1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU THIÊN VĂN HỌC - ĐỀ THI TRANG 6

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thohry, 28/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    CÁC BẠN LƯU Ý:
    Đã có 2 email của các bạn gửi vào hộp thư thohry@ yahoo.com bị ''lạc'' vào Bulkmail, may mà tôi không xoá (hộp thư fairy81 cũng vậy), nhưng biết thông tin chậm vì không mấy khi kiểm tra bulkmail. Vậy chúng ta nên gửi kèm vào hộp thư thohry@mail.com, lỡ yahoo có lỗi hoặc phòng trường hợp thư của các bạn bị chuyển thành spam.

    Bài của một số bạn gửi tới đã gõ trực tiếp tiếng Việt vào email nên không đọc được. Vậy để dễ dàng cho BTC, chúng ta nên gửi bài ở dạng file đính kèm (định dạng doc hoặc pdf).
    Theo đánh giá của BTC, đề bài tương đối khó, chúng ta không nhất thiết phải làm toàn bộ 100% . Nếu còn những câu không làm được, chúng ta vẫn nên nộp bài. Vui là chính mà .
    Chúc các bạn tiếp tục làm bài tốt !
  2. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    chết thật bây giờ mới biết đề, đợt vừa rồi bần mấy việc cỏn con nên khong vào diễn đàn được. nếu đã dời như thế sao không cho chủ nhật này nộp cho luôn, đề bài cũng là dạng khó để mà trả lời trọn vẹn. BTC không vội kết thúc cuộc thi thú vị này chứ?
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Như vậy là cuộc thi đã kết thúc. Phần việc bây giờ là của Ban TC. Sẽ cố gắng chấm bài trong thời gian nhanh nhất
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo email của tôi, mới có 6 bạn nộp bài (trong khi có 20 người đăng ký). Có lẽ do đầu bài ra hơi khó. Bạn nào đang làm mà chưa xong thì cũng nên nộp bài, hạn chót tới tối Chủ nhật 6/4/08.
    Trong thời gian đó BTC vẫn cứ chấm bài và sau khi chấm xong sẽ công bố người đạt giải nhất (1 ống nhòm) và 2 bạn có số điểm xếp sau.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thông báo
    Tính tới tối CN, tổng số các bài tôi đã nhận được qua email là 07, bài cuối cùng của một bạn tên NhuDinhHoat (Xin lỗi tôi không biết dấu) gửi sáng hôm CN 6/4/08. Tôi cũng đã reply cho toàn bộ các bạn đã gửi bài để xác nhận. Để đề phòng trường hợp có bạn nào đã gửi nhưng bị vào bulkmail hoặc thư rác tôi đưa danh sách của các bạn đã gửi bài như sau:
    1)Xuandan
    2)Ducthien_fantasy
    3)doremy15
    4)buidanhquy
    5)Pretty Moon
    6)Tranghuyen
    7)Nhudinhhoat
    Các bài đã được chấm sơ lược với điểm cao nhất đạt 13,5. Một số bài cũng đạt gần như vậy nên chúng tôi sẽ phải chấm lại thật kỹ càng. Bài của bạn Nhudinhhoat rất tốt, nhưng có lẽ sẽ không được xét vào danh sách nhận giải nhất (nếu bạn đạt) bởi vì bạn đã không đăng ký dự thi, mặc dầu thời hạn đăng ký khá lâu. Tuy nhiên, vì đây là cuộc thi mang tính vui là chính nên hy vọng bạn cũng rất vui nếu biết mình đạt được một số điểm khả quan.
    Một số bạn đã phân tích rất tốt, làm được các câu khó, nhưng lại bị mất điểm ở những câu dễ hơn. Ví dụ, câu sao Kim có thể lên cao nhất trên bầu trời ở góc bao nhiêu độ, chúng ta cần một phép tính arcsin, nhưng có bạn lại đưa arctang ra để lắp vào công thức !. Điểm này chúng ta nên lưu ý khi tham dự các kỳ thi vì khi tính điểm, câu dễ cũng như câu khó, trọng lượng của điểm số là ngang nhau
    Trong bài có một câu, theo tôi là khó. Đó là câu 7b: Hãy lập công thức tính số % diện tích bề mặt Mặt trăng mà từ Trái đất có thể nhìn thấy (2 điểm). Chưa có ai làm được. Câu này có lẽ sẽ đưa vào phần câu đố trong diễn đàn bởi vì còn nhiều bạn rất giỏi cũng muốn giải những bài như vậy.
    Các câu còn lại, chúng ta đều có người này hoặc người khác giải được. Câu 10, bạn Nhudinhhoạt làm rất chuẩn, có lời giải thích rõ ràng.
    Từ tối hôm nay, thay mặt BTC, tôi sẽ dần dần chữa các câu (trừ câu 7b).
  6. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Làm thử chơi thui.Hì. Công nhận ko ngờ mình lại dính cái arctg. :)). Rõ ràng trong đầu nhớ là sin, vậy mà lúc tập trung để gõ lại ra tg. Nản thật.
    Nói chúng có ý kiến với đề thế này.
    Câu chứng minh f = R/2 không biết BTC định chứng minh kiểu gì. Nhưng bọn mình học thì để chứng minh hoàn thiện nó cần cỡ khoảng 3 mặt giấy. dài hơn tất cả số bài còn lại của đề. ^^.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chứng minh R=2f rất đơn giản, nhưng phải chấp nhận một sự gần đúng quang học (paraxial approximation). Chính vì lý do này mà gương cầu, về lý thuyết không có tiêu điểm chụm hoàn hảo.
    Nếu đã không chụm, kể cả 30 trang bạn cũng không chứng minh được.
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Câu 1 (1 điểm)
    Vào ngày 24 tháng 8 năm 2006, Hiệp hội Thiên Văn Thế giới IAU đã ra quyết định Pluto hay sao Diêm vương không còn là một hành tinh nữa mà chỉ là một hành tinh lùn. Bạn hãy liệt kê các đặc điểm của thiên thể này mà dựa vào đó, các nhà thiên văn học thế giới đã giáng cấp Pluto từ một hành tinh trở thành một hành tinh lùn.
    Câu này thực ra chúng ta chỉ cần tra cứu internet hay các sách thiên văn là đầy đủ. Định nghĩa hành tinh lùn do IAU đưa ra gồm mấy điểm sau:
    1- Là thiên thể bay trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời
    2-Không là vệ tinh của một hành tinh khác
    3-Đủ khối lượng để có thể tự tạo thành hình gần hình cầu
    4-Một điểm khác với các hành tinh là các hành tinh lùn chưa quét sạch vùng không gian xung quanh quỹ đạo của nó.
    Pluto đáp ứng toàn bộ các đặc điểm trên, chú ý điểm 4 là quan trọng nhất vì là dấu hiệu khác biệt duy nhất của một hành tinh lùn với một hành tinh thực thụ.
    Những bài không đưa ra được điểm 4 chỉ được 0.5 điểm.
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu 2 (1 điểm)
    Giả sử có một tiểu hành tinh bay xung quanh Mặt trời trong cùng một quỹ đạo với Trái đất, cùng chiều quay nhưng ở phía đối diện.
    Hỏi: Trái đất, tiểu hành tinh (giả tưởng) và Mặt trời có luôn tạo với nhau thành một đuờng thẳng hay không? Giải thích.
    *****************************************************************
    Bài này hoàn toàn áp dụng định luật Kepler 1 và 2
    ĐL 1: mọi vật thể đều bay xung quanh Mặt trời trongmột quỹ đạo hình elip với MT là một tiêu điểm
    ĐL2: Đường thẳng nối vật thể với MT sẽ quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
    Từ ĐL 1 suy ra TĐ và tiểu hành tinh bay trong cùng 1 quỹ đạo hình elip.
    Từ ĐL 2 suy ra vận tốc góc của các vật thể bay xung quanh MT sẽ tỷ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách tới MT (chúng ta tự chứng minh), như vậy vận tốc góc của TĐ và tiểu hành tinh không luôn luôn bằng nhau (1)
    Giả sử 3 vật thể : TĐ, tiểu hành tinh và MT luôn luôn thẳng hàng, khi đó vận tốc góc của TĐ và tiểu hành tinh phải luôn bằng nhau, điều này không phù hợp với ý (1) ở trên. Suy ra, 3 vật thể không luôn luôn thẳng hàng.
    (Trong 1 chu kỳ chỉ có 2 vị trí 3 vật thể thẳng hàng)
    Có bạn lại nhầm do tiểu hành tinh nhẹ hơn. Chúng ta lưu ý định luật Kepler không quan tâm tới khối lượng của vật thể bay xung quanh.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu 3
    a. Hãy giải thích tại sao vật kính (hoặc gương lõm) của kính thiên văn thường có tiêu cự dài và có đường kính lớn.? Hãy chứng minh tiêu cự của một gương cầu lõm bằng một nửa bán kính cong : f=R/2.(2 điểm)
    **********************************************************************
    Vật kính của một kính thiên văn cần phải có tiêu cự dài bởi vì độ phóng đại S = F/f trong đó F là tiêu cự của vật kính, f : của thị kính. Thị kính ta không thể làm có f quá nhỏ do thấu kính sẽ có độ cong lớn, bởi vậy tăng F là một cách làm hợp lý. Hơn nữa, với các gương cầu, ta cần F lớn để góc tới nhỏ => giảm quang sai.
    Vật kính càng lớn càng tốt bởi 2 lý do:
    a/ Độ phân giải. Trong công thức tính góc phân giải nhỏ nhất :
    Alpha = 1.22*Lamda/D, ta thấy đường kính D càng lớn, góc phân biệt nhỏ nhất càng bé => nhìn được chi tiết hơn.
    b/ Quang lực : thu được bao nhiêu ánh sáng từ nguồn phát. Rõ rằng lượng ánh sáng thu được tỷ lệ thuận với diện tích của vật kính hay bình phương của đường kính vật kính (gương).

Chia sẻ trang này