1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho các bậc phụ huynh 7X !

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi phuongpretty79, 04/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongpretty79

    phuongpretty79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Dành cho các bậc phụ huynh 7X !

    Dear all!
    Sau một thời gian núp bóng, nay mẹ Votrungluoc lại tái xuất giang hồ một cách hiền lành dễ thương. Nhớ lão Condor có xúi dại là mở cửa quán nhậu trở lại nhưng em đã kiên cường bất khuất ko chấp nhận lời yêu cầu khiếm nhã đó.

    Em điểm danh qua thấy các bác 7x của mình cũng nhiều người đã và sắp lên chức cha mẹ, nên nay topic này mở ra nhằm để mọi người chia sẽ những kinh nghiệm , những buồn vui về thiên thần nhỏ của mình. Chắc văn phòng nhi này sẽ nhộn nhịp ko kém cái tửu quán năm xưa của em phải ko các bác.

    Lời cuối trong đoạn mở đầu xin nhắn nhủ cùng bác Condor: tuổi bác cũng ko còn teen nữa, chịu khó lui tời những chỗ như thế này đi bác, biết đâu lấy hên của mấy đứa nhỏ mà báccũng kiếm được một đứa...hehe



    Được phuongpretty79 sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 04/04/2007
  2. phuongpretty79

    phuongpretty79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên em xin chia sẽ một địa điểm hữu ích (ngoài BV Nhi Đồng):
    Phòng Khám Nhi và Tư Vấn Dinh Dưỡng TP.HCM thuộc Phòng Khám Đa Khoa An Khang
    Địa chỉ : 87A Cách mạng tháng 8 ?" Quận 1 - TPHCM, vào cửa bên Bùi Thị Xuân.
    Phòng Khám Nhi (lầu 1) và Tư Vấn Dinh Dưỡng TP.HCM (lầu 3) thuộc Phòng Khám Đa Khoa An Khang
    Giờ làm việc:
    Ngày thường từ 7g30 ?" 12g00, chiều từ 13g00 ?" 20g00.
    Chủ nhật làm thêm buổi sáng từ 7g30 ?" 12g00 . Ngày lễ nghỉ.
    Điện thọai tư vấn dinh dưỡng
    TP HCM: 08. 832 4124
  3. phuongpretty79

    phuongpretty79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Nâng cao chỉ số IQ cho trẻ từ những năm đầu đời

    Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: sự biến đổi tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (iq) ở trẻ.
    Nâng cao IQ từ trong bụng mẹ
    Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay? thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.
    Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ
    Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả ?oan thần? cho thai nhi.
    Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò ?ovỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái?. Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.
    Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể ?onói chuyện? với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.
    Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.
    Từ lúc sinh đến 3 tuổi
    Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.
    Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để ?ogiao lưu? với trẻ.
    Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ ?oa?a?? trò chuyện với bạn cho mà xem.
    Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.
    Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: ?oMẹ đã bắt được con rồi!?, sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.
    Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.
    Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.
    Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.
    Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.
    Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.
    Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.
    Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô?, rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.
    Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.
    Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.
    Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy? sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.
    Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ? Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.
    (ST: Báo Sức khỏe & Đời sống)
    Được phuongpretty79 sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 04/04/2007
  4. phuongpretty79

    phuongpretty79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Có một câu hỏi này em muốn nhờ bác nào có kinh nghiệm nuôi con chỉ dùm em với, em rối quá:
    Hôm thằng cu nhà em được 2 tháng rưỡi, bác sỹ BV Nhi Đồng 2 có khuyên nên cho nó uống nước cam loãng hàng ngày. Nhưng hôm qua lại đọc được trên Tuoitreonline theo nghiên cứu của 1 tiến sĩ nhi khoa Mỹ là nước cam ko có lợi cho trẻ sơ sinh đến 4 tháng rưỡi...Em chới dzới vì đã cho nó uống được 1 tháng rồi. Bây giờ ko biết nghe theo lời ai...
  5. ladolaxanh

    ladolaxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    @phuongpretty: theo đúng lý thuyết thì em bé từ 4 tháng tuổi trở đi thì mới có thể tập cho quen dần với việc ăn những thức ăn khác ngoài sữa. Chẳng hạn như bột pha lõang, nước cam hoặc các lọai trái cây khác phù hợp với độ tuổi đó. Nhưng thực tế thì cũng tùy thể trạng của từng em bé, có một số bé có sức khỏe tốt thì việc cho tiếp cận với nước cam như vậy thì cũng không phải là vấn đề quá lo lắng. Bé nhà Phương cũng đã quen với nước cam một tháng nay rồi mà bé cũng không có phản ứng gì hết thì Phương cũng đừng quá lo lắng như vậy. Vì nước cam rất tốt cho sức khỏa của bé, cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho bé. Nhưng Phương cũng đừng lạm dụng quá vào việc cho bé uống quá nhiều nước cam so với tuổi của bé. Chúc mẹ khỏe con cũng khỏe luôn hén . Xí xọn bon chen trao đổi cùng với Phương chút
  6. ladolaxanh

    ladolaxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    Bồng con đúng cách
    Do bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện về phương diện thể chất, nên bạn cần thận trọng nhiều hơn khi bồng ẵm trẻ hằng ngày.
    Điều quan trọng là cần phải bảo đảm an toàn cho trẻ và mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu. Tuỳ theo từng trường hợp, bạn hãy chọn cho mình thao tác đúng nhất:
    Khi bồng bé lên:
    Khi cần bồng bé ra từ xe đẩy hoặc thay áo quần, thay tã, bạn cần chọn thao tác đặt một bàn tay của bạn bên dưới đầu bé, tay còn lại dưới mông bé. Lưu ý dùng phần lưng và bụng của bạn làm điểm tựa để bồng bé lên. Tuyệt đối không nắm giữ vào hai cánh tay của bé. Luôn giữ tư thế sao cho hai thân hình của bạn và bé luôn tiếp xúc sát vào nhau.
    Khi bé vừa thức giấc:
    Chọn thao tác bồng hướng mặt của bé ra ngoài. Đây là tư thế hoàn hảo nhất giúp bé có thể quan sát môi trường xung quanh nó. Hãy tựa bé vào người bạn để tạo cho bé cảm giác an toàn, để hai chân bé bắt chéo vào nhau giống như khi bé còn nằm trong bào thai. Thao tác này chỉ áp dụng cho bé vào những tháng đầu tiên sau khi chào đời.
    Khi bé có bệnh:
    Thao tác bồng cho hai chân bé dang rộng ra và để hai chân đánh sang hai bên, nếu bé đang bị đau bụng. Cho phần bụng và toàn thân của bé nghỉ ngơi lên hai cánh tay bạn và dùng bàn tay bạn để nâng nhẹ người bé. Tư thế này sẽ giúp trẻ giảm nhẹ cơn đau.
    Khi bạn hát, ru ngủ hoặc vỗ về trẻ:
    Có thể chọn thao tác cổ điển này để bồng bé suốt cả ngày trong khi bạn đang đứng hoặc ngồi, để giúp ru bé ngủ, vỗ về hoặc hát ru cho bé nghe. Hãy nhẹ nhàng đặt phần đầu của bé nằm gọn trong chỗ lõm vào của hai cánh tay bạn.
    Khi bé đi chơi:
    Cũng có thể chọn thao tác này khi bạn đang bận tay để chuẩn bị bữa cơm hoặc làm những công việc lặt vặt nào đó. Hãy sử dụng túi đeo để bé luôn kề sát bên bạn, nhớ điều chỉnh túi sao cho ngực của bé luôn tiếp xúc với ngực của bạn. Đặt một bàn tay bạn lên người bé để giữ độ tiếp cận giữa bạn với bé. Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, hãy để khuôn mặt bé đối diện với mặt của bạn và sau đó, khi bé lớn tháng hơn thì quay để khuôn mặt của bé hướng ra ngoài.
    Bài này cho các ông bố 7x
    @phương: Phương cứ tiếp tục cho bé uống nước cam theo hướng dẫn của bác sĩ nha, vì ở nước ngòai nó có rất nhiều nghiên cứu và các kết quả là hay bị trái ngược nhau, mình đọc riết rồi hổng biết phải làm theo cái nào luôn á
  7. ladolaxanh

    ladolaxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    Đã sign out rồi nhưng mà lại túm được bài này, nên phải quay vô pst liền. Theo đúng kinh nghiệm thực tế mà mình đã trãi qua thì bài này đúng là hữu ích cho các ông bố bà mẹ có con chuẩn bị đến tuổi ăn dặm.
    Khi bé không chịu ăn...
    Chuyện ăn uống của con luôn là vấn đề thời sự của nhiều bà mẹ, đặc biệt là các bé tuổi chập chững (từ 1 tới 3 tuổi). Khi bé không ăn, thay vì chừng phạt, la mắng để bắt bé ăn, bạn nên tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các thói quen ăn uống tốt.

    Nên

    Việc đầu tiên khi bé tự nhiên bỏ ăn là bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện ra các dấu hiệu bệnh.

    Nếu bé không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào, bạn có thể giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt.

    - Điều chỉnh để bé quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ trong ngày.

    - Không để bé ăn vặt gây ảnh hưởng tới giờ ăn của các bữa sau.

    - Chuẩn bị nhiều loại thức ăn, những loại mà bé thích, bé đang tập làm quen hoặc bé không thích. Có thể sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức với các món bé không thích nhưng hãy kiên nhẫn bởi bé càng ăn đa dạng thực phẩm, cơ thể bé càng nhận được đủ chất.

    Lưu ý: Đối với thức ăn mà bé không thích thì chỉ nên thỉnh thoảng xuất hiện.

    - Bạn có thể cho bé tự chủ với thìa bát và các món ăn của mình để tạo sự hứng thú.

    Với các bé chưa biết xúc, bạn có thể cho bé một cái bát và một chiếc thìa con để bé có thể bắt chước bạn xúc cơm. Như thế bé có thêm cơ hội tập xúc ăn.

    Với các bé đã biết xúc, bạn có thể cho bé vài cọng rau, cà rốt luộc nhừ, bông cải hấp,? để bé có thể nhón ăn.

    - Nếu ?obố mẹ ăn gì bé ăn nấy? thì nên cho bé ngồi ăn cùng và để bé tự chọn món. Bé sẽ cảm thấy mình độc lập hơn và thoải mái hơn.

    - Lặp đi lặp lại các thói quen hàng ngày.

    Ví dụ, tới giờ ăn cơm là tắt tivi, tới giờ ăn cơm là ngưng chơi và lên ghế? Nếu bé tỏ vẻ chưa hứng thú với bữa ăn, bạn có thể đưa cho bé nhấm nháp một vài cọng rau để kích thích dịch vị, khiếnh bé thích thú với giờ ăn.

    - Nên hạn chế bớt sữa vào nước hoa quả.

    Nếu bé uống sữa hoặc nước hoa quả trước bữa ăn thì chắc chắn bé sẽ không hứng thú gì với bữa ăn bạn chuẩn bị rồi.

    - Không nên nóng vội.

    Bạn cũng nên thư giãn và giải toả căng thẳng khi bé không ăn. Không chỉ riêng bạn gặp phải vấn đề này, mà rất nhiều các bậc phụ huynh cũng đang cùng hoàn cảnh với bạn.

    Ăn là bản năng sinh tồn của giống loài, cho nên không đứa trẻ nào chịu nhịn đói cho tới khi kiệt sức. Nếu sau nhiều bữa bé không chịu ăn, bạn có thể bày một số món ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ mà bé yêu thích trên bàn và chỉ cho bé thấy để bé có thể tự lấy khi bé đói.

    Không nên

    - Không nên bắt bé phải ăn hết khẩu phần.

    Khi bạn mệt, cuộc sống có nhiều căng thẳng, hoặc các món nấu không ngon, bạn có cảm thấy muốn ăn không? Bé cũng vậy, nhưng vì bé chưa trải qua nhiều kinh nghiệm nên bé sẽ không cố gắng ăn như bạn khi chán ăn. Do đó, bạn nên để bé tự quyết định khi nào bé đói và khi nào bé no.

    - Không nên dùng kẹo, bánh, kem để dụ bé ăn hết khẩu phần. Bởi bạn sẽ gặp phải một vấn đề mới: Bé sẽ nhất định không chịu ăn để ăn kẹo, bánh. Hơn nữa, với phần thưởng đó, vô tình bạn đã khuyến khích kẹo, bánh trở thành một món đặc biệt.

    - Không nên khuyến khích bé ăn bằng việc xem tivi.

    Bởi khi bé tập trung xem tivi, bé sẽ không tập trung vào việc ăn uống. Đó là nguyên nhân làm giảm sự ngon miệng của bé.

    - Không nên làm bé sao lãng để ăn nhiều hơn (bế bé đi ăn dong).

    Đây là thói quen của nhiều bà mẹ khi thấy bé lười ăn. Thực ra, mục tiêu cuối cùng của bạn là giúp bé cảm thấy hứng thú với các thức ăn và giờ ăn chứ không phải cố gắng cho bé ăn hết khẩu phần. Khi bé không ăn, ông, bà, bố, mẹ làm trò để dụ bé ăn. Vô tình, bạn đã truyền cho bé một thông điệp rằng: Nếu bé không ăn, bé sẽ có rất nhiều trò thú vị để xem. Vậy thì vì lý do gì mà bé phải ăn tự giác?

    - Không vừa chạy theo bé vừa xúc ăn.

    Nếu chú ý, bạn sẽ thấy khi bé thực sự đói, bé sẽ ngồi yên để bạn xúc. Nhưng khi bé no hoặc khi bé đã chán ăn, bé thường sẽ chạy đi chỗ khác. Do đó, bạn không nên chạy theo bé để xúc cho bé ăn hết khẩu phần của mình.

    Khi bé bắt đầu chạy đi, bạn nên ngưng bữa lại và nói rõ cho con biết: Nếu con tiếp tục muốn ăn thì cần ngồi một chỗ. Và sau đó để bé tự quyết định có ăn tiếp hay không. Thông thường, nếu bé hơi đói, bé sẽ ăn ngon hơn vào bữa sau.

    Nếu cân nặng của bé dưới mức phát triển bình thường hoặc bạn đã thử nhiều cách mà mọi việc vẫn không tiến triển, bạn có thể đưa bé tới gặp bác sĩ để thảo luận những vấn đề mà bạn quan tâm.
    Trong trường hợp mà bác sĩ "potay" với con của bạn thì bạn cũng hãy cứ bình tĩnh để lấy kinh nghiệm từ những người cùng cảnh ngộ và điều quan trọng là kiên nhẫn với bé một chút, để giúp bé vượt qua giai đọan khó khăn
  8. Lo_lem_he_pho

    Lo_lem_he_pho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2004
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm cây nhà lá vườn em biết thì chi đợi khoảng 4 tháng hãy cho bé uống nước cam loãng. Nước cam rất tốt cho sức khoẻ bé nhưng từ 1-3 tháng bao tử còn mỏng manh lắm mà nước cam chua và có axit có thể hại bao tử bé, bé chỉ nên uống sữa và nước lọc càng nhiều càng tốt . Chúc bé Ken mau lớn để được ực ực nước cam nhe!
  9. trungtruc2005

    trungtruc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    0
    Nếu 1 tuần uống trên 10kg cam cho cả nhà thì nhớ gọi cho tui! Vì tui sẽ sẵn sàng cung cấp tại nhà Cam sành Vĩnh Long (giá đảm bảo không đâu c1o được?) Vả lại hàng tuần tui cũng phải cho 2 thằng cu nhà tui uống trên 5kg rồi!
    Cam sành được hái và chở lên Sg từ 4ha vườn! Bảo đảm không bao giờ thiếu cam!
  10. phuongpretty79

    phuongpretty79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay rút ra 1 bài học xương máu, post lên để phụ huynh nào chưa biết sẽ có thêm kinh nghiệm...
    Số là hôm nay votrungluoc vừa măm sữa xong, thấy con khát nước, mẹ Phương bèn cho bé măm tiếp 30ml nước cam loãng, chưa đầy 15 phút sau bé nôn và ọc sữa dữ dội...hoảng quá hỏi bác sỹ bị ổng la một trận...hóa ra nước cam gặp sữa kết tủa lại khiến bé ko tiêu và ọc sữa, chỉ được uống nước cam sau khi bú ít nhất 30''...thương cho con và tự trách mình thiếu kiến thức...hic hic

Chia sẻ trang này