1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dân thường có bị kết tội tham ô không?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi DaKhuc, 23/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    hờ. tranh luận vụ hấp dẫn thía này mà tớ không góp mặt thì fí nhỉ.
    hờ. tớ đọc bài báo đó, tớ không đồng tình với mấy ông luật sư kia đâu. ai bảo tội tham ô, người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu lại không thể không là người có chức vụ quyền hạn.hơ.
    chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, và nói riêng về tội tham ô thì người thực hiện bao giờ cũng phải là người có chức vụ quyền hạn, khoa học pháp lý gọi là chủ thể đặc biệt. Trong các vụ án có đồng phạm thuộc chương này thì người chủ mưu cầm đầu không bắt buộc phải là người có chức vụ quyền hạn. hơ.hạn chế của luật nước nhà mình có thể chưa quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết về vấn đề này trong luật (chúng ta xây dựng luật theo hướng luật chi tiết).hờ.
    tớ đồng ý với các bác về vấn đề tình và lý gì đó. nhưng hiểu theo luật quy định đến thời điểm hiện tại thì việc xét xử như vậy đối với bị cáo lan tớ vẫn thấy không có gì sai luật. hờ. chỉ có điều bản án giữa các bị cáo quá chệnh lệch gây cho tớ chút suy nghĩ thôi. nhưng mà khuất tất đằng sau đó thì ở đâu cũng có. hơ.
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    1. Tội tham ô : Thực tế đã có rất nhiều trường hợp người bị kết tội tham ô là "dân thường", bất kể vai trò tham gia của họ như thế nào thì điều này vẫn nghe không thuận một chút nào, đặc biệt là khi tham khảo những quy định của Luật phòng chống tham nhũng.
    2. Việc công khai các bản án :
    - Công khai bản án, nên được hiểu theo nghĩa là ai cần là có thể xem được bản án đó chứ ko chỉ giới hạn cho những người tham gia tố tụng mới được tiếp cận (nhưng tất nhiên là Toà chỉ có "nghĩa vụ" cấp bản án(giấy) cho những nghĩa liên quan).
    Việc công khai các bản án là có thể và cần phải làm, vấn đề là cách "công khai hoá" thế nào cho hợp lý và khả thi. Tuy ko phải tất cả mọi người dân đều có điều kiện tiếp cận internet, nhưng cách hay nhất hiện nay là đưa lên internet.
    - Thực tế tớ đã thấy có những bản án không thể "tiêu hoá" nổi như Fsai nói, điều này phổ biến nhưng không phải là tất cả. Quay lại chuyện công khai, có lẽ tại thời điểm này ta chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện việc công khai bản án, nhưng có khi cũng là một điều "hay", bởi nếu còn quá nhiều thứ án "khó tiêu hóa" như hiện nay thì việc công khai chỉ làm giảm sự tin cậy (hình như vốn đã ít ỏi) của công chúng vào cán cân công lý.
    - Có thể điều này chịu sức ép của việc gia nhập WTO, tuy nhiên ở một mức độ nào đó, việc xuất bản 2 cuốn sách tập hợp các quyết định Giám đốc thẩm và Tái thẩm của TANDTC là một trong những hành động minh chứng cho việc công khai,minh bạch hoá pháp luật . Tất cả các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TANDTC giới hạn trong 1-2 năm gần đây đều được đưa vào cuốn sách này, không có sự chọn lọc. Đây được nhìn nhận là một bước tiến tích cực, tuy nhiên cách phổ biến 2 cuốn sách này lại chưa thực sự như mong đợi của nhiều người.

  3. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Thật ra thì đã nhiều lần đọc bài của bạn, định không trả lời nhưng vẫn thấy băn khoăn.
    Bạn nói đúng, nhưng đã hiểu sai ý của tớ. Cái tình ở đây là cái tình lúc đọc những bài báo, chứ không phải là tình cảm xen vào pháp lý. Đọc 1 bài báo, tớ cũng như mọi người đều có quyền và có cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố .... về cái quan điểm bài báo nêu ra hoặc sự việc đã xảy ra được nêu trong bài báo. Điều này không có nghĩa (và tớ cũng không có quyền) là để tình cảm xen vào việc xử lý sự việc mà bài báo nêu ra. Mọi quan điểm mà tớ nêu và đánh giá về bài báo trên đều dựa trên các khía cạnh pháp lý, chứ không phải dựa vào tớ yêu hay ghét việc đó. Và dù ở nơi công cộng nhưng đây là diễn đàn tự do ngôn luận (miễn đừng nói bậy, hờ ), tớ có quyền thể hiện cảm xúc của mình đối với một sự việc cụ thể được nêu ra cho mọi người bàn luận. Đó cũng chính là một đóng góp nho nhỏ cho cộng đồng, cho dư luận.
    Hì, vậy nhé. Và tớ cũng xin mạn phép chấm dứt tranh cãi với bạn về vấn đề này ở đây (đối với vấn đề khác thì biết đâu ta lại tranh luận tiếp, bạn nhỉ! )

Chia sẻ trang này