1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU THIÊN VĂN HỌC - ĐỀ THI TRANG 6

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Thohry, 28/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Regulus90

    Regulus90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hiz,em gửi bài cho anh Fairy rồi mà .Anh xem lại hộ em với được ko ? :(
  2. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    thật tiếc là tôi không thể gửi bài thi được (cũng vì lí do khách quan và đang lười).
    theo ý kiên của tôi đã công bố đáp án thì BTC nên post nguyên đáp án đây đủ lên, chứ không nên gải một cách nữa vời như thế.
    hơn nữa ĐL I là như sau: Mọi hành tinh đều chuyển động với quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời, trong đó Mặt Trời nằm tại một tiêu điểm. chứ không phải như bạn nói. như vì theo đề bài ra như thế nên đó không hoàn toàn là lỗi quan trọng ( đề bài đưa ra hiện tượng không bao giờ có). quỹ của trái đất có dạng gần tròn (147 098 074 km :152 097 701 km ) nên một cách gần đúng khi áp dụng ĐL Hấp dẫn thì có thể thấy là tốc độ dài của hai vật thể là bằng nhau, tứ đó ta có là hai thiên thể này luôn thẳng hàng. tuy nhiên cách mà tôi đưa ra chỉ đúng cho quỹ đạo tròn mà thôi, và nó đã dựa trên một sự gần đúng vì thế khó lòng mà chính xác. tuy nhiên các định luật của kepler liệu có phải là hoàn toàn đúng với thực nghiệm hay chỉ là kết quả của những phép gần đúng? đây là ý kiến của tôi, không hề có ác ý.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đã tìm thấy bài của em.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vì thực tế quĩ đạo của Trái Đất có dạng elip chứ không phải là dạng tròn, nên việc lấy gần đúng dạng tròn để biện luận là sai. Định luật Kepler đúng với thực nghiệm nên nó mới có tên là "định luật" mà không phải là 1 "thuyết" chưa kiểm chứng.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thực ra bài này là để giúp mọi ngưòi củng cố kiến thức các định luật Kepler. Quỹ đạo của TĐ xung quanh MT chắc chắn là một hình elip với MT là một trong 2 tiêu điểm (ta có thể tra các số liệu về điẻm cận nhật và viễn nhật trên mạng), như vậy khoảng cách của TĐ tới MT không luôn luôn cố định, do vậy theo ĐL2 , vận tốc góc cũng không cố định. Từ đó suy ra, một vật thể đối diện chỉ có thể thẳng hàng với TĐ qua Mặt trời ở 2 vị trí trong toàn bộ quỹ đạo.
    @ ngọc quy : tôi đã nói đó là tiểu hành tinh giả tưởng, nó không có thật ( nếu nó có thật thì con nguời cũng chưa thể biết ). Điều đó cũng giống như một câu hỏi : tính vận tốc tối thiểu để một con tầu thoát khỏi bề mặt sao Mộc (vũ trụ cấp 2). Ta chỉ tính toán chứ không cần phải thử bằng một con tầu nào cả.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi sẽ tiếp tục post đáp án các câu còn lại. Mong các bạn có ý kiến thắc mắc sẽ góp ý kể cả những bạn không tham gia dự thi. Vì đây là lần đầu tiên tổ chức thi và các đối tượng tham gia cũng đa dạng, nên việc ra đề thi không hề đơn giản và hoàn toàn có thể nẩy sinh sai sót. BTC không bao giờ coi góp ý của mọi người là một sự ác ý. Phản biện thúc đẩy phát triển mà .
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có một bài mới tìm được từ bulkmail ra :
    viettrung06121990@yahoo.com
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tiếp câu 3 phần a (1 điểm)
    Chứng minh tiêu cự của gương cầu lõm bằng 1/2 bán kính cong.

    Tia tới i chạm gương tại K, phản xạ và tụ ở điểm F (tiêu điểm). Góc tới và góc phản xạ là bằng nhau và bằng @. Góc KFI là góc sole trong nên cũng bằng FKI = 2@.
    Vì độ cong của gương cầu trong kính TV rất nhỏ nên có thể coi gần đúng các tam giác KIF và KOF là các tam giác vuông tại I. Khi đó ta có:
    Tg(KOI) = h/R=tg(@)
    Tg(KFI0 = f/R =tg(2@)
    Vì góc @ nhỏ nên ta có thể coi : tg(@) = @ (radian) hay ta có :
    h/R ~@ và f/R ~2@
    Do đó f~R/2
    Vì không gửi đựơc hình lên, các bạn xem tạm tại trang Yahoo360 :
    http://blog.360.yahoo.com/blog-8PeK2kIlc6lTvvSuHQc-?cq=1
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu 3 phần b (1 điểm)
    Giới hạn nhìn bằng mắt thưòng của con người là tới sao cấp 6 (thang đo cấp sao biểu kiến). Hãy tính cấp sao cao nhất (sao mờ nhất) mà ta có thể nhìn được với một kính thiên văn có đường kính vật kính là 250mm. Coi mắt người trung bình có độ mở là 6mm. Bỏ qua tổn hao ánh sáng trong hệ kính cũng như quang sai của hệ là không đáng kể. (1 điểm).
    *****************************************************
    Ta có công thức :
    M - m = 2.5 log10 ( F /f) (2)
    Với :
    M = cấp sao cao nhất có thể nhìn đựơc qua kính thiên văn có đuờng kính vật kính D
    m = cấp sao cao nhất có thể nhìn được bằng mắt thường (cấp 6)
    F = quang thông do kính thiên văn thu nhận được
    f = quang thông do mắt người nhận được.
    Do quang thông nhận được tỷ lệ thuận với đường kính vật kính (hay đồng tử mắt), và do không tính đến tổn hao quang học trong hệ kính, ta có thể thay công thức (2) bằng (3)
    M=m + 2.5 log(D^2/d^2) (3)
    D: đường kính vật kính của kính TV : 250mm
    d: đường kính đồng tử mắt người, trung binh bằng 6mm.
    Thay số: M= 6+2.5 log(250^2/6^2) = 14
    Vậy với kính thiên văn trên, ta có thể nhìn tới sao cấp 14.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu 4 (1 điểm):
    Đáp án : gia tốc hướng tâm a=w^2.R =(7.27^-5)^2 x 6.30^8 = 3,3 cm/s^2 . Giá trị a này rất nhỏ so với g ( g=9,81 m/s^2 ) nên trong tính toán liên quan đến Trái Đất người ta thường bỏ qua và hệ quy chiếu trên Trái Đất được coi như hệ quy chiếu quán tính .
    Câu 5 (2 điểm)
    a. Tại sao khi chúng ta nhìn lên bầu trời sao, các ngôi sao thực sự thường nhấp nháy, trong khi các hành tinh lại có độ sáng ổn định hơn. (1 điểm)
    Ánh sáng từ các ngôi sao vì ở rất xa nên coi như nguồn ánh sáng điểm, do vậy khi các tia sáng này xuyên qua bầu khí quyển của TĐ, gặp không khí, hơi nước hay bụi, có thể bị nhiễu loạn và tín hiệu lúc mạnh lúc yếu, do đó ta quan sát sẽ có cảm giác như các ngôi sao nhấp nháy.
    Các hành tinh thì khác, chúng mặc dầu nhỏ hơn nhưng lại ở rất gần so với các ngôi sao, do vậy hình ảnh của chúng là một đĩa tròn, có kích thước, do vậy có thể coi như ánh sáng đi từ các hành tinh tới mắt người quan sát sẽ gồm từ nhiều điểm, nếu một điểm bị giảm tín hiệu, sẽ có các điểm khác bù trừ, do vậy chúng ta thấy ánh sáng ổn định.
    Lưu ý, có bạn lại cho rằng do ánh sáng từ các ngôi sao ở rất xa nên yếu ớt và bị như vậy. Điều đó không đúng bởi vì trên thực tế có nhiều lúc, tồn tại các ngôi sao sáng hơn một số hành tinh.
    *****************************
    b. Tại sao các đợt mưa sao băng nổi tiếng thường xẩy ra vào một số ngày nhất
    định trong năm? (1 điểm)
    Sao băng là sự bùng cháy khi lao vào bầu khí quyển của các hạt thiên thạch nhỏ từ các đám mây bụi tạo bởi sao chổi (hoặc thiên thạch lớn). Các sao chổi này có quỹ đạo cố định và vệt mây đó có thể giao cắt với quỹ đạo TĐ ở một vị trí nhất định trên quỹ đạo của TĐ xung quanh MT. Ta biết rằng, mỗi vị trí trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời tương ứng với các thời điểm nhất định trong năm, do vậy đương nhiên các đợt sao băng thường xẩy ra vào một số ngày nhất định trong năm và hay gắn liền tới một sao chổi nào đó.
    Các đám mây thường bị phân tán, do vậy các cơn mưa sao băng thường kéo dài lác đác nhiều ngày trước và sau cực điểm.

Chia sẻ trang này