1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU THIÊN VĂN HỌC - ĐỀ THI TRANG 6

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thohry, 28/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Như vậy là cuộc thi đã kết thúc, giải thưởng đã có chủ. Chúc mừng bạn Xuandan và các bạn đạt giải khác. Công bằng mà nói, 10 câu hỏi trên (thực ra là khoảng 15 câu) cũng thuộc loại khó nhằn bởi vậy có hơn 1/2 số bạn không nộp bài. Nếu Xuandan làm bài chậm rãi hơn và nhất là không bị nhầm phần tính cấp sao biểu kiến, BTC đã không phải vất vả cân nhắc như vậy .
    Về đề bài, vì đây là cuộc thi được mở sách và có thời gian tương đối rộng rãi, nên chọn các câu hỏi cũng là một chuyện không đơn giản. BTC đã phải chuẩn bị gần 40 câu hỏi, sau đó cân nhắc, chọn lựa và thu xếp được đề bài như chúng ta đã biết. Các số liệu, phần nhiều chúng tôi tra cứu trên mạng và một số tài liệu thiên văn của các trường ĐH nước ngoài. Ví dụ câu 8: giải thích giới hạn trên và dưới về khối lượng của một ngôi sao (8% và 80 lần MTrời) là chúng tôi tham khảo ở tài liệu của ĐHTH Columbia. Tuy nhiên trong wiki thì giới hạn này là 8.3% và khoảng 100 lần . Ý chính của câu hỏi này nhằm kiểm tra thí sinh sự hiểu biết về động lực của một ngôi sao (phản ứng hạt nhân) và trạng thái cân bằng động giữa lực hấp dẫn (vào trong) và áp suất nhiệt (ra ngoài) ở một ngôi sao đang ở giai đoạn phát triển bình thường.
    Một số bạn tra cứu internet khá chi tiết, làm bài khá dài, nhưng khó có thể nói là đã hiểu thấu đáo những điều mình viết (hay copy) ra. Ví dụ, có bạn giải thích câu 2 là do ĐL Kepler. abc... sau đó lại thêm 1 ý: do tiểu hành tinh nhẹ hơn Trái đất nên ..xyz
    Ngoài bạn galaxy alone, bạn xuandan biện luận cũng khá chặt chẽ.
    Có một điều hơi tiếc là do mạng ttvnol bị trục trặc đúng thời gian chuẩn bị phát đề bài, nên một số bạn không đăng ký được hoặc không lấy được đề bài. Hy vọng lần sau các thành viên như red-fanatical, lamdba, vnsimle , ngocquy ... và các bạn khác nữa sẽ cùng tham gia cho sôi động.
    Và... không chỉ những bạn đạt giải thưởng hay những bạn đã tham dự cuộc thi, BTC hy vọng cả những bạn khác có ghé thăm và đọc phần này cũng đã tự nâng cao phần nào kiến thức về TVH cho chính mình. BTC cũng xin cảm ơn các bạn đã tham gia thi và làm bài và cũng xin cảm ơn các bạn đã có ý kiến góp ý về mọi mặt của cuộc thi.

  2. anhnh1977

    anhnh1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2007
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    1
    Hic hic... do có việc bận.
    Giờ em mới quay lại được.
    Chúc mừng cuộc thi thành công tốt đẹp!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ban Tổ Chức Xin Công Bố Lại Điểm Số Của Bạn Xuân Dần.
    Do phải chấm lại nhiều lần để bảo đảm chặt chẽ về điểm của từng bài, BTC đã công bố nhầm điểm số của bạn Xuân Dần, lấy điểm của lần chấm đầu tiên là 10.5 thay vì điểm chấm cuối cùng là 11 điểm
    Như vậy điểm số của bạn Xuân Dần là 11 điểm bằng với bạn Đức Thiện.
    Nhầm lẫn này dù không ảnh hưởng đến kết quả, nhưng BTC cũng có lời xin lỗi đến bạn Xuân Dần và các bạn,
  4. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    sao mấy bác khong gải thích mấy cái câu hỏicủa tôi thế, tôi thật sự cần giải đáp mà! ai chẳng muốn có thêm kiến thức.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bạn cứ từ từ rồi sẽ có câu trả lời cho các thắc mắc. Hiện tôi đang bận, hẹn tới tối. Nhưng cũng xin góp ý với bạn một chút.
    Bạn đã đăng ký nhưng không xem đề, không nộp bài vì một vài việc cỏn con (theo lời bạn). Như vậy bạn đã coi cuộc thi này còn thấp ưu tiên hơn những việc cỏn con của bạn. Bởi vậy cũng không nên vội gì.
    Cũng có những bạn khác bận, nhưng họ không nói như vậy.
  6. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    @ngocquy: Bạn làm mình nhớ đến câu nói nổi tiếng của Anhxtanh:"Tât cả đều có tính tương đối, riêng câu nói vừa rồi có tính tuyệt đối!"
    @alone_galaxy: Có phải bạn là alone_galaxy ở diễn đàn Olympia ko? Mình tưởng bạn đang ở Phú Thọ chứ!
  7. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0

    Hu hu em update thông tin quá muộn rùi
    Chiều hôm thứ 3 tuần này mới biết đề ..........Hôm nay ra xem tình hình thế nào ??????????
    Hy vọng dịp khác
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi sẽ giải thích thêm một số ý mà ngocquy và regulus có hỏi.
    Câu 2 : muốn đúng tuyệt đối, ta phải loại bỏ ảnh hưởng tương tác của các hành tinh trong hệ Mtrời và thậm chí ảnh huởng của các ngôi sao. Nhưng bản thân ĐL Kepler cũng không đề cập tới (vì quá nhỏ). Với độ elip của quỹ đạo Trái đất, tốc độ góc của hành tinh xanh hoặc bất kỳ vật nào khác đi trong cùng quỹ đạo sẽ lệch nhau tới khoảng 5% giữa 2 điểm cận nhật và viễn nhật. Một con số cũng đáng kể và chắc chắn lớn hơn rất nhiều so với ảnh hưởng của các hành tinh khác. Câu này mà cần phải có khối lượng của tiểu hành tinh mới giải được thì cần phải xem lại các định luật của Kepler cũng như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
    Câu 3b: Tính cấp sao. Ta có thể tự lập công thức từ quy ước : cấp sao từ 1 tới 6 có độ sáng giảm đi 100 lần (6 là cấp sao nguời bình thường có thể nhìn được bằng mắt thường). Như vậy 5 đơn vị cấp sao biểu kiến tương đương với 100 lần độ sáng. Các bạn tự lập công thức toán tiếp để dẫn tới công thức nhé.
    Câu 7 : Nếu tính tới kích thước của TĐ và coi quỹ đạo của Mặt trăng tròn tuyệt đối thì ta có thể nhìn thêm được khoảng gần 1 độ (khi di chuyển từ đầu nọ tới đầu kia, hoặc chờ Trái đất quay, có nghĩa là từ lúc trăng mọc tới lúc trăng lặn. Nhưng phần nhìn thêmđược do quỹ đạo elip lớn hơn nhiều (khoảng 9 %) nên đề bài coi như không tính tới ảnh hưởng do kích thước quả đất .
    Câu 8 : Giới hạn dưới và trên của khối lượng của ngôi sao: nói thật tôi chưa đọc được ở đâu chứng minh được. Tất cả do quan sát và suy luận. Nhất là giới hạn trên : khá thay đổi theo các tài liệu, nhưng theo tôi hoàn toàn chấp nhận được bởi vì nếu các bạn đã xem biểu đồ sao Hertsprung-Russell thì sẽ thấy phần phía trên, phía các ngôi sao nặng : sự tập trung của các ngôi sao rất kém, chúng khá phân tán, có vẻ ít tuân theo quy luật hơn phần dưới, khối lượng thấp. Trong khi nói giới hạn trên của các ngôi sao là 80 lần kluợng MTrời, nhưng người ta vẫn có thể phát hiện ra một ngôi sao nặng tới 140 lần MT (trong 1 bản tin cách đây khoảng 7-8 tháng). Câu 8 chỉ có 1 điểm, và tôi vẫn cho là 2 ý như vậy là phù hợp. Nhưng có lẽ chưa ai hiểu trạng thái cân bằng động của một ngôi sao một cách kỹ càng nên ko giải được ý 2.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 23:22 ngày 11/04/2008
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi nhớ là định luật này chứng minh được!
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ Thohry: Câu 8 tôi cho là đề ra không hợp lý.
    Nếu là chỉ để giải thích về định tính, thì không nên đưa ra con số
    Nếu đã đưa ra con số, đòi hỏi phải giải thích về định lượng.

Chia sẻ trang này