1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dân Hà Thành (Lâm Hà)...với tâm sự Đà Lạt!

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi visaobinhyen, 22/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vodanh_langthang

    vodanh_langthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Híc..., các bác bên xem một
    chút
    về lịch sử của Lâm Hà trước khi bàn về những vấn đề khác... theo vd dược biết ngày trước đó là vùng kinh tế mới... bây giờ đã có nhiều nét thay đổi, chúc tất cả vui vẻ
  2. visaobinhyen

    visaobinhyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0

    Ôi, thé thì hay quá.Anh Vô Danh_lang ********* mấy bài tư liệu đi anh! Để còn cảm xúc cảm nhận thêm cho thêm phần Lâm Hà mà anh ![​IMG]
  3. visaobinhyen

    visaobinhyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0

    Em thuơng mùa trăng anh gởi cho em
    Vẫn lơ lững treo trên tầng mây tím
    Em muốn đến và trăng muốn đến
    Sao bâng khuâng không kéo nổi trăng về
    Đêm dạt đào gió lộng chân đê
    Mùa phượng đỏ tím hồng vai ai đó
    Tóc ai tung tỏa mình trong gió
    Gởi hương thầm khao khát cùng trăng

    Em vẫn thuơng ,thuơng quá một mùa Trăng!
    28/7/2007!
  4. chuoivatva

    chuoivatva Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Hị hị, tình hình là thấy cái Lâm Hà này trồng toàn chuối
  5. visaobinhyen

    visaobinhyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0

    Mùa Thu trong em !
    Hà nội vào thu long lanh mặt hồ
    Sóng gợn sóng điệp trùng heo may
    Xào xạc lá nhuộm vàng những hàng cây
    Se lạnh một thời thiếu nữ...

    Hà Nội vào Thu, những áng mây trôi
    Trong bồi hồi xao xuyến...
    Mùa anh đợi sao em chưa đến?
    Để héo vàng một chút gió với cành cây!

    Đợi một chút đi anh !
    Anh đợi em một chút...
    Để rạo rực này nhen nhóm lửa lòng em
    Để cái mơn man bùng cháy khát thèm...

    Hà Nội vào Thu ruộm nắng
    Muội vàng ngọn đuốc âm thầm
    Bàng xanh bỗng nhiên đứng lặng...
    Chờ anh ngày tháng qua cành !

    Anh ơi ! Mùa Thu của ai?
    Mắt ai mỏi mòn trông ngóng
    Hà thành vào thu trong nắng
    Còn em vào Thu trong Anh !!!...
    04/9/2007! ​
  6. visaobinhyen

    visaobinhyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0

    Nhịp điệu đêm rừng!
    Ánh nắng vừa tan nhòa trong gió
    Vờn bay cánh lá ươm vàng
    Xốn xang mùa Trăng đầu tháng
    Lưỡi liềm treo đỉnh non xa
    Bao la đêm
    Ẩn chứa những đầy suy tưởng
    Một ai vấn vương
    Hạt sương còn đọng
    Le lói trăng vàng
    Chiếu bật ánh lung linh
    Đêm về không êm ả
    Ánh trăng nhòa còn lạ
    Một mảnh trăng rừng đốt lửa cuối đêm
    Rả rích côn trùng khắc khoải
    Tìm nhau trong tiếng nhạc gió lùa
    Bâng quơ
    Để lại tiếng lòng thổn thức
    Để lại lòng ai rạo rực
    Ngẩn ngơ trăng lặn cuối rừng!
    Đêm mùa Thu! ​
  7. springwall01

    springwall01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    A lối! Cái bụng mày không sáng rồi. Mày có đến Lâm Hà chưa mà hồn nhiên một cách tào lao quá vậy? Quê tao trồng cây cafe của người Kinh, và chủ yếu mang phong cách cafe. Cái nước cafe nó đắng, nhưng nó cũng rất đậm đà như cái bụng dân bản tao vậy.
    Cựu tù trưởng Tân Hà: Juve
  8. vodanh_langthang

    vodanh_langthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Trên đây có một ít tư liệu mà mình sưu tầm được về Lâm Hà, xin coppy lại để các bạn theo dõi
    Ngày 28 tháng 10 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (tức là chính phủ) nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định thành lập huyện mới Lâm Hà, trên cơ sở sát nhập vùng kinh tế mới của Hà Nội ở Nam Ban, Lán Tranh thuộc huyện Đức Trọng với 5 xã khác của huyện Đức Trọng. Trước đó, từ năm 1976, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức cho cán bộ và nhân dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội và một số huyện của tỉnh Hà Tây ngày nay, vào xây dựng vùng kinh tế mới ở Nam Ban và Lán Tranh.
    Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới tỉnh Lâm Đồng của chính phủ, như lần điều chỉnh tháng 12 năm 2001: thành lập xã Nam Hà thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở tách từ thị trấn Nam Ban, và lần gần đây nhất là tháng 11 năm 2004: tách huyện mới Đam Rông từ huyện Lâm Hà và huyện Lạc Dương, Lâm Hà trở nên có vị trí địa lý và địa giới hành chính như hiện nay. Các tên Lâm Hà là ghép lại từ hai cái tên Lâm Đồng và Hà Nội, mà những người dân mới vào khai phá đất mới đặt cho nó để gắn kết hai vùng quê hương mới và cũ của họ.
    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_H%C3%A0#Tham_kh.E1.BA.A3o ).
    Nếu tìm được gì mới mình sẽ post tiếp nhé, cảm ơn bạn visaobinhyen, hy vọng sẽ có lúc gặp bạn
  9. vodanh_langthang

    vodanh_langthang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    0
    Cái này là nét đổi mới của Lâm Hà, xin mời bạn theo dõi
    Phố huyện sầm uất trên Tây Nguyên ( 1/20/2006 )

    [​IMG]
    Lâm Hà, tên gợi cho người Hà Nội về một vùng đất mới, một vùng đất mà chỉ sau mấy năm thống nhất đất nước, nhiều gia đình ở Hà Nội đã vào đây xây dựng một vùng kinh tế mới.
    Thấm thoắt đã vài chục năm, nhưng rõ nét nhất là sau 20 năm đổi mới, Lâm Hà đã khẳng định bước đi của mình và trở thành một vùng kinh tế phát triển của tỉnh Lâm Ðồng.
    Một con đường nhựa rộng thoáng chạy ngút tầm mắt ngang qua thị trấn Nam Ban, một phố huyện thuộc loại sầm uất vùng Tây Nguyên phần nào đã nói lên sự sung túc của cư dân vùng này. Trên đường từ Ðác Lắc sang Lâm Ðồng hoặc ngược lại, dù có vội vàng về Buôn Ma Thuột, hay đến Ðà Lạt thì tôi cũng ghé Nam Ban, thị trấn bé nhỏ nằm ở cao nguyên đất đỏ thuộc huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng để dùng bữa cơm dọc đường, để biết người Hà Nội mở hàng ăn trên phố huyện cao nguyên thế nào, người tứ xứ về đây lập nghiệp ra sao ! Có lần, ngồi sâu trong ngõ nhỏ, nói chuyện hàn huyên với cán bộ huyện, tôi càng rõ hơn một Lâm Hà đã và đang tạo dựng thế mạnh của mình thúc đẩy tiềm năng kinh tế-xã hội phát triển.
    Với hơn 11 nghìn người, dân ở Nam Ban này từ nhiều vùng quê "ghép" lại. Lúc đầu cũng không ít tay "anh chị" làm xóm làng ăn không ngon, ngủ không yên, nhưng rồi đảng bộ và chính quyền Nam Ban biết động viên, khuyên nhủ và tập hợp được quần chúng, nhất là qua phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa mới nên dân Nam Ban mới chỉn chu, chí thú làm ăn để xây dựng cuộc sống gia đình và đóng góp xây dựng ngày càng tốt hơn bộ mặt của huyện, vì Nam Ban là thị trấn duy nhất trong huyện Lâm Hà. Với biện pháp, hình thức vận động linh hoạt, hiệu quả, hiện Nam Ban có 85% số gia đình đạt "gia đình văn hóa", 8/15 tổ dân phố văn hóa, nhiều phong trào ở Nam Ban dẫn đầu toàn huyện về số lượng và chất lượng. Có được kết quả đó, trong điều kiện một khu dân cư mới hình thành chỉ hơn 20 năm và dân từ các miền bắc, trung, nam cùng với đồng bào dân tộc thiểu số chung nhau xây dựng một thị trấn theo hướng giàu và mạnh.
    Thị trấn là thế còn toàn huyện thì sao? Nói như đồng chí Ðoàn Văn Việt, Bí thư Huyện ủy Lâm Hà khóa 2005-2010 thì: Lâm Hà vẫn là huyện thuần nông với thế mạnh ba loại cây trồng (cà-phê, dâu tằm, chè). Ðây là tiềm năng của vùng Tây Nguyên, vùng đất mới hình thành và phát triển mạnh nhất sau 20 năm đổi mới. Theo thống kê, năm 2005 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 926 tỷ đồng, bằng 67% tổng sản phẩm xã hội của huyện bình quân trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng luôn đạt 14,8%, góp phần đưa GDP tăng bình quân 11,9% trong 5 năm 2000-2005. Kết quả này thể hiện quá trình tích lũy, đầu tư thích đáng cho ngành nông nghiệp, mà theo các chuyên gia đó là việc thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một quá trình thử nghiệm, thăm dò cây trồng, vật nuôi trên vùng đất mới Lâm Hà để tìm ra cây trồng nào thích hợp, qua đó có hướng đầu tư thâm canh. Với hướng đi đó trong vài năm trở lại đây, chính quyền và nhân dân huyện Lâm Hà đầu tư chuyển đổi hơn ba nghìn ha cà-phê Robusta sang trồng các loại cây trồng khác, mà cụ thể là trồng 2.360 ha cà-phê Catimo, 466 ha chè cành, 420 ha cây rừng... Ðối với những vùng chủ động được nguồn nước như Tân Văn, Ðinh Văn, Ðại Ðờn thì chuyển sang thâm canh các giống lúa mới như Nhị ưu 838, 224, Khang Dân, VND... Quá trình chuyển đổi này nói lên tính "cách mạng" trong nông nghiệp của Lâm Hà khi phá bỏ ba nghìn ha cà-phê mà nông dân đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để trồng. Với quyết tâm khai thác đúng thế mạnh của vùng đất mới, cán bộ đến từng nhà, từng vùng đất để giáo dục, thuyết phục cho nông dân nhận thức rõ đâu là hiệu quả lâu dài. Qua đó, nông dân cùng chính quyền lựa chọn con đường chuyển đổi mà kết quả như phần trên đã đề cập. Ðiều đáng phấn khởi là chỉ trong vòng vài năm, sản lượng cà-phê toàn huyện tăng 1,6 lần, chè búp tươi tăng 1,8 lần, dâu tăng 2,7 lần. Ðối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành chức năng trong huyện cũng đã đầu tư ba tỷ đồng để giúp đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là trợ giá về giống cây. Có thể khẳng định, thành quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Lâm Hà là quá trình tích lũy trong nhiều năm, là thành quả của sau 20 năm đổi mới, đây là bước đi có tính đột phá của huyện, nhằm tìm ra hướng đi vững chắc trong quá trình CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn Lâm Hà.
    MỘT trong những lĩnh vực đáng ghi nhận nữa là huyện chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một trong những việc phải làm đối với một huyện miền núi. Với số vốn đầu tư hơn 591 tỷ đồng trong năm năm qua chưa phải là nhiều nhưng một số tuyến đường giao thông chính từ huyện đến trung tâm các xã, đến các khu đông dân cư đã được láng nhựa; các đập thủy lợi ở Phúc Thọ, Liên Hà được triển khai xây dựng, hệ thống kênh mương ở Ðạ Ðờn, Cam Ly Thượng được kiên cố hóa. 100% số xã có điện lưới quốc gia, 76% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và những con số đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Lâm Hà từng ngày. Một trong những lĩnh vực không thể thiếu là đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trong nhiều năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã xây dựng hệ thống nước sạch, đường giao thông, điện sinh hoạt, hệ thống thủy lợi... và kết quả là 709 hộ được hỗ trợ làm nhà ở theo Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ, 892 hộ được hỗ trợ mắc điện sinh hoạt, 661 hộ thiếu đất sản xuất đã được giải quyết và 818 hộ được vay vốn ưu đãi với số tiền là 3 tỷ 924 triệu đồng. Bằng các hình thức hỗ trợ đó, số hộ nghèo ở huyện giảm đáng kể.
    Nhiều lĩnh vực đảng bộ và chính quyền huyện Lâm Hà đã đạt được trong những năm đổi mới, rõ nhất là người dân đã giàu lên nhanh chóng, con số thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm không phải là hiếm, bước đi trong kinh tế-xã hội với những lợi thế của vùng đất ba-dan đã được khai thác một cách thuận lợi... Song việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nên chưa phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình, nhất là công tác khuyến nông, bảo vệ rừng, quản lý đất đai còn hạn chế và hiệu quả thấp. Khắc phục những gì chưa làm được, hy vọng Lâm Hà xây dựng một huyện đúng với tiềm năng, thế mạnh của mình, với một vùng hoa trái đang định hình.
    (NGUYỄN HỒNG-Báo nhân dân)
  10. paraday

    paraday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    0
    LAM HA hnay kha''c xưa nhiều rùi! công an thì có mà nhiều...liên tục bắn tốc độ.....huyện đổi mới rất nhiều....
    ai muốn cafe ôm cho tắm thêm bia nữa lun,bida máy lạnh(dám đánh độ ko) cafe hạng sang trọng cũng có tất......còn đòi hỏi gì ko !

Chia sẻ trang này