1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho các bạn ôn thi đại học!

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi bigmans_hn, 07/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bigmans_hn

    bigmans_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2004
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    0
    Dành cho các bạn ôn thi đại học!

    Chào đại gia đình box Phú Thọ!
    Chúng ta, có người đã từng học đại học hoặc hơn thế nữa, nay tôi đề nghị các bạn có phương pháp học nào tốt nhất hoặc các bạn đã từng đi trước có kinh nghiệm gì thì chúng ta sẽ truyền lại kinh nghiệm và phương pháp cho các bạn đi sau. Bigmans_hn tôi mong rằng những người con đất tổ chúng ta sẽ luôn "vô địch" trong mọi lĩnh vực. Mong mọi người quan tâm hơn đến topic này nhé. Hơn thế nữa cũng tại topic này các bạn có gặp khó khăn gì trong việc học tập của các bạn thì cứ mạnh dạn post bài lên chúng ta sẽ cùng trao đổi và tháo gỡ giúp bạn. Vậy tôi rất rất mong muốn rằng tất cả chúng ta hãy giúp đỡ các bạn đang ôn thi đại học hay các bạn khác gặp khó khăn trong vấn đề học tập.Chúng ta sẽ cùng cố gắng đưa box Phú thọ lên là một trong những box hàng đầu nhé.

    Bigmans_hn
  2. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô chủ đề này của bác! Rất có ý nghĩa!
    Ngoài ra Hili đề nghị nên có một chủ đề đại khái là Thảo Luận Đại Học. Để các bạn sinh viên có thể gặp nhau trao đổi các vấn để trong việc học ĐH, có thể hỏi những câu hỏi về các môn học ở giảng đường và có thể cùng nói về các chương trình nổi bật ở các trường cho nhau nghe. Để nếu trường nào có hội gì lớn lớn thì các anh em bạn bè còn kéo đến xem chứ.
    Như Hili có cậu bạn học Xây Dựng, hic hic. Nó học và biểu diễn ghita suốt cả một năm mà mình không hề biết gì. Hili phải bỏ tiền ra học ghita mà kết quả chẳng đâu vào đâu. Đến khi gặp nó, nó chỉ cho có một giờ đồng hồ bằng mình học cả tháng. Giờ vẫn còn tiếc.
    Chúc box ngày càng phát triển nha!
  3. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, lục trong "đống đồ cũ" của Box mình ra được cái Topic này, chỉ một chút xíu nữa là mình lại lập thêm một chủ đề trùng lặp rồi. Chỉ nốt ngày hôm nay, kỳ thi tốt nghiệp sẽ xong. Kỳ thi gay go Đại học ở phía trước. Box ta có một số thành viên sẽ thi Đại học, vì vậy mình đã "kéo" chủ đề này lên nhằm mục đích để là nơi những người đi trước chia sẻ kinh nghiệm cho những người đi sau. Thành viên nào có kinh nghiệm thi cử hay thì mang ra "phổ biến" cho các em nhé! (Kể cả của bản thân hay sưu tầm được )!
    Các thành viên gặp vướng mắc với bất kỳ vấn đề gì trong học tập, có thể nêu câu hỏi, chắc chắn sẽ có người giải đáp. Nêu câu hỏi thuộc lĩnh vực Xã hội thì dễ gõ rồi . Còn những câu hỏi Toán, Lý, Hoá khi có các ký hiệu đặc biệt như căn, alpha, beta, xấp xỉ,.... thì có thể dùng một trong 2 cách sau:
    1. Nếu máy tính không có sẵn phần mềm Word thì có thể viết hẳn ra bằng lời ví dụ như a xấp xỉ bằng beta... Hoặc có thể dùng thêm một số ký hiệu trong Lập trình như:
    + Căn bậc 2: Sqrt
    + Lớn hơn hoặc bằng: >=, <=
    + Khác <>
    2. Nếu máy tính có sẵn phầm mềm Microsoft Word thì nên gõ ra một file word rồi gửi đính kèm lên theo bài viết. Equation E***or là tiện ích ẩn có sẵn trong Word dùng để gõ phương trình và các công thức có ký hiệu đặc biệt. Để cài đặt theo cách dễ sử dụng nhất nên làm như sau (Đây là kinh nghiệm của bản thân mình, nếu bạn nào có kinh nghiệm khác hay hơn, mong hãy góp ý):
    Đầu tiên, vào Tools> Kích vào Mũi tên kép trỏ xuống> Kích vào Customize> Chọn Keyboard> Trong Catagories, chọn Insert, Trong Commands, kéo thanh trượt xuống phía dưới một chút, chọn InsertEquation> Trong Press New Shortcut Key, nhấn phím Ctrl + 8 (đồng thời 2 phím)> Nhấn Assign> Nhấn Close 2 lần. Để gõ công thức, nhấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + 8 (Đây là phím tắt mà mình thấy thích hợp nhất), Equation E***or còn ẩn trong Word sẽ tự động được cài đặt và hiện lên một bảng khá đầy đủ các ký hiệu toán học. Từ đây, có thể gõ dễ dàng các công thức, phương trình có các ký hiệu đặc biệt. Sau đó có thể ghi lại, rồi gửi kèm file khi nêu câu hỏi. Thành viên nào trả lời được thì tải xuống, trả lời vào đó, rồi lại gửi lên.
    Có gì thắc mắc xin nhắn YM cho: all4countryvn
    Mọi người thấy thế nào? Đó chỉ là ý kiến của cá nhân mình, có gì mời các bạn đóng góp ý kiến!
    Mong rằng Phú Thọ sẽ có nhiều người con học hành thành đạt để góp phần xây dựng quê hương, làm giàu cho đất nước!
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 02:54 ngày 08/06/2005
  4. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Link: Ở đây
    Thi đại học: 4 bí quyết cho thí sinh
    Tự học trước khi thi, chuẩn bị kỹ lương về tinh thần, nghiêm túc và thành thật với kiến thức của mình, làm bài có phương pháp... Đó là 4 bí quyết quan trọng cho một cuộc "vượt vũ môn" thành công

    [​IMG]

    Làm bài nghiêm túc và tự tin là bí quyết thành côngNên tự học trước khi thi
    Sau nhiều năm học tập, HS cần có thời gian tự học để củng cố, nắm vững kiến thức, biến những điều đã học ở trường thành tri thức của mình. Luyện thi cấp tốc tại các lò luyện có thể tiếp cận nhiều thông tin nhưng dễ bị thụ động theo giáo án của giáo viên, bị tác động bởi trong môi trường ồn ào, xa lạ và sẽ mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi tới giờ học, rồi nghe những điều đã biết...
    Tự học trước khi thi sẽ giúp bạn tập trung tâm trí, thời gian để ôn bài, bổ sung lỗ hổng kiến thức, phát hiện tìm tòi nhiều điều hay, tìm ra phương pháp làm bài khoa học. Tự học giúp bạn ghi nhớ kiến thức từng bài, từng phần một cách dứt điểm, lâu bền, sâu sắc và lô gíc, giúp thí sinh đi thi làm bài chính xác, ngắn gọn, sáng tạo, đạt điểm cao.
    Để tự học có hiệu quả, cần có thái độ tự học nghiêm túc, có kỷ luật, nỗ lực hoàn thành mọi bài học theo kế hoạch đặt ra, luôn cầu thị, không tự bằng lòng với kiến thức đã có; biết sắp xếp thời gian hợp lý cho từng ngày, từng môn học; mỗi ngày nên học cả 3 môn thi và dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp. Đừng lãng phí thời gian tán gẫu và những lo lắng không cần thiết.
    Tự học phải toàn diện, không coi nhẹ bỏ qua nội dung nào, biết đầu tư thích đáng cho vấn đề trọng tâm; tổ chức hợp lý các hành động tự học, phối hợp các phương pháp tự học, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi buổi học để nhận thức được vấn đề mới tiếp thu, vấn đề rộng hơn, sâu hơn.
    Chủ động, tự tin và nghiêm túc khi dự thi
    HS phải chủ động vào vốn kiến thức, không học tủ, học lệch, không làm ?ophao? để quay cóp, không trông chờ, ỷ lại vào người khác và càng không nên ?oném tiền qua cửa sổ? lo lót chạy chọt để rồi ?otiền mất tật mang?.
    Để tạo thế chủ động, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, thí sinh cần tập trung ôn luyện cho thật tốt; không hoang mang, lo ngại khi gặp thông tin mới lạ, không để tâm vào những đánh giá thiếu cơ sở của người khác về mình, càng không nên tin vào những lời đồn đại, bói toán. Không quá coi trọng đến việc phải thi và phải đỗ ngay vào ĐH, CĐ vì trên thực tế có rất nhiều con đường tiến thân và cũng có rất nhiều cơ hội để học lên cao.
    Chuẩn bị chu đáo, an toàn cho chuyến đi thi
    Thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết trước khi đi thi. Ngoài những giấy tờ, đồ dùng thiết yếu cho chuyến đi thi như: CMND, giấy báo thi, bút, thước, máy tính& thí sinh nhớ mang theo màn chống muỗi, đồng hồ báo thức và thuốc bổ để giữ sức khoẻ. Thí sinh ở xa đi thi bằng xe ca, tàu hoả cần chú ý cất giấy tờ và tiền cẩn thận để không bị mất cắp lúc đông người hoặc khi ngủ quên.
    Nên thăm dò trước địa điểm thi để bố trí phương tiện, thời gian đi thi cho hợp lý; chủ động gặp thanh niên tình nguyện có mặt ở nhiều địa điểm công cộng để được hướng dẫn tìm nơi trọ, nơi ăn uống, sinh hoạt an toàn phù hợp; tìm trọ trong KTX hoặc trọ gần nơi thi, không nên trọ nơi quá đông người để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tâm lý.
    Trong thời gian đi thi, thí sinh cần ăn đủ chất, không nên ăn uống ở các hàng quán tạm bợ ven đường vì những nơi này thường tranh thủ bán hàng trong vài ngày thi nên giá đắt và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Cần có phương pháp làm bài nhanh, chính xác và khoa học
    Để bài thi hoàn thành kịp thời, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài, thí sinh cần tư duy làm bài nhanh, đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng bài thi, thí sinh cần đọc kỹ đề thi, suy xét từng câu, từng ý và dành thời gian làm đề cương với đầy đủ các ý, các bước ra nháp trước khi làm bài.
    Bài thi cần trình bày lô gích, rõ ràng, sạch sẽ, chi tiết nhưng ngắn gọn để được điểm cao; chú ý làm bài đầy đủ nhưng có sự sáng tạo, độc đáo để được cộng điểm. Làm bài thi lần lượt từ dễ đến khó; Nếu thấy người khác viết được nhiều hơn chớ có sốt ruột làm vội, làm ẩu; vì kết quả cao hay không là ở sự chính xác, đầy đủ, rõ ràng, sáng tạo chứ không phải viết nhiều.
    Sau khi làm bài xong, thí sinh nên bình tĩnh xem xét lại toàn bộ bài của mình. Sau khi thi xong môn nào, thí sinh hãy tạm lãng quên để tập trung vào môn thi sau.
    Theo GD&TĐ
  5. elegant

    elegant Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Chù? 'Ă? nà?y mang tình thơ?i sự ra phẮt. Tớ viẮt mẶt sẮ 'iĂ?m dựa trĂn quan niẶm & kinh nghiẶm cù?a tớ. Hai bè gài & nhưfng bè khàc thi ĐH nfm nay cù?a box ta xem tham khà?o 'ược phĂ?n nà?o thì? tham khà?o, cò?n lài thì? vứt 'i. Những 'ifm t> viết dư>i 'Ăy cĂ lẽ ch? dĂnh cho cĂc mĂn tự nhiĂn. Về mảng xĂ hTi t> khĂng cĂ nhiều kinh nghi?m. Ai cĂ thĂ ph. biến ra.
    Đifm ChĂ Ă 1: Học thật t't lĂ thuyết (''i v>i cĂc mĂn cĂ lĂ thuyết vĂ bĂi tập)Bàn phải hết sức chĂ Ă 'ifm nĂy. ThĂng thường, bàn cĂ cảm giĂc rằng bĂi tập sẽ 'em lai cho bàn nhiều 'ifm hơn vĂ chĂng cĂ vẽ như d. mĂ lại ngắn gọn. Tuy nhiĂn, thực tế cho thấy 'ifm lĂ thuyết luĂn luĂn lĂ 'ifm cứu cĂnh trong thi cử. LĂ thuyết tuy cĂ dĂi hơn bĂi tập nhưng lại d. vĂ nĂ khĂng cĂ nhiều dạng biến hoĂ như cĂc bĂi toĂn. Do 'Ă, học thật t't lĂ thuyết Y nhĂ sẽ bảo 'ảm thi t't phần lĂ thuyết trong phĂng thi. VĂ thế bàn phải học thật t't lĂ thuyết, học hết 'ừng bỏ bĂi nĂo cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng vĂ bĂi nĂy Ăt ra nĂn khĂng học. Học t't 99 bĂi mĂ bỏ học ch? 1 bĂi thĂi cũng 'ủ 'f thi trượt (nếu như khĂng may 'ề thi cho 'Ăng vĂo bĂi khĂng học 'ến) vĂ do 'Ă cả 99 bĂi học t't sẽ lĂ vĂ Ăch. Mu'n cho cĂng lao học tập của mĂnh 'ược 'ền 'Ăp, bàn phải học toĂn di?n 'f 'ảm bảo rằng ra bĂi nĂo mĂnh cũng lĂm 'ược. Hơn nữa, nfm vừa r"i cho thấy 'ề thi bĂy giờ khĂng quĂ khĂ, rất cơ bản cho nĂn vi?c học 'ều, học rTng lĂ rất cần thiết.

    TĂm lại: ChĂ Ă học lĂ thuyết cho thật t't ! 
    Đifm chĂ Ă 2: Luy?n phong cĂch lĂm bĂi thi.Khi Y nhĂ, bàn luĂn cĂ cảm giĂc d. dĂng, 'ề nĂo cũng biết, cũng thấy cĂ vẻ như giải 'ược. Khi vĂo phĂng thi, bàn sẽ thấy chĂng khĂ hơn nhiều mặc dĂ thực chất chĂng khĂng 'ến mức khĂ 'ến như vậy. Điều nĂy xảy ra bYi vĂ: Ơ? nhĂ tĂm lĂ bàn vững hơn, Y nhĂ bàn cĂ 'ủ tĂi li?u 'f tham khảo, cho nĂn bĂ ch- nĂo th? mY sĂch ra tham khảo vĂ Y nhĂ nếu bàn khĂng giải 'ược phần nĂo 'ò cũng khĂng lĂm bàn bng vĂo ch- nĂo mĂnh khĂng biết sẽ lĂm bàn lĂng tĂng vĂ mất tinh thần ngay. Thứ ba, trong phĂng thi nếu bàn khĂng giải 'ược bĂi nĂy sẽ ảnh hưYng về mặt tinh thần rất l>n 'ến vi?c giải cĂc bĂi tiếp theo. Thứ tư, khi lĂm bĂi trong phĂng thi sẽ khĂng cĂ thĂm mTt phĂt nĂo ngoĂi khoảng thời gian quy 'm nĂn cứ ung dung, phải luy?n tập ngay từ bĂy giờ[/I]. CĂc bư>c luy?n tập Y nhĂ như sau:

    Bư>c 1. M-i khi ng"i vĂo giải bĂi tập, bàn phải tập cho mĂnh cĂch suy nghĩ rằng mĂnh 'ang ng"i trong phĂng thi chứ khĂng phải ng"i Y nhĂ. Do vậy, bàn phải học cĂch lĂm bĂi mTt cĂch hết sức nghiĂm ch?nh. C' gắng hết sức 'f giải bằng 'ược như khi mĂnh Y trong phĂng thi thật sự. Tuy?t ''i khĂng 'ược giải bĂi tập theo kifu giải 'ược thi giải, khĂng 'ược thi thĂi mĂ khĂng cần c' gắng. VĂ tuy?n ''i khĂng 'ược giải theo kifu "" cĂch giải bĂi nĂy ta biết r"i, thĂi chuyfn sang bĂi m>i".VĂ dụ, bàn cĂ thf lĂm như sau: M-i khi bàn mu'n giải mTt 'f hoĂn ch?nh thì? bàn phải bỏ ra 'Ăng 3 giờ (khĂng biẮt thơ?i gian thi ĐH bĂy giơ? cò cò?n là? 3 giơ? nưfa khĂng nhì??) 'f giải 'ề 'Ă cho 'ến cĂng. Nếu khĂ bàn cũng phải c' gắng giải cho 'ến hết 3 giờ m>i 'ược ngh?. VĂ quan trong hơn nữa lĂ trong quĂ trĂnh giải 'ề 'Ă Y nhĂ, bàn khĂng 'ược tham khảo bất cứ mTt loại tĂi li?u nĂo, y h?t như trong phĂng thi thật vậy. Nếu bàn luy?n tập 'ược như vậy, khi vĂo phĂng thi bàn sẽ cảm thấy nhẹ nhĂm như Y nhĂ vậy.
    TĂm lại: Học Y nhĂ cũng coi như mĂnh 'ang giải bĂi thi trong phĂng thi thật ! 
    Bư>c 2.&nbsp;Bạn phải hạn&nbsp;chế t'i 'a vi?c nhĂp trong khi lĂm bĂi thi vĂ nếu lĂm như vậy bàn sẽ khĂng cĂ 'ủ thời gian 'f nhĂp r"i m>i lĂm vĂo giấy thi thật. Bàn cứ suy nghĩ vĂ lĂm thẳng ra giấy, nếu thấy sai thi gạch chĂo vĂo phần b< sai vĂ tiếp tục viết vĂo phần giấy cĂn lại của trang giấy. Khi lĂm bĂi viết lĂch phải sĂng sủa nhưng khĂng&nbsp;'ược bỏ thời gian ra tĂ vẽ, nắn nĂt vĂ lĂm thế cũng sẽ mất thời gian vĂ Ăch. Viết cĂch hĂng bất cứ khi nĂo cảm thấy cần thiết vĂ trong phĂng thi họ sẽ cung cấp 'ủ giấy thi. Hết giấy thĂ ngay lập tức giơ tay lĂn xin thĂm giấy, khĂng cĂ vi?c gĂ phải sợ, khĂng cĂ vi?c gĂ phải ngại vĂ giấy thi lĂ tiền của mĂnh 'Ăng l? phĂ dự thi.
    TĂm lại:&nbsp;Hạn chế tĂi 'a vi?c nhĂp mĂ viết thẳng vĂo bĂi thi, sai 'Ău gạch 'Ă vĂ lĂm tiếp vĂo phần giấy cĂn lại !&nbsp;&nbsp;
    Bư>c 3. Củng c' tĂm lĂ trong khi thi. Như tớ&nbsp;'Ă nĂi Y trĂn 'Ăy, khi khĂng lĂm 'ược mTt bĂi, nĂ sẽ ảnh hưYng 'ến cĂc bĂi tiếp theo vĂ nĂ lĂm cho bàn cảm thất lo sợ hơn. Do vậy, trư>c khi bắt tay vĂo lĂm bĂi thi, bàn phải bỏ ra khoảng vĂi 3&nbsp;'Ắn 5&nbsp;phĂt, 'ọc 'ề thi cho thật kỹ lưỡng. Bàn xem xĂt xem cĂu nĂo d. (những cĂu mĂnh 'Ă biết cĂch giải r"i) vĂ cĂu nĂo khĂ hơn (lĂc 'ọc 'Ă? mĂnh vẫn chưa biết cĂch giải). Sau khi 'ọc 'ề thi thật kỹ r"i, bàn m>i bắt tay vĂo lĂm bĂi thi. Khi lĂm bĂi thi, 'f củng c' lĂng tin cho chĂnh mĂnh, bàn phải giải những bĂi d. nhất trư>c, những bĂi bàn chắc chắn sẽ lĂm 'ược bàn phải bắt tay vĂo giải những bĂi 'Ă ngay. Sau 'Ă m>i giải 'ến cĂc bĂi khĂ hơn vĂ cu'i cĂng m>i giải 'ến cĂc bĂi khĂ nhất. NĂn nh> rằng bĂi khĂ chưa chắc 'ược 'ifm cao hơn bĂi d. cho nĂn bĂi d. phải giải trư>c. LĂm như vậy, sau khi giải xong m-i bĂi, bàn sẽ cảm thấy tự tin hơn vĂ 'ầu Ăc sẽ thoải mĂi hơn. Điều 'Ă sẽ cĂ tĂc dụng rất t't cho vi?c giải cĂc bĂi khĂ hơn sau 'Ă. Nhiều khi, lĂc 'ọc 'ề thi bàn khĂng biết giải mTt s' bĂo nĂo 'Ă nhưng do tự tin vĂ 'Ă giải 'ược mTt s' bĂi, bàn cĂ thf giải 'ược những bĂi khĂ mĂ lĂc 'ầu bàn khĂng biết cĂch giải.
    Trong bĂi thi khĂng nhất thiết phải trĂnh bĂy theo trĂnh tự của cĂu hỏi. VĂ dụ, CĂu 1, cĂ 3 phần lĂ a), b) vĂ c). Khi 'ọc 'ề thi, bàn cảm thấy cĂ thf giải 'ược CĂu 1 phần a) vĂ b) nhưng khĂng giải 'ược phần c), bàn cứ giải phần a) vĂ b) sau 'Ă chuyfn sang cĂu hỏi khĂc mĂ mĂnh cĂ thf giải 'ược mĂ khĂng cần phải mất quĂ nhiều thời gian vĂo phần c) vĂ nĂ quĂ khĂ. Khi 'Ă giải hết cĂc cĂu cĂ thf giải 'ược mĂ vẫn cĂn thời gian, bàn cĂ thf quay lại giải phần c) của CĂu 1 nếu cĂ thf. Khi 'Ă bàn cĂ thf trĂnh bĂy trong bĂi thi như sau mĂ khĂng hề b< trừ 'ifm:
    CĂu 1, phần a:CĂu 1, phần b:CĂc cĂu khĂc mĂ bàn cĂ thf giải 'ược trì?nh bà?y ơ? 'Ăy...sau khi 'Ă giải hết cĂc cĂu khĂc cĂ thf giải 'ược mĂ vẫn cĂn thời gian, bàn quay lại giải tiếp cĂu 1 phĂ?n c) như sau:
    CĂu 1, phần c:...Như vậy cĂc cĂu nhỏ trong mTt cĂu hỏi l>n khĂng nhất thiết phải 'ược giải theo trĂnh tự của cĂu hỏi. CĂu nĂo, phần nĂo d. nhất lĂm trư>c, cĂu nĂo khĂ lĂm sau vĂ những cĂu khĂ nhất 'f lĂm sau cĂng!
    (++) LĂm như trĂn khĂng những củng c' yếu t't tĂm lĂ mĂ cĂn 'ảm bảo chắc chắn rằng thời gian cù?a bàn 'ược khai thĂc mTt cĂch t'i ưu. Nếu như bàn giải cĂc cĂu khĂ trư>c, rất nhiều thời gian sẽ b< lĂng phĂ vĂo giải cĂc cĂu khĂ trong khi mĂnh lại khĂng cĂ thời gian 'f giải cĂc cĂu d. mĂ mĂnh cĂ thf giải 'ược. NĂn nh> lĂ cĂu nĂo cĂng khĂ thĂ khả nfng mắc l-i khi giải cĂng cao vĂ do 'Ă khà? nfng 'ược 'iĂ?m cao cĂng&nbsp;thẮp !!!&nbsp;
    Đifm chĂ Ă 3: Học cĂch liĂn h? vĂ gợi nh>.CĂ thf vĂo phĂng thi bàn sẽ khĂng nh> 'ược mTt s' thứ mà? ơ? ngoà?i phò?ng thi bàn nhớ rẮt ròf. ĐĂy cùfng là? hẶ quà? cù?a yẮu tẮ tĂm lỳ và?&nbsp;'iều nà?y&nbsp;thĂng thường xảy ra. CĂ mTt mẹo nhỏ lĂ khi bàn khĂng nh> 'ược mTt thứ gĂ 'Ă, bàn cĂ thf c' gắng quy nĂ về (hoặc liĂn h? nĂ v>i) những thứ mĂnh nh> 'ược 'f từ 'Ă tĂm ra 'iều mĂnh cần tĂm.
    VĂ dụ,&nbsp;do tĂm lỳ cfng thf?ng, bàn khĂng thf nh> 'ược lĂ (a + b)^3&nbsp; ( tức là? (a+b) mùf 3 ) bằng bao nhiĂu. Vậy bàn sẽ lĂm sao trong phĂng thi ? Khi 'ò, thay vì? cứ ngĂ?i nghìf xem nò bf?ng bao nhiĂu 'Ă? thĂm lo lf́ng, bàn cò thĂ? quy vĂ? nhưfng thứ 'ơn giản hơn mà? bàn cò thĂ? nhớ. Chẳng hàn, bàn viẮt (a + b)^3 = ((a + b)^2)x(a+b). NẮu bàn cò?n khĂng nhớ nĂ?i (a+b)^2 bf?ng bao nhiĂu thì? tiẮp tùc viẮt (a + b)^3 = (a + b)x(a+b)x(a+b) và? chì? cĂ?n mẮt mẶt và?i chùc giĂy cò thĂ? nhĂn ra và? cò 'ược kẮt quà?. HiẶu quà? cù?a viẶc suy nghìf kiĂ?u nà?y là? rẮt ròf rà?ng, vì? nò khĂng 'ơn thuĂ?n là? già?i quyẮt càc vẮn 'Ă? toàn hòc như trĂn, mà? nò là? sự phàt huy hẮt hiẶu&nbsp;quà? cù?a nhưfng thứ mì?nh 'àf nhớ 'ược 'Ă? già?i quyẮt càc vẮn 'Ă? ta chưa biẮt/chưa nhớ ra.
    Đifm chĂ Ă 4: Luy?n sự tập trung trong khi học.ĐĂy lĂ mTt 'ifm quan trọng vĂ khi bàn tập trung suy nghĩ vĂo mTt vấn 'ề cụ thf nĂo 'Ă, hi?u quả lĂm vi?c sẽ tfng lĂn gấp nhiều lần. Nếu như vừa học vừa nghĩ 'ến mTt vi?c khĂc (vì dù vư?a hòc vư?a nhớ 'Ắn nù hĂn cù?a chà?ng), thĂ sự học 'Ă khĂng 'em lài cho bàn lại bất cứ mTt hi?u quả nĂo dĂ lĂ nhỏ bĂ nhất. Đf lĂm 'ược 'iều nĂy, trong khi học tuy?t ''i khĂng 'ược nghe nhạc, xem phim hay nĂi chuy?n v>i người khĂc. LĂm những vi?c nĂy sẽ lĂm cho bàn b< phĂn tĂm khi học bĂi. NHiĂ?u ngươ?i cho rằng bẶt nhàc, mơ? phim hò vĂfn hòc 'ược, và? nhiĂ?u khi cò?n cò hiẶu quà? vì? tĂm tràng là?m quen với nĂ?n nhàc mà? mì?nh ưa thìch. Bà?n thĂn tĂi khĂng phù? nhẶn thực tẮ nà?y. Tuy nhiĂn, 'ò khĂng phà?i là? nghe nhàc &amp; hòc cù?ng mẶt lùc, mà? thực chẮt lùc 'ò Ăm nhàc khĂng 'i và?o tĂm trì cù?a bàn. ĐiĂ?u nà?y thực ra cò hài hơn là? cò lợi, bơ?i mẶt lèf rẮt 'ơn già?n là? và?o phò?ng thi bàn khĂng cò nĂ?n nhàc Ắy nưfa, bàn sèf khĂng cà?m nhẶn 'ược mẶt khĂng khì tự nhiĂn như bàn muẮn. Càch luyẶn thi tẮt nhẮt là? luyẶn nhưfng 'iĂ?u kiẶn mà? ta cò ơ? trong phò?ng thi, nhưfng thứ gì? ta khĂng thĂ? cò trong phò?ng thi thì? khi luyẶn ơ? nhà? ta cùfng phà?i "khĂng cò chùng". TẮt cà? càc yẮu tẮ tĂi nòi trĂn 'Ăy, bao gĂ?m luyẶn viẶc là?m quen với thơ?i gian 3 giơ?, với viẶc khĂng ngò tà?i liẶu, với viẶc khĂng nhàp, với viẶc trì?nh bà?y sàng sù?a ngay khi ơ? nhà? chình là? ỳ nà?y, vì? 'Ăy là? nhưfng 'iĂ?u kiẶn thẶt trong phò?ng thi.
    TẮt cà? nhưfng 'iĂ?u tĂi trì?nh bà?y trĂn 'Ăy khĂng thĂ? là?m cho bàn tư? mẶt ngươ?i dẮt mà? 'Ăf ĐH 'ược. Vì? vẶy 'iĂ?m quan tròng nhẮt vĂfn là? kiẮn thức. Tuy nhiĂn, khi cò kiẮn thức khà rĂ?i, cẶng với mẶt quà trì?nh hòc nghiĂm chì?nh và? sự khai thàc tẮi 'a càc yẮu tẮ kỳf nfng thi sèf cho bàn mẶt sẮ 'iĂ?m cao nhẮt mà? bàn cò thĂ? cò, và? sèf cao hơn nẮu với cù?ng kiẮn thức Ắy nhưng với mẶt kỳf nfng thi vụng về hơn.
    Cu'i cĂng, chĂc 2 bè Tereda &amp; Haiminhdang nfm nay sẽ toĂn '- thủ khoa trY LĂSN !
    Nguy.n Vfn TĂo
    Được elegant sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 08/06/2005
  6. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    &nbsp;
    Ôi chà! Không biết em có nhìn chữ ký nhầm không nhỉ? [​IMG]&nbsp;Chào mừng bác NguyenVanTeo trở lại Box. Cảm ơn Bác đã đóng góp cho chủ đề rất có "tính thời sự này". Chúc bác mọi điều tốt lành! [​IMG]
  7. nttminh87

    nttminh87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Hì , năm nay em cũng thi Đại Học , nhưng vì đã có kinh nghiệm ôn thi và thi 1 năm , em cũng xin đóng góp 1 tẹo kinh nghiệm ôn thi môn Văn ( Toán thì em bó tay , ai mà làm theo em thì...chết chắc ; còn Tiếng Anh em học tài tử lắm , ko dám nói gì đến môn này cả , hik ) thế này ạ !
    Hồi năm ngoái , từ lúc đầu năm lớp 12 em đã tự nhắc mình là fải học theo chiến thuật " học bài nào xáo bài ấy " , tránh tình trạng " nước đến chân mới nhẩy " , sẽ rất mệt và ko kịp !!! Nhưng , kế hoạch thì tốt đẹp thế thôi , nhưng....hiện thực thì 1 mầu xám xịt các pác ạ , lớp 12 em lười học hơn tất cả mọi lớp khác , hic hic !!! Đến lúc thi tốt nghiệp xong , em mới bắt đầu...ôn thi DH ( em nói thế này có thể nhiều người ko tin sao mà em lại có thể đỗ được but it''s terrribly truthful !! ) . Toán và Anh em ko đề cập đến ở đây nhé , cái cách em học chỉ có thể áp dụng cho....1 mình em thôi !
    Còn môn Văn thì em học kiểu này :
    # Học kiến thức cơ bản trước tiên : Nói thật là học Văn mà ko có sách thì....ko thể học được . Em lấy 2 quyển SGK ( Lớp 11 và 12 ) + Ôn Luyện môn văn của " pác " Phạm Đăng Bình ( em fải cảm ơn pác này hơi bị nhiều ) . Trước tiên thì phải....thuộc tác phẩm nếu là thơ , còn nếu là văn xuôi thì phải nhớ những dẫn chứng quan trọng ( For ex như cái đoạn " Sự sống nảy sinh từ trong cái chết , hạnh phúc ......" trong Mùa Lạc của Nguyễn Khải chẳng hạn !!! ) , đó là điều trước tiên , sau đó thì phải nhớ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( cái này quan trọng lắm đấy ạ , ta có thể vận dụng nó vào mở bài or phần đầu của thân bài ; mà có năm - năm kia - phần hoàn cảnh ra đời họ tặng chúng ta 2 điểm đấy chứ ko ít đâu ạ ) . Rồi , bây giờ thì đến nội dung của nó , bất cứ 1 tác phẩm nào , dù muốn làm sâu đến đâu , cũng phải có kiến thức cơ bản về nó . Em thì em học thế này ạ : trong quyển sách của pác PDB mà em đã nhắc ấy mà , pác ấy có 1 phần là kiến thức cơ bản về tất cả các tác phẩm được giới hạn trong đề thi DH . Với từng bài em đều đọc 1 lượt , chép lại 1 lượt vào vở cho dễ nhớ hơn và sau đó...học thuộc lòng ( ngắn thôi ajh , bài nào dài nhất cũng chỉ hơn 2 mặt giấy ) , sau khi học thọpc lòng bằng miệng rùi , để kĩ hơn em tiếp tục....chép lại vào 1 quyển vở khác ! Vậy là đã có đủ kiến thức cơ bản , ta có thể làm bất cứ 1 đề nào về tác phẩm đó , nhưng chỉ có thế thì ko bao giờ được điểm cao đâu ạ !
    # Học từng dạng đề , kiểu đề : Từ 1 tác phẩm , em lại bắt đầu thống kê xem có thể ra bao nhiêu đề từ nó , và bắt đầu...giải quyết từng đề 1 . Các dạng đề , kiểu đề thì trong các sách cũng có rất nhiều rồi , nhưng năm ngoái em đặt tất cả niềm tin vào pác Phạm Đăng Bình và pác Trần Đăng Ninh ( Ôn Luyện Môn Văn Thi DH - em ko nhớ chính xác tên sách là gì nhưng nó có 2 tập , 1 tập mầu xanh , 1 tập màu hơi tía tía ấy ) . Đọc một lượt bài mẫu , tìm ra dàn ý chi tiết, đánh dấu những câu " đắt " nhất và thuộc lòng !!! Khi đã tìm ra dàn ý và nhớ được những chi tiết cần thiết thì việc làm bài đơn giản lắm ạ ! Ta cứ làm vậy cho đến khi....ko còn 1 dạng đề nào của bất cứ 1 tác phẩm nào....trở nên xa lạ nữa thì thôi ạ ! Em cũng luyện cho mình 1 thói quen làm bài trong phòng thi , đó là phải tập viết từ nhà trước , mỗi ngày bỏ ra 2 =&gt; 3 tiếng để tập làm 1 bài văn hoàn chỉnh , như vậy khi vào phòng thi sẽ ko thấy hồi hộp và rất quen với cảm giác làm bài ạ !
    Rùi , kiến thức cơ bản đã xong , các dạng đề cho từng tác phẩm cũng đã xong . Giờ đến lúc ta .....refresh lại tất cả . Khoản này cũng hơi mệt ạ ! Em lấy kinh nghiệm này từ báo HHT . Trước khi thi 1 tuần , em đã tự sàng lọc ra những đề quan trọng nhất ( 20 đề ) và....hì hục chép lại ( chép lại bài văn hoàn chỉnh ấy ạ , ko phải dàn ý đâu ) !!! Như vậy , tất cả đã được làm mới lại hoàn toàn trong đầu chúng ta , và yên tâm bước vào phòng thi !!!! Là lá la....

  8. nttminh87

    nttminh87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2005
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0

    Chẹp , nhưng sự đời lúc nào cũng có được như chúng ta muốn đâu ạ , em nói thì nói hay thế thoai chứ em mắc phải hơi bị nhiều sai lầm ạ , mà đến bây giờ em....vẫn con thấy đau . Xin chia sẻ cùng mọi người :
    # Không được bỏ qua bất cứ một tác phẩm nào ạ : Cái này thì đúng là kinh nghiệm xương máu . Em thì em thấy mỗi năm BGD đều ra đề ko có 1 tác phẩm nào được hỏi trong cả 2 đề khối C lẫn khối D ra trùng nhau , thậm chí cả ddề thi tốt nghiệp , thế là em....ung dung tự cho phép mình bỏ qua những tác phẩm đã ra các năm trước ( bắt đầu từ năm thi 3 chung ) . Hậu quả là lúc nhìn đề thi môn Văn khối D em.....suýt ngất :
    Câu 1 : Trình bày về tác gia Nguyễn Tuân ? ( em ko nhớ chính xác từng câu chữ 1 đâu )
    =&gt; Đề thi tốt nghiệp năm ngoái đã ra về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân !
    Câu 2 : Phân tích đoạn thơ sau trong tác phẩm " Tiếng hát con tầu " của Chế Lan Viên :
    " Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
    ..........................................................................."
    =&gt; Đề thi DH khối C năm ngoái đã hỏi về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này !
    Câu 3 : Phân tích tấn bi kịch thứ 2 của Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ?
    =&gt; Đề khối D năm ngoái vừa hỏi về giá trị của tác phẩm Đời thừa xong , hic !
    Thế đấy ạ ! Em gần như đã học đến từng ngõ ngách của tất cả các tác phẩm , chỉ trừ.....đề thi !!!
    Làm bài xong , em chỉ nghĩ mình được khoảng.....5 điểm , nguyên câu lý thuyết đã được 2 điểm mà em thì....
    Hờ , thế mà lúc xem điểm thì em được những...8 . Và đây là 1 trong những lý do khiến bài của em được điểm cao ( em kiểm tra lại và thấy....có lý ) :
    # Viết dài : Cái này là có thật đấy ạ , công nhận người ta bảo " viết dài viết dai viết....dại " nhưng nếu giám khảo mà đọc một bài ngắn cun thì....họ ko buồn chấm đâu ạ . Nên nhớ đây là bài thi DH , nếu thi tốt nghiệp có thể viết ngắn , chỉ cần đủ ý thì vẫn được điểm cao nhưng thi DH thì khác ạ .
    *** Kinh nghiệm viết dài : hehe , với đề năm ngoái em viết....thật sự là ko có thừa quá đến ....2 phút để suy nghĩ cho từng câu , ko nháp 1 chữ nào ạ , kết quả là viết được 4 tờ ! Để bài...dài hơn , ta nên áp dụng tất cả các cách có thể , chẳng hạn với đề năm ngoái có 1 đoạn thơ khá dài , sau khi viết phần mở bài và giới thiệu về đoạn thơ em ...chép lại nguyên si !!! Tiếp đó , khi phân tích từng khổ , lại chép riêng từng khổ ra , phân tích riêng 2 câu 1 , lại chép....và thế là bài dài hơn ! Bài dài thì giám khảo sẽ có ấn tượng tốt hơn ( mẹ em đi chấm thi cũng bảo thế đấy ạ ) , họ sẽ đánh giá rằng mình có đầu tư cho bài viết , như thế cũng đồng thời việc tôn trọng họ =&gt; có cảm tình =&gt; chấm thoáng hơn là điều đương nhiên !
    # Viết câu nhiều điểm trước , ít điểm sau : Tất nhiên là cái này cũng còn tuỳ , nhưng với em 1 cái đề như đề năm ngoái thì.... , em chọn giải pháp làm câu nhiều điểm nhất trước tiên , nhưng phải xác định thời gian cho mỗi câu tương ứng với số điểm cho từng câu đó . 1,5 tiếng cho câu 5 điểm , 1 tiếng cho câu 3 điểm và 30'' cho câu 2 điểm ( lý thuyết ) em nghĩ là hợp lý !
    # Cố gắng trình bầy tất cả những hiểu biết của mình về tác phẩm : đúng đấy ạ , miễn ko gây phản cảm cho giám khảo là được , chỉ cần vận dụng khéo léo 1 chút , bài viết sẽ có cá tính hơn nhiều ! Bài viết cần có ý sâu và ý lướt , ko nên nói ý nào cũng như ý nào ! Có thể mình viết đủ tất cả các ý mà ko tập trung , nhàn nhạt như nhau nhưng cũng ko được đánh giá cao bằng người họ thiếu 1 ,2 ý nhỏ nhưng viết tập trung , viết sâu và hay vào 1 ý quan trọng !!!
    Hơ hơ....em nghĩ mãi mà....chưa ra cái gì nữa cả ! Thôi vậy đã ạ , khi nào nhớ ra em sẽ...post tiếp !!! À mà còn 1 điều cực kì quan trọng nữa là : Phải ăn no trước khi vào phòng thi , cái này đúng lắm đấy , đói là ko thể nào tập trung vào phòng thi được !!!

  9. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Thầy Nguyễn Thượng Võ, cựu giáo viên Toán trường Hà Nội Amstecdam
    Thi ĐH : Bí quyết nằm ở sách bài tập

    [​IMG]

    Thầy Nguyễn Thượng VõTôi vẫn nói với học sinh, ra HN ôn thi, các em mất ba điều: tiền bạc, thời gian và sức lực thì các em phải moi cho được ba điều: Kiến thức cơ bản, cách trình bày và tốc độ làm bài.
    Kiến thức cơ bản ở đâu?
    Để đạt điểm cao, trước hết HS phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản ở đâu, thì đó là ở trong sách giáo khoa (SGK).
    Tôi đi ôn thi nhưng vẫn khuyên các học trò: Các em không cần đến các lò mà vẫn có thể đỗ được. Không cần mua sách gì cao siêu, chỉ cần mua đúng SGK của nhà nước, đặc biệt là 3 cuốn sách bài tập (SBT) Toán, lớp 10, 11, 12.
    Tại sao lại là sách bài tập toán? Là vì đề thi ĐH có tới gần một nửa là kiến thức từ lớp 11 và lớp 10. Vì vậy cần có ông thầy tổng kết lại cho.
    Nếu không có thầy thì cứ sách bài tập mà làm, lầm tất cả bài tập trong đó là đã có thể yên tâm vào phòng thi ĐH. Trong SBT có cả đáp số, mình làm xong thấy sai thì có thể đối chiếu, tự tìm ra cái sai. Bí quá có thể hỏi các thầy giáo ở địa phương, tôi tin là các thầy đều có thể giải thích được.
    Hai đề năm 2003 về tính giá trị lớn nhất nhỏ nhất còn cũng y hệt dạng đề trong SGK, con số còn không lẻ bằng SGK. Đề tích phân khối B năm ngoái còn dễ hơn SGK. Vì sao HS vẫn không làm được, vì coi thường SGK.
    Đừng tách ra luyện thi khối A, khối B, khối D vì không có sự chênh lệch rõ rệt về độ khó. Đề năm 2004, câu Tích phân của khối B khó hơn khối A.
    Tất nhiên, cũng có những câu của đề khối A ra khó hóc búa để tìm HS giỏi. VD đề khối A năm vừa rồi có thể có câu 5 được 1 điểm để chọn HS giỏi.
    Một kinh nghiệm là đừng quá chú tâm vào câu quá khó, đừng có tham bát bỏ mâm. Thà cứ làm tốt tất cả các câu còn lại đi, để được 9 điểm cũng đã đủ đỗ.
    Cách trình bày: Sử dụng giấy nháp đúng lúc, đúng chỗ
    Những tính toán lặt vặt đừng có làm vào bài thi, hãy tính ra giấy nháp, Một bài thi chỉ 6-8 mặt giấy là vừa, có người làm đến 12 mặt giấy thì quả là khủng khiếp. Trong hoàn cảnh trời nắng nóng, tìm mãi không thấy đáp số, dễ gây ức chế cho người chấm bài.
    Ví dụ, sau khi tính được tích phân, dùng định nghĩa thay giá trị cận trên cận dưới, khi thay số vào có thể làm ra giấy nháp và điền kết quả vào, vì người ta có thể nhẩm được, không thầy nào chấm điểm cho anh khi anh thay số vào cả.
    Hoặc như khi giải phương trình bậc hai, anh không cần phải tính delta trong giấy thi, làm luộm thuộm, dài dòng. Nếu không nhẩm được nghiệm thì tính ra giấy nháp và điền kết quả.
    Khi vẽ hàm số, tôi vẫn dạy học sinh vẽ chính xác không cần chú trọng bằng vẽ đẹp.
    Tốc độ làm bài: Làm luôn ra giấy thi
    Có những người nhờ tôi chấm lại bài trên giấy nháp, thấy đúng hết những điểm vẫn thấp. Đó là vì khi anh làm bài trên giấy nháp thì anh tập trung, khi anh chép ra bài thi, đầu đầu óc bắt đầu ?olỏng?, vì chủ quan, nghĩ là làm xong rồi.
    Thậm chí có em vừa chép vừa nghĩ ra cách giải bài khác nên dòng nọ đánh dòng kia, nhầm con số, vậy là giấy nháp đúng còn bài sai. Vì vậy nên hết sức hạn chế giấy nháp. Hạn chế giấy nháp để tăng tốc độ làm bài.
    Ví dụ giải phương trình bậc hai, anh không cần ghi các bước tính ra, hoàn toàn có thể tính ra nháp rồi viết vào vừa sạch đẹp.
    Một điều nữa tôi muốn nói, đó là các bạn đừng xao động tâm lý vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ tôi thấy các tin đồn đó là chính xác cả.
    Tuần cuối cùng trước khi thi không học thêm ở đâu hết, không làm bài tập, anh phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối. Chúng tôi đi chấm bài, cái sợ nhất là sai cơ bản, sai cơ bản là gạch ngay.
    Cái thứ hai là sợ lạc đề, văn lạc đề, sử lạc đề toán cũng có lạc đề vì anh không đọc kỹ đầu bài. VD: Tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đi qua. Tại điểm chỉ có 1 tiếp tuyến, đi qua có nhiều tiếp tuyến. Chính vì HS không đọc kỹ đề nên mới nhầm
    Sau khi phát đề, đừng có cắm đầu làm ngay, hãy dùng 5 phút phát đề để đọc kỹ, gạch ra những ý chính, những từ quan trọng trong đề. Câu nào khó thì đánh dấu hỏi (?) ra bên cạnh. Người ta hỏi tính diện tích thì gạch từ&nbsp; diện tích, khoảng cách thì gạch chân từ khoảng cách?để tránh bị nhầm.
    Câu dễ làm trước câu khó làm sau. Đừng tỏ vẻ ta đây có "răng cứng" mà làm "phần xương" nhất trước, đến khi xong thì đã hết cả thời gian mà làm câu nạc rồi. Câu nào dễ, HS nên làm ngay vào giấy thi, chỉ tính ra nháp cái lặt vặt thôi.
    Dấu cộng trừ nhân chia phải hết sức cẩn thận. Rõ ràng. Căn, logarit?nên viết ra đằng sau, con số viết lên đằng trước. Đơn giản thế này, viết căn hai nhân 3, chỉ cần anh kéo dài dấu căn một chút, sẽ thành căn của hai nhân ba. Vì vậy nên viết ba lên trước, thành ba nhân căn hai thì anh có kéo dấu căn dài đến bao nhiêu cũng không sợ.
    Trong bài thi, HS vẽ hình elíp, hình tròn đừng nên dùng compa, dễ bị rách giấy. Nên dùng thước có khoét sẵn hình tròn và hình elíp. Kích thước to nhỏ không quan trọng vì nó phụ thuộc vào việc mình đặt. Vẽ tay nhiều khi hình elip trông giống? củ khoai.
    Sử dụng máy tính, trừ khi dùng thật thành thạo hãy sử dụng vào việc tính những hàm phức tạp. Có những người tính bằng máy tính xong lại phải tính bằng tay vì không tin tưởng vào kết quả đó, vừa mất thời gian vừa gây ức chế tâm lý.
    Tiếp nữa là đừng dùng hai thứ mực, đừng dùng bút xoá vì như vậy có thể coi là đánh dấu bài. Nếu viết sai, các em cứ gạch đi viết lại.
    Theo Sinh Viên Việt Nam
    -------------------
    TPO, Link: đây
  10. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Ôi, ai đang thi đại học bỏ thời gian đọc hết mấy mấy trang này chắc là tẩu hoả nhập ma mất, còn thi cử gì nữa. Mà mình nghĩ những ai chuẩn bị thi chắc chẳng vào đây mấy mà đọc đâu.

Chia sẻ trang này