1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dân tộc LÀO là dân tộc gì hả các bác nhà báo???/

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi exmarketing, 30/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. exmarketing

    exmarketing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Bài viết:
    3.277
    Đã được thích:
    1
    Dân tộc LÀO là dân tộc gì hả các bác nhà báo???/

    Chào mọi người,
    Qua đợt bầu cử vừa rồi, mình thấy rất ngưỡng mộ công tác tuyên truyền của các nhà báo.
    Vì vậy, hôm nay mình có vào đọc danh sách những người trúng cử và thấy bạn trẻ này với những thông tin như sau:
    Họ và tên khai sinh:

    Vi Thị Hương
    Ngày sinh: 23/01/1983
    Giới tính: Nữ
    Nơi cư trú: Tổ 17, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
    Dân tộc : LÀO (??????)
    Tôn giáo : Không
    Nơi ứng cử: Điện Biên
    Trình độ: Đại học
    Chức vụ: Chưa đi làm
    Nơi làm việc:
    Ngày vào đảng CSVN:
    Ngày chính thức:
    Khen thưởng:
    Kỷ luật: Không
    Là ĐBQH
    Là ĐB HĐND
    Quá trình công tác:
    (Link: http://baucukhoa12.quochoi.vn/default.asp?page=result&ms=detail&mahoso=713)

    VẬY,
    Các bạn cho mình hỏi mấy câu như sau:
    1. Người chưa đi làm cũng có thể làm đại biểu QUốc Hội ạ??? Họ đại biểu cho cái gì nhỉ????/
    2. Dân tộc LÀO là dân tộc gì nhỉ ???
    (Mình ngu dốt xin các bạn giải thích hộ mình được không???)
  2. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Ở thắc mắc thứ nhất:
    Theo Hiến pháp và Pháp luật của Việt Nam thì mọi công dân ở trong độ tuổi quy định và không phạm pháp, hội đủ một số điều kiện cụ thể, đều có thể ứng cử hoặc có thể được đề cử vào danh sách ứng viên ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Sau đó, qua các đợt hiệp thương, nếu ứng viên này tiếp tục "trụ vững" thì sẽ lọt vào danh sách ứng viên chính thức. Khi đó, lá phiếu của cử tri sẽ quyết định việc ứng viên đó có trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI hay không. Nhân vật mà bạn đề cập sinh năm 1983, tức là đáp ứng về điều kiện tuổi tác. Những vấn đề về lý lịch chắc cũng OK. Nếu như nhân vật này đã được cử tri tín nhiệm (hội đủ số phiếu cần thiết) thì hoàn toàn có thể trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Hiến pháp và Pháp luật VN không có điều khoản cấm NGƯỜI KHÔNG CÓ VIỆC LÀM ứng cử hoặc được đề cử làm ứng viên ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Nói theo cách thông thường, một người thất nghiệp cũng có thể trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Còn việc khi trở thành ĐẠI BIỂU QH rồi anh ta sẽ đại diện cho cái gì là một vấn đề khác. Anh ta có thể đại diện cho những người thất nghiệp, nói lên tiếng nói của họ về nhu cầu việc làm, về trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo công ăn việc làm...
    Ở thắc mắc thứ hai:
    Mình không hiểu bạn thắc mắc gì? Nếu bạn không hiểu DÂN TỘC LÀO là gì thì xin xem lại danh sách các dân tộc của Việt Nam. Dân tộc Lào là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam (nhóm này có gốc gác từ Lào), tương tự như DÂN TỘC HOA, DÂN TỘC KH''''''''ME vậy...
    Trên này viết DÂN TỘC LÀO là hoàn toàn đúng. Còn nếu vị ấy là DÂN TỘC NÙNG, TÀY.. hay gì đó mà người ta viết thành LÀO thì tớ chịu. Nhưng khái niệm DÂN TỘC LÀO không có gì sai.
    Mời bạn tham khảo tự điển trực tuyến Wikipedia. Tự điển này có thể không chính xác ở một số chi tiết, nhưng nói chung nó cũng đủ để giải tỏa thắc mắc của bạn.

    Dân tộc Lào

    Tên gọi khác Lào Bốc, Lào Nọi
    Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
    Dân số 9.600 người.
    Cư trú Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
    Đặc điểm kinh tế Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.
    Hôn nhân gia đình Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần.
    Tục lệ ma chay Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác.
    Văn hóa Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
    Nhà cửa Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được trạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.
    Trang phục Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ.
    + Trang phục nam Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
    + Trang phục nữ Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thuê nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ơở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.
    Được HelloVINA sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 30/05/2007
    Được HelloVINA sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 30/05/2007
  3. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Ở thắc mắc thứ nhất:
    Theo Hiến pháp và Pháp luật của Việt Nam thì mọi công dân ở trong độ tuổi quy định và không phạm pháp, hội đủ một số điều kiện cụ thể, đều có thể ứng cử hoặc có thể được đề cử vào danh sách ứng viên ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Sau đó, qua các đợt hiệp thương, nếu ứng viên này tiếp tục "trụ vững" thì sẽ lọt vào danh sách ứng viên chính thức. Khi đó, lá phiếu của cử tri sẽ quyết định việc ứng viên đó có trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI hay không. Nhân vật mà bạn đề cập sinh năm 1983, tức là đáp ứng về điều kiện tuổi tác. Những vấn đề về lý lịch chắc cũng OK. Nếu như nhân vật này đã được cử tri tín nhiệm (hội đủ số phiếu cần thiết) thì hoàn toàn có thể trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Hiến pháp và Pháp luật VN không có điều khoản cấm NGƯỜI KHÔNG CÓ VIỆC LÀM ứng cử hoặc được đề cử làm ứng viên ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Nói theo cách thông thường, một người thất nghiệp cũng có thể trở thành ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. Còn việc khi trở thành ĐẠI BIỂU QH rồi anh ta sẽ đại diện cho cái gì là một vấn đề khác. Anh ta có thể đại diện cho những người thất nghiệp, nói lên tiếng nói của họ về nhu cầu việc làm, về trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo công ăn việc làm...
    Ở thắc mắc thứ hai:
    Mình không hiểu bạn thắc mắc gì? Nếu bạn không hiểu DÂN TỘC LÀO là gì thì xin xem lại danh sách các dân tộc của Việt Nam. Dân tộc Lào là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam (nhóm này có gốc gác từ Lào), tương tự như DÂN TỘC HOA, DÂN TỘC KH''''''''ME vậy...
    Trên này viết DÂN TỘC LÀO là hoàn toàn đúng. Còn nếu vị ấy là DÂN TỘC NÙNG, TÀY.. hay gì đó mà người ta viết thành LÀO thì tớ chịu. Nhưng khái niệm DÂN TỘC LÀO không có gì sai.
    Mời bạn tham khảo tự điển trực tuyến Wikipedia. Tự điển này có thể không chính xác ở một số chi tiết, nhưng nói chung nó cũng đủ để giải tỏa thắc mắc của bạn.

    Dân tộc Lào

    Tên gọi khác Lào Bốc, Lào Nọi
    Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
    Dân số 9.600 người.
    Cư trú Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
    Đặc điểm kinh tế Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.
    Hôn nhân gia đình Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần.
    Tục lệ ma chay Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác.
    Văn hóa Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
    Nhà cửa Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được trạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.
    Trang phục Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ.
    + Trang phục nam Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
    + Trang phục nữ Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thuê nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ơở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.
    Được HelloVINA sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 30/05/2007
    Được HelloVINA sửa chữa / chuyển vào 12:58 ngày 30/05/2007
  4. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Bác có 1 chổ nhầm lẫn: Lào bốc(Lào cạn) và Lào nọi(Lào nhỏ) ko phải là tên gọi khác của người Lào ở Việt Nam, đó là các nhóm địa phương của người Lào oqr Vệt Nam
    Người Lào
    Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.
    Tên gọi khác: Phu Thay, Phu Lào.
    Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).
    Dân số: 9.614 người.
    Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
    Lịch sử: Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
    Cụ thể:
    Hoạt động sản xuất: Người Lào làm ruộng nước với kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt. Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Hái lượm còn có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.
    Ăn: Người Lào ăn nếp là chính. Về thực phẩm họ ưa ăn các món chế biến từ cá; đặc biệt có món Pàđẹc (cá ướp) rất nổi tiếng.
    Mặc: Phụ nữ Lào mặc váy thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ. áo nữ ngắn, để hở phần ngực trên. Chiếc trâm bạc cài tóc hay khăn piêu đội đầu của phụ nữ Lào cũng được chạm khắc hoặc thêu thùa khéo léo. Nam phục Lào có nhiều nét tương đồng với người Thái.
    Ở: Người Lào cư trú xen kẽ với người Thái, người Lự, người Khơ Mú ở các huyện Ðiện Biên, Phong Thổ (Lai Châu) và Sông Mã (Sơn La). Họ ở nhà sàn, lòng rộng, thoáng đãng, cột kèo được chạm khắc tinh vi. Mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đặt khung cửi và các công cụ làm vải.
    Phương tiện vận chuyển: Người Lào quen gùi, gánh đôi dậu, đặc biệt giỏi đi thuyền trên sông, ở một số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.
    Quan hệ xã hội: Trước kia xã hội người Lào tuy phụ thuộc hệ thống tổ chức hành chính của phong kiến Thái nhưng được tự quản ở cấp bản. Mỗi bản có một người đứng đầu gọi là chẩu bản đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thiết chế tự quản chi phối nhiều tới hoạt động kinh tế, đời sống tâm linh và đạo đức truyền thống.
    Cũng như người Thái, người Lào quan niệm mỗi người có ba quan hệ họ hàng chính: ải Noọng - Lung Ta - Dinh Xao. Các dòng họ đều có tục kiêng cấm liên quan đến tô tem giáo.
    Cưới xin: Theo nguyên tắc hôn nhân thuận chiều. Con trai phía họ Dinh Xao được phép và khuyến khích lấy con gái phía họ Lung Ta, nhưng nghiêm cấm lấy ngược lại. Không có tục hôn nhân anh em chồng hoặc hôn nhân chị em vợ. Gia đình của người Lào dù lớn hay nhỏ mang tính phụ quyền rõ rệt mặc dầu người phụ nữ vẫn được đề cao. Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên nhà chồng. Gia đình của họ thường bền vững, ít có trường hợp đa thê, ngoại tình hay ly dị. Quan hệ trong mỗi nhà thường hoà hiếu, con cái được chăm sóc như nhau không phân biệt trai gái.
    Sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và sinh đẻ được chăm sóc và quan tâm chu đáo. Họ cũng phải tuân theo nhiều kiêng cấm trong ăn uống cũng như hành vi ứng xử. Trẻ sơ sinh được đặt tên sau một tháng.
    Ma chay: Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (chầu bản). Các trường hợp khác đều thổ táng. Lễ thiêu xác chầu bản do chẩu hua (ông sư) chủ trì với các nghi thức Phật giáo đã được hoà nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người. Người Lào không khóc trong các đám tang bởi họ quan niệm sự chết chỉ là quá trình thay đổi thế giới.
    Lễ tết: Người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng 4 âm lịch hàng năm (Bun Pi May). Hàng tháng, vào ngày rằm và ba mươi có tục dâng lễ lên tháp theo nghi thức Phật giáo, lễ vật chỉ có hoa quả. Họ cũng có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến nông nghiệp như lễ cầu mưa (Xo Nặm Phôn) hay có tục ăn cơm mới.
    Thờ cúng: Mỗi gia đình đều có nơi thờ tổ tiên. Mỗi bản làng có một ông thầy cúng (món) chuyên việc cúng khi có người đau ốm. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào.
    Học: Người Lào có chữ theo mẫu tự Sanscrit. Hiện nay vẫn còn nhiều sách viết trên lá cọ do các thầy cúng (mo lắm) giữ. Xưa, con trai đều phải kinh qua học sách Phật từ 3 đến 7 năm. Học xong thầy đặt cho học trò là Siêng nghĩa là người đã giỏi chữ
    Văn nghệ: Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn rất giỏi các điệu dân vũ. Do sống xen kẽ lâu đời với người Thái, văn nghệ dân gian Lào ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hoá Thái. Chính điều đó đã làm cho văn nghệ của họ thêm phong phú.
    Chơi: Ném còn là trò chơi vui mang tính cộng đồng không thể thiếu trong các ngày lễ. Trẻ em Lào còn thích chơi quay, đánh cầu lông gà.
    Các bác có thể vào đây để tham khảo thêm
    http://www.cema.gov.vn
  5. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Bác có 1 chổ nhầm lẫn: Lào bốc(Lào cạn) và Lào nọi(Lào nhỏ) ko phải là tên gọi khác của người Lào ở Việt Nam, đó là các nhóm địa phương của người Lào oqr Vệt Nam
    Người Lào
    Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.
    Tên gọi khác: Phu Thay, Phu Lào.
    Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).
    Dân số: 9.614 người.
    Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
    Lịch sử: Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
    Cụ thể:
    Hoạt động sản xuất: Người Lào làm ruộng nước với kỹ thuật dẫn thuỷ nhập điền hợp lý. Ngoài ra họ còn làm nương, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiểu thủ công nghiệp gia đình của dân tộc đặc biệt phát triển. Họ làm gốm bằng bàn xoay với các sản phẩm như chum vại, vò, ché, nồi với chất lượng tốt. Nghề dệt thổ cẩm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, thể hiện thẩm mỹ tinh tế. Nghề rèn, nghề chạm bạc... cũng góp phần thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình. Hái lượm còn có vai trò nhất định đối với đời sống kinh tế của người Lào.
    Ăn: Người Lào ăn nếp là chính. Về thực phẩm họ ưa ăn các món chế biến từ cá; đặc biệt có món Pàđẹc (cá ướp) rất nổi tiếng.
    Mặc: Phụ nữ Lào mặc váy thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ. áo nữ ngắn, để hở phần ngực trên. Chiếc trâm bạc cài tóc hay khăn piêu đội đầu của phụ nữ Lào cũng được chạm khắc hoặc thêu thùa khéo léo. Nam phục Lào có nhiều nét tương đồng với người Thái.
    Ở: Người Lào cư trú xen kẽ với người Thái, người Lự, người Khơ Mú ở các huyện Ðiện Biên, Phong Thổ (Lai Châu) và Sông Mã (Sơn La). Họ ở nhà sàn, lòng rộng, thoáng đãng, cột kèo được chạm khắc tinh vi. Mái nhà thường kéo dài tạo nên hiên để đặt khung cửi và các công cụ làm vải.
    Phương tiện vận chuyển: Người Lào quen gùi, gánh đôi dậu, đặc biệt giỏi đi thuyền trên sông, ở một số nơi họ còn sử dụng ngựa thồ.
    Quan hệ xã hội: Trước kia xã hội người Lào tuy phụ thuộc hệ thống tổ chức hành chính của phong kiến Thái nhưng được tự quản ở cấp bản. Mỗi bản có một người đứng đầu gọi là chẩu bản đại diện cho lợi ích cộng đồng. Thiết chế tự quản chi phối nhiều tới hoạt động kinh tế, đời sống tâm linh và đạo đức truyền thống.
    Cũng như người Thái, người Lào quan niệm mỗi người có ba quan hệ họ hàng chính: ải Noọng - Lung Ta - Dinh Xao. Các dòng họ đều có tục kiêng cấm liên quan đến tô tem giáo.
    Cưới xin: Theo nguyên tắc hôn nhân thuận chiều. Con trai phía họ Dinh Xao được phép và khuyến khích lấy con gái phía họ Lung Ta, nhưng nghiêm cấm lấy ngược lại. Không có tục hôn nhân anh em chồng hoặc hôn nhân chị em vợ. Gia đình của người Lào dù lớn hay nhỏ mang tính phụ quyền rõ rệt mặc dầu người phụ nữ vẫn được đề cao. Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên nhà chồng. Gia đình của họ thường bền vững, ít có trường hợp đa thê, ngoại tình hay ly dị. Quan hệ trong mỗi nhà thường hoà hiếu, con cái được chăm sóc như nhau không phân biệt trai gái.
    Sinh đẻ: Phụ nữ mang thai và sinh đẻ được chăm sóc và quan tâm chu đáo. Họ cũng phải tuân theo nhiều kiêng cấm trong ăn uống cũng như hành vi ứng xử. Trẻ sơ sinh được đặt tên sau một tháng.
    Ma chay: Tục thiêu xác chỉ thực hiện đối với người đứng đầu bản (chầu bản). Các trường hợp khác đều thổ táng. Lễ thiêu xác chầu bản do chẩu hua (ông sư) chủ trì với các nghi thức Phật giáo đã được hoà nhập và cải biến hợp với truyền thống tộc người. Người Lào không khóc trong các đám tang bởi họ quan niệm sự chết chỉ là quá trình thay đổi thế giới.
    Lễ tết: Người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng 4 âm lịch hàng năm (Bun Pi May). Hàng tháng, vào ngày rằm và ba mươi có tục dâng lễ lên tháp theo nghi thức Phật giáo, lễ vật chỉ có hoa quả. Họ cũng có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác liên quan đến nông nghiệp như lễ cầu mưa (Xo Nặm Phôn) hay có tục ăn cơm mới.
    Thờ cúng: Mỗi gia đình đều có nơi thờ tổ tiên. Mỗi bản làng có một ông thầy cúng (món) chuyên việc cúng khi có người đau ốm. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa và xã hội người Lào.
    Học: Người Lào có chữ theo mẫu tự Sanscrit. Hiện nay vẫn còn nhiều sách viết trên lá cọ do các thầy cúng (mo lắm) giữ. Xưa, con trai đều phải kinh qua học sách Phật từ 3 đến 7 năm. Học xong thầy đặt cho học trò là Siêng nghĩa là người đã giỏi chữ
    Văn nghệ: Người Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều huyền thoại, cổ tích, dân ca... Phụ nữ Lào không chỉ hát hay mà còn rất giỏi các điệu dân vũ. Do sống xen kẽ lâu đời với người Thái, văn nghệ dân gian Lào ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hoá Thái. Chính điều đó đã làm cho văn nghệ của họ thêm phong phú.
    Chơi: Ném còn là trò chơi vui mang tính cộng đồng không thể thiếu trong các ngày lễ. Trẻ em Lào còn thích chơi quay, đánh cầu lông gà.
    Các bác có thể vào đây để tham khảo thêm
    http://www.cema.gov.vn

Chia sẻ trang này