1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dân Phượt là những kẻ ích kỷ

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi alfomega, 20/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alfomega

    alfomega Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    DÂN PHƯỢT LÀ NHỮNG KẺ ÍCH KÝ

    Dân phượt không phải là những anh bụng phệ hàng tuần kéo nhau ra Tuần Châu ăn hải sản, uống bia và ?odu lịch?, không phải những cô váy ngắn bốt cao xúm xít quanh đống thổ cẩm ?olạ mắt? dưới gầm nhà sàn Bản Lác, không phải một đại đội các bác đội mũ lưỡi chai giống nhau, chen chúc chạy đằng sau một anh cầm cờ trên cầu Thê Húc.

    Dân phượt ở đây là nói đến những ?ongười du lịch chân chính?, là những người lữ hành không mỏi trên con đường ít dấu chân người qua, là những kẻ lang thang ngày qua ngày trên những dãy núi trùng điệp, những khu rừng già ẩm ướt hay những bản làng hẻo lánh, là những kẻ thích tự làm khổ mình, thích đẩy mình vào tình thế khó khăn nguy hiểm, chẳng để làm gì ngoài việc để thoả mãn cái ?otôi thích thế? của họ.

    Dân phượt thực chất là những kẻ ích kỷ, dù vô tình hay cố ý, theo cách này hay cách khác, họ đúng là những kẻ ích kỷ. Họ chỉ muốn ?osướng? cho bản thân họ.

    Họ mò mẫm đến những bản làng xa xôi, thích thú ngắm nhìn những con người thiểu số sống một cuộc sống của cả thế kỷ trước. Họ vui mừng vì được chứng kiến cái hoang sơ và nghèo khó, nơi người ta ăn những thứ lá cây vốn chỉ dành cho gia súc, uống thứ nước chưa được xử lý do mấy cây tre ẩm mốc mang về, nơi mà mọi đồ đạc trong nhà đều méo mó, đen đúa và cáu bẩn. Tất nhiên họ chẳng phải là nguyên nhân của sự nghèo khó đó, và có thể họ cũng chẳng muốn người ta phải nghèo khổ như thế. Nhưng, thật trớ trêu, họ lại cảm thấy khó chịu khi thấy cuộc sống của người ta khấm khá hơn.

    Họ thất vọng khi thấy mấy em Hmông váy áo ?odân tộc? thế mà lại ngồi xem Ưng Hoàng Phúc hát trên VCD. Họ cau mày khi thấy trên mấy vách tường gỗ của ngôi nhà sàn được dán đầy những ngôi sao ca nhạc cả Việt Nam và Hàn Quốc. Họ muốn mọi thứ ở đó đều phải mang một vẻ ban sơ, thô mộc, original. Họ muốn mọi thứ ở những ngôi làng đó đều như phải được sinh ra từ đất, không plastic, không điện tử, không song. Nói một cách cực đoan hơn, họ không muốn những ngôi làng hẻo lánh mà họ đã khó nhọc tìm đến lại bị xâm lược bởi những thứ văn minh của cái đám người Kinh dưới kia, dù cho những cái mà họ gọi là ?olai tạp vớ vỉn? đó chính là dấu hiệu của một cuộc sống vật chất đang được cải thiện, là những thứ để làm nông đi cái hố ngăn cách ngược xuôi.

    Có những khi họ xa cơ lỡ bước, họ đi cầu cứu sự giúp đỡ của những người thiểu số đó. Họ được một gia đình nghèo khó nhưng tốt bụng dành cho một chỗ sạch nhất, ấm nhất trong nhà để ngủ, được ăn cơm với những quả trứng gà quý giá mà ngay cả đứa con suy dinh dưỡng của họ cũng không được ăn, uống những thứ rượu vốn được gia chủ cất sâu trong gậm giường. Những người nghèo khó tốt bụng đó xứng đáng được đền bù về mặt vật chất, họ nghĩ vậy. Thậm chí, theo cách nghĩ thông thường, nên được trả công hậu hĩnh hơn so với mức cần thiết. Họ biết rằng thêm 50.000 với họ không thành vấn đề gì nhưng với cái gia đình nghèo khổ kia thì đó là một món quà lớn mà có thể làm cho bà chủ nhà vui mấy ngày. Lương tâm họ muốn làm việc đó, nhưng họ lại không làm. Họ chỉ trả công cho gia đình ấy một cách rất rất chừng mực, chừng mực ở mức mà tất cả những người đi bụi khác đều chấp nhận được, và gửi kèm một lời cám ơn chân thành và very big. Họ lo ngại rằng một số tiền lớn hơn có thể sẽ làm ?ohư? cái gia đình ấy, rồi không lâu sau sẽ hư cả cái bản ấy, rồi những người khác đến sau họ sẽ phải chịu cảnh đối xử ?odịch vụ?, ?omất hết tình người?. Đây quả là một sự ích kỷ đầy tinh thần trách nhiệm, một sự ích kỷ có tổ chức.
  2. hoangthuy

    hoangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Bài viết:
    3.057
    Đã được thích:
    2
    Mình thấy đúng, dân phượt là những người ích kỷ.
    Không chỉ như bạn nói ở trên mà ngay cả với người thân yêu đang sống cùng một mái nhà. Tớ đã từng bỏ bê bố mẹ, gia đình đi chơi lang thang. Bỏ qua cái thở dài của mẹ cái lắc đầu buồn bã của bố để đội mũ bảo hiểm lên xách xe ra khỏi nhà mấy ngày chỉ để ngắm hoa lá ở tận đâu đâu. Ấy thế mà khi sắp có một chuyến đi mới thì vội vàng lại chuẩn bị ba lô để lên đường.
    Một phút nhìn lại thấy mình thật ích kỷ.
  3. pvnguyen

    pvnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2003
    Bài viết:
    1.123
    Đã được thích:
    0
    Cũng đúng chứ nhỉ !!

  4. dhlv

    dhlv Guest

    Thực ra đúng hôm giao thừa Tôi cũng định post một bài đại loại như thế này, tất nhiên ko sâu sắc như của ông anh (chắc cũng trải nghiệm thì mới viết đc kiểu như thế này) . Nhưng sau đó ngồi kể cho một số người bạn, có một người anh hơn Tôi đúng 1 giáp khuyên Tôi ko nên viết...và Tôi đã làm theo lời khuyên của anh.
    Nói chung chuyện đi đó đây chỉ là một phần trong cuộc sống, ko thể lấy đó để làm "thước đo chuẩn" để đánh giá cái gì cả . Tuy nhiên qua đó cũng có nhiều thông tin để chúng ta chắt lọc cho mục đích của mình .
    Mà ông anh lớn tiếng như vậy chắc cũng ko phải dạng lìu tìu ? Cho xin số điện thoại giao lưu cái ? Hay lại là kiểu "sinh sản vô tính" như một số cao thủ ở đây thường làm vậy ?
  5. paracel

    paracel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Quá chí lý
    Nền văn minh tiên tiến không nên phát huy tại các bản làng??????
  6. nguyenlam0627

    nguyenlam0627 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Họ mò mẫm đến những bản làng xa xôi, thích thú ngắm nhìn những con người thiểu số sống một cuộc sống của cả thế kỷ trước. Họ vui mừng vì được chứng kiến cái hoang sơ và nghèo khó, nơi người ta ăn những thứ lá cây vốn chỉ dành cho gia súc, uống thứ nước chưa được xử lý do mấy cây tre ẩm mốc mang về, nơi mà mọi đồ đạc trong nhà đều méo mó, đen đúa và cáu bẩn. Tất nhiên họ chẳng phải là nguyên nhân của sự nghèo khó đó, và có thể họ cũng chẳng muốn người ta phải nghèo khổ như thế. Nhưng, thật trớ trêu, họ lại cảm thấy khó chịu khi thấy cuộc sống của người ta khấm khá hơn.
    Họ thất vọng khi thấy mấy em Hmông váy áo ?odân tộc? thế mà lại ngồi xem Ưng Hoàng Phúc hát trên VCD. Họ cau mày khi thấy trên mấy vách tường gỗ của ngôi nhà sàn được dán đầy những ngôi sao ca nhạc cả Việt Nam và Hàn Quốc. Họ muốn mọi thứ ở đó đều phải mang một vẻ ban sơ, thô mộc, original. Họ muốn mọi thứ ở những ngôi làng đó đều như phải được sinh ra từ đất, không plastic, không điện tử, không song. Nói một cách cực đoan hơn, họ không muốn những ngôi làng hẻo lánh mà họ đã khó nhọc tìm đến lại bị xâm lược bởi những thứ văn minh của cái đám người Kinh dưới kia, dù cho những cái mà họ gọi là ?olai tạp vớ vỉn? đó chính là dấu hiệu của một cuộc sống vật chất đang được cải thiện, là những thứ để làm nông đi cái hố ngăn cách ngược xuôi.
    Có những khi họ xa cơ lỡ bước, họ đi cầu cứu sự giúp đỡ của những người thiểu số đó. Họ được một gia đình nghèo khó nhưng tốt bụng dành cho một chỗ sạch nhất, ấm nhất trong nhà để ngủ, được ăn cơm với những quả trứng gà quý giá mà ngay cả đứa con suy dinh dưỡng của họ cũng không được ăn, uống những thứ rượu vốn được gia chủ cất sâu trong gậm giường. Những người nghèo khó tốt bụng đó xứng đáng được đền bù về mặt vật chất, họ nghĩ vậy. Thậm chí, theo cách nghĩ thông thường, nên được trả công hậu hĩnh hơn so với mức cần thiết. Họ biết rằng thêm 50.000 với họ không thành vấn đề gì nhưng với cái gia đình nghèo khổ kia thì đó là một món quà lớn mà có thể làm cho bà chủ nhà vui mấy ngày. Lương tâm họ muốn làm việc đó, nhưng họ lại không làm. Họ chỉ trả công cho gia đình ấy một cách rất rất chừng mực, chừng mực ở mức mà tất cả những người đi bụi khác đều chấp nhận được, và gửi kèm một lời cám ơn chân thành và very big. Họ lo ngại rằng một số tiền lớn hơn có thể sẽ làm ?ohư? cái gia đình ấy, rồi không lâu sau sẽ hư cả cái bản ấy, rồi những người khác đến sau họ sẽ phải chịu cảnh đối xử ?odịch vụ?, ?omất hết tình người?. Đây quả là một sự ích kỷ đầy tinh thần trách nhiệm, một sự ích kỷ có tổ chức.
    Bai viet hay qua ..
  7. young_of_danger

    young_of_danger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    1
    mịa ..cái chú đhlv này hình như thấy léo ai mà viết từ 10 dòng trở lên đều xin số điện thoại giao lưu hay sao ấy nhở ??? nói năng thì huyên thuyên xích đế .......toàn mồi chài con nít vào cái gọi là " Vớ Vỉn Nắm " .
    ra tổ kiến chơi cho người lớn nói chuyện đi kưng .....
  8. longakka

    longakka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    463
    Đã được thích:
    0
    hic
    em xúc động tràn đầy
    em xấu hổ quá
    em xin sửa chữa
    em hứa từ nay về sau, mỗi khi trông thấy đồng bào nghèo khó đó, thấy họ chui rúc khổ sở, ẩm mốc cáu bẩn, em sẽ quỳ xuống khóc lóc thảm thê, gào lên nức nở uất hận thay cho số phận cùng đinh mạt vận của những người khốn khổ, em sẽ chảy cả bát nước mắt thông cảm, ca lên những khúc não nề nhất biểu trưng cho tình luyến ái thắm thiết.
    em hứa khi gặp các em gái HMông thì sẽ tặng các em ấy đĩa vcd của Ưng Hoàng Phúc, Mỹ Tâm, Đờm Vĩnh Hưng hay gì gì đó .... sẽ đem tranh ảnh các diễn viên tặng cho bà con để ngắm giải khuây. Giữa núi rừng xanh thắm chim hót líu lo bỗng vang lên tiếng hát của cô sơn nữ "Thà như thế thà rằng như thế ... ", để khi bản làng hội họp sẽ gặp các cô gái na ná như Giang Đông Gun và các chàng trai trông giống hệt Kim Hi Sun
    em xin hứa sau này sẽ đưa tiền nhiều hơn, nếu không đủ sẽ đưa thêm hiện vật, em xin hứa .... huhu
    Cảm động quá rồi, thôi em đi khóc đây huhu
  9. Duality

    Duality Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    543
    Đã được thích:
    1
    Oh bạn này từng trekking Pù Luông 1 mình cách đây mấy tháng đúng ko, tớ vẫn nhớ đấy. Bài này viết hay lắm. Tớ thì thấy ai cũng có trong mình cái tính ích kỷ cả. Dân phượt cũng thế chỉ có điều họ ích kỷ theo một cách khác như bạn nói ấy, ko fải ích kỷ về vật chất tiền bạc (có thể do họ ko fải lo lắng lắm về mặt tiền bạc) mà là ích kỷ kiểu du lịch, muốn tìm thấy cái mới, lạ do đã quá chán cái văn minh thường ngày, jống như bỏ tiền ra mua 1 món hàng thì bao jờ cũng muốn mua được loại hàng tốt nhất ! Tựu trung lại thì chúng ta cũng jống nhau cả mà thôi !
  10. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Đọc nhiều xem nhiều các loại truyện phim đông tây kim cổ về những kẻ giang hồ lãng tử, tôi thấy kính phục những con người có sao Thiên di trong cung mệnh. Những lái xe tải đường dài, những người buôn chuyến ngày nay, những chàng cowboy, đào vàng, kẻ khai hoang nước Mỹ, những người truyền đạo Tây phương, những lái buôn Trung Đông, những hảo hán bảo tiêu của các tiêu cục Trung Hoa cổ đại thủa trước, họ thực sự là những anh hùng. Bởi khi vật lộn trên giang hồ, họ dần dần tạo nên những cung đường, những đô thị, tạo nên những giao thoa văn hoá, chinh phục thiên nhiên, làm giàu cho xã hội. Và dù có màu da nào đi nữa, tất cả họ dường như đều mang trong mình lòng hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, và tinh thần khát khao chinh phục. Tôi chỉ mong được ?obắt chước? những người hùng đó bằng cách được đi, được trải nghiệm, được ?osống? thực với mọi người trên những miền đất lạ, được thêm yêu cuộc sống và thêm sức mạnh để chiến thắng những vất vả thường ngày.
    Dân phượt, chủ yếu là người thành phố và vì thế không thể đánh giá họ ở ngoại hình. Sống trong đô thị, ắt hẳn các anh, do ngồi máy tính nhiều hơn đi bộ, nâng cái điều khiển nhiều hơn bê vác, nên dễ có bụng bia, các cô không thể thiếu yếu tố thời trang, ắt là vaý ngắn bốt cao phải có dăm ba đôi trong tủ, bên cạnh những bộ đồ rằn ri và giày đế crếp. Tùy từng trường hợp mà sử dụng cho hợp thì thôi. Lại nữa, những chuyến đi đâu phải lúc nào cũng vạn lý độc hành, ai chả có nhiều dịp an dưỡng với gia đình cơ quan, hưởng những tiện nghi của ngành công nghiệp không khói. Với những chuyến ?odu lịch chân chính?, ?odân phượt? có dịp thể hiện mình với những chuyến qua lại trên nhũng cung đường hiểm hóc, những cuộc lang thang chốn nước độc rừng thiêng, sẵn sàng đối mặt với vất vả và đôi khi nguy hiểm, để thỏa mãn cái ý thích cá nhân. Nhìn sâu sa, ý thích cá nhân đấy chính là lòng khát khao chinh phục, khám quá, bắt nguồn từ lòng yêu thiên nhiên và gấm vóc giang sơn, hoàn toàn không phải là một sự vô tình.
    Đến một bản làng xa xôi, ngắm nhìn những con người thiểu số sống một cuộc sống của cả thế kỷ trước, niềm vui là được biêt những nền văn hóa xa lạ, được sống trong những không khí của lễ hội, được tận mắt tận tay tiếp xúc với những đồ đạc, thức ăn mà tại chốn phồn hoa không bao giờ hiện hữu, đó chẳng phải là một niềm hạnh phúc? Những điều mới mẻ đó, những chuyến đi đó góp phần cho ta thêm traỉ nghiệm cuộc sống, giúp nâng cao văn hóa kiến thức và cho con người thêm mở rộng tấm lòng. Chẳng mấy ai không có chút xót lòng cho một thiểu số người dân còn ngheò đói thiếu thốn, trẻ em còn chưa được đến trường, người già chưa được chăm sóc y tế. Ai không cảm phục những người như anh bộ đội biên phòng, cán bộ y tế, giáo viên, đang hết lòng giúp đỡ, tậm tâm đưa tiện nghi đến cho cùng cao. Du lịch cũng là một hình thức taọ nên những giao thoa văn hóa, tạo nên những cách nhìn sâu hơn về bản sắc, văn hóa, dân tộc, để có thể có những nhận định rõ ràng hơn về hiện đại tiện nghi hay hủ tục lạc hậu.
    Box du lịch nói riêng và những người qua lại lượt phượt ắt không ích kỷ đến mức khó chịu khi thấy cuộc sống của người ta khấm khá hơn. Họ chính là những người đem thông tin, đem hình ảnh và những cảm nhận chân thật về mọi vùng miền đến cho những người ít cơ hội. Đừng đánh giá nâng tầm vì chuyện mặc cả 50.000 đ, chẳng phải vì một câu thương tiếc hoài niệm những di vãng chưa xa, cũng không phải vì thời gian dành cho người dân xa xôi chỉ thoáng qua trong một chuyến đi cũng bị áp lực về thời gian như trong công việc. Vì sau những chuyến đi, nhiều bài báo, đã nhiều hoạt động trợ giúp, nhiều nhóm từ thiện đã xuất hiện, và nếu may mắn, biết đâu chẳng có những phát kiến về văn hóa, địa lý, xuất phát ban đầu chỉ là một chuyến đi.

Chia sẻ trang này