1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đàn bà - vưu vật trong truyện kiếm hiệp

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Princess_Of_Mooncat, 04/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Princess_Of_Mooncat

    Princess_Of_Mooncat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đàn bà - vưu vật trong truyện kiếm hiệp

    Phái đẹp thì thể loại văn học nào cũng mô tả nhưng trong tiểu thuyết võ hiệp lại có nét đặc sắc riêng. Tại hạ thấy Kim Dung dường như trọng anh hùng hơn mỹ nhân, có miêu tả người đẹp cũng chỉ nói qua là nghiêng nước nghiêng thành, hay thêm một tẹo là làm người ta ngây ngất, ngắm mãi không biết chán. Cái đẹp đó có thể tưởng tượng ra được, bằng hữu nào có duyên có khi gặp được ngoài đường, hay nhìn thấy trên TV, mà cũng có khi trong số tỉ muội ở đây cũng có người sánh bằng.
    Thế nhưng tác phẩm của Cổ Long thi đặc biệt chuyên chú đến đàn bà, mà phải là người có sắc đẹp chi phối được cả quần hùng thiên hạ quỳ gối dưới váy mình. Thiết tưởng đến như thế thì quả không còn là người thường nữa mà theo lời Cổ Long đã thành vưu vật trong loài người. Kim Sư trưởng lão của Ma giáo địa vị chỉ dưới giáo chủ mà gặp cô gái Tạ Tiểu Ngọc không dám ngồi mà tự nguyện quỳ xuống. Nhan sắc Lâm Tiên Nhi sai khiến quá nửa đàn ông thiên hạ, họ chỉ mong đựơc chết để đổi lấy nụ cười của nàng, đến cao tăng Thiếu Lâm Tự Tâm Giám cũng si tình mà phản bội chùa Thiếu Lâm. Đẹp đến thế chắc không tưởng tượng ra nổi, mà các nhân vật trong truyện Kim Dung cũng không ai đến được như thế. Vậy có phải phái nữ trong truyện Cổ Long mới là đẹp nhất?
  2. doraemon

    doraemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Không phải đâu là không phải đâu, không thể so sánh các nhân vật nữ trong các truyện khác nhau xem ai đẹp hơn, cũng như so sánh võ công của các nhân vật trong những bộ truyện khác nhau được. Ví dụ như ta so sánh 2 người, 1người cao gầy, 1 người béo lùn, chỉ dựa vào đấy làm sao biết ai khoẻ hơn?
    Quả là nhân vật nữ trong truyện Cổ Long được tả rất kỹ về tính cách cũng như nhan sắc, nhưng có phải vì thế mà Lâm Tiên Nhi, Tạ Tiểu Ngọc lại đẹp hơn Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ... đâu. Lâm Tiên Nhi sai khiến được đàn ông trong thiên hạ đâu phải chỉ bởi sắc đẹp mà còn nhờ cái khác chớ Nếu không thì Thượng Quan Kim Hồng hay Kinh Vô Mạng đã xuyên cho một kiếm toi mạng luôn, làm sao còn ở đó mà sai với chả khiến

    I'd kill myself for you, I'd kill you for myself

  3. sun_shine_sad

    sun_shine_sad Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2002
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Lâm Tiên Nhi sai khiến được quá nửa đàn ông thiên hạ bởi vì nàng ta đẹp , và thứ nữa là nàng ta biết lợi dụng sắc đẹp của mình để làm điều đó ( cái này là quan trọng ) . Với cách tả về sắc đẹp của TLN , thì nếu muốn chắc TLN cũng phải sai khiến được đến 3/4 đàn ông thiên hạ chứ chả phải một nửa.
    Don't dream it. Live it!
  4. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là sử dụng sắc đẹp đó như thế nào ? ,có muốn sử dụng hay ko thôi.
    Chứ hình ảnh Tiểu Long Nữ chỉ đứng ở Trùng Dương Cung ,chưa nói câu nào ,mà đã khiến toàn bộ đạo sĩ ngất ngây ,tưởng tiên nữ giáng trần.
    Doãn Chí Bình là đệ tử đời thứ 3 của Toàn Chân Giáo , được giao trọng trách là Trưởng giáo ,đã từng theo Khưu Xứ Cơ đi đây đi đó nhiều nơi .Đạo hạnh kể cũng cao thâm ,dám mắng cả Đông Tà ,chí khí nào có kém ai ,tính ra cũng thuộc loại hào kiệt .
    Thế mà vừa nhìn thấy Tiểu Long Nữ (lúc này còn là kẻ thù của Toàn Chân Giáo),ko được nàng chú ý đến 1 lần ,ko nói cùng nàng đến 1 câu mà đã trở thành "thân bại danh liệt " ,chết dưới lưỡi kiếm của người đẹp ,chết trong đau khổ?
    Hoàng Dung thì mới chỉ "sử dụng" chút ít mưu mẹo ,dùng nhan sắc của mình để lừa Âu Dương Công Tử suýt chết mấy lần ,cuối cùng thì đành chịu kiếp què quặt.
    Tiểu ma nữ
  5. Rce

    Rce Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2001
    Bài viết:
    3.692
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi mọi người nếu em có gì không phải. Chứ em chẳng thích hình ảnh người con gái trong Cổ Long lắm.
    Nhiều nhân vật dù không có gì quá đáng. Nhưng cái đẹp đó có gì đó hơi gợi cảm (nói phô phô hơn một chút là đầy vẻ dục tính)... Đối với một nét đẹp phương Đông thì điều đó chẳng hay lắm. Trong Kim Dung thì không vậy. Nàng nào là nhân vật chính cho làm vợ em, em cũng thích hết.
    Lạy Chúa, thiên đường, con thú tội,
    Vì nàng đẹp quá khiến con yêu.
    Nếu Chúa cho rằng yêu là tội,
    Thì con phạm tội cả đời, Chúa ơi!!!
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    S3 đệ và Heo muội có vẻ chưa hiểu hết ý tứ của Miêu Nguyệt Công Chúa (hoặc có khi chính mỗ cũng hiểu sai). Theo sự suy đoán của tại hạ thì MNCC kô đề cập đến việc đến việc nhân vật nữ của ai đẹp hơn. Cái CC muốn nói có lẽ là cách tiếp cận nhân vật nữ của 2 tác giả. Một cách ngắn gọn, các nhân vật nữ của KD hầu hết đều là thiếu nữ, còn của Cổ Long thì đa số là phụ nữ/đàn bà rồi.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can
  7. doraemon

    doraemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Không sai, hoàn toàn chính xác. Có lẽ vì truyện Cổ Long hiện đại hơn?

    I'd kill myself for you, I'd kill you for myself

  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Theo Thieu_iot, nhân vật nữ trong truyện Kim Dung không thật. Dĩ nhiên, không tính chuyện sắc đẹp (vào viện phẫu thuật thẩm mĩ vài tháng, tốn cỡ một vali đô la thì mắt Tiểu Long Nữ, môi Lâm Tiên Nhi chắc cũng chả khó mấy). Nói về tính cách, ngoài đời thật làm gì có cô gái nào đứng chờ một người chưa ước hẹn nói năng gì bao nhiêu lâu ngoài gió tuyết, làm gì có người con gái thông minh sắc sảo nào lại chịu nổi cảnh phải dạy chồng từng ly từng tý, làm gì có cô con ông cháu cha nào lại đi thích một thằng cha nát rượu lại chả yêu thương gì mình mấy như trong truyện. Nhưng ngoài đời chắc chắn có những người đàn bà dùng nhan sắc sai khiến quần hùng, khiến người ta nhà tan cửa nát lắm!
    Chính vì có sự khác biệt như vậy nên TIO thích nhân vật nữ trong tiểu thuyết Kim Dung hơn. Các vị có thể cho rằng TIO dở hơi, nói là nhân vậy nữ trong truyện Kim Dung không thật mà lại còn thích. Nhưng TIO không thích cái gì thật quá. Nếu cần đọc những sự thật trần trụi gần với cuộc sống thì hàng ngày mua An ninh thủ đô với Gia đình xã hội đọc cũng ổn chán, chả cần đến Cổ Long
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  9. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Cách xây dựng nhân vật nữ của Kim Dung khiến người ta mơ nhiều hơn, mong được thấy nhiều hơn vì giống như Thánh cô nói, không được thật. Còn của Cổ Long, tuy muội chưa đọc nhiều nhưng thấy hoạc là tả kĩ quá, không còn gì để tự hình dung, hoạc là tính cách quá đời thường, không rõ rệt. Thử hỏi một người vợ Bản lĩnh như Doanh Doanh, sắc sảo như Triệu Minh, thông minh như Hoàng Dung, hiền dịu và chung tình như A Châu, đẹp như Chu Chỉ Nhược thì ai mà không mơ ước? Thế nhưng liệu khi co một người vợ đẹp như Lâm Tiên Nhi hay Lâm Thi Âm mà tính cách chẳng rõ rệt thì có hứng thú gì nữa chứ? Tóm lại, muội thích các nhân vật của Kim Dung hơn.
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bỏ nguyên một ngày để gặm hết Võ lâm tuyệt địa, chợt nhớ đến chủ đề này, bỗng nhiên muốn viết một cái gì đó.
    Phái đẹp trong truyện của Cổ Long thật lạ lùng, thật khiến cho người đọc khó đoán, nhưng lạ lùng nhất có lẽ là Chu Thất Thất và Bạch Phi Phi.
    Hai người sinh ra như thể là một cặp, người này là sự đối lập hoàn toàn của người khác. Nếu như Chu Thất Thất có vẻ ngoài mạnh bạo, tính tình bộc trực thẳng thắn thì bên trong nàng lại vô cùng yếu mềm. Ngược lại Bạch Phi Phi thì lại giấu một sức chịu đựng bền bỉ khủng khiếp bên trong cái tư thế ẻo lả, sầu khổ của nàng. Có một chút gì đó giống Lục Y Bình và Lục Như Bình của nữ sĩ Quỳnh Dao.
    Mà cũng phải, Chu Thất Thất từ bé sống trong nhung lụa, được ví như viên ngọc trên tay mọi người, đến cả ba vị trang chủ Nhân Nghĩa Trang cũng phải nể mặt. Cho nên nàng ngang tàng phách lối, tinh nghịch phá phách. Ở nàng có một nét gì khá giống với Hoàng Dung, chính xác hơn thì giống Quách Phù. Nhưng nàng lại đáng yêu gấp trăm gấp ngàn lần Quách Phù của Kim tiên sinh. Bởi vì nàng tuy ích kỷ nhưng lại dám yêu và sẵn sàng hi sinh cho tình yêu. Có lẽ điểm này nàng giống Triệu Minh của Kim tiên sinh. Cả hai đều yêu rất nồng nhiệt, đều sẵn sàng tự nguyện hi sinh. Cái khác duy nhất có lẽ là ở Chu Thất Thất chưa có được sự lãng mạn thơ mộng của người con gái Mông Cổ.
    Bạch Phi Phi cũng giống Chu Thất Thất, cũng yêu Trầm Lãng. Nhưng có lẽ nàng là người con gái đáng sợ nhất trong truyện của Cổ Long. Đáng sợ hơn cả Lâm Tiên Nhi. Nàng có sự thông minh xuất chúng của Hoàng Dung cộng với một tấm lòng ác độc của Lâm Tiên Nhi. Nàng cũng có cả một ma lực quyến rũ lòng người.
    Khác với vẻ ngoài hùng hổ nồng nhiệt của Chu Thất Thất, Bạch Phi Phi là một người con gái cơ khổ lênh đênh cho nên nàng luôn có một vẻ buồn ảo não, dịu dàng, cam chịu. Và trong con mắt của Trầm Lãng, Hùng Miêu Nhi, Kim Vô Vọng, và cả Chu Thất Thất, nàng thật đáng thương.
    Nhưng tất cả đã lầm, cũng như độc giả đã lầm to! Bạch Phi Phi trong tận cùng của mình lại là một ma nữ, là U Linh Công Chúa, là kẻ đối đầu cực kì lợi hại với Trầm Lãng. Tất cả chỉ vì cái số phận long đong của nàng, bị người cha bỏ rơi. Và nàng đã sắp đặt một kế hoạch trả thù vô cùng rùng rợn và vô tiền khoáng hậu: làm đám cưới với chính cha ruột của mình! Sự tình về sau thế nào thì chắc không khó đoán.
    Cũng may là còn Trầm Lãng đã ngăn chặn cái bi kịch khủng khiếp đó!
    Chu Thất Thất - Bạch Phi Phi, hai con người, hai số phận. Cả hai cùng yêu Trầm Lãng, nhưng rốt cuộc chỉ có một người được chàng. Và người đó là Chu Thất Thất. Còn Bạch Phi Phi, Cổ Long đã để cho nàng biến mất, biến mất giữa sa mạc, giữa những cơn gió gào thét như ghê sợ con người của Bạch Phi Phi cũng như khóc thương cho số phận đau khổ của một người con gái.
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.

Chia sẻ trang này