1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đăng ký bản quyền như thế nào?

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi thuyduongnsx, 04/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    * Bí mật thương mại
     
    Guriqbal Singh JaiyaTrưởng Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO)guribal.jaiya@wipo.int
    PHẦN 1BÍ MẬT THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?
    Bí mật thương mại là gì?
    - Nói một cách khái quát, bất cứ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chuẩn là bí mật thương mại- Bí mật thương mại có thể liên quan đến các loại thông tin khác nhau:


    kỹ thuật và khoa học

    thương mại

    tài chính

    thông tin phủ định


    Thứ hai, ngày 9.4, 3h45 sángFruit of the Loom kiện đối thủ cạnh tranh
    . CHICAGO (AP) - Fruit of the Loom kiện đối thủ cạnh tranh Gildan Activewear Inc., buộc tội công ty này đánh cắp bí mật thương mại để chiếm đoạt lợi thế cạnh tranh trong việc kinh doanh đồ trang điểmFruit of the Loom tranh cãi về những báo cáo có chứa các mục tiêu sản xuất cây trồng ở El Sanvado, Honduras và Mêhicô cho phép Gildian ước lượng được chi phí sản xuất. Các báo cáo này thể hiện chi tiết lượng bán hàng cho các khách hàng cụ thể, các xu hướng nhu cầu và thông tin về ngân sách.

    FBI bắt một người đang bán mã phần mềmHINDUSTAN TIMES, New Delhi, 28.8.2002
    . Shekhar Verma đã bị bắt tại khách sạn Ashok ngày 25.8. Geometric Software Solutions LTD (GSSL), Mumbai. Hợp đồng bảo mật (không được bộc lộ, bán, chuyển giao hoặc chuyển nhượng bất cứ thông tin nào về dự án). Đại gia về phần mềm của Hoa Kỳ, Solid Works tham gia cùng GSSL để phát triển mã nguồn gỡ lỗi ?oSolid Works 2001 Plus?. Tách khỏi GSSL tháng 6.2002, sao chép Mã Nguồn. Bán cho M/s Solid Concepts, USA với giá 200.000USD. CBI đã bắt ông ta, ghi âm và ghi hình các giao dịch trong phòng khách sạn.
    Ví dụ
    Khoa học và Kỹ thuật:


    các công thức sản xuất sản phẩm

    cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm

    các phương pháp sản xuất và bản mô tả kỹ thuật

    các kiểu dáng, bản vẽ, các đồ án kiến trúc, bản thiết kế và bản đồ

    các mã máy tính

    bí quyết cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể

    dữ liệu thử nghiệm, sổ sách trong phòng thí nghiệm
    Thương mại


    danh sách các nhà cung cấp và khách hàng

    các sở thích và yêu cầu của khách hàng

    hồ sơ khách hàng

    các hợp đồng với nhà cung cấp

    các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh

    các chiến lược tiếp thị và kinh doanh

    các chiến lược quảng cáo

    các kết quả nghiên cứu thị trường

    các kế hoạch và phương pháp bán hàng

    các phương pháp phân phối
    Tài chính:


    Cơ cấu giá nội bộ

    Danh mục giá
    Thông tin phủ định


    các thông tin về những nỗ lực không thành để giải quyết những vấn đề trong sản xuất một số sản phẩm

    tình trạng bế tắc trong nghiên cứu

    các giải pháp kỹ thuật đã bị rút bỏ

    những nỗ lực bất thành trong việc thu hút khách hàng mua một loại sản phẩm nào đó.
    Tiêu chuẩn đối với bí mật thương mại?
    . Ba yêu cầu cơ bản:


    thông tin phải bí mật (?okhông được biết đến rộng rãi hoặc có thể dễ dàng tiếp cận đối với những người trong phạm vi thường liên quan đến loại thông tin đó?)

    thông tin phải có giá trị thương mại vì tính bí mật

    người nắm giữ phải có những biện pháp hợp lý để giữ bí mật thông tin đó (ví dụ các hợp đồng bảo mật)
    Chủ sở hữu có những quyền gì đối với bí mật thương mại


    Chỉ bảo hộ chống việc đạt được, bộc lộ hoặc sử dụng không phù hợp:


    những người tự động bị ràng buộc trách nhiệm giữ bí mật (bao gồm những người làm công),

    những người đã ký hợp đồng không tiết lộ bí mật

    những người đạt được bí mật thương mại thông qua những biện pháp không phù hợp (như đánh cắp, tình báo công nghiệp, mua chuộc);

    những người cố ý thu thập bí mật thương mại từ những người không có quyền bộc lộ thông tin đó.

    Một nhóm người không thể bị ngăn cản việc sử dụng thông tin theo luật bí mật thương mại:những người bộc lộ bí mật một cách độc lập, không sử dụng những biện pháp bất hợp pháp hoặc vi phạm hợp đồng hoặc luật pháp của nhà nướcví dụ: sử dụng biện pháp phân tích ngược
    Phải làm gì khi người nào đó đánh cắp hoặc bộc lộ trái phép một bí mật thương mại
    Thực thi
    Các chế tài:


    Yêu cầu bồi thường thiệt hại là hậu quả của việc lạm dụng

    Khởi kiện tài toà án yêu cầu:


    dừng việc lạm dụng

    tịch thu mang tính chất phòng ngừa những hàng hoá chứa bí mật thương mại bị lạm dụng hoặc những sản phẩm co được từ việc lạm dụng

    Bảo toàn các chứng cứ liên quan.
    Để chứng minh hành vi vi phạm, chủ sở hữu phải có khả năng chỉ ra:


    hành vi xâm phạm mang lại lợi thế cạnh tranh

    những biện pháp hợp lý để giữ bí mật

    thông tin được thu thập, sử dụng hoặc bộc lộ theo cách vi phạm thực tiễn kinh doanh trung thực (lạm dụng)
  2. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    PHẦN 2BÍ MẬT THƯƠNG MẠI HAY CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHÁC?Cân nhắc những sự lựa chọn của bạn
    Những lợi thế của bí mật thương mại


    Không mất chi phí đăng ký- nhưng mất chi phí cho việc bảo hộ

    Không bộ lộ vì không có thủ tục nộp đơn- nhưng có nhu cầu bộc lộ trên thực tế

    Có thể chấm dứt quyền muộn hơn- nhưng hạn chế vòng đời thương mại

    Không yêu cầu về tính mới, tính nguyên gốc, tính riêng biệt-> có thể bảo hộ những thông tin không có khả năng bảo hộ theo patent, kiểu dáng, bản quyền, nhãn hiệu
    Những bất lợi của bí mật thương mại


    Không được độc quyền khai thác bí mật - những người khác có thể khám phá/sáng chế ra bí mật một cách độc lập- nếu bí mật được đưa vào một sản phẩm, có thể lấy được bí mật đó từ việc phân tích ngược sản phẩm đó- những người khác có thể bảo hộ chúng dưới dạng patent, kiểu dáng, nhãn hiệu

    Chi phí giữ bí mật có thể cao- tòa án có thể yêu cầu những nỗ lực rất lớn hoặc rất tốn kém để giữ bí mật.

    Khó thực thi hơn - Bảo hộ bí mật thương mại nói chung khôngmạnh (cạnh tranh không lành mạnh; một số nước không có luật)- Bảo hộ Patent, kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hoá sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn
    Bảo hộ dưới dạng bí mật thương mại hay bảo hộ theo cách khác


    Không phù hợp cho tất cả các sản phẩm, nhưng cần được xem xét cùng với các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ khác. Xem xét trên cơ sở từng trường hợp.

    Bảo hộ bí mật thương mại có thể thích hợp:


    Đối với những sáng chế hoặc quy trình sản xuất không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo hình thức khác

    Khi bí mật thương mại không được xem là có giá trị lớn để được đáng giá là patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng, nhãn hiệu.

    Khi có khả năng giữ được bí mật thông tin trong một thời hạn đáng kể. Nếu thông tin bí mật bao hàm một sáng chế có khả năng được cấp patent có giá trị, bảo hộ bí mật thương mại chỉ phù hợp nếu có thể giữ được bí mật thông tin đó trên 20 năm (thời hạn bảo hộ patent) và nếu những người khác không thể tạo ra sáng chế giống hệt theo cách hợp pháp)

    Khi bí mật liên quan đến phương pháp hoặc công thức chế tạo chứ không liên quan đến sản phẩm, vì sản phẩm dễ bị phân tích ngược hơn.

    Khi bạn đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ theo hình thức sở hữu trí tuệ khác và đang đợi được cấp patent, đăng ký mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu
    Ví dụ số 1


    Hàng chục năm trước, Coca-Cola đã quyết định giữ bí mật công thức đồ uống nhẹ của mình

    Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này

    Được giữ trong một chiếc hầm của một ngân hàng ở Atlanta, Georgia

    Những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ

    Người ta đồn rằng những người này không được đi cùng nhau

    Nếu công thức này được cấp patent, cả thế giới đều có thể sản xuất Coca-Cola
    Ví dụ số 2


    Patent đã được cấp cho hệ thống nối cột hoặc ống (cách gắn các viên gạch với nhau)

    Nhưng ngày nay patent có thời hạn dài và công ty rất cố gắng để tránh không cho các đối thủ cạnh tranh sử dụng các kiểu dáng, nhãn hiệu và bản quyền.
    Ví dụ số 3


    Kết hợp: những khía cạnh khác nhau của một sáng chế, sản phẩm hoặc kinh doanh có thể được bảo hộ bằng việc sử dụng các luật sở hữu trí tuệ khác nhau

    Ví dụ: Phần mềm máy tính: Một người phát triển phần mềm máy tính sáng chế ra một phương pháp mới để làm cho một đối tượng nào đó hữu ích và viết một chương trình thực hiện phương pháp đó trên máy tínhChương trình này có thể được bảo hộ bản quyền (các ngôn ngữ khác nhau)Nếu phương pháp này đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới và tính không hiển nhiên, nhà sáng chế có thể yêu cầu bảo hộ patent cho cả phương pháp, phương tiện có thể đọc được bằng máy tính chứa phương pháp đó và hệ thống máy tính mới để thực hiện phương pháp đó.Có thể đáp ứng các yêu cầu bảo hộ patent trong khi giữ lại mã nguồn của chương trình máy tính, vì vậy vẫn giữ được chúng là bí mật thương mại. 
  3. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    PHẦN 3CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỂ QUẢN LÝ VÀ BẢO HỘ BÍ MẬT THƯƠNG MẠI
    Mất bí mật thương mại - một vấn đề đang lớn dần


    Tại sao điều này lại xảy ra?


    cách tiến hành kinh doanh của chúng ta ngày nay (sử dụng các nhà thầu, các công nhân thời vụ, ngoài luồng)

    lòng trung thành của nhân viên giảm sút, hay có sự thay đổi nghề nghiệp hơn

    phạm tội có tổ chức : kiếm được nhiều tiền khi ăn cắp các đối tượng SHTT công nghệ cao

    các phương tiện lưu giữ (CD-ROM, đĩa mềm v.v.)

    sử dụng rộng rãi công nghệ vô tuyến 

    Các ví dụ về trộm cắp từ bên ngoài


    trộm cắp bởi những tội phạm chuyên nghiệp nhằm vào công nghệ cụ thể

    tất công của các mạng lưới thử (hacker)

    trộm máy tính laptop: mã nguồn, thiết kế sản phẩm, kế hoạch tiếp thị, danh sách khách hàng

    mời gọi những người tìm kiếm nhân viên giỏi, đại diện như một nhân viên

    gián điệp công ty 

    Các ví dụ về trộm cắp từ bên trong


    80% tội phạm thông tin là từ những nhân viên, nhà thầu phụ, người trong nội bộ được uỷ thác

    tiêu huỷ/xoá các dữ liệu nghiên cứu triển khai nhằm mục đích phá hoại bởi những nhân viên trả thù

    trộm cắp các kế hoạch kinh doanh bởi những nhân viên cũ

    vô ý
    10 chiến lược bảo hộ cơ bản
    1. Nhận dạng bí mật thương mạiCân nhắc khi quyết định coi một thông tin là bí mật thương mại:


    Thông tin đó đã được biết đến ngoài công ty hay chưa

    Nhân viên và những người khác có liên quan trong công ty đã biết đến một cách rộng rãi chưa

    Đã tiến hành những biện pháp bảo đảm tính bí mật của thông tin đó chưa.?

    Giá trị của thông tin đối với công ty của bạn là gì?

    Giá trị tiềm tàng đối với các đối thủ cạnh tranh của bạn là gì? (bao gồm thông tin phủ nhận)

    Đã tốn bao nhiêu tiền bạc và công sức để thu nhập và phát triển thông tin đó?

    Mức độ khó để người khác có thể đạt được, thu nhập và nhân lên thông tin đó.
    2. Xây dựng chính sách bảo hộNhững lợi ích của một chính sách bằng văn bản:


    Minh bạch

    Rõ ràng (xác định và bảo hộ như thế nào)

    Bộc lộ như thế nào

    Chứng minh các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng khi tố tụng
    3. Giáo dục nhân viên


    Ngăn cản việc bộc lộ do sơ xuất (vô ý)

    Hợp đồng lao động:. Chỉ dẫn sớm về dự định bảo hộ. NDA/CA/NCA. Nghĩa vụ đối với những nhân viên cũ

    Nhân viên mới:. Qua phỏng vấn, gửi thư cho nhân viên mới, đối xử công bằng và đối đãi thoả đáng đối với hoạt động sáng chế, giới hạn tiếp cận đối với dữ liệu

    Giáo dục và đào tạo:. Văn bản chính sách, mạng nội bộ, đào tạo và kiểm tra định kỳ, phỏng vấn, nghỉ hưu v.v.. Làm cho mọi người biết rằng việc bộc lộ thông tin bí mật có thế dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động và/hoặc bị truy cứu trách nhiệm

    Bảo hộ bí mật thương mại phải là một phần văn hoá của doanh nghiệp:. Đào tạo mỗi nhân viên trở thành nhân viên bảo vệ tiềm năng. Mỗi nhân viên phải góp phần giữ gìn môi trường an ninh (ví dụ đường dây nóng bảo vệ nặc danh)

    Thông tin rõ ràng và nhắc nhở

    Giám sát sự tuân thủ, truy cứu xâm phạm
    4. Hạn chế tiếp cận
    chỉ với những người cần phải biết thông tin đó
    -> hệ thống máy tính cần giới hạn sự tiếp cận của từng nhân viên vào những dữ liệu được sử dụng hoặc cần thiết thực sự cho một giao dịch
    5. Đánh dấu tài liệu


    Giúp nhân viên nhận biết được bí mật thương mại-> ngăn chặn bộc lộ vô ý

    Hệ thống đánh dấu tư liệu thống nhất. Trên giấy. Bằng phương tiện điện tử (ví dụ dấu hiệu ?omật? trên màn hình thư điện tử chuẩn)
    6. Cách ly và bảo hộ về mặt vật lý


    Nộp lưu có khoá riêng biệt

    Uỷ quyền

    Kiểm soát truy cập

    Vào sổ danh sách tiếp cận (người, tư liệu được xem)

    Giám sát các cơ sở lưu giữ/công ty

    Xé nhỏ

    Giám sát, kiểm tra
    7. Cách ly và bảo hộ về mặt vật lý


    Ủy quyền (từ khoá);

    Kiểm soát truy cập

    Đánh dấu mật (dấu khắc, hoặc trước hoặc sau thông tin nhạy cảm)

    Phân lập và khoá theo cách vật lý: băng, đĩa vi tính hoặc các phương tiện lưu giữ khác

    Email; nhắn tin SMS

    Giám sát truy cập từ xa đối với các server

    Bức tường lửa, phần mềm chống vi rut; mã hoá

    Giám sát, kiểm tra (đối với email: lưu các file đã gửi)
    8. Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở


    Kiểm soát việc ra vào của khách

    Đi kèm khách

    Đôi khi NDA/CA

    Có thể theo dõi bất cứ người nào đi qua cơ sở của công ty (bằng máy, sơ đồ v.v.)

    Đàm thoại trên cao

    Tư liệu xem xét đơn giản

    Các hộp rác không chủ ý
    9. Các bên thứ ba


    Chia sẻ để khai thác

    Nhân viên tư vấn, cố vấn tài chính, lập trình viên máy tính, thiết kế website, nhà thầu phụ, liên doanh v.v.

    Hợp đồng bảo mật, hợp đồng không tiết lộ

    Hạn chế tiếp cận theo nhu cầu cần biết
    10. Cung cấp tự nguyện


    Chia sẻ để khai thác

    Nhân viên tư vấn, cố vấn tài chính, lập trình viên máy tính, thiết kế website, nhà thầu phụ, liên doanh v.v.

    Hợp đồng bảo mật, hợp đồng không tiết lộ

    Hạn chế tiếp cận theo nhu cầu cần biết


    Ghi nhớ


    Phát triển và duy trì chương trình bí mật thương mại. Hoạt động kinh doanh tốt. Yêu cầu pháp lý đối với việc bảo hộ bí mật thương mại. Luật bảo mật

    Không đăng ký nhưg cần đáp ứng 3 tiêu chuẩn để được bảo hộ pháp lý

    Không cần bí mật hoàn toàn nhưng phải có ?ocác biện pháp hợp lý (ví dụ DuPont)

    Cân nhắc sự bảo hộ thay thế
    Trang web của WIPO:http://www.wipo.int
    Trang web của WIPO dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa:http://www.wipo.int/sme
    Nguồn: Website của Cục sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn
  4. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0

    Hướng dẫn làm tờ khai 
    :::: MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐƠN XIN CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ ::::


    Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Văn bằng bảo hộ, loại Văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;

    Mọi tài liệu của đơn phải được làm bằng tiếng Việt và trình bầy theo chiều dọc trên một mặt khổ giấy A4, nếu loại tài liệu nào cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó bằng cách điền vào những chỗ thích hợp;

    Các loại tài liệu phải được trình bầy rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa;
    :::: CÁC LOẠI TÀI LIỆU CẦN THIẾT TRONG 01 BỘ HỒ SƠ ĐƠN ::::
    A. ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ /GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:


    Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế (làm theo mẫu) - 03 bản

    Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích - 03 bản

    Yêu cầu bảo hộ

    Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán...(nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả - 03 bản

    Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế - 01 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản
    Yêu cầu:
    Đối với bảng mô tả: phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.Bản mô tả phải làm rõ được tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.Bản mô tả bao gồm các nội dung sau :


    chỉ số phân loại sáng chế quốc tế (theo thoả ước Strasbourg) ,

    tên giải pháp kỹ thuật,

    lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan,

    tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết)

    bản chất của giải pháp kỹ thuật,

    mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có),

    ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật,

    những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).
    Đối với Yêu cầu bảo hộ: phải được trình bầy ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ.
    Đối với Bản tóm tắt sáng chế/ giải pháp hữu ích: để công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích, Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin
     
    B. ĐƠN YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP:


    Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (làm theo mẫu) - 03 bản

    Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp - 03 bản

    Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN - 06 bộ

    Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá nếu KDCN có chứa nhãn hiệu hàng hoá - 01 bản

    Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bầy triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế - 01 bản

    Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...) - 01 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản
    Yêu cầu:
    Đối với Bản mô tả KDCN: phải trình bầy đầy đủ, rõ ràng bản chất của KDCN, phải phù hợp với bộ ảnh chụp hay bản vẽ và bao gồm các nội dung sau:


    Tên KDCN

    Chỉ số phân loại quốc tế

    Lĩnh vực sử dụng

    Các kiểu dáng tương tự đã biết

    Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ

    Bản chất của KDCN ( mô tả những đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN yêu cầu bảo hộ khác biệt với KDCN đã biết)
    Đối với Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ: phải thể hiện đầy đủ bản chất của KDCN như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ KDCN đó, cụ thể :


    ảnh chụp/bản vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang KDCN yêu cầu bảo hộ;

    Tất cả ảnh chụp/bản vẽ phải theo cùng một tỷ lệ. Kích thước mỗi tấm ảnh chụp không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 210mm x 297mm. 
    C. ĐƠN YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ:


    Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá (làm theo mẫu) - 03 bản

    Mẫu nhãn hiệu - 15 bản

    Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp - 01 bản

    Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...) - 01 bản

    Qui chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể - 01 bản

    Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế - 01 bản

    Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó - 01 bản ]

    Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng... - 01 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản
    Yêu cầu:
    Đối với Tờ khai:


    Phần mô tả nhãn hiệu phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tỗ cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

    Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bầy dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó;

    Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả rập hoặc chữ số La mã thì phải dịch ra chữ số ả rập;

    Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

    Phần khai các danh mục sản phẩm, dịch vụ phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm dịch vụ ( theo Thoả ước Nixơ)
    Đối với mẫu nhãn hiệu: phải được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ mầu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bầy đúng mầu sắc cần bảo hộ.
    D. ĐƠN YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG TÊN GỌI XUẤT XỨ HÀNG HOÁ:


    Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá (XXHH) (làm theo mẫu) - 03 bản

    Bản sao tài liệu kinh doanh hợp pháp - 01 bản

    Bản thuyết minh về đặc thù, chất lượng của sản phẩm mang tên gọi XXHH, trong đó có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền - 01 bản

    Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất hoặc kinh doanh thương mại có tính chất, chất lượng đặc thù và được sản xuất tại vùng lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá đó - 01 bản

    Bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với tên gọi XXHH, trong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn - 01 bản

    Bản sao Văn bằng bảo hộ tên gọi XXHH do nước xuất xứ cấp, hoặc tài liệu của nước xuất xứ xác nhận quyền của người nộp đơn được sử dụng tên gọi XXHH (nếu tên gọi XXHH có nguồn gốc từ nước ngoài) - 01 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản
    Nếu người nộp đơn chỉ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi XXHH đối với một tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng bạ từ trước thì trong Đơn không cần có các loại tài liệu (3), (5). Nếu tên gọi XXHH có nguồn gốc nước ngoài thì trong Đơn không cần có các loại tài liệu (2), (3), (5).  
    E. ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ:


    Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ (làm theo mẫu) - 02 bản

    Bản gốc Văn bằng bảo hộ

    Tài liệu xác nhận việc sửa đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ - 01bản

    Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phương án KDCN cần loại bỏ - 02 bộ

    Mẫu nhãn hiệu hàng hoá đã sửa chữa - 10 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản 
    G. ĐƠN YÊU CẦU GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ:


    Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ (làm theo mẫu) - 02 bản

    Bản gốc Văn bằng bảo hộ

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản  
    H. ĐƠN ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP:


    Tờ khai đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (làm theo mẫu) - 02 bản

    Bản gốc hoặc bản sao Hợp đồng chuyền giao, kể cả phụ lục (nếu có); nếu Hợp đồng làm bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch có xác nhận Công chứng - 02 bản

    Bản gốc Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng SHCN);hoặc bản sao Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN), nếu Hợp đồng cần đăng ký là hợp đồng li-xăng thứ cấp thì phải kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng li-xăng độc quyền trên thứ cấp tương ứng. - 01 bản

    Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu chung về việc chuyển giao quyền nếu quyền SHCN tương ứng là chủ sở hữu chung; hoặc nếu không đạt được điều thoả thuận nói trên thì phải có văn bản giải trình lý do của việc không đồng ý của số chủ sở hữu chung còn lại - 01 bản

    Giấy phép kinh doanh của bên nhận (bản sao có công chứng) - 01 bản

    Chứng từ nộp lệ phí - 01 bản
    Nguồn: Website của Cục sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn
  5. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Các mẫu tờ khai và đăng kí



    Yêu cầu công bố đơn trước thời hạn


    Tờ khai Yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (MS WORD)


    Tờ khai Yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (Mẫu số 05)


    Tờ khai Yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (Mẫu số 08)


    Tờ khai Yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (MS WORD)


    Tờ khai khiếu nại (Mẫu số 04)


    Yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ (Mẫu số 03)


    Yêu cầu sửa đổi đơn/văn bằng bảo hộ (Mẫu số 02)


    Yêu cầu khiếu nại (Mẫu số 07)


    Yêu cầu cấp phó bản/cấp lại văn bằng bảo hộ (Mẫu số 06)


    Tờ khai Yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế (MS WORD)


    Yêu cầu sửa đổi đơn/văn bằng bảo hộ (Mẫu số 03)


    Yêu cầu tra cứu tình trạng kỹ thuật


    Yêu cầu tra cứu kiểu dáng công nghiệp


    Yêu cầu xét nghiệm nội dung


    Tờ khai Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (MS WORD)
    Nguồn: Website của Cục sở hữu trí tuệ www.noip.gov.vn
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Chào Thuyduong !
    Xin hỏi là những bài viết đăng trên các báo hoặc diễn đàn có thể được xem là những ý tưởng cần bảo hộ không ?
    Tôi cũng có vài ý nho nhỏ, viết trên đây, cảm phiền bạn đọc tham khảo :
    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/24832.aspx
    Tôi nghĩ có thể sử dụng những nguyên tắc mà tôi đã trình bày để viết 1 phần mềm tổng quát về kiến thức phổ thông với một hình thức mới dễ nhận thức bài học hơn.
    Tôi có thể đăng ký bảo hộ ý tưởng này không ?
    Cảm ơn bạn.
  7. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết, thì những ý tưởng đưa ra để có thể được đăng ký bản quyền, thì ít nhất bạn cũng cần phải trình bày những giải pháp, hình vẽ, hay quy trình cụ thể để những người trong ngành từ đó cũng có thể tạo được mẫu sản phẩm như vậy.
    Đối với những ý tưởng được đăng trên diễn đàn, mới chỉ đưa ra công bố ở mức sơ lược thì khó có thể đăng ký được.
    Đối với phần mềm của bạn, nếu như đã có sản phẩm cụ thể, và có tính mới so với những phần mềm đã có trên thị trường thì mình nghĩ cũng có thể đăng ký được. Bạn có thể đến cục sở hữu trí tuệ, để xin được tư vấn và hướng dẫn thêm.
    Nói chung, nếu như các bạn định đưa ra một sản phẩm mới của các bạn, mà bạn đã có đầy đủ cơ sở để có thể đưa ra thị trường thì nên lưu ý: đó là giữ bí mật cho ý tưởng, sáng chế của mình đến khi có được những cơ sở pháp lý đầy đủ để bảo vệ quyền lợi.
    Xin đọc thêm bài này để biết một trường hợp tranh chấp ý tưởng
    http://vtv.vn/vi-vn/ytuong/2006/4/89903.vtv
    Và câu hỏi được đặt ra là: Thế diễn đàn của chúng ta sẽ thế nào? Mình nghĩ, tất cả những thành viên đều biết: bất kỳ ý tưởng của mình khi đưa lên đây đều có nghĩa là tiết lộ bí mật của mình, và hoàn toàn chấp nhận điều đó để nhận được góp ý nhận xét của các thành viên khác. Đó là điều có lợi
    Còn ý tưởng là của ai? Tất nhiên vẫn là của các bạn. Sẽ có rất nhiều thành viên làm chứng cho bạn về điều đó, nhỉ
    Có kinh nghiệm của anh Techno bên cafesangtao đóng góp là: Khi ý tưởng của bạn có nguy cơ mất, cách tốt nhất là phổ biến càng rộng rãi càng tốt, xã hội hoá nó thật cao, để cho nhiều người biết rằng đó là sản phẩm của bạn.
    Trong các trường hợp tranh chấp thì bên nào được các phương tiện truyền thông truyền tin cũng có lợi thế hơn, chẳng hạn như những việc đăng báo, có mốc ngày tháng năm,...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Bài luận trên tôi đã viết cách đây hơn 1 năm trên 1 số diễn đàn. Trên truyền hình gần đây tôi thấy 1 số show khuyến mãi qua điện thoại có trình bày cách thức tham dự, đặc biệt chương trình Hugo mới đây có cách hướng dẫn "bấm về số 0 để hướng dẫn" rất giống với mô hình nhận thức mà tôi đã trình bày.
    Xin hỏi bạn vậy đối với những ý tưởng mang tính tổng quát cao, ứng dụng rộng và rất khó kiểm soát, Nhà Nước ta có chính sách gì không ? Chẳng hạn như mua lại để khuyến khích tác giả ?
    Cảm ơn.
  9. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Chắc đợi nhà nước mua lại hơi khó, nhất là đã phổ biến rồi thì chắc chẳng bỏ tiền ra mua làm gì, trừ khi như những bác có tài trợ của nước ngoài ấy, dùng window có bản quyền hết 100%.
    Còn chuyện nhấn số 0 chắc là cũng tương tự như chuyện các tổng đài điện thoại ấy. Ví dụ gọi đến cty nào đó, bao giờ mình chẳng nghe thấy họ nói: nhấn số 0 để nghe hướng dẫn hoặc gặp lễ tân
  10. thoigianquyetdinh

    thoigianquyetdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Phan mem giup ban tao password dang ky ban quyen cho phan mem , voi do bao mat kha cao ,
    ACProtect.v1.32.Professional

Chia sẻ trang này