1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

dân môi trường xin việc làm ở đâu. Thông tin việc làm

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi QUICK, 25/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đem một bài báo nói về triển vọng công việc làm ở Mỹ để nói về việc làm tại Việt Nam về môi trường là hoàn toàn ngớ ngẩn, thể hiện lùn về tầm nhìn.
    Tại Mỹ và các nước Tây Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã bỏ ra khoản tiền khổng lồ để update các cơ sở hạ tầng tạo công ăn việc làm và nâng cao sức cạnh tranh. Trong các cơ sở hạ tầng đó có hệ thống thu gom quản lý rác thải, nước cấp và nước thải. Ngoài ra tổng thống Mỹ mới lên rất quan tâm đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Nếu nhớ không nhầm ông đã bỏ ra 19 tỷ Usa cho nghiên cứu nguồn năng lượng tái tạo, chỉ con số thôi đã thấy vấn đề. Do vậy các triển vọng việc làm cho ngành môi trường tại Mỹ là tương đối ngon so với ngành khác. Ngoài ra cạnh tranh về việc làm tại Mỹ là công bằng.
    Còn tại Việt Nam, chính phủ không có chủ trương bảo vệ môi trường , cũng không quan tâm đến các vấn đề môi (tất cả hành động chỉ mang tính hình thức mà thôi) . Mà trái lại chỉnh phủ đang kiên trì bán tài nguyên thô và môi trường ra để ăn. Điển hình như là Bauxit Tây Nguyên ai ai cũng biết, những người có kiến thức lên tiếng phản đối còn chính phủ cứ tiếp tục làm. Ngoài ra để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị, KCN cần một khoảng đầu tư tài chính cũng như phí vận hành lớn hiếm có nơi nào có thu nhập 1000 đô/năm có thể làm được. Công việc làm về MT tại VN có thể chia làm 2 khối.
    Khối nhà nước, khối này cạnh tranh không lành mạnh, việc tuyển chọn một cách công khai là không có, hoặc là hình thức. Việc làm có được dựa chủ yếu vào quen biết, "chạy" chứ không phụ thuộc vào khả năng làm việc và năng lực của bạn, có thể nhiều bạn buồn nhưng đó là sự thực, nếu bạn không có cửa thì chỉ còn một cách là học cho tốt để làm cho khối thứ 2.
    Khối doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, NGOs.... nếu bạn tìm trong các website tìm việc thì cũng có 15-20 lựa chọn. KHối này cạnh tranh công việc công bằng. tuyển dụng công khai, tuy nhiên cung luôn nhiều hơn cầu nên bạn cần phải là người tốt, ngoài ra kinh nghiệm làm việc cũng khó cho các bạn mới ra trường. Nói về triển vọng việc làm của khối này thì hoàn toàn không thể, trong tương lai gần thì cũng không có gì sáng sủa cho lắm theo dự đoán chủ quan của Tôi.
    Ngoài ra còn làm việc tại Viện nghiên cứu ha trường ĐH, nhưng đó không phải công việc của tân CN hoặc KS.
    Tuy nhiên nếu bạn thật giỏi thì giới hạn việc làm không còn bó buộc tại VN nữa
    Lần sau sẽ viết tiếp đào tạo và sử dụng nếu có thời gian.
  2. bdhuonggiang

    bdhuonggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến này của bác Dr.E..,
    Còn về vấn đề việc làm với ngành anh em ngành MT thì em lại thấy rất nhiều công việc mà. Các bác ở đây có bi quan quá ko? Vì có lần em chả nghe đc trên dài báo là, tiến tới năm XXX nào đấy, VN sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào vấn đề MT, với hành động cụ thể là: mỗi "thôn" có 1 cán bộ MT. Hì hì, em là thằng KHĐ mà thấy them nhỏ dãi, cứ nhẩm thế này: VN có 65 tỉnh thành, mổi tỉnh có chừng 10 huyện, mỗi huyện có chừng 2chục xã, mỗi xã có chùng xxx thôn. Ka ka. các bác chả có ối việc để làm. Chứ ko nhua mấy thằng KHĐ bọn em, suốt ngày đi dào phẫu diện, bị trẻ chăn trâu nó bảo" đi đào mả" mới đau chứ. híc
    Còn về chuyện học trong trường ĐH, em nói thật, với cái cách học và dạy ntn ở bậc ĐH, người ta chỉ làm SV ngu đi thôi. Vì sao ư. Câu trả lưòi là: vì chán.
    Buồn cuời nhất là cái trò viết báo cáo ĐTM ở VN, sơ sài và ngốc sít.Khi nào còn cái lối tư duy làm việc theo áp đặt theo phong trào, thì lúc ấy còn tu duy học để đối phó, và khi ấy, sv còn kêu chán nữa.
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Vâng đúng là "TẦM NHÌN" rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là một cái nhìn lạc quan và không ngộ nhận. Ở đây tôi xin phân tích 3 điểm.
    I. Thứ nhất, Việt Nam là một mảnh đất nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. May mà có cha ông gần đây đâu tranh dành được độc lập, thoát khỏi cảnh lô lệ cho ngoại bang. Thực trạng Việt Nam còn rất yếu với một thể chế chính trị cực đoan, quản lý nhà nước lỏng lẻo, mặt bằng dân trí thấp (tôi xin nói thật, nếu ai phật lòng hay bỏ qua cho tôi). Như vậy nếu chỉ bới lông tìm vết, lôi nhược điểm ra mà chê, nhưng lại không đưa ra được giải pháp cụ thể, thì khác nào đi bới rác.
    II. Thứ hai, tạo hoá không cho mỗi chúng ta cái quyền được lựa chọn cha mẹ của mình. Tượng tự như vậy, mỗi chúng ta được tự gọi mình là người VN, dân tộc VN là do tạo hoá ban cho mà thôi. Dù đi đâu, làm gì muốn hay không thì vẫn vậy. Tuy nhiên, vận mệnh của mỗi cá nhân là do người đó tự quyết định. Tôi xin mạn phép tự lấy mình làm ví dụ.
    Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở (lúc bấy giờ) ven đô Hà Nội. Bố làm công nhân cơ khí, mẹ tôi học bổ túc văn hoá rồi trung cấp dạy nghề và làm kế toán cho một cơ quan nhà nước. Năm 1992, giảm biên chế, cả bố và mẹ bị cho về hưu non. Lúc đó tôi mới vừa học hết cấp hai. Mẹ tôi phải đi xin làm lao công cho một trường cấp ba, có nghĩa là quét dọn vệ sinh, pha trà nước cho giáo viên. Và rồi thậm chí ngay cả cái công việc ấy cũng không giữ được. Cả nhà tôi, bao gồm cả anh trai tôi và tôi phải đi bán nước (trà nóng, thuốc lá, kẹo lạc) tại ga tàu hoả. Khoảng thời gian này kéo dài gần hai năm. May mà sau đó công việc buôn bán của bố tôi cũng tàm tạm, nhà tôi thoát thỏi cái cảnh chạy ăn từng bữa.
    Bây giờ mỗi lần nhớ lại cái thuở hàn vi ấy tôi lại ứa nước mặt. Nhưng không phải vì buồn vì ngượng, mà vì MỪNG. Vâng, thực sự tôi tự hào về quãng thời gian đó. Khi cả nhà lao vào kiếm sống, tôi nhận ra cái đức tính chăm chỉ nhẫn nại của bố mẹ tôi. Đây cũng là cái duy nhất mà bố mẹ tôi đã cho tôi. Mặc dù ông không dạy tôi được lấy một chữ, bố luôn kiên quyết cho tôi đi học thêm, ngay cả khi nhà hết tiền. Tôi lao vào học. Học là cơ hội duy nhất cho tôi. Bây giờ nhìn lại, tôi tự khâm phục cái sự tập chung cao độ của mình.
    Tôi được vào đội tuyển rồi được đi thi quốc tế. Bây giờ nhìn lại những tấm ảnh gầy gió thổi bay hồi ấy, tôi không thể nhịn cười. Được giải, mặc dù là thấp thôi, nhưng cũng đủ trao cho tôi một chiếc vé đi học ĐH ở nước ngoài.
    Thế là lại học, lần này là học tiếng Anh. Từ chỗ một chữ bẻ đôi không biết nói tiếng Việt còn có chỗ ngọng, trong vòng một năm, tôi phải có đủ điểm tiếng Anh để vào thẳng đại học học. Đây cũng là lần đầu tiên tôi có một cái máy cassette để học tiếng Anh. Ngay cả khi đi ngủ tôi vẫn cho máy chạy để luyện nghe! Suýt trượt, tôi chỉ đạt vừa đủ điểm để qua kỳ thi sát hạch tiếng Anh.
    Từ đó mọi chuyển trở lên xuoi chèo mát mái. Tôi học hết ĐH, rồi PhD và bây giờ đang giảng dạy tại một trường ĐH ở nước ngoài(đã có tenure) với một mực lương ổn định, dư giả.
    Có lẽ tôi đã hơi lan man tự khoe về mình. Nhưng điều duy nhất mà tôi muốn nói với các bạn là hãy cố học, bất chấp hoàn cảnh của mình. Và phải học liên tục, thời buổi bây giờ ngừng học đồng nghĩa với suy thoái. Bản thân tôi bây giờ vẫn đang học. Ngoài cái khoản Professional Development mà thế giới hiện đại bây giờ ai cũng phải lãm, khoảng một năm nữa tôi sẽ có thêm cái bằng Thạc Sỹ về giáo dục sau đại học.
    III. Thứ ba, cá nhân mạnh thì tập thể mới mạnh. Mỗi người dân VN phải giỏi phải chăm chỉ thì đất nước VN mới phát triển. Và quy trình phát triển cũng sẽ tương tự (tuy không giống hoàn toàn) các cường quốc đã phát triển như Anh, Mỹ, Tây Âu. Nhìn vào họ mà ta có thể định hướng tương lai của mình. Nhưng tiến bộ của họ rồi cũng sẽ đến với VN. Chỉ có điều là bao giờ mà thôi. Lúc nào có thời gian, tôi sẽ nói thêm về điểm này.
    PS: Một điều nữa tôi muốn nói thêm là các sử sự văn minh có sự tôn trọng khi tham gia diễn đàn. Những ngôn từ phản cảm như "lùn về tầm nhìn" hay "ngơ ngẩn" là những từ không nên dùng. Ai cũng có lúc đúng lúc sai. Tôi mong các bạn hãy tranh luận bình đẳng để chúng ta tự rèn luyện mình.
    Thân
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bạn longtoo viết rất hay. Tớ cũng có những suy nghĩ như bạn: nếu trong hoàn cảnh thuận lợi thì người ta thường hay có tư tưởng thư giãn, không cố gắng. Chỉ khi rơi vào lúc khó khăn mới muốn tự thay đổi bản thân để vượt lên số phận. Không ai muốn khó khăn, nhưng đôi khi cũng nên cảm ơn vì nhờ có khó khăn mà mình mới được trưởng thành.
  5. my0earth

    my0earth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2009
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    203
    Các anh chị cho em hỏi tí, tương lai nghề nghiệp của ngành Sinh thái học thì thế nào ạ? Em đang học năm 1 Khoa học Môi trường, Đại học KHTN, ĐH QG Hà Nội.
  6. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Tôi không trả lời bạn cụ thể được. Nhưng có thể mạnh dạn mà nói ngay rằng làm ngành MT thì khó có thể thành tỷ phú. Ngược lại, bạn thi được vào trường KHTN, một điều không dễ chút nào. Như vậy có thể khẳng định rằng tương lai đang chờ đón bạn, nếu bạn tiếp tục chịu khó học hỏi, quan sát, tự rút kinh nghiệm để tiến lên.
    Xin có vài lời khuyên chân thành. Ban đang học năm nhất, còn nhiều cơ hội, cần cố gắng để có chuyên môn cứng và liên lục rèn luyện các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm ở đây là khả năng giao tiếp, sử dụng các phần mềm văn phòng, kiến thức xã hội, tiếng Anh, v.v.. Với ngành sinh thái của bạn hai mảng cuối có thể rất quan trọng. Học những thứ này không khó, chỉ cần bạn luôn để ý, luôn tự đánh giá mình để có tiến bộ. Riêng tiếng Anh thì phải chăm chỉ và mạnh dạn.
    Ngay từ bây giờ bạn có thể tạo dựng quan hệ. Nếu bạn có người thân trong ngành, hãy tận dụng triệt để. Đồng thời tạo quan hệ với bạn bè, thầy cô, và những người trong ngành. Ở xã hội nào thì quan hệ cũng rất quan trọng. Nếu phát triển tốt thì ngay diễn đàn này cũng sẽ tạo được nhiều quen biết, thông tin bổ ích.
    Ba bốn năm nữa lúc bạn ra trường sẽ có nhiều thay đổi. Hy vọng sẽ có nhiều tiến bộ.
    Chúc bạn vui.
    Thân
  7. miaw258

    miaw258 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2009
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các anh các chị
    Em hiện đang là sinh viên năm 3 công nghệ Môi trường, còn 1 năm nữa là đã tốt nghiệp. Do 1 số lí do mà khoảng 3 năm nữa mới có thể về VN làm việc, nhưng em muốn xin đi thực tập tầm 2 tháng sau khi tốt nghiệp để biết tình hình việc làm về MT ở đây. Vânc biết 3 năm có nhiều thay đổi nhưng em tin là sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực.
    Định hướng của em là tập trung vào các dự án thiết kế và xây dựng khu xử lí nước và nước thải cho đô thị, khu công nghiệp... ( water & wastewater treatment plant).
    Cho em hỏi là ở VN đã có công ty nào nhận các dự án thế này chưa, và cơ hội việc làm ra sao? Nếu em muốn đi thực tập, thì các anh chị có thể giới thiệu cho em vài công ty với. (Hà Nội thì càng tốt^^)
    ----------
    Nói thật là em mù tịt về tình hình xử lý và quản lý nước ở VN. 3 năm trước khi chọn CNMT, gia đình em đã phản đối rất ghê gớm vì sợ ngành này khó kiếm việc,lại là con gái nên sẽ vất vả... nhưng cuối cùng em vẫn chọn theo con đường này và bây h phải tự lực đi nốt cái mà mình đã chọn... Hơ hơ, mong được các bậc đàn anh đàn chị dìu dắt nâng đỡ.
  8. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều chứ. Ngay cả HN, không phải gia đình nào cũng có đường nước sinh hoạt tới tận nhà. Gần đây thành phố ra quyết định mở rộng HN, tỉ lệ dân nội thành được cấp nước sinh hoạt xuống dốc không phanh (do phải tính thêm Hà Tây). Ở HN có VIWACO (liên doanh Cty Nước Sạch HN và Vinaconex). Ở Sài Gòn chủ yếu do WASACO phụ trách. Nhưng các dự án gần đây cũng chỉ là bị động cầm chừng thôi. Nhu cầu rất cao, nhưng không có vốn.
    Tại các tỉnh thành khác thì gần như không có sự quan tâm thực sự. Kết quả là, khu vực này chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài. Thực sự thì các tổ chức quốc tế nắm vấn đề ở VN rất tốt, họ tập chung chủ yếu và các tỉnh thành không thuộc trung ương. Hiện đã có một số dự án cấp nước đã, đang hoặc sẽ được triển khai do Phần Lan, Úc, Đan Mạch. Chủ yếu là các dự án nhỏ, và các cty của họ sẽ trực tiếp quản lý, thiết kế. Phần thi công do các cty VN làm. Do vậy, các cty nước ngoài vào VN sẽ tập chung vào mảng tư vấn thiết kế. Như tôi được biết, một số cty đã thành lập trụ sở ở VN, nhưng hiện giờ vẫn hoạt động cầm chừng, chủ yếu là để "đặt gạch" chờ thời cơ. Ví dụ, GHD vào VN để thực hiện dự án cấp nước cho 5 tỉnh phía nam do AusAids tài trợ, sau đó họ cũng để lại một văn phòng nhỏ ở VN.
    Mảng sử lý nước thải thì còn rất trống trải.
    Tóm lại việc cần làm thì có rất nhiều. Nhưng điều đầu tiên là phải vận động và làm cho chính phủ hiểu được lợi ích của các công trình cấp thoát nước để rồi họ đầu tư thực sự một cách có chiến lược. Nếu cứ ngửa tay đi xin hoặc phó mặc cho các công ty tư nhân thì vẫn cứ phải đun nước sôi rồi mới dám uống!
    Thực tập 2 tháng thì hiệu quả chưa chắc đã cao. hãy dùng hai tháng đó để đi xa khỏi HN, đến các tỉnh nghèo, có khi lại biết nhiều thực tế hơn.
    Thân
    http://digital.library.adelaide.edu.au/dspace/bitstream/2440/49486/1/02whole.pdf
  9. huysherlock

    huysherlock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    muốn học Môi Trường giàu thì hoặc làm sale ,hoặc làm ngơ để mấy thằng như vedan xả nước thải
    mình đi làm sale hóa chất sinh học,cũng là bảo vệ môi trường mà cũng vị lắm
  10. cachep213

    cachep213 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này