1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DÂN HÀ NỘI Ở SÀI GÒN ! ( Trang trại Sấu) lầu 5

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi khongtenso0, 21/11/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Ối giời!Các cô nhắc đến toàn món của phái nữ thôi.Arien tôi thì chỉ khoái mấy món có thể nhậu được thôi.:D
    Có một món tủ của các nữ sinh Hà nội mà dân nhậu đôi khi cũng nhào vô xí phần: Ốc luộc!
    Gọi là ốc luộc cho nó quen tai thôi chứ bây giờ Hà nội chuộng ốc hấp. Thỉnh thoảng tôi và mấy thằng bạn lên mấy quán gần hồ bơi Quảng Bá ăn ốc hấp thuốc bắc(thường vào quán Ông Già), cho nó đúng mốt! Vui thì thật vui nhưng nó cứ xô bồ như thế nào ấy? Nom chợ búa quá, mất đi cả cái tinh của thú nhậu nhẹt! Trời! xạo quá, mấy cha! Đã đi nhậu lại còn bày đặt nói chuyện tinh tuý ở đây? mấy ả tố nữ cười phá lên. Rất Ốc!
    Tưởng là đơn giản thế mà để có được một bát ốc hấp lá chanh thơm phức bày ra bàn lại là cả một công đoạn chế biến khá công phu. Bây giờ người ta nuôi ốc theo kiểu "cá ***g", quây một góc hồ lại cho tiện. Đúng là tiện thật nhưng tôi lại khoái ăn thứ ốc của mấy chú đánh dậm mang từ quê vào thành phố bán. Lạ lắm nhé, tuy con ốc không đều nhau nhưng rất chắc thịt và có một vị đậm đà mà loại ốc nuôi không thể nào có được.
    Không dám "múa rìu qua mắt thợ" với chị em nhưng ốc cũng có đến dăm bảy loại. Nào là ốc vặn bé bằng đốt ngón tay, ốc mít to bằng đầu ngón tay cái và ốc nhồi đúng bằng cái mắt lợn. Mỗi loại một kiểu ăn riêng nhưng dân nhậu thường chuộng ốc vặn và ốc mít, chỉa bẳng mảnh ắt tây cắt hình tam giác cong queo, ăn rất giòn ốc.
    Ốc ở ngoài đồng mua về phải ngâm bằng nước vo gạo mấy hôm cho sạch và loại bỏ những con chết. Hình như nước gạo cũng làm bớt mùi tanh thì phải? Rồi lại ngâm vào nước lã trước khi cho lên hấp. Chẳng biết ai là người đầu tiên sáng kiến ra cái trò hấp ốc với lá chanh? Nhưng mà ăn ốc thì nhất định không thể thiếu mùi lá chanh đầy quyến rũ ấy được! Chọn lá chanh cũng phải tinh ý vì lá non quá sẽ nát, lá già sẽ không thơm, phải đúng tầm lá chanh cốm. Lựa một ít trộn đều với ốc rồi cho lên bếp. Và lửa thì cũng phải cữ vừa độ...lửa cốm!
    Ốc chín chỉ có một độ duy nhất. Cái này thuộc về tài của các cô hàng ốc, canh lửa, xem hơi mà vớt ốc cho khách. Ngồi ngoài hàng chỉ cần nghe tiếng ốc ổ vào bát vọng ra từ trong bếp là đã thấy ứa nước miếng rồi, còn hơn cả cảm giác chơi "slot machine" được bạc! Sẽ là thiếu sót nếu như không nói tới tuyệt kỹ nước chấm của các nàng bán ốc. Đây cũng là một điểm quan trọng làm nên sự khác biệt và lưu chân khách quen. Gia vị thì ai cũng biết, đơn giản chỉ có nước mắm nhĩ, gừng giã dập, chanh, đường, tỏi, ớt tươi và lại lá chanh. Cái khéo ở đây là biết pha vừa độ, không chua quá mà lại vẫn thật cay. Ăn ốc thành quen, cứ ngửi thấy mùi nước mắm gừng là nghĩ ngay đến ốc luộc Hà nội! Tệ quá.
    Mấy thằng bọn tôi thường trốn chị em đi "nhậu mảnh" ốc hấp lá chanh ở phố Lê Văn Hưu. Có lẽ vì tiện, có thể vì ngon và hay là vì chị bán ốc có một cô em gái rất...Ốc! Nói chung là không cói gì quan trọng bằng nhậu. Vậy ăn ốc sẽ uống gì? Có người uống bia, có người uống rượu ngâm thuốc bắc, có người uống rượu nếp cẩm..., tôi thì khoái cái thằng sau chót: nếp cẩm. Đã dân gian thì di luôn cho đủ bộ. Các cô mê ăn rượu nếp còn bọn con trai lai thích uống thứ nước lên men từ ?onếp cái hoa vàng? ấy. Rượu vừa độ, không mạnh quá lại rất thơm và nhất là hợp với ốc. Còn gì thú cho bằng lúc trời nhập nhoạng tối cả lũ ngồi xúm quanh mấy bát ốc hấp bốc hơi nghi ngút và cụng ly một men nếp cẩm.
  2. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Cái cữ trời trở gió như thế này thì có gì thú bằng đi làm một hơi cay và nhấm nháp ở một xó xỉnh nào đó cùng vài đứa bạn.
    Hà nội của một dạo "chân gà TQ chết" nướng thơm lừng cả phố đã qua rồi. Tôi theo thói quen tẹt ga dọc theo đường Thanh niên lên dốc. Mấy cái quán quanh hồ Trúc Bạch bỗng trở nên lạnh lẽo. Không sướng. Làm một vỉa theo đường đê về hướng Nhật Tân. Chạy tà tà dọc theo những ngôi nhà "lấn chiếm" bị "truy thu diện tích" xếp hàng như một bộ răng mọc lẫy, lởm khởm. Gió se se lạnh.
    A, đây rồi cái mà "lòng" tôi tìm kiếm: Quán Lươn! Ghét mỗi cái là phải đi vòng vèo để xuống chân đê. Rút chìa khoá nhét túi quần Jean là có thể coi như cuộc nhậu đang mở màn. Quán nhỏ, đơn sơ và có phần tuyềnh toàng. "Này em, có cay không đấy?" tôi hắng giọng "Anh giai cứ vào hẳn trong này, cái gì quán em cũng có hết!" cậu nhỏ chạy bàn liếc thấy khách quen cười toe toét. Vui!
    Lươn thì Hà nội chẳng thiếu cao thủ làm đủ món ăn ngon "chết bỏ" nhưng tôi thích cách làm lươn kiểu "rừng" ở đây. Này nhé, lươn làm sạch rồi ướp gia vị (cái này thuộc về bì mật gia truyền không tiết lộ được) cứ hai con một luồn vào trong cái ống vầu tươi rồi nút chặt lại bằng lá dăm. Nhà hàng làm sẵn hàng chục ống vầu xếp phía sau, trong lúc đợi khách thì lươn cũng vừa ngấm gia vị và chất cay của ớt tươi. Thực khách gióng giả gọi món trong này và khai vị bằng dăm ba món nộm thì cùng lúc ngoài sân sau người ta xếp ống vầu lên bếp đun bằng than cốc (kể ra nướng bằng củi thì nhất nhưng lại...tốn). Lửa cháy rất đượm mà không to quá, đủ để làm sém ống vầu đều cả xung quanh. Ấy là lúc lươn vừa chín tới.
    Vẫn cậu bé chạy bàn ấy trịnh trọng đặt một chai rượu nút lá chuối lên giữa bàn và hãnh diện nói "Của nhà trồng được đấy. Ông chú em ở bên Gia lâm làm riêng cho Quán Lươn" Chà, cứ nhìn cái nước rượu trong suốt mà sánh như cắn được ra từng miếng ấy là đã biết nặng cân rồi. Khẽ tháo nắm lá chuối nút miệng chai 75 ấy là cả một hương cay nồng lập tức toả ra vô cùng hấp dẫn. Nghe tiếng róc rách của rượu chảy vào mấy cái chén men sành là cũng có thể đoán được phần nào độ tinh của rượu.
    "Choác!" tiếng dao bầu tách ống vầu nghe rất gọn, tách làm hai nửa đều đặn mà không hề chạm vào đôi lươn đã chín vàng và bốc hơi nghi ngút. Nhà bếp cứ để nguyên một nửa ống vầu lên đĩa rồi bưng ra cho khách. Dân dã vô cùng. Khó có thể tả lại chính xác cái hương vị đặc biệt của thịt lươn ngấm đều gia vị, cay cay và ám khói vầu. Lươn chín bằng hơi và khói, đượm mùi lá dăm, thịt chắc và mềm. Dùng đôi đũa tre vót tay, khẽ tách một khúc lươn đưa lên miệng thổi cho bớt nóng, hơi khói xông vào mũi cái vị đặc biệt của núi rừng xa xăm.
    "Cạch!" chạm cốc cái nhỉ, trăm phần trăm! Cái anh rượu cất khéo chảy vào đến đâu biết đến đấy. Ấm cả bụng. Ngoài kia gió vẫn vi vu. "Em ơi cho hai ống nữa nhé, đêm nay không say không về nhà!" "Cách!" Sướng râm ran!
    Choác! Cạch! Tách! Cộp! Choác!....Lươn!
  3. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Ngạc nhiên về tài kể chuyện và hành văn rất sinh động của bác. . Nếu đúng là bác viết,em nghĩ bác nên bỏ sự nghiệp leo núi của bác mà theo lão nhà văn Nguyễn Tuân viết về thú ăn chơi HN đi, nhiều " nhẽo " mà lại được mọi người " cung kính " bác hơn đấy .
  4. hoasua2000

    hoasua2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Em thì vẫn đang mơ hồ ko biết có phải anh Arien lấy bài viết ở đâu không
    @Arien: anh làm nghề gì nhỉ? Đoán thử nhé: nhà văn , nhà thơ hay nhà báo??
    Nói tóm lại là đọc bài anh viết rất hay, có nằm mơ e cũng ko viết được 1 phần như thế
    Tiếp đi anh

  5. ruanjunhai97

    ruanjunhai97 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.031
    Đã được thích:
    0
    Anh thiệt là tài quá đi !
  6. phuduxixon

    phuduxixon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2008
    Bài viết:
    1.015
    Đã được thích:
    0
    Lấy đâu mà típ nữa, hí hí
  7. ladolaxanh

    ladolaxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    Anh thiệt là tài quá đi !
    [/quote]
    @rùa: cưng lặn ... thiệt tài quá đi
  8. hoasua2000

    hoasua2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Ai lạ hoắc thế nhỉ??
  9. e_chong_vi_sarsss

    e_chong_vi_sarsss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    1.808
    Đã được thích:
    0
    Chắc là một người lạ ghé chơi thôi mà chị
  10. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Bún chả
    Có một món quà Hà Nội rất ngon mà cũng phổ thông, ai cũng thích ăn, ăn lúc nào và ở đâu đều được hết. Có lẽ nó chỉ thua món phở vì không là món ăn lót dạ hay món ăn khuya mà thôi. Ðó là bún chả.
    Ai cũng có thể làm bún chả, nhưng có lẽ người Hà Nội đã nâng bún chả lên hàng tác phẩm với bàn tay nghệ sĩ của mình. Thịt ba chỉ thái hơi mỏng, nướng trên than hoa hơi cháy cạnh, thơm lừng, mời gọi. Thịt nạc băm nhỏ, đặt vào vỉ sắt, cũng nướng thế, gọi là chả băm. Chả miếng, chả băm đã nướng chín, được thả vào lòng chiếc bát đã lấp lửng một thứ nước chấm pha kỳ diệu. Nước mắm thật ngon, dấm chua (chứ không phải chanh) hạt tiêu, thêm ít nước lọc cho đỡ mặn, thêm một chút đường cho mềm mại... vài ba lát ớt bỏ hạt, chỉ còn là cái thoi mầu đỏ đã trống rỗng, và nếu quý hơn, một tí chút hương cà cuống đầy mê hoặc và gợi cảm... bát nước chấm ấy mới là linh hồn của món bún chả.
    Bún rối trắng tinh, mềm lả lướt, bún làng Phú Ðô, Tứ Kỳ... Ðương nhiên, bún không được chua, thế vẫn là chưa đủ, đồng hành với nó phải có đĩa rau sống gồm xà lách tươi non cùng rau mùi ta, mùi tầu, húng láng, rau ngổ ba lá, kinh giới, tía tô... tất cả đồng ca thành nhịp điệu ngon lành. Bún chả Hà Nội ngon một phần vì cách chế biến bát nước chấm, phần nữa vì có đầy đủ các loại rau sống như thế. Không kể, còn có thể có món dưa góp cà rốt, xu hào ngâm dấm để đẩy đưa vị giác, cho miếng chả ngọt thơm mà không ngấy.
    Mấy chục năm trước, bún chả thường bán rong thành món quà trưa. Cô bán hàng mặc áo dài, chân đi đất, vấn khăn nhung, thắt lưng hoa lý hoa đào. Cô đỗ gánh bún ở một ngã tư không cần rao vì làn khói quạt chả đã thành lời im lặng, sực nức một đoạn phố dài. Bây giờ, bún chả Hàng Mành được người Hà Nội đến ăn đông nhất. Thịt làm chả phải mềm, của con lợn không quá lớn. Ớt tươi chứ không bao giờ là tương ớt. Hạt tiêu vỏ thơm chứ không là hạt tiêu sọ chỉ cay mà ít hương. Mùa rau muống, còn có thể có thứ rau muống Sơn Tây chẻ nhỏ, xoăn tít. Món bún chả quả là một tác phẩm "tổng hợp" nhiều yếu tố, đủ vị mà còn đẹp mắt, vừa ngon lại hợp túi tiền.
    Thời gian qua đi món bún chả cứ sống mãi trong lòng người, qua bất cứ thế hệ nào...
    "Vừa rồi tôi có làm cho một công ty chuyển phát nhanh gần sân bay Tân Sơn Nhất.Hàng ngày đi làm qua đường Bạch Đằng,tôi phát hiện có hai quán bún chả(một quán lấy tên:Bún chả Hàng Mành).Vào ăn thử cả hai quán, thấy không bằng một góc của Bún chả Hàng Mành(Hà Nội).Mà tệ nhất là quán lấy tên Bún chả Hàng Mành(Bạch Đằng ?" Tân Bình),chả miếng thì mỡ nhiều hơn nạc,nước chấm không đâu vào đâu,tệ hơn vợ thằng Đậu.?

Chia sẻ trang này