1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đâm vào tác phẩm nhau đi!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi linglang, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    .....biết nói thế nào nhỉ!
    Thế này, tỷ lệ bạn học/biết/ nghe tới trong trường ĐH là của tây hay ta or tàu?chắc "tỷ lệ vàng " vậy của tây rồi. Nếu là cơ thể Âu thì vị trí cặp mắt chủng tộc này tầm nhìn có cao hơn cặp mắt dân ta 20-30 cm không? nếu bạn đã từng chụp ảnh thì vị trí đặt góc máy khác nhau sẽ có kết quả tương đối khác .Hay: khi còn nhỏ bạn sẽ có sự so sánh và nhìn nhận thế giới quan khác bây giờ - bạn đã cao to hơn, trưởng thành, nhận thức hơn hồi bé.
    Tỷ lệ là sự so sánh tương quan trong óc bạn cũng rất khác nếu bạn học ở Nga những năm 1970 ( Kt hiện đại hệ thống XHCN ) sau đó bạn sang học ở Mỹ những năm 2000 và thầy giáo dạy bạn theo trào lưu phi kết cấu - hay sinh thái hay phỏng sinh cấu trúc học ?
    1/ Trong một thế giới luôn vận động ( duy vật biện chứng và cả Dịch học ) thì không có cái gì là bất biến.Tỷ lệ không phải là phạm trù như bạn nói đâu, nó là qui ước của con người ( cá nhân hay cộng đồng) thể hiện quan niệm của họ, gắn nhân sinh quan - ý thức hệ được nhiều thế hệ ghi nhận bằng cảm quan, kinh nghiệm ( tinh thần) trong việc so sánh giữa các hình ảnh đối tượng được con người ghi, chụp qua mắt và được phản ánh tới não. Do vậy, phản ánh đó sẽ khác nhau ở các cá nhân khác nhau. Tuy nhiên qua nhiều thời gian những cá nhân có quan điểm tương đối giống nhau sẽ qui nạp những điểm chung thốngnhất tạo thành các qui tắc của nhóm, cộng đồng này ( tỷ lệ của các bạn đó). Vậy, những ý kiến - quan điểm khác chúng thì sao? và sẽ nảy sinh ra những mâu thuẫn , ..vận dụng qui luật phủ định.....Tôi có quyền có những qui tắc khác của nhóm cá biệt mà tôi là đại diện được không? được bạn à.Tỷ lệ KT của các trào lưu khác cung có khác biệt nhau đó!
    Cái riêng và cái chung: bạn xem lại định nghĩa triết học nhé, tất cả sự vật đều có cái chung và cái riêng tồn tại (nội và ngoại). Nếu bạn nói "tỷ lệ" tồn tại riêng biệt - bất biến thì bạn rơi vào chủ nghĩa siêu hình thần học( "tỷ lệ" thuôcphạm trù tinh thần, mà tinh thần có trước do đấng tối cao mang đến cho con người, va con người phải bỏ sức đi tìm chân diện của nó đang ở đâu đó thôi???), bạn là thế thì tôi miễn bàn vì dính dáng đến hệ thống lý luận chính trị Vn rồi.
    2/ kiến trúc chỉ là một bộ môn trong các ngành nghệ thuật của con người. Đối tượng phục vụ là con người. Danh từ tỷ lệ KT thực chất là sự tương quan, so sánh của con người với hình khối, diện mảng màu sắc với nhau để diễn tả cảm nhận mà họ cho là hài hoà với sự vật ấy. Do đó, các nghành nghệ thuật khác nếu có sự so sánh, ghi nhận qua thực tiễn dể đúc kết nên qui tắc tương quan có thể gọi là "tỷ lệ" . Về bản chất giống nhau! chỉ có bạn là không biết thôi!!
    Câu sau về 2-3 chiều gì gì ..của bạn tôi chưa nghe ai nói như vậy bao giờ. có KTS nào rõ hơn chỉ cho bạn , tôi không có gì để nói về liên quan giữa điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc....với nhau.
    3/ Khái niệm nào gọi là cơ bản mà bạn khó nói. Tất cả định nghĩa có trong sách giáo khoa, ai chả phải học. Vấn đề là: có cần tới nó không?
    Tôi ví dụ gần xa kiểu dân dã để người đọc dễ hiểu hơn, mặt khác cũng tránh mang tác phẩm các tiền bối KTS thế giới ra trích dẫn mà khen chê về tỷ lệ ( tôi chưa đáng làm việc đó!) va chạm vào sở thích, quan niệm thiết kế anh em đồng nghiệp.
    Ví dụ về KT nhé : trường phái Kt Zen của Nhật, sâu đậm tinh thần triết học của Phật giáo. Để thành công trong tác phẩm, bạn dùng tỷ lệ gì đây?
    Xin thưa, nếu bạn không đặt chữ "vô" và trong tâm hồn không "tĩnh "đố bạn vẽ nên CT nhằm làm người thưởng thức rung cảm với tác phẩm của bạn.
    Ngày xưa, tháp sắt gì đó của Paris cũng bị chê khi mới ra lò, sau lại được khen là tỷ lệ hoàn mỹ này kia....Nói thật, tôi thấy như cái cột điện to tướng cắm ở bãi cỏ-hoa đẹp thế .Vấn đề là tôi không rung cảm thế thôi.
    Vẽ Kt cũng thế, chỉ cần người sử dụng và người chiêm ngưỡng nó thấy rung cảm khi nhìn tác phẩm của mình là đạt đích rồi.
    Cần quái gì tỷ lệ khô cứng, gò bó? Cùng 1 công trình bạn cho là đẹp nhưng tôi cho là như cit thì sao ??
    Biết thế nào là tỷ lệ chuẩn, đúng không các bạn?
    [/QUOTE]
    bó tay!
    Được win_arc sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 14/10/2006
  2. vietnamrock

    vietnamrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Em chao cac bac KTS!
    Ôi anh Linh Lang thiết kế nhà to đẹp quá, em thích lắm. Tỷ lệ đẹp tuyệt vời, hài hoà và chuẩn mực. Anh ơi, sao anh ko viết sách mà bán cho lũ đàn em ngu muội học tập với. Tỷ lệ của anh thế mới là tỷ lể, chứ mấy cái tỷ lệ các cụ làm từ xưa nhìn xấu lắm. Ngôn ngữ kiến trúc cũng tuyệt vời, quá phù hợp với cái '' ĐẸP ĐẼ SANG TRỌNG VÀ TRẬT TỰ " của đất nước ta.
    Anh ARCVUBALÊ thì làm cái nhỏ nhắn, ko to lớn vĩ đại nhưng lại tinh tế đến giật mình không tưởng. Cái biệt thự anh làm, theo ý em xứng đáng là cái tát vào mặt những anh KTS đang còn mê muội như em đây. Xứng đáng là một tác phẩm của một '''' KTS " tài ba. Thật không phí công ăn học anh nhi?
    Em mới ra trường chẳng được bao lâu, mong các anh chỉ giáo thêm. HIc, em thậm chí còn chưa thiết kế được cái chuồng lợn hay nhà thổ nào. Còn phải phấn đấu học tập các anh nhiều lắm.
    Đôi lời ngu muội của em, mong các anh đừng có xoá, đừng có treo nick nhé!
    Thân gửi và chúc sức khoẻ !
  3. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Khi tài năng không đáp ứng được tham vọng thì cuộc đời thành chuỗi Bi kịch thôi . Rồi cũng chết vì đố kỵ
  4. kieunam0310

    kieunam0310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Tui thì chẳng biết gì cả, nhưng ghét những đứa phá hoại chỉ biết chê ngươig khác , tui ủng hộ bác Linhlang dù sao bác cũng có ý kiến của riêng bác(mỗi người đều có trường phái và quan điểm riêng mà) còn hơn nhiều đứa chỉ biết nói mồm giỏi thì đưa ý kiến của minh đi( thêm Ct của mình nữa thì càng tốt)
    Để anh em còn chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của kể chỉ thích chê người khác
  5. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    He he he, tôi mần như thế rứa - và tôi dám post sản phẩm lên đây. Có người khen ( khen kiểu gì cũng được)là tôi khoáI lém, ai chê chính xác thì tôi rút kinh nghiệm dể mần tốt hơn, CẢM ƠN NHA .
    - KTS châu Á mà không biết một số kiến thức về triết học Á đông cổ quan niệm về quy luật vận dộng của tự nhiên,con người đại khái như Kinh dịch ( nho giáo ) thì cũng hơi mèng đó nha?
    (và 1+1=2 thì đó là trình độ lớp1, anh được biết có 1 loại toán học mà 1+1 LẠI KHÔNG BẰNG 2 ? THẾ MỚI LẠ!

    Nào, chúng ta quay về tranh luận lý thuyết. Thực ra, tranh luận về tỷ lệ trong KT cũng rất vui.
    Chúng ta đã quen cách học chỉ nghe thầy/cô giáo giảng rồi tin ngay là chân lý.Sao ta không đứng lên hỏi / phản biện nhiều chiều để hiểu rõ vấn đề hơn ?
    Quan niện cái Tỷ lệ trong Kt (theo tôi), cũng chỉ là một phương tiện dể đi đến "cái đẹp" mà theo Hegen: "cái đẹp là ý niệm được quan niệm như là thể thống nhất trực tiếp của khái niệm với hiện thực của nó trong chừng mực thể thống nhất này xuất hiện trong cái hiện thực và cảm quan"
    Tôi xin trích dẫn 1số lý thuyết của các nhà lý luận KT nổi tiếng để các bạn thấy quan niệm về "tỷ lệ" và sáng tác kiến trúc trên thế giới cũng nhiều quan niệm khác biệt:
    I/ Modulor thì KTS ai cũng phải học hệ thống này tại ĐHKT HN, nhưng các bạn có biết không chính tác giả của hệ thống modulor từng nói: "modulor không đem lại tài năng, lại càng không đem lại thiên tài.Nó không giúp cái thô tục trở thành cái tinh tế, nó chỉ cống hiến sự thoải mái tiện lợi do việc sử dụng những số đo chắc chắn. Trong kho tàng vô tận của hệ thống modulor chỉ còn việc lực chọn cho mình những tỷ lệ thích hợp" [Đặng Thái Hoàng- Sáng tác kiến trúc -nhà XB khoa học và kỹ thuật -(tr111)]
    II/ KTS Vitruvius( 84 tr.cn) cho rằng : tỷ lệ là cơ sở của các khái niệm tỷ lệ xích về tính cân đối và hài hoà đối xứng.Theo ông thì tỷ lệ không phải là khái niệm cơ bản của thẩm mỹ.Nó chỉ thần tuý là tương quan số học.
    1.Tỷ lệ xích( ordinatio), cân đối( eurythmia) và hài hoà ( symmetria)là các khía cạnh của tỷ lệ công trình.
    2. Bố cục ( dispositio) liên quan đến sáng tác kiến trúc đòi hỏi phải cso sự suy ngẫm và sáng tạo.
    3. Trang trí bề mặt ( derco) và sử dụng vật liệu( distributio) nói về tính hợp lý trong khi sử dụng thức cột và mối quan hệ giữa ngôi nhà và chủ nhân của nó.
    III/Kts Alberti:(1404-72) Cái ông này bạn gì đó thích lắm nè:
    tỷ lệ là bất di bất dịch là quy luật tự nhiên. ông coi tỷ lệ trong KT hoàn toàn giống như nguyên lý hoà nhạc và đã tìm cách áp dụng nó vào KT. ''''''''''''''''t..ương quan đối với tôi là sự thống nhất nào đó giữa các đường với nhau mà người ta dùng để đo kích thước, trong đó một đường là chiều dài, đường thứ 2 là chiều rộng và đương thứ 3 là chiều cao"
    IV/ Sebastiano Serlio ( 1475-1553) KTS tạo nền móng lý thuyết cho chủ nghĩa Kiểu cách ( manierismus) cho rằng tỷ lệ là một phầm của thức cột và là những quy ước mà người ta không bắt buộc phải làm theo.
    Vignola (1503-1573) phát triển lý thuyết của Serlio, đã tập hợp kết quả đo đạc các công trình ccổ đại thành qui tắc và sử dụng trong thiết kế các thức cột. Đói với ông modul không cần có 1 cơ sở lý thuyết nào mà chỉ nhằm đơn giản hoá việc tính toán các thức cột.
    Francesco Milizia (1725-98) coi: KT cần có tỷ lệ do các quy luật thị giác chi phối nhưng không có tương quan số học tuyệt đối. Kt cần có sự đối xứng mà theo ông nó gồm sự đa dạng, thống nhất và cân đối.
    Luuis H.Sullivan(1861-1924): mỗi công trình kiến trúc phải được hiểu trực tiếp là mềm dẻo trong tác động của nó. Bất kỳ sự khô cứng quen thuộc nào đều phải loại bỏ.Chúng phải được sử dụng thông minh và không cưỡng bức.
    Robert Vetnturi ( 1925-?)KTS Mỹ:"...Kiến trúc tốt nhất là kiến trúc có nhiều bình diện ý nghĩa, được chú ý từ số lớn các mối quan hệ là không gian và các yếu tố của nó và có thể được cảm nhận đồng thời trên nhiều bình diện khác nhau" và theo ông : không có nguyên tắc trong kiến trúc nhưng không phải mọi thứ đều có thể" có nghĩa là có ranh giới giữa trật tự và hỗn loạn mà người KTS phải quyết định và cân nhắc cẩn thận. "...Kiến trúc phức tạp và mâu thuẫn với những sự dung hoà đa dạng vẫn là một tổng thể trọn vẹn"
    Charle Moore ( 1925-?) quan điểm kiến trúc xuất phát từ quan điểm nhân chủng học và trong đó kiến trúc được biểu hiện thông qua sự cảm thụ của con người.Sự cảm thụ của con người không đơn thuần phụ thuộc vào hình dáng và vẻ ngoài công trình mà nhiều hơn và quan trọng hơn là phụ thuộc vào những hình mẫu, kinh nghiệm được lưu giữ trong bộ não của con người. nhưng cái đó lại phụ thuộc vào từng cá nhân và vào lịch sử, phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự hiểu biết và sự tích luỹ.
    {Nguyễn Mạnh Thu-Phùng Đức Tuấn-Lý thuyết kiến trúc -Nhà Xb Xây dựng 2002} bạn nào cần biết kỹ hơn thì đọc cả quyển này ( theo ý kiến riêng tôi) rất có ích ;quyển của bác Nguyễn Đức Thiềm do tôi chưa đọc nên không biết chùa chiền Vn giống hệ thống tỷ lệ nào.nhưng cũng phục bác ấy lắm !
    Vậy đó , qua một số quan niệm thiết kế KT trên thế giới khá khác nhau qua các thời kỳ lịch sử , chắc các bạn rõ hơn: mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chúng ta có quyền chọn hướng đi riêng và tự do sáng tạo cho mình khi sáng tác KT . Quan niệm của tôi cũng theo hệ thống lý thuyết như vậy.
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 04:53 ngày 16/10/2006
    Được linglang sửa chữa / chuyển vào 08:16 ngày 16/10/2006
  6. Competition

    Competition Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Nói dông nói dài làm gì? Chú giải thích cụ thể cái quan điểm về tỷ lệ trong công trình của chú xem. Chú nói coi chú sử dụng cái hệ thống lý thuyết của chú vào công trình như thế nào? Cái hướng đi của chú là hướng nào? Chứ đừng có nói chung chung mù mờ là: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mổi cảnh, chúng ta có quyền chọn hướng đi riêng và tự do sáng tạo cho mình khi sáng tác". Nói thế thằng sinh viên cũng nói được nhỉ?
  7. vietnamrock

    vietnamrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nói xa nói xưa một tý, ngày thủa hàn vi em còn đi học em cũng được xem vài quyến sách mẫu về chung cư, nhà cao tầng của DHKT bán. Và thú thật xem các chung cư o Nguyễn Chí Thanh, khác sạn Phố cũ của bác Linh Lang nó cũng na ná như thế. Có hơi khác một chút là các tỷ lệ cua bác LInh Lang. Đến những công trình sau như khác sạn QN lại mang luồng gió khác. Hình mẫu của khác sạn QN được in đầy trong các cuốn sách Hàn Quốc mà công ty nào em trải qua cũng mua hàng kệ hàng chồng. Đến chung cư CT2 em thấy là tác phẩm mang dấu ấn tác giả nhiều nhất, sự đảo lộn quy luật thị giác rõ nét khi càng lên cao bề mặt khối tích càng đặc sệt lại.
    Vâng, và bac sẽ nói đó là con mắt tỷ lệ hình khối của riêng bác, và mong bác bỏ lại cái mớ lý thuyết xuông viết kín cả trang giấy đó đi. Nó chỉ chứng tỏ bác quá giỏi lý thuyết, bác hãy nói xem cái lý thuyết sáng tạo những công trình này thế nào, đó mới là kiến thức của bác.
  8. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0

    Nói dông nói dài làm gì? Chú giải thích cụ thể cái quan điểm về tỷ lệ trong công trình của chú xem. Chú nói coi chú sử dụng cái hệ thống lý thuyết của chú vào công trình như thế nào? Cái hướng đi của chú là hướng nào? Chứ đừng có nói chung chung mù mờ là: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mổi cảnh, chúng ta có quyền chọn hướng đi riêng và tự do sáng tạo cho mình khi sáng tác". Nói thế thằng sinh viên cũng nói được nhỉ?
    [/quote]
    chú đọc hết cả mấy bài mà ko hiểu ý anh à, viết rõ thế mà?
    hệ thống lý thuyết KT mấy KTS (anh thích )chọn ra trích dẫn để nói:
    - Tỷ lệ KT cũng có dăm bảy hệ thống, không chỉ có là cái modulor .v.v
    - Anh deck quan tâm mấy cái chú coi là khuôn mẫu vàng ngọc.
    Thích hiểu công trình của anh thế nào thì hiểu.Đấy sảm phẩm nó xấu thế. Anh cần mọi người đâm vào công trình.Anh sáng tác chưa ngon nên cần thế.
    Đàn đánh ra, tri kỷ với nhau thì thưởng thức để khen và chê. .Càng Không dám kể lể tại sao tạo khối như thế với dân KTS pro ở đây, thừa!
    .Rất nhiều sinh viên KT khi nói về lý thuyết và vẽ đồ án còn hơn mấy thằng KTS .Vì nó năng khiếu, học chăm chỉ và sáng tạo không vào khuôn mẫu cổ hủ.
    Tốt nhất chú post công trình lên đây, anh sẽ đâm và phân tích theo hệ thống lý thuyết và cách quan niệm của anh cho.Nếu ngại dài dòng. Dám hông?
    Còn chú thích nghe giải tại sao anh vẽ thế này kia công trình của anh , lên văn phòng anh nói riêng cho... có cả rượu ngon đó. wellcome!
  9. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    đây, hai cái dự án VP tôi đã phệt.
    Anh em đâm tiếp đi. Chê vào tác phẩm cật lực nhé![​IMG]
    và 1 cái ở sau toà nhà VP.Sẽ xây ở Trần Hưng đao.Hà nội. Chung cư đó![​IMG]
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    ĐÂM, từ giờ viết tắt là Đ cho nhanh!
    Các bác Đ nhau thì cố gắng Đ cho sướng, Đ hơi đau mà sướng là cũng được, nhưng Đ lung tung khác gì "hiếp dâm" tác phẩm của nhau. Dù nó xấu đẹp gì đi chăng nữa, người đẻ ra nó cũng đã phải trăn trở nhiều, có thể nó không "ngon" với người khác, văn mình, vợ thằng bạn, chuyện muôn thuở!
    Thôi các bác Đ nhau tiếp đi, iem bị nhiều thằng nó Đ quá, nghỉ ít bữa rồi mới có sức mà Đ cùng các bác!
    Làm chén hạ nhiệt rồi Đ tiếp
    P/s: Vui lòng không cố tình dịch chữ Đ sang nghĩa khác

Chia sẻ trang này