để làm mất sự thăng bằng của đối thủ. Ngoài ra ông còn là người đầu tiên loại bớt những đòn đánh quá nguy hiểm đang dùng và thay vào đó những đòn mới, nhưng vẫn giữ nguyên tính căn bn của Ju Jutsu. Càng ngày giáo sư Kano càng thu thập được  các kỹ thuật mà ông đã tìm tòi quanh cáI gọi là:?Nguyên tắc hiệu qu tối đa? và đặt cho võ đường của ông tên ?oKokodan Judo? (Nguyên nghĩa Ko: Tưởng niệm; do: Đạo; Kan: Căn phòng).Kokodan là đạo đường để tu luyện tinh thần.Ông đã đưa ra tôn chỉ của Nhu đạo vào năm 1930 như sau:?Ju jutsu là nghệ thuật thực hành Judo,nó đem lại thành qu thắng lợi tối ưu, và Ju Jutsu nhập vào Judo theo nguyên lý thống nhất?.
    Từ khi áp dụng nguyên lý thống nhất, một cách nhuần nhuyễn, ông đã chứng minh được trong một trận đấu mang tính thư hùng với sư phụ của ông là Likubo, vị thầy Ju Jutsu vĩ đại.Tất cả các đòn tấn công cao đồ của sư phụ đều bị ông hóa giải, và kết quả thầy đã bị trò quật ngã hơn 3 lần. Khi đuợc Kano giải thích về nguyên lý mới của mình thì ông thầy bèn xin được học và Likubo đã phụ với Kano rất đắc lực.
    Kano là con người nhỏ bé , lúc đó vừa tròn 23 tuổi đã có văn võ song toàn (1882) vì ông đã có 2 bằng đại học: Văn chưng và Qun trị kinh doanh, đồng thời ông còn là người đặt nền móng của võ đường Kokodan đầu tiên tàI Phật Đền Eisojhi. Ngày nay Kokodan đã vang danh khắp thế giới, võ đường chính đặt tại quận Bunkyo ?" Tokyo ?" oai nghi sừng sững với toàn bộ thiết kế và trang thiết bị nội thất?đạt tiêu chuẩn quốc tế.Năm 1919 giáo sư Kano là người đầu tiên đại diện cho nước Nhật được mời tham gia Ban điều hành thế vận hội Olympic Quốc tế. Hai năm sau ông được bầu làm chủ tịch sáng lập môn thể thao mới tại Nhật. Ông du hành qua nhiều nước để cổ động cho thể thao, đặc biệt là Nhu đạo.Năm 1938 trên đường từ Cairo, Ai Cập trở về Nhật, giáo sư Kano đột ngột qua đời trên con tàu đang lênh đênh ngoàI biển, đã không kịp nhièn thấy môn Judo được đăng quang tại Thế vận hội Tokyo 1964. Không thóat khỏi luật thăng trầm, Judo bị thất bại nặng trong Thế vận hội Mexico 1968 nhưng rồi nó lại phục hồi vào năm 1972 tại Thế Vận Hội Munich.
  2. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
     
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 26/06/2006
  3. AloneHome

    AloneHome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Mình có xem trên kênh gì ko nhớ, thấy có 1 ngày nói về võ thuật thế giới, thằng max gì đó cơ thể đẹp lắm, oánh võ đẹp quên chết. Ko hiểu đó gọi là môn võ gì? Nó đứng top 1-10 ng giỏi nhất thế giới!
  4. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Mời các bạn yêu thích Võ công cận chiến chúng ta cùng bàn luận nhé
  5. cowboy_hanoi

    cowboy_hanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2002
    Bài viết:
    6.171
    Đã được thích:
    0
    em loading chia tay TTVN rùi thì fải .... đáng tiếc thật
  6. blackdevil891102

    blackdevil891102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    1
    Bạn phải mô tả đồng phục người ta mặc+ 1 chút về cách đánh chứ. Nhưng nghe thế này devil đoán đó là võ tự do
  7. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    kankuli viết về lịch sử Judo hay lắm.
    Người tập luyện JUDO phải lấy bình tĩnh chế ngự nông nổi,nóng vội, dùng mềm dẻo chế ngự cứng rắn ( dĩ nhu chế cương ). Đồng thời thăng bằng là nguyên tắc, yếu tố ( chiến thắng ) quan trọng nhất của JUDO, vì nếu không lợi dụng được sự mất thăng bằng của đối phương, hoặc làm đối phương phảI mất thăng bằng, thì hiệu quả của các đòn vật, quăng, đè ?đối phương rất thấp, có khi không thực hiện được.
    1 - Kỹ thuật quăng, quật, kéo, ném đối phương (NAGE_WAZA)
    Đây là kỹ thuật đòn thực hiện trong lúc đối phương mất thăng bằng với những đòn được thực hiện như sau:
    -Thực hiện bằng chân, quét, chận (ASHI-WAZA)
    -Bằng hông làm đIểm tựa (KOSHI-WAZA)
    -Bằng tay mà vai làm đIểm tựa (TE-WAZA)
    Khi đánh các đòn loại này phảI phát huy, vặn động cơ thể nhịp nhàng cả tay, chân, đương nhiên phảI tạo thể mất thăng bằng cho đối phương .
    Kỹ thuật này còn được dùng trong lúc người đánh cố tình ngã nằm xuống kèo đối phương quăng đI (SUTEMI-WAZA), ngã kéo nằm nguyên lưng (MA-SUTEMI), ngã kéo nằm nghiêng (YOKO-SUTEMI), tóm lại là chủ động ngã để kéo và quăng đối phương (thường gọi là đòn hy sinh).
    2 - Kỹ thuật bẻ sai khớp xương (GYACU-WAZA)
    Sau khi đánh ngã đối phương bằng bất cứ đòn nào,hoặc đối phưng bị ngã do mất thăng bằng, người tấn xông có thể nhanh chóng sử dụng đòn bẻ sai khớp xương cổ (KUBI), khớp tay (UĐE), khớp chân (ASHI) của đối phương.
    Với kĩ thuật bẻ sai khớp (KWANSETSU-WAZA) người đánh sẽ bẻ lọi khớp xương trong mọi tư thế đứng, ngồi, quỳ, nằm?
    3 - Kỹ thuật đè (OSAEKOMI-WAZA)
    Trong trận đấu, đối phương bị ngã với bất cứ lý do gì, người tấn công tiếp tục áp dụng đòn đè để khoá c thể đối phương nằm sát đất (KATAME-WAZA) thế đè đúng, đủ lực, người bị đè rất khó ngồi hay đứng dậy. Quá thời gian quy định theo luật không dậy được thì bị xử thua (thường là 30 giây)
    4 - Kỹ thuật làm ngạt thở (SHIME-WAZA)
    Một trong những kĩ thuật đòn thế nguy hiểm của JUDO là kỹ thuật làm ngạt thở đối phương bằng tay không. Kỹ thuật này được sử dụng tại vùng cổ, tuỳ tính chất từng đòn, có đòn mục đích làm vỡ thực quản, khí quản ngừng phần hô hấp . Có đòn dùng tay chận động mạch cổ làm ngừng không cho máu lên não, khiến não không thể hoạt động gây tình trạng hôn mê, nếu kéo dàI tình trạng trên không được cứu chữa kịp thời sẽ gây tử vong.
    5-Kỹ thuật đánh vào huyệt đạo (ATEMI-WAZA)
    Kỹ thuật đánh vào huyệt đạo đối phương là phần kỹ thuật nguy hiểm nhất cua môn JUDO. Một đòn đánh đủ sức mạnh bằng đầu khớp xương ngón tay hoặc cạnh bàn tay vào đúng huyệt đạo của đối phương, sẽ gây chấn thương nặng có khi đi tới tử vong. Chính vì vậy đây là kĩ thuật thường được ít dạy phổ biến tại phòng tập, chỉ dạy cho huấn luyện viên có đẳng cấp cao, có đạo đức tác phong tốt, và không được sử dụng khi tranh tàI thi đấu thể thao JUDO.
    6- Kỹ thuật cấp cứu JUDO (KUATSU)
    Cấp cứu người bị chấn thương khi tập võ, thi đấu võ JUDO. Đòi hỏi sự tập luyện nhiều công phu, kinh nghiệm, có trình độ hiểu biết về huyệt đạo, y học. Người học khi sử dụng môn này cũng cần có thần kinh tốt, nhạy bén, bình tĩnh thì mới áp dụng được những điều đã học vào thực tế. Chỉ cần động tác cấp cứu sơ xuất, sai lầm các huyệt đạo có thể không cứu chữa được mà làm chấn thương nặng hơn lúc ban đầu.
    Chủ yếu kỹ thuật này dùng tay không đánh vào các huyệt đạo nhằm kích thích các bộ phận bị thương hoạt động trở lại bình thường.
    Trên đây là một số phương pháp, kỹ thuật tập luyện của môn JUDO. Chúng ta thấy ngoàI kỹ thuật cấp cứu các kỹ thuật khác đều gây nên tình trạng nguy hiểm cho đối phưng, mục đích làm cho đối phưng không còn khả năng thi đấu, chiến đấu
    Để là một môn thể thao công nhận tại thế vận hội, JUDO quốc tế đã loại trừ ra khỏi các cuộc thi đấu những đòn thế, kỹ thuật có kh năng gây nguy hiểm cho vận động viên bằng bộ luật được quy định cụ thể, luôn luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh.
    Đó chính là lý do đưa JUDO một trong những môn võ được OLIMPIC thừa nhận, tổ chức thi đấu đỉnh cao trên toàn thế giới, đông thời được quần chúng hâm mộ tập luyện thường xuyên vì, JUDO môn võ thể thao thích hợp với mọi giới tính và lứa tuổi .
    Hồi trước em cũng có ghé qua lớp này nhưng rồi khi luyện Santo cắm đầu xuống đất ==> chột luôn. Sợ và bỏ ngang Judo. Nghĩ lại không tiếc vì mình sinh ra cho 1 môn khác cơ.
  8. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    BÁc Kankuli nói về võ công cận chiến ?
    con sư tư khi bắt 1 con thỏ cũng tun hết sức của mình ra. Đó là tôn trọng đối thủ, chính vì vậy đừng vì tình thương mà rụt rè trong đòn thế. Phải hoàn toàn làm chủ trong thế trận đã mới nghĩ đến lòng thương về sau.
    Đòn đánh phải dứt khoát không trù trừ. Kể cả khi biết là mình bị hớ vẫn phải tiếp tục đòn đó rồi quay về thủ. Chỉ 1 thoáng trừ trừ bạn sẽ bị công kích.
    @ cái bác gì nói là đang tập thể hình thì không thể tập võ :
    J.C. Van Damme, Chuck Norris... thể hình thôi rồi mà võ công vẫn trác tuyệt đó thôi.
    Đành rằng tập thể hình làm cứng cơ và tạo lên các cơ bắp làm giảm sự linh hoạt. Nhưng 1 vấn đề đặt ra là nếu tập thể hình giúp cơ thể rắn chắc làm tăng khả năng chịu đòn,nhất là những phần như bụng,hông.Vì vậy theo ý kiến của em thì chúng ta nên tập thể hình nhưng tất nhiên sẽ không tập như dân tập thể hình thực sự mà chỉ nên tập với các quả tạ có khối lượng vừa phải,nhưng tập với số lượng lớn như 100 cái hay 150 cái/lần.Như thế các cơ bắp của chúng ta sẽ trở nên rắn chắc mà không to lên nhiều ===>không làm giảm sự linh hoạt nhiều.
    Ngon.... Tập thể hình hay không tập thể hình, với người học võ, quan trọng là ở khả năng dồn và giãn cơ linh hoạt. Không biết cách hoặc không có khả năng ép cứng cơ bắp thì bị hạn chế phòng vệ và tốc độ ra đòn, gồng cứng xong mà không thả lỏng kịp thì chuyển thế không linh hoạt...
  9. Kilua

    Kilua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2004
    Bài viết:
    2.387
    Đã được thích:
    0
    Võ Việt Nam hay ở chỗ nào?
    Võ Việt Nam hay ở hai điểm : võ sư và bài võ. Trước hết, võ sư : theo quan niệm cỗ truyền phải là một người uyên bác, nói theo danh từ bây giờ là một nhà bác học, cái gì cũng biết, và là một người có uy tín, có đạo đức.
    Chật hẹp, trong khuôn khổ võ nghệ, hễ môn sinh đòi học gì là phải dạy nấy, phải đủ tất cả nội ngoại công phu, y dược, quyền cước, binh khí, ám khí,? không thiếu một món gì, và món gì cũng phải toàn hảo.
    Ngoài ra nói rộng hơn, võ sư còn phải dạy môn đồ nhiều thứ nữa : văn thơ, triết lý, tôn giáo, khoa học?
    Cuối cùng ông phải có đạo đức, uy tín, thế lực, khi học trò hạ sơn hành hiệp, ông phải theo dõi từng bước chân đi của nó ; khi nó bị bắt, phải vận động can thiệp cho nó được tự do ; khi nó bị ám hại, phải trả thù ; khi gia quyến nó bị tai nạn, phải ra tay cứu vớt?
    Ngày xưa, người học trò theo thầy (võ sư) là chỉ biết có mình thầy thôi. Nếu thầy chỉ dạy cho vài miếng đấm đá, hoặc hàng triệu miếng đi nữa mà không dạy gì khác, thì làm sao môn đồ trở thành một người khá, có đủ đạo đức và tài trí để giúp đời ? Nếu vậy, hắn chỉ là một cái máy đấm, không xứng đáng là võ sư. Thời nay, có nhiều kẻ chỉ biết qua vài nhúm đòn đấm đá tự xưng là ?ogiáo sư? , hoặc ?ovõ sư?, những kẻ ấy nên sửa đổi cho đỡ tủi hổ.
    Có nhiều kẻ khác chỉ nhờ làm du đãng, ma cô, đâm chém kẻ khác rồi nổi tiếng, cũng xưng là võ sư, cũng mở lò dạy võ. Võ sư không phải như vậy.
    Sau hết, võ sư phải khép mình vào kỹ luật, phải có chương trình dạy dỗ đường hoàng chứ không phải đụng đâu dạy đó, mà dạy hàng mấy năm cũng chỉ lẩn thẩn có mấy bài võ.
    Bởi vậy, về Võ Việt Nam , nếu tìm được đúng thầy là một điều hay.
    Điều hay thứ hai, bài võ.
    Võ Việt Nam dạy rất công phu và phải qua 6 giai đoạn :
    Các thế căn bản : bát bộ chân quyền (tấn), cửu bộ thủ lưu (tay), thập nhứt môn cước xuất (đá). Thành thuộc rồi, qua bài võ.
    Bài võ Việt Nam có nhiều thế : thế chánh, thế phụ. Thế chánh nầy biến sang thế chánh kia, thế chánh lại biến sang thế phụ, thế phụ lại biến sang thế phụ nữa, không biết bao giờ mới cùng.
    Tứ đẳng luyện : dạy công, thủ, phản, biến nghĩa là : đánh ra (công), đánh xong tay hoặc chân đó là để giữ mình (thủ), dùng tay chân đó đánh lại khi địch thủ công (phản), cuối cùng đổi qua thế khác (biến).
    Phân thế, dạy thế, chỉ thế : dạy cho biết những thế trong bài quyền dùng làm gì, tinh hoa yếu điểm của mỗi thế ở chỗ nào, ta đánh địch đỡ hoặc phản công ra sao, ta sẽ phải làm gì trong mọi trường hợp để có thể phản ứng một cách dễ dàng. Sự xử dụng các đòn thế ấy phải qua 7 giai đoạn (thất dụng môn công) : nhứt thủ nhứt công, hồi thủ dương công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, phản thủ bị công, thật hư thủ công, ý địng phân công.
    Song đấu : qua phần trên xong, tới phần song đấu. Phần nầy tập cho môn sinh quen phản ứng, lanh lẹ, quyền biến. Hơn nữa, song đấu còn để cho võ sư kiểm soát xem 7 phần trong người có sắc bén và có ăn rập với nhau hay không (thất tuyệt võ công) : bộ pháp, thân pháp, quyền pháp, cước pháp, tâm pháp, nhãn pháp, khí pháp. Nếu tất cả đều hoàn hảo, như vậy mới xong một bài võ và qua bài khác.
    Chiến thuật, chiến lược, mánh khoé khi chiến đấu thực sự ngoài đời, đều được võ sư truyền cả.
    Tưởng cũng nên nhắc rằng vị thầy có thể truyền cho mỗi môn sinh một số bài võ khác nhau tùy theo khả năng chuyên môn của người ấy, chứ không không buộc hễ cấp nào là phải dạy bài đó. Tuy nhiên thường thì mỗi cấp có 5 bài võ, năm bài ấy không phải theo thứ tự ngắn dài, hoặc dễ khó, mà phải tuyển lựa làm sao để qua 5 bài đó, môn sinh có thể xử dụng được hết tất cả các bộ phận dùng để tấn công trong người, và bao quát hầu hết các trường hợp công thủ gặp trong trận đấu.
    Nói thí dụ có một người không có áo mưa, đứng đụt mưa dưới một mái hiên bên đường. Thỉnh thoảng người ấy thò đầu ra, lại thụt vô, thập thà thập thò như vậy mãi mà không dám bước ra. Trong khi đó, một người có áo mưa, cứ xăm xăm từ trong ngà đi thẳng ra đường, không một chút e dè. Tại sao có sự khác biệt như vậy ? Bởi vì : một người có áo mưa, một người không có. Muốn có áo mưa, hay nói rõ hơn, một ?ohàng rào quyền cước? để che thân và yên tâm lùng địch, ta phải tập luyện bài quyền kỹ lưỡng qua 6 giai đoạn trên. Giả sử trên chiến trường hiện tại có một loại áo giáp mà không có loại đạn nào bắn thủng, người lính ta cứ việc hiên ngang xông vào đất địch, kiếm chúng mà bắn, hết đạn thì đâm, chẳng sợ gì cả. Chiếc áo giáp ấy, trong Võ Việt Nam, là kết quả của việc luyện tập. Trong một vài môn võ ?ogiản dị? khác (của) nước ngoài, chiếc áo giáp ấy đã bị ?orách? quá nhiều chỗ, vì vậy mà võ sinh phải rình rình, dè dè, đánh càng, đá đại, trúng trật cầu may.
    Võ Việt Nam hay là vậy
    (cop nhặt leng beng)
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Bạn Kilua tiếc không học Judo được lâu.Học Judo ở giai đoạn đầu quả thực rất nhàm chán.Cả 1 tuần liền chỉ học các thế ngã (Ukemi) cũng như học các nghi lễ cũng như kỷ luật, cách xếp quần áo tập đúng cách.Giai đoạn này người nào thiếu kiên nhẫn thì biết ngay.
    Ở thời gian tiếp theo là những bài học về Đòn thế (Kỹ thuật) quật đầu tiên Nage-Waza.Lúc này là lúc cần vượt qua sự sợ hãi để thực hiện cho đúng các thế ngã khi bị bạn tập quật - để không gây chấn thương cho chính mình.
    Kensiro Abbe (Đệ bát đẳng huyền đai) là người sáng lập hội đồng Nhu Đạo Anh Quốc nhận định rằng:mọi chuyển động trong vũ trụ đều chuyền đi theo 1 chuỗi động tác vòng tròn và vòng cung, cho nên cần tuân theo nguyên lý căn bản này để di chuyển, tránh được sự cứng nhắc, tư thế không hợp lý là chúng ta có thể trở thành nhà Nhu Đạo giỏi.
    Nguyên lý này có thể ứng dụng thuận tiện nhất trong Nage Waza - Thế quật trong Nhu đạo.Khi các cặp đâu lừa thế phá cân bằng - kuzushi, chuyển thân nhập nội - tsukuri và sau cùng là thực hiện thế quật - Kate.
    Thông qua nguyên tắc căn bản với sự dùng lực tối thiểu ở thế kéo, thế đẩy đối thủ để đạt hiệu quả tối đa.
    Nếu một đối thủ đẩy tới, bạn biết cách nương theo đà đó thì lực sẽ tăng lên nhiều lần và đối thủ sẽ mất thăng bằng.

Chia sẻ trang này