http://24h.com.vn/news.php/101/31440 " Việt Nam sẽ có HC khiêu vũ tại SEA Games 23? Tối qua (27/10), Hải Anh và Hồng Thi - cặp khiêu vũ thể thao của ĐTQG đã biểu diễn khai mạc lớp khiêu vũ dành cho VĐV tại Trung tâm Nhổn. Hồng Thi (sinh năm 1982) đã từng có "thâm niên" 7 năm là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Tổng cục Chính trị. Còn Hải Anh (sinh năm 1978) là một lưu học sinh tại Pháp. Đôi nhảy đã có hơn 2 năm rèn luyện kỹ năng khiêu vũ tại đất nước nổi tiếng lãng mạn này. Cách đây chưa lâu, Hải Anh và Hồng Thi đã đứng thứ nhì tại giải vô địch quốc gia Pháp dành cho dòng khiêu vũ Latin (trên thế giới còn tồn tại một dòng khiêu vũ khác: standard - tạm dịch: cổ điển). Với thành tích đó, cặp VĐV này đã được triệu tập vào ĐTQG nhằm chuẩn bị cho Đại hội thể thao Đông Nam Á. Khiêu vũ thể thao (dance sport) sẽ được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của SEA Games 23 (Philippines) và trong tương lai gần, có thể còn xuất hiện tại Thế vận hội Olympic. Theo ông Nguyễn Hồng Minh - Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao I, ĐTQG dance sport của Việt Nam dự SEA Games 23 chắc sẽ chỉ có duy nhất cặp VĐV Hải Anh - Hồng Thi, do các cặp VĐV khác trong nước chưa thể đạt đến trình độ cao như vậy. Với hy vọng đạt huy chương tại nội dung này của SEA Games 23, UBTDTT dự tính cấp kinh phí cho Hải Anh và Hồng Thi tiếp tục sang Pháp và Anh "tu nghiệp", bắt đầu từ ngày 15/11 tới. " ====================================================== Các tin tức này tuy đã cũ nhưng mình vẫn post lên cho 1 vài thành viên mới đọc, và cũng để tạo thêm chủ đề cho các bài viết và sưu tầm khác của các thành viên trong box. Welcome mọi người. Warming up... dancing box
http://24h.com.vn/news.php/101/30286 Lần đầu tiên Việt Nam có khiêu vũ thể thao Ủy ban Thể dục Thể thao vừa thành lập đội dự tuyển quốc gia khiêu vũ thể thao (Dance Sport), trước mắt gồm hai vận động viên Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Hồng Thi, tập trung tập luyện để chuẩn bị cho SEA Games 23 tại Philíppin vào năm 2005. Khiêu vũ thể thao là môn hoàn toàn mới mẻ với Việt Nam và đây là lần đầu tiên đội dự tuyển khiêu vũ thể thao được tập trung nên nhìn chung lực lượng còn mỏng. Tuy nhiên các nhà chuyên môn đặt khá nhiều hy vọng ở Hải Anh và Hồng Thi, vì hai vận động viên này đã sang Pháp học khiêu vũ thể thao chuyên nghiệp, từng tham dự một số giải quốc tế và đã đoạt ngôi á quân tại giải vô địch Dance Sport tại Pháp năm 2003. Do trong nước không có môi trường cọ xát và thiếu chuyên gia, nhiều khả năng hai vận động viên sẽ tiếp tục được cử đi tập huấn tại nước ngoài. Tại SEA Games 23, môn Dance Sport sẽ có 2 nội dung chính là điệu nhảy tiêu chuẩn và điệu nhảy Latinh. Ngoài nước chủ nhà Philíppin có ưu thế rõ rệt, một số quốc gia khác cũng có khả năng tranh chấp huy chương như Xinhgapo, Thái Lan và Malaixia. 24H.COM.VN (Theo TTXVN)
lại 1 bài tương tự: http://ngoisao.net/News/The-thao/2004/10/3B9AE9C8/ Thành lập ĐT khiêu vũ quốc gia Dance Sport là một môn thể thao phổ biến trên thế giới. Đã được các nhà chiến lược bàn tính ngay từ hồi đầu năm khi phía nước chủ nhà đưa ra danh sách 22 môn ưu tiên trong chương trình thi đấu của SEA Games 23, ngày 15/10, các VĐV thuộc đội dự tuyển quốc gia (ĐTQG) khiêu vũ thể thao (Dance Sport) gồm Nguyễn Hải Anh và Nguyễn Hồng Thi đã được Ủy ban TDTT triệu tập để chuẩn bị. Đây là môn hoàn toàn mới mẻ với thể thao Việt Nam và là lần đầu tiên đội ĐTQG khiêu vũ thể thao được tập trung nên nhìn chung lực lượng còn mỏng. Tuy vậy, việc tập trung đội lần này, ngoài mục đích hội nhập với thể thao trong khu vực, các nhà chuyên môn cũng gửi gắm khá nhiều hy vọng ở hai ?onghệ sỹ? này bởi Hồng Thi vốn là học sinh trường múa tại Hà Nội. Vài năm trước, họ đã được gia đình đầu tư cho sang Pháp học chuyên ngành về môn thể thao mang đầy tính nghệ thuật này và cũng từng tham dự một số giải quốc tế. Trong đó, tại giải vô địch Dance Sport năm 2003 tại Pháp, Hải Anh và Hồng Thi đã giật ngôi á quân. Cũng do môn này hiện tại còn mới, thực tế trong nước không có môi trường cọ xát và chuyên gia cũng chưa có nên nhiều khả năng tới đây các VĐV này sẽ tiếp tục được cử đi tập huấn tại nước ngoài để chuẩn bị cho lần ra mắt đầu tiên trong khuôn khổ Đại hội một cách thành công nhất. Sau khi từ Pháp về nước, theo Thể thao VN , cặp nghệ sỹ Hải Anh và Hồng Thi cũng đã tham gia một số chương trình nghệ thuật tại Hà Nội. Nhiều nhà chuyên môn có dịp xem họ biểu diễn đều rất thán phục trước kỹ thuật điêu luyện của hai VĐV này. Môn Dance Sport tại SEA Games 23 sẽ có 2 nội dung chính với điệu nhảy tiêu chuẩn và điệu nhảy Latin. Ngoài nước chủ nhà chiếm ưu thế rõ rệt, một số quốc gia khác cũng có khả năng tranh chấp huy chương bởi hiện tại trong khu vực, nhiều nước đã gây dựng lực lượng môn này. Ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị thứ hai là Singapore, kế đến là Thái Lan, Malaysia...
và 1 bài trên báo tuồi trẻ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=54628&ChannelID=10 Dance sport đầu tiên ở VN Hải Anh và Hồng Thy đoạt giải nhì cuộc thi khiêu vũ toàn nước Pháp (8-2003) TTCN - Ủy ban TDTT vừa ký quyết định thành lập một đội tuyển khá đặc biệt: chỉ có hai VĐV, không có HLV và tên môn thể thao này là dance sport (khiêu vũ thể thao), để chuẩn bị tham gia chương trình thi đấu mà Philippines đưa ra ở SEA Games 2005. Hải Anh và Hồng Thy (còn có tên gọi khác là Chí Anh - Khánh Thy) hiện là hai VĐV VN duy nhất theo đuổi môn dance sport từ hai năm trước. Năm 2000, Hải Anh (sinh năm 1978), tốt nghiệp Trường ĐH Quốc gia Hà Nội và Hồng Thy (1982), lúc đó là diễn viên múa của Nhà hát ca múa nhạc VN, đã là một đôi nổi tiếng trên các sàn nhảy ở Hà Nội. Cả hai say mê nghiền ngẫm dance sport qua Internet, tivi và quyết định xin cha mẹ cho ra nước ngoài ?otầm sư học đạo?. Đầu năm 2002, họ đã lên đường theo học ở Học viện hàn lâm Khiêu vũ Pháp (AMDF). Sau khi về Hà Nội trung tuần tháng bảy, Thy và Anh đã biểu diễn giới thiệu cho tổng thư ký Hoàng Vĩnh Giang và phó chủ tịch Ủy ban Olympic VN Nguyễn Hồng Minh xem. Hải Anh và Hồng Thy đã khẳng định chỗ đứng của mình trong giới dance sport vào tháng 8-2003 khi giành được giải nhì dòng Latin (cấp độ thi khó nhất có tên Bạch kim) tại cuộc thi khiêu vũ toàn nước Pháp mở rộng. Muốn đoạt được giải thưởng này, họ phải trải qua năm bài thi (samba, chachacha, rumba, pasodoble, jive) - một trong hai dòng của dance sport (dòng còn lại cũng gồm năm điệu nhảy gọi chung là standard). Được biết, trước khi quay sang Pháp tiếp tục tập luyện (15-11), Thy và Anh đang hướng dẫn đào tạo năm đôi dance sport đầu tiên (14-15 tuổi) cho Sở TDTT Hà Nội. TRƯỜNG VŨ
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Cuoc-song-do-day/2004/05/3B9D2956/ Người Nhật say mê khiêu vũ Một cuộc thi khiêu vũ ở Nhật. 10h30 sáng, các sinh viên năm thứ hai Đại học Waseda đã tập khiêu vũ được 2 tiếng đồng hồ. Đó là ngày cuối cùng và căng thẳng nhất của tuần huấn luyện. Một số bạn trẻ ứa nước mắt, khi phải tập đi tập lại những bước cơ bản, nhưng vẫn đồng thanh hô vang để lấy tinh thần. Cuối cùng, người phụ trách nhóm tập trung mọi người lại. Gian phòng lặng yên. Anh nhắc nhở các sinh viên không được quên niềm say mê khiêu vũ và sự kiêu hãnh của Wadesa. Quả thật, đội tuyển trường Waseda, thành lập từ năm 1946, đã sản sinh ra những vũ công nghiệp dư và chuyên nghiệp hàng đầu trong nhiều năm qua. Hãy còn lâu họ mới với được đến Winter Gardens (Blackpool, Anh), nơi diễn ra các cuộc thi khiêu vũ lớn nhất thế giới. Nhưng điều này không ngăn cản sinh viên Waseda và hàng chục nghìn vũ công khác đang tập luyện hàng giờ tại các trung tâm, phòng tập khắp Nhật Bản, mơ ngày mai đây, sẽ trở thành ngôi sao mới của làng khiêu vũ quốc tế. ?oMột anh khoá trên đã dạy cho tôi khẩu hiệu Khiêu vũ là trái tim tôi?, Natsuki Kitazawa, một sinh viên năm thứ hai trường Waseda, tâm sự. ?oTại trại huấn luyện, mặc dù việc tập luyện rất ngặt nghèo, tôi luôn tự nhủ: Mình làm việc này vì mình yêu khiêu vũ?. Môn khiêu vũ có một lịch sử lâu đời tại đây. Theo Kiroku Ito - nhà sử học chuyên về lĩnh vực này, Sutematsu Yamakawa, một trong 100 công dân Nhật tới Mỹ và châu Âu thời Duy tân Minh Trị, là người Nhật đầu tiên học khiêu vũ, trong 10 năm bà sống ở nước ngoài. Khi về quê hương năm 1884, bà nhảy cặp với một thầy giáo khiêu vũ người Đức và họ tạo nên tiếng vang lớn. Nhưng phải đến thập kỷ 1920, khiêu vũ mới bén rễ vào cuộc sống. Thời kỳ 1927 ?" 1929, các phòng dạy nhảy mọc lên ở Tokyo và các nơi khác. Đến năm 1930, hội đồng giảng dạy khiêu vũ đầu tiên của Nhật được thành lập. Mặc dù trong những năm chiến tranh, khiêu vũ bị cấm, nó hồi sinh khi hoà bình trở lại. Năm 1950, hội đồng khiêu vũ quốc gia, nay là Liên đoàn Khiêu vũ Nhật Bản được thành lập, và cuộc thi đấu toàn quốc đầu tiên diễn ra năm 1951. Bước ngoặt thực sự xuất hiện năm 1955. Trước đó, kỹ thuật nhảy dựa trên sự miêu tả các bước đi trong sách dạy khiêu vũ của nước ngoài. Tuy nhiên, bài trình diễn của cặp ba lần vô địch nước Anh Len Scrivener và Nellie Duggan ở Nhật làm biến đổi hoàn toàn cách suy nghĩ về khiêu vũ của người dân. Gần đây hơn, phim truyền hình nhiều tập Hãy cùng khiêu vũ của đài NHK, phát lần đầu năm 1984, đã thổi bùng phong trào này ở Nhật. Còn khi bộ phim nổi tiếng Chúng ta nhảy nhé ra đời năm 1995, nó mang đến cho khiêu vũ một hình ảnh lành mạnh trong tư duy những người bảo thủ. ?oNhờ vào Chúng ta nhảy nhé, mà khiêu vũ được xã hội thừa nhận là một hoạt động tốt đẹp?, Akemi Yashiro - chủ bút tờ Dance View, một trong hai tạp chí lớn về khiêu vũ của Nhật - nhận xét. Không những bộ phim làm tăng số người học nhảy ở Nhật, nó còn giúp những ai ?okhiêu vũ lén? có can đảm công khai với gia đình và bạn bè. Có lẽ, lý do chính khiến môn này được ưa thích ở Nhật là nó giúp con người hoà đồng. ?oTrong các xã hội như Anh và Nhật, nhiều khi người ta không mở miệng, trừ phi do công việc bắt buộc?, Christopher Hawkins, người có mặt cùng bạn nhảy Hazel Newberry ở Tokyo để bảo vệ chức danh hiệu vô địch thế giới, bình luận. ?oVì vậy, khiêu vũ là cách lý tưởng để mọi người gặp gỡ và cùng vui?. Tuy khá phổ biến ở Nhật, khiêu vũ chưa được hâm mộ bằng những môn thể thao như bóng rổ và bóng đá. Từ khi từ giã thi đấu, Isao và Anna Nakagawa, cựu vô địch khiêu vũ Nhật và nhì thế giới, đã cố gắng thay đổi điều này. Anna Nakagawa nhận xét: ?oNhư bóng chày có rất nhiều fan. Ngay cả khi người ta tổ chức thi đấu trong nhà, ở đó vẫn chật ních người xem. Chúng tôi muốn biến khiêu vũ thành một loại hình thể thao lớn, qua những cuộc thi đấu lớn?. Thi "đôi giày vàng" rất phát triển ở Nhật, khoảng 45.000 người tham gia hằng năm. 4 hội đồng khiêu vũ tổ chức các cuộc thi lớn cho cả các vũ công chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Ngoài ra, còn có những cuộc đọ sức nhỏ hơn, giữa các cậu lạc bộ với nhau. Khiêu vũ thi đấu được gọi là khiêu vũ thể thao, bao gồm các điệu ballroom (waltz, tango, foxtrot, quickstep, Viennese waltz) và các điệu Mỹ Latinh (cha cha cha, samba, rumba, paso doble, jive). Goro Hayakawa, một trong những vũ công điệu Mỹ Latinh hàng đầu của Nhật, giải thích: ?oHọ khoác lên mình những bộ cánh, bỏ lại sau cái dáng vẻ tẻ nhạt thường ngày, và bước vào thế giới hư ảo. Không còn hình ảnh lặng lẽ và vâng lời nữa?. Nhưng đổi lại sự hào nhoáng, đầu tư cho các cuộc thi không rẻ chút nào. Chẳng hạn trong khiêu vũ ballroom, một cặp nhảy dù thiếu kinh nghiệp cũng phải kiếm cho được bộ áo đuôi tôm và váy dạ hội giá hàng nghìn đôla. ?oNgười Nhật thích các cuộc thi. Họ thích cạnh tranh?, Isao Nakagawa nhận xét. Còn Anna Nakagawa thì bình luận: ?oBản chất của người Nhật là dốc hết mình vào một việc gì đó?. Đối với những người nhảy nghiệp dư, đọ sức cũng cho họ một mục tiêu. ?oChả thú vị chút nào nếu không có một mục tiêu rõ ràng?, Kay Adachi, thành viên câu lạc bộ khiêu vũ Waseda Old Boys, bình luận. Vì vậy, nhiều khi thi đấu đơn thuần là hệ quả tất yếu của việc học nhảy. ?oỞ Nhật, người ta thường xuyên thi thố để nâng vị thế của mình trong ngành?, Hawkins nhận xét. ?oTuy nhiên, các đôi nhảy ở Nhật thường gặp nhiều khó khăn, vì họ còn bận quản lý các phòng tập, nên khó tập chung riêng vào thi đấu. Hơn nữa, các vũ công ở nước này thường theo nghề từ khi ngồi ở giảng đường đại học. Nay đã xuất hiện những vũ công trẻ hơn, và theo tôi, đó sẽ chính là điều làm nên sự khác biệt cho tương lai của môn khiêu vũ tại Nhật?. Minh Châu (theo Asahi Shimbun)
cò?n mẮy bà?y viẮt cò hì?nh "con mè bèo" trĂn bào thĂ? thao cò ai cò khĂng nhì?, cho xem cài coi. mà? bà?i 'ò nò vìt cài gì? à?
VN cò quyĂ?n hy vòng và?o HA-HT, nhưng cùfng 'ư?ng coi thươ?ng ngươ?i ta. Nhì?n và?o Ranking - Latin cù?a IDSF thấy bù?n dĂf sợ. Ă"ng Tran Thanh nhà? mì?nh (ngà?y xưa) 'ứng thứ 480 (cùfng thứ dưf rù?i) cơ mà? cò tới 4 cf̣p Phi, 5 cf̣p Sing 'ứng trĂn Ă?ng . Mà? Ă?ng cò dzì?a 'Ăy thì? bòi 'Ău ra cà cho Ă?ng. Trong sẮ 1780 cf̣p trong bà?ng Phong thĂ?n Latin, trong khu vực mì?nh cò 36 cf̣p mà? chf?ng cò cf̣p nà?p mang quẮc tìch Vìt Ngan cà?. NẮu danh sàch kèo dà?i xuẮng nưfa, khĂng bìt khi nà?o thẮy tĂn cù?a HA-HT nh? Ngà?y mơi, Ăng bà? Kè?n -GuẮc 'i Malay khĂng bìt cò vàc 'ược cài cù?a nợ gì? vĂ? khĂng.
Tin tức về DanceSport Việt Nam : <h1>Khiêu vũ Thể thao VN - Gian nan chặng đường hội nhập<h1>Giới khiêu vũ đã thừa nhận 10 vũ điệu quốc tế và chia thành hai dòng: Tiêu chuẩn (Standard) gồm 5 điệu Waltz, Viennese Waltz, Tango, Foxtrox Chậm, Quickstep và La tinh gồm 5 điệu Cha Cha Cha, Samba, Rumba, Paso Doble, Jive. Cuộc thi Khiêu vũ Thể thao chia làm 3 nhánh: Tiêu chuẩn, La tinh và 10-dance, sự kết hợp cả 5 điệu Tiêu chuẩn và 5 điệu La tinh. Khi nghe tin Nguyễn Chí Anh ?" Nguyễn Khánh Thi (ảnh) được Uỷ ban Thể dục Thể thao gọi tập trung vào đội dự tuyển quốc gia Khiêu vũ Thể thao và chuẩn bị sang học môn này ở Anh, tôi lại nhớ đến màn trình diễn đầy ấn tượng của họ trên sân khấu rực rỡ ánh đèn của sàn Discovery (phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội) hồi tháng Bảy vừa qua. Hàng trăm khán giả, trong đó không ít người là quan chức thể thao và vũ sư đã không giấu niềm ngưỡng mộ trước những bước nhảy mang đầy tính chuyên nghiệp của đôi bạn nhảy người Hà Nội vừa trở về từ Pháp với danh hiệu á quân cuộc thi Khiêu vũ Thể thao của Liên đoàn Khiêu vũ Pháp (FFD) ở Crosne, ngoại ô Paris ngày 17/4? Lạ ở Việt NamNghệ thuật khiêu vũ du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX nhưng khiêu vũ Thể thao hoàn toàn là môn thể thao mới mẻ ở nước ta. Các lớp dạy nhảy, CLB khiêu vũ "được mùa" mọc lên như nấm, những sàn nhảy cổ điển lúc nào cũng đông các cặp khiêu vũ còn chỗ ngồi hầu như chật cứng? Đó là những dấu hiệu cho thấy phong trào khiêu vũ đang có sự chuyển biến mạnh, đặc biệt ở những trung tâm văn hoá lớn trong vài năm gần đây. Ở Hà Nội, bên cạnh những địa chỉ có bề dày về khiêu vũ như Nhà Văn hoá (NVH) Thanh niên Tăng Bạt Hổ, hầu như các NVH của các quận, các sàn nhảy cổ điển đều có lớp học khiêu vũ, chưa kể không ít nơi tổ chức chiêu sinh và thuê vũ sư như ở Mai Hắc Đế, Đại học Bách khoa. Tại TP. Hồ Chí Minh, các trung tâm thu hút đông giới trẻ phải tính đến là NVH Thanh niên, Cung Văn hoá Lao động, NVH Phụ nữ và ở nhà Hát Vũ Kịch Sài Gòn. Vào các dịp cuối tuần, các vũ trường Ngọc Anh, Sao đêm, New Century ở TP. Huế vốn yên bình cũng trở nên sôi động... Xưa rồi tâm lý cho rằng những ai mê nhảy là "dân chơi", "học đòi". Thay vì ngồi quán cà phê, hát karaoke, lên mạng chat, nhiều bạn trẻ đã tìm đến khiêu vũ như một hình thức giải trí lành mạnh, nhằm rèn luyện thể chất, giảm căng thẳng, có cơ hội gặp gỡ mọi người hay chỉ là "giúp cho mình cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp xã hội" như tâm sự của Mai Khoa, học viên lớp khiêu vũ ở Cung Văn hoá Hữu nghị. Theo Giám đốc sàn Discovery, một trong những sàn nhảy cổ điển đẹp ở Hà Nội, với 3 ca (Sáng, Chiều, Tối), mỗi ngày nơi đây đón khoảng 700 ?" 800 lượt khách ra vào, có khi lên đến 1.000 lượt vào những hôm cuối tuần. Sự "thăng hoa" của phong trào khiêu vũ giao tiếp là như vậy nhưng các quan chức thể thao mới chỉ "rục rịch" chuẩn bị cho bộ môn mới là Khiêu vũ Thể thao. Tổng Thư ký Liên đoàn Thể dục Nguyễn Hồng Minh cho biết: "Mọi việc rục rịch từ năm 2001. Năm 2002, chúng tôi có mời chuyên gia, vì ngoài SEA Games ra, môn này cũng sẽ được tổ chức ở giải châu Á và Olympic - xu hướng phát triển của thể thao Olympic là đưa nhiều môn nghệ thuật vào chương trình thi đấu. Nhưng rồi ngành thể thao nước nhà tập trung cho SEA Games 22 nên việc phát triển môn này chưa đi đến đích. Dịp Philippines tổ chức Khiêu vũ Thể thao ở SEA Games 23 thật sự là động lực để thể thao Việt Nam phát triển môn này". Quen ở thế giớiKhi con người xuất hiện trên hành tinh cũng là thời điểm khiêu vũ xuất hiện. Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có điệu nhảy riêng, những nền văn hoá khác nhau đã tạo nên các điệu nhảy mang phong cách khác nhau. Sự giao lưu văn hoá, nhất là khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học càng trở lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã tạo ra những vũ điệu chung cho toàn cầu. Khiêu vũ quốc tế ra đời từ đó? Vào đầu thế kỷ XX, niềm đam mê khiêu vũ đã thống trị toàn nước Mỹ. Người ta nhảy Foxtrot, các điệu Waltz và Tango trong phòng khách và cả ngoài trời. Arthur Murray, Freddie Astraire và Ginger Rogers trở thành những biểu tượng của nghệ thuật khiêu vũ với vẻ đẹp và phong cách ít người bì kịp. Thành công trong việc thành lập các trường dạy khiêu vũ trên khắp nước Mỹ, Murray và Astraire đã dần chuẩn hoá giáo trình, hình thành Phong cách Mỹ (American Style) gồm 9 điệu nhảy: Waltz, Viennese Waltz, Foxtrot, Tango (Smooth dances) và Rumba, Cha Cha Cha, Mambo, Bolero, Swing (Rhythm dances). Trong cùng thời gian này, các điệu nhảy đó được nghiên cứu ở Anh. Một phong cách Anh cho các điệu nhảy được xây dựng với những đặc trưng: tư thế vào đôi, vị trí tương quan của bàn chân khi nhảy và chú trọng hơn vào động tác chân (footwork). Sự phát triển các điệu nhảy La tinh ở Anh gắn liền với tên tuổi của Walter Laird. Đến khi cả thế giới đã kế thừa và chấp nhận phong cách này, thuật ngữ Phong cách quốc tế (International Style) xuất hiện. Anh quốc vẫn được xem là "đất lành" cho sự thịnh vượng của Khiêu vũ Thể thao. Từ cuối thập niên 1930, đội Peggy Spencer gần như độc chiếm ngôi quán quân các cuộc thi như Anh Mở rộng (1957), Vô địch Tiêu chuẩn/ La tinh châu Âu (1965), Vô địch Tiêu chuẩn/ La tinh Thế giới (1973)? Ở Anh có hơn 100 tổ chức vũ sư có đăng ký. Thống lĩnh các cuộc thi Khiêu vũ Thể thao quốc tế gần đây chính là những cái tên đến từ nước Anh như Bryan Watson ?" Karen Hady, Marcus ?" Karen Hilton (cặp nhảy huyền thoại với 9 lần vô địch thế giới). Hy vọng và thách thứcKhiêu vũ Thể thao trở thành môn thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao luôn là niềm mong mỏi của cộng đồng khiêu vũ thế giới. Đông Nam Á đã "đi trước" trong việc đưa môn này vào Đại hội thể thao lớn nhất khu vực trong năm tới và Việt Nam lần đầu tiên "mang chuông đi đánh xứ người" trong khi mọi thứ dường như ở mức "khởi đầu" đặt ra không ít bài toán? Một thực tế khiến chúng ta không khỏi "giật mình": Khiêu vũ Thể thao còn là thuật ngữ "lạ tai" ở Việt Nam nhưng đã trở nên rất phổ biến ở các nước láng giềng, đặc biệt là Philippines, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia ?" các quốc gia thành viên chính thức của Liên đoàn Khiêu vũ Thể thao Quốc tế (IDSF). Riêng nước chủ nhà SEA Games 23, thành viên của Liên đoàn Khiêu vũ Thể thao châu Á (ADSF) và Uỷ ban Olympic Philippines (POC), từ lâu đã mời chuyên gia nước ngoài trong chương trình huấn luyện thi đấu, trong đó có Pall Harris (người Anh) từng vô địch 10-Dances ở Anh, Tây Âu. Hàng năm Philippines tổ chức liên tục các cuộc thi đấu, lớn nhất là giải Vô địch Quốc gia và giải Mở rộng mang tính quốc tế. Với lực lượng VĐV khá hùng hậu (khoảng 25-30 cặp La tinh có khả năng thi đấu và khoảng 20-25 đôi có đẳng cấp Tiêu chuẩn), trong đó có 2 đôi lọt vào Top 10 La tinh châu Á là Belida Adora-John Derric Co (thứ 6) và Genice Marquez-Edna Asano (thứ 9), Philippines là ứng cử viên số 1 cho các danh hiệu vàng cũng như vị trí nhất toàn đoàn tại SEA Games 23. Chí Anh ?" Khánh Thi là niềm hy vọng của Việt Nam trong bộ môn thể thao mang đầy tính nghệ thuật này. "Hành trang" của đôi bạn trẻ được gia đình đầu tư sang Pháp học Khiêu vũ Thể thao chính là ngôi á quân về các điệu La tinh ở thứ hạng Bạch kim (hạng cao nhất của dòng nghiệp dư) giải Vô địch Pháp (tháng 8/2003) và giải Khiêu vũ Thể thao FFD (tháng 4/2004) cũng như nhiều lần cọ xát ở các giải quốc tế khác. Nói về thành công của họ, vũ sư Vũ Chí Dũng ?" một trong những tên tuổi của giới khiêu vũ Hà Nội không khỏi tự hào: "Ngày hôm nay của hai cháu thực sự là kết quả của sự khổ luyện. Trong hai năm qua, để có tiền học phí ít nhất 40 euro cho 45 phút, Chí Anh đã từng phải làm việc cho một hãng may mặc còn Khánh Thi từng phải trông trẻ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều". Rõ ràng, Khiêu vũ Thể thao được IOC thừa nhận muộn hơn so với các môn "anh em" khác nhưng lại không quá tốn kém và phù hợp với khả năng giành huy chương của Việt Nam. Có khá nhiều thuận lợi để xây dựng lực lượng VĐV môn này như không đòi hỏi nhiều thiết bị và sân bãi và cũng phù hợp với chương trình giảng dạy thể dục trong nhà trường. Nó đòi hỏi VĐV phải luyện tập với cường độ lớn, khối lượng vận động cao như bất kỳ môn thể thao hiện đại nào khác, song lại không phải môn đối kháng, VĐV của ta hoàn toàn có thể đạt thành tích cao nếu khổ luyện. Tầm vóc người Việt với sự linh hoạt và nhạy cảm sẽ rất thuận lợi khi thực hiện những động tác có độ khó cao? Hà Nội đã thử nghiệm xây dựng lực lượng bằng việc mở lớp đào tạo Khiêu vũ Thể thao ở trường Cao đẳng Múa (Mai Dịch) từ 28/3. Là người được giao triển khai VĐV ở Hà Nội, cô Phan Thanh Tâm tâm sự: "Có thầy, có chế độ, có sàn tập ổn định, chắc chắn các em sẽ chuyên tâm tập luyện. Cái khó là thiếu...nam. Lứa nhỏ tuổi thường chỉ có nữ, các em nam hay xấu hổ. Mà đã đào tạo, phải tính chuyện lâu dài. Có khi phải tập 3 - 5, thậm chí 7 năm mới thi đấu có giải được". Cặp nhảy họ Nguyễn được gọi vào đội dự tuyển quốc gia vào thời điểm SEA Games 23 chỉ còn hơn một năm, khoảng thời gian sẽ trở nên quá ngắn nếu chúng ta không "tăng tốc". Với "động lực" trước mắt là SEA Games 23 và lâu dài là các giải trong khuôn khổ châu Á và thế giới, nên chăng chúng ta cũng tính đến chuyện thành lập Hiệp hội Vũ sư Việt Nam và việc trở thành thành viên của IDSF? Sự kiện Chí Anh ?" Khánh Thi đến với SEA Games 23 là một tin mừng cho làng khiêu vũ Việt Nam, nhưng để bắt đầu một trang mới trong lịch sử phát triển khiêu vũ ở Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Thân. Được wings sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 25/11/2004