1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đăng ký quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp có nhiều vợ

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi fsai, 19/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Đăng ký quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp có nhiều vợ

    Chào các bạn,
    Mình có một trường hợp thực tế như thế này tại Quận Tân Bình, Tp HCM.
    Ông A kết hôn với bà B năm 1956, và bà C năm 1958. Tất cả sống chung tại nhà gia tộc ông A
    Năm 1959, ông ta mua 1 căn nhà, nay thuộc phường 11 Q TB và cùng 2 vợ về sống tại đó.
    Năm 1966 ông ta mua thêm một căn nhà nữa, nay thuộc phường 10, Q TB để đưa người vợ thứ 2 và các con của bà ta về đấy ở.
    Ông ta tiếp tục sống khi với người vợ thứ 1 và khi với người vợ thứ 2 đến năm 1987 thì qua đời.
    Năm 1995, bà B qua đời.
    Nay năm 2003, con của ông ta với bà B đang ở tại căn nhà phường 11 nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
    Theo tường trình về nguồn gốccăn nhà, UBND Quận TB cấp sổ hồng cho căn nhà tại phường 11 với chủ sở hữu là :
    - Ông A;
    - Bà B;
    - Bà C.
    Các con của bà B khiếu nại, thì nhận được trả lời : sổ hồng được cấp cho người tạo lập.
    Theo mình, trong trường hợp này, có rất nhiều điểm lý thú về pháp luật, đăc biệt là chê độ tài sản của vợ chồng, và cả việc vận dụng pháp luật của chế độ cũ.
    Rất mong nhận đựơc ý kiến của các bạn.
  2. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Hkt nhận thấy rằng quan hệ hôn nhân của ông A. tồn tai kéo dài từ 1956 -> 1987 , ở miền Nam , chịu sự điều chỉnh về chế độ hôn sản khác nhau, trước 60, sau 60, từ 1987. về nhà đất thì lại có sự điều chỉnh của nhà nước sau 1975, nếu có. thêm vấn đề về thừa kế nữa. cho nên có thể nói đây là 1 vấn đề phức tạp.
    trước hết ta phải xác định rằng còn những giấy tờ nào chứng minh cho việc mua nhà của ông A. trên đó chứng nhận ai là chủ sở hữu. sau ngày độc lập đã có sự điều chỉnh của nhà nước chưa, điều chỉnh như thế nào. ong A chết có để lại di chúc kg. thừa kế chia như thế nào. quan hệ hôn nhân của ông A với bà B và bà C thì quan hệ nào đuợc công nhận, trong thời gian nào, theo luật nào...
    nếu giải quyết được các câu hỏi trên thì có thể giải quyết được phần nào vấn đề. có thể HKT sẽ n/c kĩ hơn và trả lời sau vậy. ^_^
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Xin chào.
    Mấy hôm nay bận, hôm nay mình xin tiếp tục về nội dung này.
    Thực ra vụ việc đã được giải quyết êm đẹp thông qua một số thủ tục hành chính, nhưng chúng ta giả sử rằng UBND Q. TB đã cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở cho căn nhà này theo nội dung trên và con của ông A và bà B khởi kiện vụ việc này ra Toà án quận TB.
    Người khởi kiện : các con của ông A và bà B : 3 người
    Người bị kiện : UBND Q. TB
    Người có quyền và nghĩa vụ liên quan : Bà C
    Nội dung : quyết định cấp giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở căn nhà F11 của UBND Quận TB
    3 người con của ông A và bà B thuê 3 ls khác nhau và quan điểm của họ lần luật như sau :
    ( mình xin được nêu cách đặt vấn đề và quan điểm cơ bản của họ thôi vì ko có nhiều thời gian)
    ls 1 : Giấy Cn QSH nhà ở và QSD đất ở nên cấp cho người còn sống, không cấp cho người đã chết, trong trường hợp này nên cấp cho các con của ông A và bà B
    ls 2 : Ko công nhận quan hệ hôn nhân của ông A và bà C
    ls 3 : yêu cầu nên xem xét luật chế độ cũ và thực tế thoả thuận ngầm trong quan hệ tài sản thể hiện qua sự tách biệt trong sinh hoạt cuộc sống của A, B, C.
    Ngoài ra, xin lưu ý các bạn là căn nhà này vẫn giữ nguyên hiện trạng từ đó đến nay, giá trị của nó tương đương khoảng 3000 lượng vàng SIC, tính theo thời giá hiện hành.
    Mình sẽ trình bày luận diểm của đại diện UBND Q. TB và của ls đại dien bảo vệ bà C sau.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Xin chào mọi người.
    Hình như topic mà fsai nêu có vẻ khô cứng và nặng nề quá.
    Thực sự thì vụ việc này không phức tạp lắm đâu, và chỉ có mấy ông luật sư của các bên là khổ cực vì phải làm toáng chuyện lên và phải viết bài sao cho có tình có lý thể hiện để hiện lòng nhiệt tình và năng lực xứng đáng với đồng tiền của khách hàng, đặc biệt là họ phải phát biểu trước.
    Quan điểm của UBND Quận như sau :
    - Quan hệ hôn nhân của ông A, bà B và bà C đuợc thừa nhận. Và tài sản do họ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của cả ba người.
    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chỉ được cấp một lần và được cấp cho người tạo lập căn nhà. Tức là cấp cho ông A, bà B, và cả bà C. Trong khi đó, quyền sở hữu nhà ở còn được thể hiện tập trung nhất qua tờ khai lệ phí trước bạ, nhất là trong trường hợp áp dụng cho khai di sản thừa kế.
    - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở còn có ý nghĩa là công cụ quản lý hành chính về nhà và đất ở đô thị.
    Có thể nhận ra xung đột trong quan điểm của hai bên thể hiện như sau :
    Khi có sự thay đổi nhà nước,
    1. Quyền sở hữu tài sản có thay đổi hay không.
    2. Các quan hệ hôn nhân gia đình và quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng có thay đổi hay không.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Xin chào.
    Fsai định sẽ viết ngắn thôi, nhưng đọc những ý kiến trong mục xây dựng box, thấy ghê quá, nên đành phải ?.
    Ah, thông qua vụ việc nhỏ xíu trên, fsai muốn trao đổi nêu một vấn đề như sau,
    (mọi người xem có đúng không nhé, có gì góp ý cho mình )
    Về chế độ tài sản trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, chúng ta có các thời kỳ và các đặc thù sau :
    - Trước luật 1959, áp dụng theo luật cũ nếu ko vi phạm Hiến pháp 46;
    - Luật 59 quy định mọi tài sản của vợ chồng là tài sản chung.
    - Luật 86 thừa nhận vợ chồng có thể có tài sản riêng, nhưng quy định ko kỹ, ko rõ ràng.
    - Luật 2000 cho phép và xây dựng rõ các quy định về tài sản riêng chung,
    Ngoài ra, còn có luật của chế độ Sài Gòn cũ tại miền Nam
    Như vậy chúng ta thấy rằng, cùng với sự ban hành các đạo luật mới, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sẽ thay đổi theo.
    Tuy nhiên, giả sử rằng vào thời điểm năm 1963 chẳng hạn, một đôi vợ chồng, tại miền Nam, trước khi kết hôn, lập một ?ohôn khế?, (tức là một giấy tờ thỏa thuận về tài sản giữa vợ và chồng trong quá trình hôn nhân ) và hôn khế này được đóng dấu của chưởng khuế Sài Gòn. Điều này có nghĩa là nó hoàn toàn hợp pháp theo luật pháp lúc đó. Vậy thì nó sẽ tiếp tục có giá trị pháp lý theo thời gian.
    Cũng tương tự như vậy, tại thời điểm hiện tại, một người, trước khi kết hôn, lập tờ xác nhận tài sản riêng trước khi kết hôn, có chữ ký và con dấu của công chứng viên thì theo đó, dù những quy định tương tự luật 1959 có được áp dụng lại thì cũng không thể biến những tài sản của người đó thành tài sản chung đựơc.
    Vậy, kết luận của chúng ta, giấy tờ sẽ tạo cho con người có những quyền vĩnh viễn, không phụ thuộc vào sự thay đổi quy định của pháp luật.
    Vậy thì ai chưa lập gia đình hãy mau mau đi công chứng tài sản riêng đi nhé,
  6. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    trích:
    Vậy, kết luận của chúng ta, giấy tờ sẽ tạo cho con người có những quyền vĩnh viễn, không phụ thuộc vào sự thay đổi quy định của pháp luật.
    Vậy thì ai chưa lập gia đình hãy mau mau đi công chứng tài sản riêng đi nhé,
    ----------------------
    Vậy thì chưa chắc các giá tờ này có giá trị pháp lí hay không còn phụ thuộc vào việc các chế định về quyền sở hữu thay đổi như thế nào nữa và phụ thuộc vào luật mới có hiệu lực hồi tố hay không nữa
    Em thì coi hôn nhân là 1 hợp đồng , tuy nó khác với hợp đồng dân sự nhưng về bản chất nó vẫn là 1 hợp đồng. Trong đó vấn đề tài sản cần phải được rạch ròi , tuy nhiên nói là thế nhưng thực tiễn là khác . Bác đã lập gia đình chưa, bác có công chứng tài sản trước hôn nhân không ? nếu có thì em chống mắt xem khi nào bác có gia đình
  7. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    trích:
    Vậy, kết luận của chúng ta, giấy tờ sẽ tạo cho con người có những quyền vĩnh viễn, không phụ thuộc vào sự thay đổi quy định của pháp luật.
    Vậy thì ai chưa lập gia đình hãy mau mau đi công chứng tài sản riêng đi nhé,
    ----------------------
    Vậy thì chưa chắc các giá tờ này có giá trị pháp lí hay không còn phụ thuộc vào việc các chế định về quyền sở hữu thay đổi như thế nào nữa và phụ thuộc vào luật mới có hiệu lực hồi tố hay không nữa
    Em thì coi hôn nhân là 1 hợp đồng , tuy nó khác với hợp đồng dân sự nhưng về bản chất nó vẫn là 1 hợp đồng. Trong đó vấn đề tài sản cần phải được rạch ròi , tuy nhiên nói là thế nhưng thực tiễn là khác . Bác đã lập gia đình chưa, bác có công chứng tài sản trước hôn nhân không ? nếu có thì em chống mắt xem khi nào bác có gia đình

    Ô la la.
    Chào em. ntm83.
    Anh đọc bài của em, có một điểm giúp ý với em nhé.
    Hôn nhân, bao gồm hai nhóm quan hệ, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
    Trong quan hệ nhân thân, pháp luật của chúng ta cũng điều chỉnh đấy, tức là :
    Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau.
    Mặc dù vậy, đây là quyền thì đúng hơn.
    Đây là điểm khác biệt của pháp luật chúng ta với các nền pháp luật khác tập trung chú trọng đến vấn đề tài sản. Do vậy, theo quan điểm chung của các luật gia VN, hôn nhân không phải là hợp đồng. Ok
    Ah, qua bài viết của mình, anh muốn lưu ý là trong trường hợp pháp luật có thay đổi, và đương nhiên, không có hồi tố thì :
    Ví dụ :
    Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định là A
    Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định là B
    Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong trường hợp không có một giấy tờ chứng minh sẽ chuyển từ A sang B, nhưng nếu có giấy tờ chứng minh thì sẽ khác.
    Ok
    Còn chuyện đi công chứng tài sản riêng của anh á hả. HI HI
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cho góp ý một tí .
    Gía thú không là 1 hợp đồng mà là 1 sự công nhận tình trạng sống chung của hôn nhân , sự công nhận này có thể là 1 cơ quan nhà nước địa phương, có thể cũng là các cơ sở tín ngưỡng : Nhà thờ, chùa chiền ( ở Canada , các hôn lễ cử hành ở Nhà thờ hay bất cứ cơ sở tín ngưỡng nào cũng có gía trị pháp lý ) .
    Xin mở 1 dấu ngoặc ở đây : Nhà thờ có thể xác nhận 1 cuộc hôn nhân nhưng lại không chấp thuận ly dị, vì thế, khi ly dị , những người làm hôn lễ ở nhà thờ vẫn phải ra tòa án để xin tiêu hủy hôn thú .
    Nhưng hôn khế giữa hai người phối ngẫu thì được coi là 1 hợp đồng ( Mariage contract ) ; trong đó, hai bên thoả thuận những nghĩa vụ thuộc về vật chất, tài sản riêng, chung..có thể kèm cả các điều khoản bồi thường, trợ cấp nếu lỡ 1 trong 2 người qua đời hoặc ly dị ....; gần như là hai người muốn thoả thuận ra sao cũng được .
    Việc xác định tài sản riêng bằng 1 khế ước nhưng hai người lại có nghĩa vụ sống chung tại 1 nơi đã đưa đến nhiều thiệt thòi cho 1 trong 2 bên khi xảy ra ly dị :
    1 ví dụ : Ông A lấy bà B và có hôn khế tài sản riêng biệt , hai người về sống với nhau tại 1 nhà do ông A mua bằng cách trả góp và đứng tên riêng mình .
    Bà B đi làm việc vất vả, được đồng nào đều tom góp cho chồng để trả nợ căn nhà trên .
    20 năm sau, Ông A ly dị bà B, Bà B vừa hết tuổi xuân, vừa không nơi nương tựa và phải ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng ; ông A chạy về VN kiếm 1 cô vợ trẻ ngon lành lại có nhà cao, cửa rộng
    Vì thế, từ 1990, Tỉnh bang Quebec ra thêm 1 luật bảo vệ tài sản cho người phối ngẫu đại ý như sau :
    Dù có hôn khế hay không, Cư sở hôn nhân được coi là của chung và tính từ ngày lập hôn thú ( Mở rộng ra như sau : Giả sử ông A bỏ ra 20 K để mua trả góp căn nhà với gía 150 K, thì khi ly dị, ông A chỉ được quyền giữ riêng cho mình 20 K cộng tiền lãi , Tiền bán căn nhà trên sẽ chia đều sau khi trả nợ ngân hàng nếu còn nợ và trả phần đã đóng trước của ông A cộng tiền lãi .
    Luật này lại còn có tính cách hồi tố, tất cả những cặp vợ chồng lấy nhau từ trước , dù có hôn khế , tài sản riêng hẳn hoi cũng vẫn bị chi phối bởi điều luật này nếu trong vòng 15 ngày ( ??? ) hai người không cùng đến notary để làm giấy xin vượt qua điều luật này ....( Những cặp vợ chồng lấy nhau sau ngày ban hành luật đương nhiên không thể xin vượt luật ) .

Chia sẻ trang này