1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DÂN CA VIỆT NAM

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Temely, 03/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    DÂN CA VIỆT NAM

    Dân ca Việt Nam
    Trần Quang Hải
    http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/dancavietnam.htm

    Tiến sĩ Trần Quang Hải hiện đang làm việc tại Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (National Center for Scientific Research) của nước Pháp với chức vụ nghiên cứu gia về dân tộc nhạc học (ethnomusicologist) chuyên về nhạc Việt Nam và nhạc Á châu, đặc biệt về giọng hát.
    oOo

    Dân ca Việt Nam rất là phong phú. Tất cả những bài ca do dân quê sáng tác và không thuộc nhạc triều đình, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo thì được xếp vào loại dân ca.

    Xứ Việt Nam với gần 80 triệu người Việt và 53 sắc tộc khác nhau thừa hưởng một truyền thống dân ca đa diện.

    Ðịnh nghĩa danh từ dân ca, theo tôi, là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, sang các bài hát trẻ em lúc vui chơi, đến các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp lúc lễ hội thường niên.

    Dân ca lại mang một màu sắc địa phương đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, và âm nhạc tính từng vùng mà khác đi đôi chút. Nhưng nhìn chung, vẫn là bài hát thoát thai từ lòng dân quê với tính chất mộc mạc, giản dị của nọ

    Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru em khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trương thành và chết đi, sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.

    Tôi xin bàn về các bài hát ru em và các bài hát nghe trong lúc trẻ em vui chơi, nô đùạ Chúng ta thường nghe lúc còn ấu thơ, được chị, mẹ hay bà ngoại hoặc bà nội ru cho ngủ. Loại hát này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).

    Âm giai dùng trong loại hát ru em được thay đổi tùy theo vùng.
    Ở miền Bắc, hát ru dựa vào thang âm ngũ cung (do-ré-fa-sol-la-do).
    Miền Trung sử dụng âm giai tứ cung (do-fa-sol-sib-do),
    và miền Nam thì chọn âm giai ngũ cung (do-mib-fa-la-do).
    Người mẹ thường bày tỏ nỗi lòng của mình, hay than van số phận hẩm hiu của mình qua bài ầu ơ ví dầu. Lời ca thường lấy trong ca dao và thể thơ là lục bát.



    Ầu ơ Gió đưa bụi chuối sau hè
    Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
    Con thơ tay ẵm tay bồng
    Tay dắt mẹ chồng đầu đội thúng bông.


    Ðến khi đứa trẻ lớn lên, trong lúc chơi giỡn thường hay hát những bài mà đa số các giai điệu đều dựa trên thang âm tam cung (do-fa-sol). Chẳng hạn, khi chơi ú tìm, các trẻ em để ngón tay trỏ của mình vào trong lòng bàn tay của một em trong bọn. Một đứa trẻ hát:


    Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa chết chương
    Ba vương thượng hạ
    Ba cạ đi tìm
    Ú tim oà ập.


    Khi nói tới tiếng "ập" thì bàn tay nắm được ngón tay người nào thì người đó nhắm mắt đếm để cho những người khác chạy đi trốn.

    Ngoài ra còn có những trò chơi khác như đánh trõng, táng u, đánh dũa, hoặc là oánh tù tì (từ chữ Anh là one, two, three, nghĩa là một, hai, ba) giúp cho trẻ em Việt Nam giải trí trong khi nhàn rỗi, ngoài giờ học hỏi ở nhà trường.
  2. caphechieuthubay

    caphechieuthubay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/05/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Ơ, cái bài '''''''' Chi chi chành chành'''''''' em cứ tưởng là :
    ''''''''Chi chi chành chành
    Cái đanh thổi lửa
    Con ngựa chết chương
    Ba vương ngũ đế
    Bắt dế đi tìm
    Ù à ù ập''''''''
    chứ nhỉ? Không phải à, hay đây là Version 2, hì[/blue]
    Được caphechieuthubay sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 03/08/2004
  3. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Chẳng biết để cái này ở đâu
    Post đại vào đây:
    Nghe bài hát ru Nam bộ rất tuyệt vời, nghe lại bài này từ thuở còn trong nôi
    Ví dầu cầu ván đóng đinh
    Cầu tre lắt lẻo ghập ghềnh khó đi
    Khó đi mẹ dắt con đi
    Con đi trường học mẹ đi trường đời


    Giữa buổi trưa yên ả, vang vọng lời ru con từ chái bếp sân hè, làm sao tìm được ở chốn này, huhu
    ----
    Nghe bài Ca dao mùi mẫn này

    Được phoipha sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 04/08/2004
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    http://e-cadao.com/tieuluan/Danca_tranquanghai.htm
    Hò từ chữ HÔ mà ra, có nghĩa là làm cho giọng mình manh hơn. Do đó, Hò thường đi đôi với việc làm nặng như kéo gỗ, chèo thuyền, đập đạ Nhưng hò cũng có thể hát lúc nghỉ ngơi, lúc hội hè, lúc đám tang như hò đưa linh, và có khi dính liền với một vùng nào đó như hò Nghệ An, hò Thanh Hóa, hò Sông Mã, hò Ðồng Tháp.
    Có ba loại Hò chánh:
    Hò trong lúc làm việc, tiết điệu ăn khớp với động tác, và thường dùng những chữ như dô ta, rố khoan, hụ là khoan, vv...
    Hò trong lúc nghỉ xả hơi, thường là hò đối giữa trai gái có tính cách đùa giỡn, chọc ghẹo hay tỏ tình.
    Hò trong lúc lễ hội, thường là hò đối đáp để tranh giải.
    Hò làm việc thường hò đông người với nhaụ Một người hò trước và tất cả phụ họa theo saụ Người hò chánh gọi là hò cái và những người phụ họa gọi là hò con. Hò chia làm hai phần: lớp trống hay vế kể thì do một người hát, còn lớp mái hay vế xô thì do toàn thể phụ họa.
    Ở miền Nam, hò thường nghe trên sông, hay lúc làm việc ngoài ruộng. Mỗi tỉnh, mỗi vùng có những loại hò đặc biệt. Do đó có tên gọi như hò Bến Tre, hò Cần Thơ, hò Ðồng Tháp.
    Ở tỉnh Bến Tre, có thể có loại hò như sau:
    Hò ớ ơ Xứ nào vui cho bằng xứ Cù Lao, ớ ợ Hò ớ ợ Tiếng muỗi kêu như ống sáo thổi Bông mọc như hàng rào sương lý, ớ ợ Hoặc xuyên qua câu hò, chúng ta có thể biết người hò thuộc địa phương nào như:
    Hò, ớ ơ.
    Ghe anh nhỏ mũi trắng lườn
    Ở trên Gia Ðịnh xuống vườn thăm em, ớ ơ.
    Hò miền Nam gồm có hò ba lý xuất xứ từ bài Bá Lý Hề của cải lương rất được thông dụng giữa các ca sĩ chuyên nghiệp. Hò theo điệu ai oán dùng để kể chuyện. A li hò lờ xuất hiện khoảng 50 năm nay thôi, dùng thể thơ lục bát. Hò lô tô, hò cấy, vv... Các loại hò thường được ứng khẩu tùy hứng, nhạc thì chỉ có một giai điệu duy nhứt, hay theo một thang âm đặc biệt miền Nam (do-mib-fa-sol-la-do).
    Miền Trung là nơi tập trung của nhiều loại hò và nhiều giai điệu hơn hai miền Bắc và Nam. Ngoài loại hò làm việc, hò đối, còn có hò đưa đám mạ Ở Thanh Hóa có hò sông Mã được chia làm năm loại hò tùy theo giai đoạn: hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò mắc cạn, hò cập bến, với các đoạn kể, xô nhịp nhàng theo nhịp một, nhịp hai.
    Trong khi chèo thuyền, chúng ta còn được nghe các loại hò mái xấp, hò mái nhì, hò mái đẩy. Có giả thuyết cho rằng mái có nghĩa là mái chèo, và còn có giả thuyết khác nữa cho rằng mái là đàn bà đối với trống là đàn ông. Còn xấp có nghĩa là mau hơn, nhì có nghĩa là đôi, là phải hát hai lần, còn đẩy có nghĩa là làm cho thuyền đi tớị Ở vùng Thừa Thiên, Quảng Trị còn nghe hò mái ba nghĩa là phải hát ba lần.
    Các loại hò làm việc như hò đạp nước, hò tát nước, hò khiêng nước, hò xay lúa, hò giã gạo, hò giã đậu, hò giã vôi, hò mài dừa,v.v...
    Khi leo giốc, thì có hò leo dốc. Khi đập đá thì có hò nện hay hò hụị Tiết tấu rất nhanh, và theo nhịp đập đạ Người kể hát một đoạn, thì toàn thể hát "hụ là khoan" để làm tăng sức mạnh khi làm việc.
    Ở miền Bắc, hò đẩy xe, hò kéo gỗ rất được phổ thông. Một người hát một câu thì cả đám hát rố khoan, rố khoan rố khuầy hay hố khoan trong điệu bắt cái hố khoan hay bắt cá hò khoan do các người chài lưới hát. Ngoài ra, chúng ta còn tìm thấy điệu hò giã vôi và hò dứt chỉ ở miền Bắc nữa.
    Hầu hết các điệu hò ở Việt Nam đều dùng thể thơ lục bát với thể thức thêm những chữ không có nghĩa vào như "là hụ là khoan, rố khoan rố khuầy", v.v... Với nghệ thuật ngắt câu khác nhau tùy theo từng điệu hò hoàn toàn khác biệt và phong phú qua tài sáng tác của các người dân quê, kho tàng dân ca do đó ngày càng to lớn hơn và xuyên qua các lời ca trong điệu hò, chúng ta thấy một nền văn chương bình dân phản ảnh trung thực ngôn ngữ của tiếng nói Việt Nam. [/navy]
    (còn tiếp)
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 08/08/2004
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    http://e-cadao.com/tieuluan/Danca_tranquanghai.htm
    Miền Nam có rất nhiều điệu hò và lỵ Những bài nào không thuộc vào hò thì là lỵ Có Lý chim khuyên, Lý bông lựu, Lý chuồn chuồn, Lý cây chanh, Lý chè hương, Lý bỏ bìa, Lý con khỉ đột, Lý ngựa ô, Lý quạ kêu.
    Lời ca rất mộc mạc, chỉ hai câu thơ lục bát trong bài Lý chim khuyên như:
    Chim khuyên ăn trái nhãn ***g
    Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi
    mà được hát thành:
    Chim khuyên (quầy a) ăn trái (quây a) Nhãn ***g (à), nhãn ***g , ớ con bạn mình ơi ! Lia thia (quầy a) quen chậu (quây a) Vợ chồng (à), vợ chồng, ớ con bạn quen hơi.
    Miền Trung có thể nói là trung tâm của các điệu lý và họ Lý có nghĩa là hát của giai cấp dân quê (do chữ lý làng mà ra), so với Ca Huế thuộc giai cấp vua chúa, quan liêu trí thức. Tất cả điệu lý được thoát thai từ các bài hát chèo, ca Huế, hát tuồng, và hát cải lương.
    Ðiệu lý giao duyên bốn mùa hay lý vọng phu được hát theo điệu Nam ai Trung chuyển sang Ai Oán Nam khi xuống tới miền Nam và trở thành lý bốn mùa hay lý ru con. Thể thơ được dùng là thất ngôn:
    Thí dụ như:
    Giãi sông Ngân mây rầu rầu chuyển
    Một bước đường trời biển chia hai
    Hỡi nàng nàng ơi!
    Anh dặn một lời xưa nhớ đừng quên.
    Từ đó các nhà nho mới đem vào Ca Huế và đổi tên lại thành lý giao duyên 12 tháng như:
    Ðầu tháng giêng mãn thiên xuân sắc
    Ai nấy vui mưng thiếp bặt mắt trông
    Qua tháng hai bông hoa nhài ướm nở
    Thiếp luống trông chàng vừa trở gió đông,
    v.v...
    Hát giao duyên với loại thơ thất ngôn cũng được dùng trong hát chèo. Ðến khi bài Lý giao duyên được sử dụng với thể thơ lục bát qua hai câu thơ:
    Ai đem con sáo sang sông
    Ðể cho con sáo sổ ***g bay xa.
    Thì lại được đổi lại là Lý con sáo. Ðiệu Lý con sáo rất được quãng bá ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi miền với thang âm đặc thù đã tạo ra ba điệu lý khác nhau: Lý con sáo Bắc, Lý con sáo Trung, và Lý con sáo Nam. Ngoài ra, chúng ta còn biết thêm một điệu Lý con sáo nữa là Lý con sáo Quảng.
    Ở Thừa Thiên, khi hát bài lý con sáo, thay vì hát đoạn "ơi người ơi", lại hát "tang tình tang". Bài lý con sáo được gọi là Lý tình tang,và khi hát bài 10 thương thì được đổi thành lý mười thương.
    Các điệu lý đều dựa trên thể thơ lục bát trên âm giai tứ cung nhu bài lý ba cô, lý lượn, hoặc âm giai ngũ cung như bài lý bắt **** hay lý cây đa.
    Nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát của người Việt rất tài tình. Qua hai bài Lý con sáo Trung và Nam, chúng ta nhận thấy dân tộc Việt Nam đưa vào những tiếng đệm bằng cách lập lại những chữ trong câu chẳng hạn nhu "í a, ố tang tình tang", vv mà làm cho nhạc điệu trở nên phong phú vô cùng.
    Dân ca do đó đi sâu vào lòng dân và đôi khi còn ảnh hương rất mạnh vào nhạc thính phòng Ca Huế hay Ðàn Tài Tử miền Nam hoặc vào các điệu hát Chèo, Cải lương.
    (còn tiếp)
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Hát hội
    http://e-cadao.com/tieuluan/Danca_tranquanghai.htm
    Hát hội là loại hát đối giữa trai gái tùy hứng ca hát đối đáp thi tài cao thấp trong những dịp lễ đầu xuân hay thu, hoặc khi đêm trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc mệt nhọc ngoài đồng.
    Hát hội có nhiều loại: hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh, hát đúm ở Hải Dương, hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ, v.v..
    Hát hội hay hát đối đều mang những đặc điểm chung như sau:
    Người hát, làng xã, phải đối nhau chẳng hạn nhóm nam ca sĩ đối lại với nhóm nữ ca sĩ, và thuộc làng xã khác nhau
    Hầu hết đều là tình ca để đưa đến hôn nhân.
    Ðặc tính đoàn thể rất được nhấn mạnh, như trong quan họ có tục kết bạn và phải thuộc vào gia đình quan ho Truyền thống này được thấy ở hát ghẹo ở Thanh Hóa, và hát xoan ở Phú Thọ có tục lệ "nước nghĩa".
    Thi đua là một trong những đặc tính quan trọng. Trong một cuộc hát đối, các người hát thi đua về trí nhớ, lời ca, óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng biến, khi gặp khó khăn, tài sáng tác tùy hứng, và kỹ thuật ca hát phải có trình độ cao. Do đó, các làng xã xứ ta thường hay tổ chức hát lấy giải.
    Ðặc tính bán chuyên nghiệp. Người hát quan họ phải thuộc một số bài căn bản, phải luyện tập thường xuyên. Do đó mới có tục lệ ngủ bọn, nghĩa là các người hát cùng chung một nhóm thường tựu hợp ở nhà của một người trong bọn, ăn ngủ tại đó để có thì giờ học tập với nhau và tập hát gọi là bẽ giọng.
    Hát hội xảy ra trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp, nhứt là ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ miền Bắc xứ Việt Nam mà thôi.
    Mỗi cuộc thi hát như thế thường chia làm ba hay bốn giai đoạn:
    Hát mời ăn trầu trong trống quân
    Hát giọng lề lối trong quan họ
    Hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi trong hát phường vải
    Hát dạo, hát mừng, hát thăm trong hát ghẹo
    Sau khi hát mở đầu thì đến phần hát thi. Phần này, bắt đầu các bài hát khó vì phải sáng tác tại chỗ, như hát trả lời câu đố trong trống quân, giọng sỗng, giọng vặt trong quan họ,hát đố, hát đối trong phường vải, và hát đối, hát đố, hát xe kết trong hát ghẹo. Chẳng hạn như trong bài hát trả lời câu đố trong trống quân, bên gái ra câu đố thì bên trai phải giải cho trúng và đố lại. Bên nào không đối được thì kể như thua. Loại hát này được đệm bằng một nhạc khí đặc biệt là cây trống quân hay thổ cô. Một cây mây dài bốn, năm thước căng vòng cầu bắt ngang một cái hố được đào ngay điểm giữa cây mây. Một người hát đánh vào cây mây để đệm, tạo âm thanh giống như tiếng trống.
    Cuộc thi hát tiếp tục sang giai đoạn ba với các bài hát khen tặng trong trống quân, hát mời, hát xe kết trong phường vải, và giọng hãm, giọng huỳnh trong quan họ.
    Sau cùng là hát tiễn như trong phường vải, hát giã bạn trong quan họ, hát thề, hát dặn, hát tiễn trong hát ghẹo.
    Hò, lý, hát hội với Trống quân, Quan Họ, Hát phường vải, Hát ghẹo, Hát xoan, cò lả,vv... rất gần với chúng ta qua lời ca đơn giản, diễn đạt tất cả hình ảnh sống động của xã hội nông thôn Việt Nam và mỗi người hát là một nhà thơ.
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    HÁT VÈ / NÓI VÈ
    http://e-cadao.com/tieuluan/Danca_tranquanghai.htm
    Vè là một bài văn kể một chuyện đặc biệt xảy ra và ngụ ý khen chê. Bài văn làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, hay song thất lục bát hoặc các thể thơ biến thể. Hát những câu vè thường lấy giọng đọc lên, không có đệm trên, đệm giữa, hay đệm dưới như các lối hát dân ca khác, nhưng dựa trên nhịp 2/4. Ở miền Nam, những câu vè về trái cây, các loại cá, các thứ bánh, vv... ngoài lối vè kể chuyện. Các câu vè thường bắt đầu bằng sáu chữ
    Nghe vẻ nghe ve Nghe ve
    Thí dụ vè trái cây:
    Nghe vẻ nghe ve
    Nghe vè trái cây
    Dây ở trên mây
    Là trái đậu rồng
    Có vợ có chồng
    Là trái đu đủ
    Chặt ra nhiều mủ
    Là trái mít ướt
    Hình tựa gà xước
    Vốn thiệt trái thơm
    Cái đầu chơm bơm
    Ðúng là bắp nấu
    Hình thù xâu xấu
    Trái cà dái dê
    Ngứa mà gãi mê
    Là trái mắt mèo
    v.v...
    Hát vè để tiêu khiển trong lúc làm việc, hát lúc nhàn rỗi một mình. Hát vè không có nhạc, nhưng có tiết điệu. Gần đây ở Việt Nam, có nhiều nhóm nhạc trẻ đã chuyển hát vè thành nhạc Rap rất được ưa thích.
    Dân ca Việt Nam rất phong phú, đa dạng, dính liền với bài ca hơn là với dàn nhạc, và nhạc khí. Dân ca đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, đến các điệu hò, lý, các điệu hát trong khi làm việc, trong các lễ hội tạo cơ hội cho thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên, qua tục "nước nghĩa", "kết bạn", "ngủ bọn ". Mức sáng tác bài bản mới vượt qua những thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ, hát phường vải). Phần nhiều chỉ có tùy hứng lời trên một điệu nhạc (hát trống quân, cò lả). Chỉ có hát quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Hiện có trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát quan họ. Hiểu được dân ca Việt Nam sẽ mang lại một niềm tự hào cho chính mình, tạo một sự hãnh diện trong lòng khi xứ mình có một nền văn học dân gian phong phụ Ngoài dân tộc Việt hay Kinh, chúng ta còn có 53 sắc tộc anh em sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm thể loại dân ca, nhạc khí hoàn toàn khác với dân tộc Việt. Ðó là đề tài nghiên cứu trong tương lai.

    (hết)
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2004/07/3B9D47DC/
    Nỗi niềm ca sĩ hát dân ca

    Ca sĩ Ánh Tuyết nhớ lại: ?oNăm 1993, lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu Trống Đồng, tôi đã bị một nhóm khán giả trẻ đuổi xuống sân khấu. Dù rất buồn nhưng bản lĩnh một người nghệ sĩ không cho phép bỏ cuộc, vì vậy tôi vẫn thể hiện tiếp bài hát của mình nhưng mắt cay xè vì nhòa lệ?.
    Ở Việt Nam, qua cách tiếp nhận của khán giả, dòng nhạc mang âm hưởng dân ca không phải là dòng chủ đạo trong thị hiếu hiện nay.
    Ở một vài tụ điểm, không ít trường hợp khi ca sĩ mới hát được nửa bài đã bị một số ít khán giả la hét "xuống đi... xuống đi".
    Ca sĩ Bích Phượng tâm sự, chị đã trở nên chai sạn khi gặp trường hợp đó. ?oĐấy chỉ là một số rất ít ỏi trong hàng nghìn người đang ủng hộ tôi. Họ chỉ là những người thiếu ý thức văn hóa, không am hiểu nghệ thuật?, chị nói.
    Không phải lúc nào những ca sĩ theo dòng nhạc mang âm hưởng dân ca cũng được biểu diễn thường xuyên vì một sân khấu bình thường không phù hợp với dòng nhạc này.
    Chỉ những chương trình âm nhạc chủ đề nhạc dân tộc, trữ tình trên truyền hình như chương trình Nhịp cầu âm nhạc tháng 6 vừa qua hay những đêm nhạc tại phòng trà ATB, hoặc những lần diễn theo yêu cầu, tại những buổi họp mặt... mới là đất diễn thật sự của họ. Tại đây, các ca sĩ này mới được ủng hộ nhiệt tình, tìm thấy được sự đồng cảm thật sự với dòng nhạc mà họ đã lựa chọn.
    Một "sao" nhạc thời trang hiện nay thù lao 10-15 triệu đồng một đêm diễn là chuyện hết sức bình thường. Nhưng với những ca sĩ hát nhạc mang âm hưởng dân ca đã có tên tuổi chỉ được cao nhất là 500.000 đồng/đêm diễn.
    Cát xê trung bình của những ca sĩ Vân Khánh, Thùy Dương, Hồng Vân chỉ khoảng 100.000 - 120.000 đồng/đêm diễn. Còn với những ca sĩ chưa tên tuổi chỉ nằm ở mức vài chục nghìn đồng.
    Dù đã là người được công chúng yêu mến hơn chục năm nay nhưng Đông Đào cũng chỉ mới ra mắt khán giả album thứ ba vào tuần rồi. Tất nhiên số lượng đĩa phát hành trên thị trường cũng không phải là con số lớn, dao động từ vài trăm đĩa là cao. Ngay trong đêm giới thiệu album của mình, số lượng khách tham dự (chủ yếu là trung niên) cũng không là bao.
    Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như Đông Đào. Có ca sĩ thâm niên gần 20 năm biểu diễn vẫn chưa thể thu riêng cho mình một album vì bản thân không có điều kiện, còn nhà đầu tư thì ?okhông dám liều vì rất khó bán?.
    Cũng có một vài ca sĩ bỏ cuộc để chuyển sang công việc khác như kinh doanh, nhưng những trường hợp này không làm giảm đi lòng đam mê của nhiều ca sĩ khác. Ca sĩ Vân Khánh tâm sự: ?oKhi hát những bài hát này, ngoài một giai điệu đẹp, một nội dung sâu sắc, tôi còn tìm lại những ký ức của tuổi thơ và thậm chí như được sống trong những ngày tháng xa xưa khi mà tôi chưa được sinh ra?.
    Ca sĩ Ánh Tuyết cũng nói về chọn lựa của mình với một niềm tin: ?oChính những tổn thương mà tôi đã từng gặp và đang mang sẽ trở thành động lực giúp tôi chinh phục khán giả. Tôi sẽ cố gắng hướng khán giả thưởng thức loại âm nhạc mang âm hưởng dân ca của dân tộc VN chứ không phải là nhạc lai?.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    BN còn nhớ, từ khi văn hoá cổ truyền được phục hồi rầm rộ, rất nhiều những hoạt động tôn vinh những giá trị dân tộc được làm với quy mô lớn. Ý thức của người dân cũng lên rất cao. Như trường BN, học sinh nữ phải mặc áo dài một tuần ba buổi. Hồi đó ngố ơi là ngố, cứ nghĩ đến mặc áo dài là co rúm người. Đi may cái áo cũng chỉ là vì trách nhiệm chứ chẳng thấy tự hào với lại tự nguyện ở đâu hết. Và cũng vô thức bị cuốn theo đi trong một trào lưu như thế, lớp BN rất hăng hái đi chơi, thăm đình chùa miếu mạo, về Bát Tràng, xuống Hà Đông, và tất nhiên, không thể nào không ghé chơi Hội Lim.
    Một cô bạn ở đây mới nhờ tìm hộ thông tin về đặc trưng văn hoá Việt Nam. Nghĩ bụng, giữa một biển các vấn đề, làm sao mà dám nhận lời. Rồi chợt nghĩ đến Âm nhạc. Phải rồi, chẳng có gì đi vào lòng người nhẹ nhàng, dễ dàng như âm nhạc. Cũng chẳng cần phải giới thiệu nhiều, tự thân sự độc đáo trong làn điệu, lời ca đã làm tất cả.
    Vào đọc những bài viết và sưu tầm kỳ công về Âm nhạc dân tộc của mọi người, lại thấy lòng dâng lên một cảm xúc khó tả. Nhớ những ngày Hội Lim xưa. Đường về Hội xe ken đặc trên đường quốc lộ, xếp hàng đứng tắc nghẽn mấy cây số. Phía bên trong, xa vợi một cánh đồng, nơi có con đường nhỏ trồng xà cừ hai bên vươn lên mảnh khảnh, cũng uốn éo những dòng người hăm hở và nhẫn nại như thế. Cả một biển người ùa về ngập cả làng xa làng gần. Cái biển người ấy rồng rắn kéo lên mấy cái đồi dựng trại hát Hội. Người hát thì ít, kẻ xem thực thì ít. Mà người đi vì tò mò và chẳng vì lý do gì thì nhiều. Tất nhiên, BN cũng trong cái phần nhiều kia. Chẳng thực bụng xem xét gì cả. Vì có muốn thưởng ngoạn thực, chắc cũng đã chẳng lên Hội vào đúng cái lúc đông đến tắc thở như thế. Bụi ở trên đồi gò bay vi vút xuống đường làng và xuống nhăn nhó mặt người. Tiếng hàng quán bán đủ thứ linh tinh í ới. Hình như khung cảnh chợ quê bị trương lên và nứt ra trong tiếng động cơ và tiếng quát tháo choe choé của người ở phố về, làm thành một quanh cảnh nhoè nhoẹt, hỗn tạp và nhức đầu.
    Vào gửi xe ở một nhà dân, thấy chủ nhà tươi cười đon đả những vẫn ngượng ngập với sự đông vui và chèo kéo của đám khách lạ. Vui đấy vì làng mình đông người đến xem quá, nhưng cũng thở dài một tý vì đám người nhốn nháo kia xem ra chả mang lại điều gì hay ho, chỉ đi lại tứ tung và nhìn ngó mọi thứ soi mói ra cái điều. Lẽ ra, ở một lễ hội mang tính văn hoá dân tộc cao như Hội Lim, sự gắn kết giữa người xem và người diễn phải chặt chẽ hơn, có thịnh tình hơn mới phải.
    Tìm hiểu về những điều ước trong hát Hội, trong quy tắc tiếp bạn và cất lời gọt tiếng, mới biết rằng Hội Lim quý vì nó là ngày Lễ của những giá trị vô hình đó. Bao nhiêu năm, một trái tim tình cờ đến Hội, tình cờ nghe lời hát, lẽ nào lại cứ giữ cái sự tình cờ ấy để rồi thôi?
    Giờ lại nghe như mình đang hát: "Làng Quan họ quê tôi... ", ngọt ngào và da diết. Thấy ừ nhỉ, có chút tình nào thanh khiết và đậm sâu, chân chất và bền bỉ. Ai cũng cần một chút lòng thành trong tâm tưởng để làm nên một điều gì đó cao xa. Hình ảnh hội Lim tấp nập năm xưa, giờ mới thấy quý, lại mơ được nhìn thấy liền anh liền chị, áo dài khăn đóng, mắt trong mắt và tay trong tay khoan nhặt những lời hò hẹn yêu thương và ngợi ca quê hương. Đúng là, sự việc thế nào ở trong đầu mình cả. Hội Lim giờ chẳng biết thế nào. Có còn lầy bụi và tắc xe đến ngạt thở, có còn ầm ĩ và nhộn nhạo chẳng đâu vào với đâu? Có còn ánh mắt người dân làng rụt rè không biết phải bắt đầu ra sao với khách phương xa ghé hội? Có còn vẻ lơ đãng quẩn quanh của người đến xem mà thấy mọi thứ chẳng như mình nghĩ? Chắc là vẫn thế. Vì để làm lại một cái gì từ một nền đổ vỡ, đôi khi còn kỳ công hơn bắt đầu mọi thứ từ con số không. Những người tổ chức hội Lim và những du khách về với Hội, chắc vẫn sẽ có những khoảng cách trong nếp nghĩ. Nhưng dù thế nào, vẫn cần lắm một Hội Lim được tổ chức đều đặn và đông vui.
    Hình như, với BN, con đường trở lại hội Lim ngày xưa đang dừng ở đoạn đường quốc lộ, xe tắc dài hàng mấy cây số ngột ngạt và khói mù. Hai bên, cánh đồng lúa thênh thang và gió cũng thênh thang. Ngoặt xe một cái, cho phép mình chạy vào con đường nhỏ đi tắt đến làng. Xe trôi trên bập bùng lúa vàng mát rượi, êm đềm chìm đi trong bóng mát hàng cây xà cừ trồng hai bên, chỗ men sát với bờ ruộng. Lấp loá soi bóng cây là dòng mương nhỏ, chạy dài khắp ruộng mọi nhà. Nước ủ những câu trò chuyện âm thầm, reo vui cùng với màu xanh đậm của lá và màu biêng biếc của trời. Xe đi và xe đi, nước trôi và nước trôi, lá vẫy chào và gió thì thào. Điểm đó đây trên màu lúa vàng của bình yên và no ấm, những màu sắc áo quần người xa kẻ gần. Tất cả cùng về với Hội.
    Thì ít nhất, con đường trở về hãy cứ là như thế. Ít nhất, đã có nhiều, rất nhiều người cùng trên một chuyến đường, cùng gặp nhau và cùng đi đến một nơi. Ít nhất, hãy là một điểm hẹn hò như thế đã, Hội Lim.
    Thương và Yêu, xin hãy không chỉ ở trong tim
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này