1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho các bạn ở NB đang chuẩn bị thi đại học - Mục mới: Giúp tìm địa điểm thi

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi ninhbinhtown, 10/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Dành cho các bạn ở NB đang chuẩn bị thi đại học - Mục mới: Giúp tìm địa điểm thi

    Chỉ còn gần hai tháng nữa là đến kỳ thi đại học năm 2003 rùi. Không biết bây giờ các sĩ tử đã chuẩn bị lều chõng đến đâu rùi nhỉ? NBT mong muốn và chúc các thành viên của box Ninh Bình đang dùi mài kinh sử có một kỳ thi như ý và nhanh chóng trở thành những sinh viên đại học!

    Là một trong số người con của đất Ninh bình đang sống tại Hà nội, NBT mong muốn giúp được các bạn một phần nhỏ trong các đợt thi sắp tới.

    Vấn đề đầu tiên, đó là chỗ ở. Nếu bạn đã có người nhà hiện đang sống tại Hà nội thì quả là bớt đi được một gánh nặng. Thế nhưng, địa điểm thi chưa chắc lại gần. Do đó, NBT xin lưu ý các bạn một số khu vực thường xuyên xảy ra tắc đường vào mùa thi và các con đường có thể đi tắt được, tránh muộn giờ.
    a. Khu vực Ngã Tư Sở
    b. Cây xăng Trường Chinh (nếu có thể thì đi lối phố Lê Trọng Tấn sau đó về đường Giải phóng qua Xí nghiệp may X20 hoặc qua lối Định công và ngược lại).
    c. Chợ Bưởi - đường này thì chịu, không có lối đi tắt
    d. Khu vực Kim Liên - Trung Tự (rất nhiều lối có thể tránh được chỗ tắc này, nếu không thì đi xe đến gần rồi đi bộ vào trường thi)
    e. Đường Minh Khai (nối từ Ngã Tư Vọng đến chợ Mơ) - đường này cũng vậy, không có lối đi tắt, nếu tắc thì cũng phải đi bộ thôi

    Tạm thời vậy nhá, hôm sau sẽ bổ sung tiếp. Cả vấn đề sinh hoạt vào thời điểm thi đại học nữa!
  2. ladthuan

    ladthuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    5.339
    Đã được thích:
    129
    Cám ơn anh (chị) ninhbinhtown nhiều, em cũng đang ráo riết học ôn thi để lên đường đây này, em không có ai wen trên HN hết á, anh (chị) có thể gợi ý cho em về vấn đề sinh hoạt trên đó không anh (chị)?
    Nhanh nhé anh ( chị)?

    Dù bạn giàu hay bạn đẹp.
    Bạn duyên dáng và quyến rũ.
    Lúc bạn vui hay bạn buồn.
    Cuộc sống quanh ta chẳng đổi thay.....
  3. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục với chủ đề của mình.
    * Về vấn đề sinh hoạt
    - Ở Hà nội, về vấn đề sinh hoạt thì chắc là ai cũng biết, đó là cái gì cũng cần đến tiền! Cũng có trường hợp, bạn gặp được một tấm lòng hảo tâm, nhưng không nhiều. Do vậy, bạn nên chủ động trong các tình huống của bản thân.
    Nếu bạn đến Hà nội trong những ngày thi đại học thì có thể những điều này bạn chưa biết:
    . Bạn thuê phòng ở Kí túc xá sinh viên? Vâng, hoàn toàn dễ dàng, giá thuê một đợt có thể nằm trong phạm vi vài chục ngàn cho đến 100 ngàn, tuỳ theo trường. Nhưng cần lưu ý, thứ nhất là ở đó không đủ quạt và nước cho bạn dùng. Thứ hai, vấn đề an ninh không tốt, bạn nên đem theo tất cả những gì quan trọng theo người. Vấn đề không phải ở những người cùng ở mà là bên ngoài. Thuận lợi của việc thuê phòng ở Kí túc xá một số trường là gần địa điểm thi, nếu không, một số trường sẽ có xe đưa thí sinh đến địa điểm thi - đương nhiên, bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền nhất định.
    . Bạn thuê nhà bên ngoài? Rất dễ, nhưng có thể xảy ra một số tình huống sau đây:
    .. Nhà ở hơi đông người, do có cả phụ huynh đi cùng.
    .. Không đủ nước để sinh hoạt, vì vào mùa này, Hà nội thiếu nước trầm trọng.
    .. Quan trọng nhất: rất nóng, vì vậy, nếu có thể, bạn nên đem theo một cái quạt đủ dùng cho hai người.
    .. Thêm một điều nữa, các phụ huynh hay tâm sự với nhau, mặc dù mới gặp lần đầu, thường kể lể không hay lắm về con mình, và bạn dễ cảm thấy không hài lòng. Tốt nhất là không nên nghe những chuyện so sánh đó.
    .. Một điều nữa, nếu ở cùng với người không quen, tốt nhất là bạn đừng quan tâm đến việc hôm nay người đó đã làm bài thi như thế nào. Nếu bạn để ý đến điều đó, sẽ mất rất nhiều thời gian cho bạn.
    Nhưng cần lưu ý một điều, nếu bạn muốn thuê phòng? Hãy đến Hà nội sớm một chút, bạn sẽ tìm được nơi ở ưng ý! Đừng để những người mối lái dẫn bạn đến chỗ cho thuê!
    . Còn chuyện ăn uống? Hoàn toàn dễ dàng thôi. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều quán ăn bình dân phục vụ cho bạn, kể cả từ 4 giờ sáng. Rất nhiều món ăn mà bạn có thể "xài được". Thế nhưng, vì không phải ai cũng có nhiều tiền để trang trải hết được mọi yêu cầu, cho nên, bạn cần phải hỏi trước giá tiền, nếu thấy đắt, bạn có thể chuyển món khác, hoặc không, bạn gọi theo yêu cầu. Ở Hà nội, nếu bạn không phải là người nhiều tiền, bạn không cần phải thể hiện với ai cả. Bạn hãy nói, cho tôi bằng này tiền thức ăn chẳng hạn.
    Một mẹo nhỏ. Nếu bạn muốn ăn một bát to (bát tô) cơm - giá một 1000 đồng chẳng hạn, bạn nên gọi thế này, cho tôi 500 đồng cơm. Sau khi bạn ăn hết, bạn lại gọi thêm một lần 500 cơm nữa, thoải mái, không ai thắc mắc. Nhưng tại sao tôi lại mách cho bạn vậy, bởi vì hai lần 500 cơm sẽ được khoảng 1,3 lần một bát cơm 1000 đồng. Bạn có tin thế không?
    Ngắn gọn, bạn nên hỏi giá trước. Nếu thấy đắt thì thôi!
    .. Chuyện đi xe ôm, hoặc bất kỳ chuyện gì khác, người ta dễ dàng nhận ra bạn lần đầu về Hà nội hoặc nếu có về nhiều lần nhưng chưa đủ kinh nghiệm, bạn hãy mặc cả trước khi lên xe. Nếu người ta nói là từ đây đến đó khoảng 10 cây, giá 20 nghìn chẳng hạn, bạn cứ chỉ trả một nửa thôi (điều này cũng rất đúng nếu như bạn muốn mua thêm quần áo, ...). Họ không đồng ý, đó là việc của họ. Bạn có thể mất thời gian một chút trong việc mặc cả, khảo giá, nhưng tiết kiệm được khối tiền.
    .. Như đã nói ở trên, Hà nội mùa hè rất thiếu nước, do đó, trong những ngày ở Hà nội, bạn không cần quan tâm nhiều lắm đến vấn đề 'sạch sẽ', chỉ cần đủ nước để đánh răng, rửa mặt và uống là được rồi. Bạn nhớ nên tích trữ vào xô, chậu một ít nước, để buổi trưa hoặc chiều về có nước dùng (nhất là con gái).
    (Còn nhiều nữa, bây giờ chưa nhớ được ra, lúc nào nhớ được, xin kể tiếp).
    * Chuyện đi đường
    Ngoài việc tắc đường mà không có lối đi, bạn nên lưu tâm một số việc này, nếu như bạn chưa từng gặp bao giờ.
    - Thứ nhất, hãy sẵn sàng cho mình và cho phụ huynh mỗi người một cái mũ rộng vành. Nếu mà trời nắng cộng với tắc đường, trên đầu cũng có mũ nhưng chỉ là cái mũ nhỏ thì rất dễ bị cảm nắng. Tui đã chứng kiến một thí sinh nam hôm đi tập trung về, bị tắc đường ba tiếng đồng hồ ở Ngã Tư Sở, về bị cảm nắng, thế là mất luôn đợt thi đầu. Có lẽ bạn cũng đã hình dung cảnh tắc đường ở Hà nội rồi chứ. Chẳng ai chịu nhường ai. Mùi khói, mùi xăng dầu nồng nặc, rồi cả tiếng than vãn... Đi không được, quay lại cũng không xong, kể cả đi bộ - nếu không nhanh chân thoát ra ngay từ đầu.
    - Thứ hai, cũng nên chuẩn bị cho mình và phụ huynh một cái áo mưa cho mỗi người. Đã có nhiều người, vì sợ mưa bị cảm cho nên sau khi kết thúc môn thi vào buổi sáng đã muộn giờ ăn cơm trưa và không kịp nghỉ trưa. Đừng nghĩ là người ta sẽ vào bán áo mưa cho mình đâu. Không có đâu.
    - Thứ ba, điều này chắc là mọi người cũng không muốn nó xảy ra. Đó là chuyện lụt lội. Nếu bạn là người chưa đến Hà nội lần nào vào mùa mưa hoặc là đã đến Hà nội nhưng chưa gặp cảnh lụt lội thì hãy nhớ chi tiết này: lụt lội còn kinh khủng hơn cả tắc đường. Gần như không có chiếc xe nào có thể đi được, kể cả xe đạp, mà nếu xe đạp có đi được thì ướt hết sạch, có khi tới tận thắt lưng. Mà nếu xe đạp đi được thì làm sao mà kịp giờ thi được.
    + Những nơi thường bị ngập: Tân Mai (Hai Bà Trưng), Nguyễn Chí Thanh (trước cửa Đài truyền hình Việt Nam), Công viên Lênin (đường Lê Duẩn), khu vực Nghĩa Tân, Nghĩa Đô (đường Hoàng Quốc Việt), phía sau Đại học Quốc Gia Hà nội, khu vực Trường Đại học Kinh tế quốc dân, khu vực ngoài đê sông Hồng (Phúc Tân, Nghĩa Dũng, Phúc Xá), ga Hà nội (đường Lê Duẩn), phường Thành Công ... (còn rất nhiều nơi nữa).
    + Đường ít bị ngập nhất: Khu phố cổ, đường Đê La Thành (đường này không bao giờ bị ngập nhưng cần lưu ý là rất dễ bị tắc do đông người đi).
    + Biện pháp xử lý nếu không tránh được việc lội nước: cứ lội nếu được nhưng cần đem theo quần áo (để đến nơi thay - hơi tế nhị nhưng vẫn cần phải nói).
    + Một điều tối quan trọng nếu chẳng may bạn phải ở trọ ở những khu vực hay bị ngập nước: không có nước sạch để dùng, kể cả nước trong bể (nước bên ngoài tràn vào), vệ sinh không thoát (thật kinh khủng, nhưng đó là sự thực).
    ... Chuyện vẫn còn dài, xin được tiếp tục ở buổi sau
    Cảm ơn vì đã theo dõi!
  4. phuonganh_nb

    phuonganh_nb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    1.264
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn NBT hi` tuy đọc bài này mình hơi sợ nhưng có lẽ đây là kinh nghiệm hì sẽ rất có íc cho nhiều nguời ko những mình, các bạn ở ninh binh và các bạn ở nơi khác ghé vô đây 1 lần nữa căm ơn nhiều ( vì thấy ha nôi wá phức tạp )
    To: NBT co thể dề cập đến việc lên đó ôn thi thì fải như thế nào ko vì mình định lên đó mà học mà
  5. girltimlanh85

    girltimlanh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn NBT nhiều lắm,trước đây cứ nghĩ đi thi ĐH chỉ cần thi tốt là được, nhưng bây giờ mới thấy nhiều vấn đề còn phải lo quá nhỉ
    Để giúp cho các sĩ tử đồng hương đỡ lo hơn NBt phải viết nhiều nữa vào và mau lên nhá..ngày thi sắp đến rồi.............
    NEU NANG LA MAU VANG RUC RO
    THI NHO SUONG NEN NANG MOI LONG LANH.
  6. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục!
    Chuyện đi đường
    Không nên đi xe buýt vào thời điểm thi đại học vì rất dễ tắc đường. Thêm nữa, nếu bạn chưa lần nào đi xe buýt ở Hà nội vào thời gian gần đây thì nên lưu ý một số điều:
    - Chỉ được lên và xuống xe tại những điểm dừng quy định.
    - Nên hỏi trước tuyến đường của xe buýt đó, nếu không bạn sẽ mất rất nhiều thời gian hoặc do nhầm tuyến đường hoặc chưa tới nơi cần xuống đã xuống và phải đi bộ một đoạn khá xa.
    - Chú ý nạn móc túi vào thời điểm xe đông khách.
    Chuyện học ôn cấp tốc
    Sau khi bạn thi tốt nghiệp, theo NBT, bạn không nên theo học các lớp cấp tốc. Lý do:
    - Trong các buổi học, họ gần như là hệ thống lại kiến thức cho bạn, 99% là kiến thức mà bạn đã học, rất ít hoặc là không có mẹo mới và hay.
    - Các lớp học đó rất đông dẫn đến hiệu quả không cao do thường phải ngồi xa, không nhìn thấy bảng và lời giảng. Đặc biệt nóng.
    - Các môn học thường không liền nhau. Bạn có thể chỉ học 2 tiếng đồng hồ, sau đó chờ đợi thêm vài tiếng nữa để học môn tiếp theo. Rất mất thời gian vì nếu quay về nhà thì ngại, ở lại thì chẳng biết ngồi ở đâu.
    - Đắt tiền, ...
    Nếu bạn vẫn có ý định học thì cần lưu ý:
    - Hãy chọn các lớp học do giáo viên các trường như Bách khoa, Xây dựng, Y, Sư phạm, Tổng hợp (cũ) ... tổ chức, địa điểm học trong trường vì các lớp này do các thầy cô giáo của trường đó đảm nhiệm, đảm bảo hơn so với các trung tâm bên ngoài. Làm thế nào để biết các lớp do trường tổ chức? Hãy dành một buổi để tìm hiểu thật kỹ, không cần đăng ký ngay. Nếu bạn là người đăng ký sau, không sao, không còn lớp này thì còn lớp khác và hãy đi học thật sớm để được ngồi bàn đầu.
    - Hãy mạnh dạn nêu thắc mắc, bạn sẽ được giải đáp. Nhưng cần nhớ rằng, câu hỏi phải thực sự có giá trị thì các giáo viên mới trả lời.
    - Sau mỗi buổi học, nếu bạn phải đợi buổi học tiếp theo, hãy lên các giảng đường của trường đó mà tự học. Không ai cấm, không ai làm phiền bạn cả và chẳng ai cần biết bạn là ai. Nhưng cần nhớ, không nên vào các phòng quá vắng, khuất hoặc quá đông người.
    - Thời gian còn lại cho việc học ở nhà là rất ít, do vậy bạn phải hết sức tranh thủ thời gian.
    - Cố gắng tìm nơi ở gần nơi học và ngược lại!
    Lưu ý cho cả hai trường hợp đi học và không đi học cấp tốc
    - Bạn cần quan tâm đến các lớp thi thử (cả ba môn). Có thể lớp mà bạn học người ta đứng ra tổ chức hoặc có thể ở các trung tâm khác tổ chức. Việc đăng ký rất đơn giản, chỉ cần nộp tiền, ghi tên, bạn sẽ được hẹn ngày giờ đến thi thử. Không có người trông coi. Bạn tự làm trong 180 phút, không nên sử dụng tài liệu. Khả năng của bạn sẽ được trả lời sau đó khoảng một tuần. Và bạn sẽ biết được mình còn hổng chỗ nào, tâm lý của mình đã vững chưa, đồng thời, bạn sẽ luyện được thêm cách trình bày bài thi. Còn chi phí thế nào ư? Rất rẻ, khoảng vài chục ngàn cho cả ba môn.
    ... Chuyện vẫn còn dài, xin được tiếp tục ở buổi sau
    Cảm ơn vì đã theo dõi!
    Được ninhbinhtown sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 12/05/2003
  7. messenger

    messenger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    ĐIỂM XÉT TUYỂN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
    Khu vực phía Bắc:
    ĐH Ngoại Ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội):
    Tiếng Anh: 27,5; tiếng Nga (D1) 23,5; (D2) 26; (D3) 28,5; tiếng Pháp 29,5; tiếng Trung (D1) 26,5; (D2 và D3) 32; (D4) 26; tiếng Đức: (D1) 24,5; (D2) 26; (D3) 27,5; tiếng Nhật (D1) 26; (D2) 27,5; (D3) 29,5; (D4) 26; tiếng Hàn Quốc (D1, D2 và D4) 26; (D3) 27.
    ĐHDL và Quản lý Kinh doanh Hà Nội: Điểm tuyển đối với học sinh phổ thông khu vực 3 (NV1: 10; NV2: 11; NV3: 12)
    ĐH Dược Hà Nội: Dược: 22.
    ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội: Giao thông vận tải: 19,5.
    ĐH Giao thông Vận tải cơ sở 2: Giao thông vận tải: 11.
    ĐH Kiến trúc Hà Nội: Kiến trúc công trình: 23; Kiến trúc quy hoạch: 22; XDDD và CN: 20,5; Cấp thoát nước và KTHT&MT: 18,5.
    ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội: Mã ngành D1 701: 27; D1 702 và D2 702: 23; D3 703: 27; D1 704, 705 và 707: 26; D1 706, 708, 400: 25; D1 709, 608 và 609: 24,5.
    ĐH Sư phạm Hà Nội: Toán: 24; Tin: 18; Vật lý: 22; Kỹ thuật: 19; Hóa, Sinh và Kỹ thuật Nông nghiệp: 24; Ngữ văn (C): 24,5; (D): 21,5; Lịch sử: 24; Địa lý (A): 21; (C): 23,5; Tâm lý giáo dục: 20; Giáo dục chính trị: 22,5; Việt Nam học: 19; tiếng Anh: 26; Âm nhạc: 29; Mỹ thuật: 27; Thể dục thể thao: 29,5; Giáo dục mầm non: 21; Giáo dục tiểu học: 20,5; Giáo dục đặc biệt: 18.
    ĐH Thủy lợi Hà Nội: Mã ngành: 101: 18,5; 102 và 104: 16,5; 103, 105, 106, 401: 16; 107: 17.
    ĐH Thủy lợi cơ sở 2: Mã ngành 101: 15,5; 102: 13.
    ĐH Xây dựng Hà Nội: Khối công trình: 20.
    ĐH Y Hà Nội: Bác sĩ đa khoa: 26; bác sĩ Răng Hàm Mặt, bác sĩ Y học cổ truyền: 24,5; cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng, cử nhân kỹ thuật y học: 22.
    Phân viện Báo chí tuyên truyền: Xã hội học: 18,5.
    Học viện Hành chính quốc gia: Hành chính (A): 19; (C): 20.
    Học viện khoa học quân sự: Mã ngành: D1 701, D1 702, D2 702, D1 703, D3 703, D1 704, D2 704, D3 704: 20.
    Học viện Ngân hàng: Tài chính tín dụng: (A): 20,5; (D1): 22.
    Học viện Ngân hàng cơ sở 2: Tài chính tín dụng cơ sở 2 (A): 17,5; (D1): 19.
    Học viện Quan hệ quốc tế: Tiếng Anh, Tiếng Pháp: 21,5; Tiếng Trung: 19,5.
    Học viện Tài chính: Tài chính ngân hàng và kế toán: 19,5.
    ĐH Ngoại Ngữ Tin học: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh QT (A), (D1), Tiếng Anh: 12; Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Tiếng Trung 11; Tiếng Pháp, Tiếng Đức: 10.
  8. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    Đề thi thử
    Nhân chuyện thi thử, hiện nay tui có tới 4 cái đề thi thử môn Toán. Nếu bạn nào thực sự muốn xin mời lên tiếng ngay trong topic này. Tôi sẽ đáp ứng ngay.
  9. tam_hon_cua_da

    tam_hon_cua_da Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Trang web mới rất hay về chương trình thi cử này
    www.khoabang.com.vn
    Các bạn vào đó sẽ có thêm rất nhiều thông tin bổ ích đấy!

    ĐỪNG HOÁ THÂN THÀNH ĐÁ!
    VÌ TÂM HỒN ĐÁ GIÁ BĂNG...!!!
  10. ninhbinhtown

    ninhbinhtown Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2003
    Bài viết:
    583
    Đã được thích:
    0
    NBT post một vài bài kiểm tra (thi) thử môn Toán để các bạn xem qua! Hy vọng là giúp được các bạn một phần nào đó!
    (Lưu ý, do điều kiện kỹ thuật chưa cho phép post các công thức toán học cho nên các bạn vui lòng đọc kỹ).
    Đề số 1 ​
    Câu I. Cho y = (x2 + 3x - 1) / (x - 2)
    1. Tìm tập hợp điểm qua đó có thể kẻ được 2 tiếp tuyến với đồ thị, đồng thời 2 tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.
    2. Tìm 2 điểm thuộc 2 nhánh đồ thị có khoảng cách là bé nhất.
    Câu II.
    1. Giải phương trình:
    2.log3cotgx = log2cosx ​
    2. Tam giác ABC có trung tuyến ma = cạnh c. Chứng minh: sinA = 2sin(B - C).
    Câu III.
    1. Cho 2 số dương x, y thoả mãn (3/x) + (4/y) = 5. Tìm min z = x + y.
    2. Tim m để hệ sau có nghiệm:
    x2 + 2xy - 7y2 >= (1 - m) / (1 + m)
    3x2 + 10xy - 5y2 <= - 2
    Câu IV.
    1. Cho a > 0, a khác 1, f(x) là hàm chẵn xác định trên R. Chứng minh: với mọi x0 thuộc R ta có:
    (xin vui lòng đọc và ghi thành công thức)
    tích phân xác định cận từ -x0 đến x0 của
    f(x)dx / (ax + 1)
    =
    tích phân xác định cận từ 0 đến x0 của
    f(x)dx.
    2. Tính lim(x-->0) của (1 - cosx.cos3x.cos5x.cos7x) / x2.
    Câu V. Cho khối lập phương ABCD A'B'C'D' cạnh a.
    1. Chứng minh A'C vuông góc với (AB'D').
    2. Tính góc giữa AB và (AB'D').
    3. Tính khoảng cách giữa A'B và B'C.

Chia sẻ trang này