1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho 7 Xers nào sắp lập gia đình

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi ducsnipper, 27/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Hì , với kinh nghiệm bản thân tui thì chuyện vợ chồng thi thoảng nói chuyện với nhau bằng thư là hay đấy các bác ạ.. Nhất là khi hai vợ chồng đang có " Thế chiến" cãi cọ nhau to.Nếu chiến tranh lạnh xảy ra thì cần nhất là ta đừng để nó tồn tại lâu. Muốn thế một trong hai người cần mở miệng trước, một điều tưởng dễ nhưng thật ra không phải ai cũng làm được ( Phần lớn do tự ái hoặc bệnh sỹ ) . Khi ấy việc viết thư cho " Đối tác" là giải pháp hay, vừa đỡ quê vừa bình tâm hơn nên có thể bày tỏ quan điểm và lý lẽ của mình một cách bình tĩnh, một điều khó có thể thực hiện khi cả hai cùng nóng giận. Khi nhận được thư trả lời của " đối tác" ta cũng sẽ công tâm mà nhìn nhận vấn đề khách quan hơn.
    Chúc các bác và " Đối tác" không bao giờ phải viết qua lại cho nhau kiểu này nhé. Hehe.
    We kill people so that others can live! [nick] [/]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 04/11/2005
  2. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Vợ chồng chạm mặt nhau hàng ngày làm gì mà né được những lúc cãi nhau. Nhưng đàn ông vốn hảo ngọt, đàn bà thì dễ xiêu lòng. Vợ chỉ cần có vài cử chỉ "dịu dàng" trước chồng thôi thì đá cũng fài mềm huống chi là mấy ông chồng. Mà mấy ông những lúc như vậy cũng đừng cố chấp wá, thấy vợ có dấu hiệu xìu rồi thì đừng có mà cương, tự ái với bệnh sĩ thì ai mà chẳng có...
    Mà em thấy mấy ông dù sự nghiệp to tát đến đâu, bận bù khú, giao thiệp đến mấy thì thỉnh thoảng cũng cố gắng về nhà ăn nửa chén cơm do vợ mình bỏ công nấu. Nếu xui xẻo bắt gặp những lúc vợ đang hí hoáy nấu ăn thì cũng nên giả đò lân la đến fụ rửa cọng rau, lặt cọng hành cho người vợ có cảm giác được chồng quan tâm và trân trọng tài đảm đang của mình vậy, được vậy cái gia đình nhỏ bé kia nó đầm ấm hơn.
    Còn hôm nào bận đi nhậu xã giao hay gì gì đó thì fone về ngọt ngào xuống giọng vài tiếng (dùng chiêu như pác xịt nai thường dùng ...).
    Mà với em thì em chẳng quan trọng anh xã về sớm hay về muộn, ăn cơm hay ko ăn đâu ạ. Nóng hay lạnh gì thì miễn biết tròn "nhiệm vụ" là ok rồi.
  3. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Nhiệm vụ gì nói rõ chút coi cô bảo mẫu
  4. vtdnguyen

    vtdnguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    ducsnipper viết lúc 16:21 ngày 04/11/2005-]
    Hì , với kinh nghiệm bản thân tui thì chuyện vợ chồng thi thoảng nói chuyện với nhau bằng thư là hay đấy các bác ạ.. Nhất là khi hai vợ chồng đang có " Thế chiến" cãi cọ nhau to.Nếu chiến tranh lạnh xảy ra thì cần nhất là ta đừng để nó tồn tại lâu. Muốn thế một trong hai người cần mở miệng trước, một điều tưởng dễ nhưng thật ra không phải ai cũng làm được ( Phần lớn do tự ái hoặc bệnh sỹ ) . Khi ấy việc viết thư cho " Đối tác" là giải pháp hay, vừa đỡ quê vừa bình tâm hơn nên có thể bày tỏ quan điểm và lý lẽ của mình một cách bình tĩnh, một điều khó có thể thực hiện khi cả hai cùng nóng giận. Khi nhận được thư trả lời của " đối tác" ta cũng sẽ công tâm mà nhìn nhận vấn đề khách quan hơn.
    Chúc các bác và " Đối tác" không bao giờ phải viết qua lại cho nhau kiểu này nhé. Hehe.
    ---------------------------------------------------
    anh Đức ơi !
    Như vậy thì trong nhà của mình nên treo 1 cái hộp anh nhỉ ?!
    Mà tốt nhất là hộp hình trái tim, nói thô thô là " Hộp thư góp ý" , lãng mạn tí nữa thì "Thay lời muốn nói" ....
    Thế giới sẽ bình yên hơn vì không phải mang tiếng làm phiền lỗ tai của hàng xóm, mà cũng tránh được cái "giận mất khôn", trong khi viết thì cũng có thêm thời gian để kiềm chế mình, để không vì 1 lời nói mà làm tổn thương đến người mình yêu thương...
    Được vtdnguyen sửa chữa / chuyển vào 08:56 ngày 05/11/2005
  5. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Vợ chồng là chấp nhận nhau
    Các nhà tâm lý hôn nhân hiện đại cho rằng, chung sống là chấp nhận nhau chứ không phải cải tạo nhau. Mỗi người đều cần tự biến đổi mình cho tương thích với người kia.
    Chị lấy anh vì chị yêu anh say đắm và anh cũng rất yêu chị. Trình độ học vấn của hai người ngang nhau và các quan điểm đạo đức của hai người cũng không khác nhau là mấy. Nhưng rồi sau hai năm chung sống, chị đi đến kết luận: Cuộc hôn nhân này là một sai lầm, hai người không hợp nhau, nếu tiếp tục chung sống chỉ làm khổ nhau. Nhưng vì đứa con một tuổi cần có cả bố lẫn mẹ nên họ không nỡ chia tay và hình như giữa họ vẫn còn ít nhiều lưu luyến.
    Họ bất đồng với nhau không phải vì vấn đề gì lớn lao thuộc về bản chất con người, mà chỉ là những tiểu tiết trong sinh hoạt hàng ngày. Tính anh làm bất cứ việc gì cũng chỉ cốt hoàn thành được công việc ấy, ngoài ra không để ý đến chuyện gì khác. Cho nên sau khi anh làm xong bất cứ việc gì chị cũng phải đi theo để dọn dẹp. Nếu anh vào bếp nấu một bữa cho cả nhà thì sau khi ăn xong nhìn cái bếp không khác gì... bãi chiến trường. Nhiệt tình trong việc chuẩn bị nấu ăn, hào hứng trong việc sáng chế các món ăn bao nhiêu thì anh lại lười biếng trong việc dọn dẹp bấy nhiêu. Hình như đàn ông không có hứng trong việc thu dọn, nên bước chân vào một căn nhà không có phụ nữ, người tinh ý có thể nhận ra ngay.
    Sự hoà hợp đến với đôi vợ chồng khi một người gọn gàng, ngăn nắp còn người kia lại hay bừa bãi. Anh chồng lo sửa chữa đường điện trong nhà. Để làm cho nhanh, anh ta vớ luôn con dao sắc nhất của vợ để cắt dây diện. Chiều hôm ấy, người vợ đi làm về đã phải quét dọn khốn khổ vì khắp nhà, chỗ nào cũng có những mẩu dây điện vương mãi. Đến khi chị thái thịt làm cơm thì tìm khắp nơi cũng chẳng thấy con dao. Chị hỏi anh, anh bảo không biết. Vợ yêu cầu chồng phải tìm bằng được con dao ấy mới thái được thịt nhưng chồng cho rằng dao nào cũng thái được tuốt, thế là vợ chồng cãi nhau, dùng từ khá nặng nề. Tháng sau, trong khi quét mạng nhện, chị phát hiện con dao bị chồng bỏ quên trên nóc tủ...
    Các nhà tâm lý đã đặt máy ghi âm theo dõi nhiều cuộc xung đột vợ chồng và nhận ra hầu hết những cuộc chiến tranh đều bắt đầu từ việc rất nhỏ, thậm chí sau khi "hoà bình", không ai nhớ nổi họ bắt đầu cãi nhau vì chuyện gì. Thật ra, hai con người là hai thế giới thu nhỏ. Hai thế giới ấy khác nhau về nhiều diện và nhiều điểm. Số phận của tình yêu phụ thuộc vào việc những điểm và diện ấy có tiếp cận được với nhau hay không. Người nào ngay từ đầu đã cho rằng chồng hoặc vợ mình chung quy cũng là con người và giống như tất cả mọi người khác, cũng có khuyết điểm này nọ thì người đó có nhiều cơ may được hưởng hạnh phúc hơn những người tưởng rằng chồng hay vợ mình là một đối tác hoàn hảo.
    Những nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ thường hay kêu ca, phàn nàn hơn đàn ông. Chính họ đã đầu độc bầu không khí gia đình. Phụ nữ thường quán xuyến công việc nội trợ - mảng công việc ít khi được hài lòng, chính vì thế họ hay nói. Nếu nhà nào không có phụ nữ mà đàn ông phải đảm nhiệm nội trợ thì họ cũng nói nhiều như vậy thôi. Nhưng suy cho cùng, nói nhiều không phải là giải pháp tốt nhất. Nó làm cho người nghe cảm giác khó chịu, làm cho mối quan hệ xấu đi, có thể dẫn tới nhiều hậu quả tai hại. Cho nên nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng ai chẳng muốn nhưng nếu để có được điều đó, ta phải hy sinh tình cảm vợ chồng, làm cho bầu không khí gia đình nặng nề thì thử hỏi cái nhà cái cửa sạch sẽ có đáng để ta đánh đổi cả hạnh phúc gia đình?.
    Các nhà tâm lý hôn nhân hiện đại cho rằng chung sống là chấp nhận nhau chứ không phải cải tạo nhau. Mỗi người đều cần tự biến đổi cho tương thích với mình, còn mình phải thay đổi. Mặt khác, xét ở góc độ tâm lý, khi ta được ai chấp nhận như con người mình vốn có thì thường đem lại cho ta lòng tự tin, ta cảm thấy sống với người đó thật dễ chịu. Trái lại, nếu ai cứ bắt ta phải biến đổi thành thế này, thế nọ sẽ gây cho mình khó chịu, cảm thấy mình không được sống như mong muốn của mình và phải sống để vừa lòng người khác. Đó là cuộc sống chẳng ai ước mơ.
    Chung sống vợ chồng chẳng khó, cái khó là ta có chấp nhận được người vợ hoặc chồng không giống mình và tìm thấy niềm vui, sự thoải mái khi chung sống với những cái khác nhau ấy hay không. Nói thì dễ nhưng luyện cho quen được trạng thái này không dễ. Mà từ xưa đến nay, đã ai nói hạnh phúc gia đình là dễ dàng bao giờ?.
    (St - TTT )
  6. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Tổ ấm thời fastfood
    Trong guồng quay của cuộc sống công nghiệp hiện đại, do mải miết với công việc, nhiều người bỏ quên việc quây quần bên mâm cơm cùng những người thân trong nhà. Tổ ấm của họ dần rạn nứt bởi thói quen cơm hàng cháo chợ, fastfood và ai cũng tìm cho mình một thế giới, một khoảng trời riêng.
    Do công việc bận bịu, chị Thảo (nhân viên một công ty quảng cáo) thoả thuận với chồng là mỗi người tự ăn ở ngoài, về nhà chẳng phải dọn dẹp mệt nhọc, lại có nhiều thời gian để xem TV và quan trọng là làm việc được nhiều hơn. Chồng chị đồng ý ngay với "sáng kiến" của vợ. Buổi sáng hai vợ chồng dắt xe đi làm, buổi tối, ai vào việc nấy, họ cùng chăm chú vào chiếc máy vi tính để hoàn thành nốt công việc ở cơ quan. Có hôm, chồng về thì chị Thảo đã ngủ hoặc ngược lại. Tủ lạnh nhà chị toàn thức ăn sẵn, nước ngọt, đồ hộp... Ngày nghỉ hai vợ chồng chị cũng đi làm. Suốt ngày, suốt tuần hai vợ chồng chỉ nói chuyện với nhau được dăm ba câu mà chủ yếu là trao đổi qua điện thoại.
    Cũng giống như vợ chồng Thảo, để tiện cho công việc của mỗi người, gia đình chị Hân cũng thống nhất mỗi người tìm "lối ăn" cho mình. Chồng chị thì hay đi ăn hàng với bạn, chị thì hay đi ăn cùng bạn bè tìm đến quán bún, phở, miến... Hai đứa con chị mỗi tháng được bố mẹ cho tiền ăn, buổi trưa đi học chúng ăn cơm ở trường, buổi tối, trước khi về nhà ngủ chúng ghé quán ăn trước hoặc đi tìm mua đồ ăn nhanh, thức ăn khô về nhà dùng. Trong nhà chị khái niệm nấu ăn, bữa cơm chung cho cả nhà trở nên xa lạ với tất cả mọi người...
    Nhiều người từng có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, nguyên nhân đổ vỡ bắt nguồn từ việc không có bữa cơm chung. Cả nhà không ai quan tâm tới ai. Một gia đình tri thức nọ, hai vợ chồng vùi đầu trong việc học tập lấy bằng tiến sĩ, thăng chức, không mấy lúc ở nhà, lại không ăn cơm cùng nhau. Cậu con trai lớn đang tuổi "ngựa chứng" được tự do thoải mái vui chơi với bạn bè. Hậu quả là cậu đã nghiện ma tuý, bị công an bắt. Khi biết tin cậu con trai bị bắt, người chồng xấu hổ dằn vặt, quay sang nhiết móc, đổ lỗi cho vợ là "một người vợ tồi, không biết tổ chức cuộc sống gia đình, lười nhác...". Khi cậu con trai đang cai nghiện ở trung tâm cũng là lúc hai vợ chồng ra toà nhận quyết định ly hôn...
    Để bắt kịp với nhịp sống công nghiệp hiện đại mỗi người phải luôn tự phấn đấu để không bị tụt hậu, song không phải vì thế mà tổ ấm gia đình bị lãng quên bởi cơm hàng cháo chợ.
    Lâu nay, bữa ăn gia đình được coi là bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Nếu không có buổi cả nhà quây quần bên mâm cơm, hay ngồi chờ người thân trở về trong bữa ăn thì sợi dây liên kết mọi thành viên trong nhà trở nên mỏng dần và đứt hẳn. Nguy cơ tan vỡ gia đình luôn rình rập các gia đình mà mọi thành viên không có sự quan tâm, không hướng về nhau.
    Chính vì thế, đừng đổ lỗi cho sự bận rộn mà quên đi việc xây dựng hạnh phúc gia đình bằng các bữa ăn trong nhà. Cần biết sắp xếp thời gian hợp lý để sao cho vừa làm tốt công việc mà vẫn tạo được bữa ăn ấm cúng. Điều đó phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mọi thành viên của gia đình, trong đó vai trò người vợ, người mẹ đảm cần được phát huy và thể hiện nhiều nhất...
    ( St )
  7. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Những ngộ nhận về hạnh phúc gia đình
    Từ cuộc sống êm ấm của cha mẹ mà chúng ta đặt "tiêu chuẩn" cho một gia đình hạnh phúc là yên ả, êm đềm như mặt nước hồ thu. Từ đám bạn học, chúng ta có thêm "tiêu chuẩn" khác: hai tâm hồn phải đồng điệu. Thấy vợ chồng người ta tay trong tay dạo phố, ta lại nêu thêm một "tiêu chuẩn" khác nữa: lãng mạn...
    Cứ thế, chúng ta gom góp thành toàn cảnh bức tranh gia đình hạnh phúc mà mình muốn có, rồi ngộ nhận vì "quy hoạch" bức tranh vợ chồng hạnh phúc cứ phải thoả mãn một số "tiêu chuẩn" bắt buộc, chẳng hạn:
    "Ý hợp tâm đâu" làm nên mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc
    Đúng. Nhưng làm sao có được điều hoàn hảo tuyệt đối này khi mà cách nhìn nhận sự việc, quan niệm, thang giá trị, mối ưu tiên... giữa đàn ông và phụ nữ là khác nhau và không có gì thay đổi được điều đó?
    Ngộ nhận này dẫn chúng ta vào "ngõ hẹp," kỳ vọng người bạn đời nhìn mọi thứ giống như mình và khi không được như vậy, chúng ta đau khổ cho rằng: "Anh (cô ấy) chẳng bao giờ hiểu tôi cả".
    Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc đòi hỏi sự lãng mạn bay bổng
    Ngộ nhận về sự bay bổng trong lãng mạn vợ chồng làm chúng ta cứ tìm kiếm cái gì đó lơ lửng, viển vông. Lãng mạn vợ chồng thật ra rất giản dị. Đó là chuyện người vợ đánh dấu sẵn những tin tức mà cô biết chồng mình thích đọc trên tờ báo mỗi sáng sớm đặt cạnh bữa sáng cho anh. Là việc người chồng điện thoại hỏi vợ: "Em đã tiếp xúc đối tác xong chưa? Anh thấy mưa lớn quá nên tính đến đón em cho yên tâm". Thế thôi!
    Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc là phải cùng nhau dàn xếp được mọi vấn đề
    "Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn" song có nhiều vấn đề lại không dễ "tát cạn". Ngộ nhận về khả năng cả hai vợ chồng cùng dàn xếp được hết mọi vấn đề cũng dễ tạo ra thất vọng, bởi vì những cặp vợ chồng hạnh phúc không thể giải quyết hết mọi vấn đề, mà quan trọng là biết "kết thúc cảm xúc" trên từng vấn đề. Họ bày tỏ ý kiến bất đồng mà không kết tội người kia.
    Quan hệ vợ chồng hạnh phúc là một quan hệ bình yên
    Ngộ nhận này rất nguy hiểm vì làm chúng ta tìm cách tránh xung đột, lảng tránh xung đột, lảng tránh vấn đề. Cãi nhau nhiều lần về việc gì không phải là yếu tố quyết định sự bền vững của mối quan hệ vợ chồng, nhưng lảng tránh xung đột chắc chắn là yếu tố quyết định nguy cơ tan vỡ của một cuộc sống chung!
    Quan hệ vợ chồng thực sự tốt đẹp sẽ là nơi để cho ta phát triển mọi cảm xúc
    Quan hệ vợ chồng là nơi tin cậy, an toàn, nơi để ta sống thực với mình, không phải dè dặt giữ kẽ... Đúng. Nhưng để ta "phát tiết" được mọi cảm xúc thì đó không phải là không gian của người bạn đời, mà là không gian riêng của chính bản thân ta. Dồn những ứng xử chưa đúng trong quá trình giải thoát cảm xúc của mình vào không gian của người bạn đời là cách "đầu độc" cuộc sống chung nhanh nhất!
    Vì không thể có được một định nghĩa duy nhất, hoàn chỉnh về hạnh phúc nên xưa nay con người thường tìm kiếm những tiêu chuẩn về hạnh phúc. Có điều, xin đừng ngộ nhận hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng là một bức tranh ghép hình và ta phải đi tìm những mẩu còn thiếu.
    Trong cuộc sống chung, có thể trái tim của người này còn mãi chờ mong ở trái tim người kia một điều gì đó, nhưng thay vì tìm kiếm mẫu để ghép bức tranh, chỉ những cặp vợ chồng biết tự vẽ ra bức tranh quan hệ của mình mới tìm thấy một sự thoả mãn.
    ( St )
  8. hoaxuongrong78

    hoaxuongrong78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Những mẫu người không làm nên hạnh phúc
    Các chuyên gia về hôn nhân đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 100 cặp vợ chồng ly dị, họ phát hiện thấy cuộc hôn nhân của những người như sau rất dễ thất bại.
    1. Người quá lãng mạn
    Anh (cô) ấy kỳ vọng quá cao vào cuộc hôn nhân, yêu cầu quá nhiều đối với bạn đời.
    2. Người quá ỷ vào bố mẹ
    Kiểu người này chưa trưởng thành về tâm lý, trong cuộc hôn nhân, khi gặp bất cứ điều gì trở ngại luôn cầu viện bố mẹ mình, không nghĩ cách giải quyết vấn đề cùng người bạn đời của mình.
    3. Người quá "kịch hóa"
    Kiểu người này luôn có phản ứng kịch liệt đối với "hỉ, nộ, ái, ố", không những khiến đối phương cảm thấy áp lực "hùng hổ hăm dọa" mà còn phản ứng quá mạnh làm mất đi cơ hội xoay chuyển, kết quả cũng sẽ tuyên cáo hôn nhân thất bại.
    4. Người quá nhân nhượng
    Kiểu người này quá yêu thương nhân nhượng với người bạn đời của mình. Mọi việc to nhỏ đều làm thay, sợ không chu đáo, sau những tháng ngày triền miên sẽ hình thành thói quen. Nếu thỉnh thoảng "phụng sự không chu toàn" sẽ trở thành ngòi nổ xung đột mâu thuẫn.
    5. Người huyên thuyên luôn miệng
    Loại người này không thể để cho bạn đời có được một môi trường yên tĩnh. Lâu dần sẽ khiến đối phương nảy sinh tâm trạng mệt mỏi, chán chường.
    6. Người quá lười biếng
    Loại người này tính ỷ lại vào người bạn đời quá lớn, chuyện gì cũng để người kia làm hết, còn bản thân mình thì giống như một ông hoàng. Lâu dần đối phương không còn cảm thấy sự ấm áp trong cuộc sống gia đình, đồng thời cho rằng hôn nhân không còn ý nghĩa.
    7. Người quá xoi mói
    Đối với bất kỳ hành vi tư tưởng nào của đối phương kiểu người này cũng không ngừng đưa ra những lời chỉ trích gay gắt, khiến cho đối phương không thể chịu đựng nổi.
    8. Người quá keo kiệt, bủn xỉn
    Loại người này không những ăn tiêu tằn tiện, cũng không cho phép đối phương ăn tiêu vượt mức một chút. Hoạt động vui chơi giải trí hay sự hưởng thụ trong cuộc sống nếu có đều bị tước đoạt, cuộc sống không có niềm vui.
    9. Người bị bệnh "đa sầu"
    Kiểu người này thường thấy ở phụ nữ. Họ không ngừng tưởng tượng ra một số bệnh để kể khổ, oán thán với chồng, hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm chú ý của chồng nhưng lại thường biến "lợn lành thành lợn què", khiến chồng không thể chịu đựng được.
    10. Người quá cầu toàn
    Đối với tất cả mọi việc kiểu người này đều yêu cầu phải đạt được tiêu chuẩn cao nhất trong mắt mình. Do yêu cầu quá cao đối với bản thân minh hay bạn đời, khiến cho tâm lý tinh thần của cả hai đều chịu áp lực rất lớn, quan hệ hôn nhân vốn tốt đẹp khó được tiếp tục duy trì.
    (St)
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Duy trì tình yêu bền vững
    Tìm thấy tình yêu đã khó, giữ được tình yêu càng khó hơn. Có những người yêu nhau nhưng vì quá coi trọng cái tôi của mình, hoặc luôn đòi hỏi phải ?onhận? thật nhiều trong khi những gì mình ?ocho? là quá ít, đã để tình yêu vụt bay rồi... nuối tiếc. Làm cách nào để tình yêu bền vững?
    1. Tránh cãi vã thường xuyên
    Điều đó làm mối quan hệ của bạn thêm căng thẳng. Bạn và người ấy phải nhận thấy rằng việc hòa giải và làm lành với nhau là trách nhiệm của cả hai, không phải của riêng một người nào. Vì vậy đôi lúc bạn cần phải tự hỏi mình ?oTại sao mình cứ cố gắng kéo người ấy vào cuộc đời của mình? Mình có học được gì sau mỗi cuộc cãi vã hay không??.
    2. Tránh làm cao hay tỏ ra mình mới là người quyết định trong mối quan hệ của cả hai
    Chúng ta luôn nghĩ rằng mình có thể sắp đặt người yêu của mình phải làm cái này mới là đúng, làm cái kia là sai, với mục đích biến người ấy thành một người hoàn hảo theo ý của mình. Đó chẳng qua là sự ích kỉ và không tôn trọng nhau. Nên nhớ, trong tình yêu, mỗi người đều cần có cuộc sống riêng của mình.
    3. Biết giữ lời hứa để thể hiện sự tôn trọng với người yêu, làm người ấy cảm thấy được yêu thương hơn. Không nên tìm mọi cách gò bó thật chặt người yêu giống như một chiến lợi phẩm mình vừa chiếm được. Hãy trao cho tình yêu của bạn một đôi cánh tự do hơn là nhốt trong một căn phòng ngột ngạt.
    4. Loại bỏ những suy nghĩ không tốt về nhau hay muốn hành hạ, làm khổ nhau. Những suy nghĩ này chỉ có tác dụng hủy diệt tình yêu của bạn và người ấy, làm mất đi hạnh phúc và sự bình yên trong tâm hồn. Nên học cách tìm thấy niềm vui trong những lúc khó khăn nhất. Sự bảo vệ lớn nhất của chúng ta chính là trái tim mình. Hãy để trái tim ấy luôn chìm ngập trong niềm hân hoan, vui sướng.
    5. Đừng ôm khư khư mãi sự giận dữ trong lòng. Hãy hướng đến những suy nghĩ tích cực. Yêu và được yêu là một điều hạnh phúc. Bạn nên vui mừng vì những gì mình có được hơn là lúc nào cũng giận hờn và làm khổ nhau.
    6. Nên cố gắng tìm ra hướng giải quyết sau một cuộc cãi vã. Đừng dồn bạn và người ấy vào sự bế tắc, nhất là không nên nhắc lại mãi những việc đau buồn trong quá khứ. Hãy sống với hiện tại và mang đến cho nhau nhau những phút giây vui vẻ, đầm ấm.
    7. Nếu bạn muốn thay đổi mối quan hệ của bạn, hãy thay đổi bản thân mình trước. Vì bạn không thể có khả năng thay đổi được người ấy dễ dàng như bạn nghĩ. Nên có một suy nghĩ chín chắn, kĩ càng trong tình yêu, không nên cố tìm mọi cách kiểm soát người yêu thật chặt vì người ấy sẽ cảm thấy mất tự do, còn bạn lại trở thành một gánh nặng đối với người ấy.
    ( St )
  10. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Những phút xao lòng
    Thơ : Thuận Hữu
    Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu
    (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
    Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế
    Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng.
    Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
    Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
    Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được
    Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn
    Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
    Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
    Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc
    Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn
    Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn
    Và cảm thấy mình như người có lỗi
    (Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
    Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn)
    Mà có trách chi những phút xao lòng
    Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
    Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
    Đừng có trách chi những phút xao lòng
    ---------------------------------------------------------------
    ( Sưu tầm)
    Trong cuộc sống gia đình không ai có thể không có những phút giây xao lòng nhỉ. Học cách hiểu nhau để cùng nhau đi tiếp quãng đường.

    We kill people so that others can live!
    [nick] [/]
    Được ducsnipper sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 24/12/2005

Chia sẻ trang này