1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đạn trúng người, có bị giật ra sau không?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Excocet, 11/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Đạn trúng người, có bị giật ra sau không?

    Em có một thắc mắc, rất mong các bác giả đáp hộ. Khi xem phim, nhiều cảnh một người bị trúng đạn, liền bị giật mạnh ra phía sau, thậm chí vỡ cả kính sau lưng. Em đã tính thử, tính cả khối lượng đầu đạn, người bị bắn, vận tốc đạn...nhưng em thấy may ra người đó chỉ bị giật nhẹ thôi, cho dù bắn bằng súng cá nhân mạnh như súng lục ổ quay hay shotgun.
    Bác nào biết chỉ cho em với.

    Biết nói là biết, không biết nói là không biết, ấy là biết.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Thì ta tính thử xem nhỉ, khối lượng đầu đạn của loại đạn súng quân dụng cá nhân cỡ lớn như đạn .44 chẳng hạn, rồi tốc độ cực đại của nó. Động năng tính theo công thức e= mv2. Giả thiết là đạn không xuyên qua người chút nào (mục tiêu có áo giáp chống đạn), lấy khối lượng người trung bình là 60kg xem thử xem có bay ra sau không. Cao thủ nào có số liệu thì tính hộ xem, tớ thì cũng không tin lắm về mấy thủ pháp phim ảnh này lắm
  3. Manual

    Manual Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn có thể xảy ra đấy, thưa bạn, tuy nhiên trong phim ảnh thì đạo diển dàn dựng thêm âm thanh và hình ảnh cho nó sống động vậy mà.
    Đối với một tạng người trung bình 40-60 kg như người châu Á mình nếu bị trúng trực diện giửa ngực ở cự ly gần một viên .357 Magnum JHP, hay .45ACP JHP, hay .44 Magnum JHP, thậm chí ngay cả 9mm JHP củng đều có thể bị đánh bật về sau 2-3 m hoặc là hơn (cái này trong ngôn ngử súng đạn họ gọi là Stopping Power, nhưng đối với một người có trọng lượng khiêm tốn thì theo tôi phải gọi là Knocking Power thì đúng hơn...). Đó là chưa kể đến các loại đạn công phá mạnh khác như .50 JHP hay là Slugshot (shotgun) thì sức mạnh khỏi nói đến. Tuy nhiên khoảng cách bị đánh bật về sau củng còn tuỳ thuộc vào tư thế khi bị trúng đạn (đứng chàng hảng hay là đang chạy tới), cự ly bị trúng đạn, trọng lượng cơ thể, và loại đạn bị trúng nửa. Bên dưới đây là link dẩn tới thông tin về sức công phá của các loại đạn.
    Chú thích: JHP = Jacketed Hollow Point = đạn đầu rổng.
    Chúc vui vẻ.

    http://world.guns.ru/ammo/am02-e.htm
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.542
    Đã được thích:
    4.404
    HOàn toàn kô xảy ra được, tớ đã đọc đâu đó rằng viên đạn thậm chí kô thể làm người giật 1 mm. Tớ đoán có thể là phản xạ co giật của cơ thể khi trúng đạn.
    Còn như bác Mig 19 phân tích, thì kô thể dùng bảo toàn năng lượng ở đây được, vì đây là va chạm "mềm" (khi đạn găm vào áo giáp), nên chỉ dùng định luật bảo toàn động lượng được thôi! m1v1 = m2v2
    CÒn trường hợp đạn đi xuyên qua người thì cơ thể con người có nhận được lực đẩy nào của viên đạn đâu. Diện tích đầu đạn bé tí, thì phải đòi hỏi áp suất lớn thế nào mới tạo được 1 lực đẩy làm lung lay con người chứ? Các bạn cứ thử dùng mũi dao mà đẩy người xem (đùa tí)
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Thì tớ nói dùng giáp là để loại trừ trường hợp đạn xuyên người mà. Cứ cho là toàn bộ năng lượng đạn chỉ dùng để đẩy mục tiêu về phía sau xem có tung nổi 2 đến 3 mét không thôi, chứ xuyên qua thì nói làm gì
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Để cụ thể hóa thì 1 viên đạn có khối lượng từ 10 đến 20 gram . Sơ tốc đầu nòng thì tuỳ loại đạn nhưng nó dao động từ 500 đến 900 m/s .
    Giờ ta lấy mức tối đa nhé , cứ cho là cự ly gần với đầu đạn to 20 gram và sơ tốc 1000m/s bắn vào 1 người hơi gầy nặng 50 kg . Viên đạn này sẻ cung cấp cho người đó một vận tốc 0.4 m/s(rất nhỏ) nếu nó không xuyên qua luôn mà găm vào và ở lại . Nếu ta tính đến thời gian viên đạn găm và cơ thể và truyền hết động lượng cho cơ thể thì gia tốc nó tạo ra vào khoảng 4 m/s2 . Gia tốc này chỉ bằng 0.5 g . NÓi chung với vận tốc 0.4m/s hay gia tốc 0.5g thì không bao giờ làm bật người ta ra sau được . Để so sánh thì việc bật nhảy của một con người có thể tạo ra gia tốc gấp 4 lần con số 0.5g .
    Cái kiểu giựt giựt trên phim là phản xạ co giật của cơ bắp . Các mạnh máu và dây thần kinh bị tổn thương và sock nặng khi 1 vật thể lạ có vận tốc và động năng cao cắm vào cơ thể , giống như việc ta ném 1 cục đá xuống nước và tạo ra sóng thì viên đạn cắm vào người cũng tạo ra sóng xung kích , chính thứ sóng này làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh gây ra hiện tượng co giật .
    Ngoài ra sự co giật cũng là do phản xạ tự nhiên của con người . Khi bị 1 lực tác động lên đẩy về phía sau người ta có xu hướng giử thăng bằng với việc ấn người về trước .
    Nói chung nguyên nhân chủ yếu là con bản thân người bị bắn lúc còn sống .
    Nếu ta dựng 1 xác chết (hoặc 1 hình nhân ) và bắn vào , thì xác chết hoặc hình nhân sẻ lắc lư và ngả xuống chứ chả giật hay văng ra sau gì cả .
  7. Manual

    Manual Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Trời! Làm sao mà dám giởn mặt với xác người được chứ... (không có ý đả kích bạn đâu nha, xin đừng phiên lòng.)
    Để chứng thực bằng thực nghiệm thì cứ ra rừng vắng treo một cái bao đấm (punching bag) cở 50kg lên lui lại 2,3 bước rối lấy thế giộng cho nó một viên .45 JHP thì biết liền là nó có đủ sức đẩy ngược lại hay không thôi mà. Còn nếu chơi sang hơn nửa thì tìm một con thú, nai hay heo gì đó, có cùng trọng lượng củng được. Chúc vui vẻ.
    Được manual sửa chữa / chuyển vào 12:45 ngày 14/01/2005
  8. ermitage

    ermitage Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Vụ này hay đây. Để tôi lập thử công thức tính. Quãng đường mà nạn nhân bị bật lùi lại:
    x = v0.t + a.t.t/2 (1)
    trong đó:
    - v0: sơ tốc nạn nhân
    - a: gia tốc nạn nhân
    - t: thời gian bay của nạn nhân.
    Vậy là (1) có 3 ẩn. Lần lượt tìm từng chú. Đầu tiên là v0. Bảo toàn động lượng phát:
    m0.v0 = md.vd -> v0 = md.vd/m0 (2)
    trong đó:
    m0: khối lượng nạn nhân
    md: khối lượng đạn
    vd: vận tốc đạn lúc chạm vào nạn nhẩn
    Rồi, xong v0. Tiếp đến là a. Theo luật 3 Niutơn thì:
    F0 = Fd tức m0.a = md.ad = md.vd/delta_td
    -> a = md.vd/(delta_td.m0) (3)
    trong đó delta_td là khoảng thời gian từ lúc đạn chạm nạn nhân cho đến khi đạn dừng hẳn lại (trong người nạn nhân)
    Nữa là thời gian bay của nạn nhân t. Từ công thức:
    v_roi = v0 - a.t
    Vì v_roi là vận tốc nạn nhân lúc chạm đất nên coi gần đúng bằng không, vậy tính được:
    t = v0/a (4)
    Thay (2, 3, 4) vào (1) tính được cái cần phải tính.
    Các thông số cần biết:
    - Khối lượng nạn nhân, m0
    - Khối lượng viên đạn, md
    - Vận tốc đạn khi chạm vào nạn nhân, vd
    - Thời gian viên đạn chu du trong người nạn nhân, delta_td
    Các phép gần đúng:
    - Nạn nhân là chất điểm
    - Viên đạn chui vào người nạn nhân & ở nguyên trong đó
    - Va chạm giữa đạn & người là tức thời (nhưng delta_td vẫn khác không, hề hề)
    - Nạn nhân rơi xuống đất là nằm im, không trượt tiếp
    Mọi người soi xem có sai chỗ nào không.
  9. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Sai ở chính phép gần đúng:
    - Nạn nhân không phải chất điểm ( KT quá to so với viên đạn và quỹ đạo chuyển động ). (1)
    - Va chạm không đúng vào khối tâm (2)
    Từ (1) và (2) suy ra xuất hiện chuyển động quay quanh khối tâm của hệ.

    - Chưa bỏ qua các chuyển động riêng của nạn nhân và chuyển động tự xoay quanh thân của đầu đạn.
    Kinh nghiệm bản thân : dính đạn động năng thấp , nếu bia sống thì gục xuống luôn, đạn động năng cao xuyên phá thủng bia bay đi, bia ở lại .
    Lựu đạn hay mìn thì còn có khả năng ....
  10. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    http://www.firearmstactical.com/hwfe.htm
    Cái thường gọi là knock down power chỉ ra khả năng của viên đạn làm chuyển động một vật. Đó không gì khác hơn là động lượng của nó. Newton đã tìm ra bằng toán học vào thế kỷ 17 và Benjamin Robins đ ã x ác nh ận n ó b ằng th ực nghi ệm qua vi ệc s áng t ạo v à s ử d ụng con l ắc đ ạn đ ạo đ ể x ác đ ịnh v ận t ốc đ ầu n òng c ủa đ ạn b ằng c ách đo chuy ển đ ộng c ủa con l ắc
    Goddard đ ã ch ứng minh s ự sai l ầm b ằng c ách t ính to án đ ộ cao(v à v ận t ốc cu ối) t ừ đ ó m ộtv ật n ặng 1 pound v à 10 pound ph ải đ ư ợc th ả đ ể c ó đ ộng l ư ợng b ằng v ới đ ộng l ư ợng c ủa đạn 9mm and .45ACP với tốc độ đầu nòng, tương ứng theo thứ tự đã nêu. động lượng của tạ 1 pound sẽ bằng với động lượng của đạn 9mm khi nó rơi từ độ cao 5.96 feet và đạt 19.6 fps, để bằng động lượng của đạn .45 ACP phải rơi từ độ cao 11.4 feet và đạt vận tốc 27,1 fps.
    1 tạ nặng 10 pound sẽ bằng động lượng của đạn 9mm khi rơi từ độ cao 0,72 inch(v=1,96 fps) và bằng động lượng của ,45 khi rơi từ độ cao 1,37 inch(đạt vận tốc 2,71 fps (feet per sec?))
    Một viên đạn đơn giản không thể đánh bật một người(knock down). Nếu nó có khả năng đó, đơn giản là người bắn cũng sẽ bị bật lùi. Số lượng của năng lượng được tích tụ trong 1 viên đạn tương đương với việc bị 1 quả bóng chày đập trúng. Sự tổn thương của nội tạng là nguyên nhân vật lý duy nhất dẫn đến việc tê liệt trong một khung thời gian nhất định
    The human target can be reliably incapacitated only by disrupting or destroying the brain or upper spinal cord.
    Một người chỉ có thể thực sự tê liệt khi bị cắt đứt, phá hủy não hay phần trên tủy sống

Chia sẻ trang này