1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho các bạn THPT-Luyện thi đại học

Chủ đề trong 'Toán học' bởi barcahollandfan, 30/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ca_ko_an_muoi_ca_buou_co

    ca_ko_an_muoi_ca_buou_co Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    118
    thi DH xong rùi,giờ cho mấy đứa lên 12 thử sức
    Nào mời bà con,anh em cùng giải:
    a,b,c là ba cạnh of 1 tam giác
    CMR: 2(a/b+b/c+c/a) >= a/c+b/a+c/b+3
  2. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị giải giúp em được không ?
    1/ Cho 0<b<a<2 va 2ab<=(a+2b)
    CMR: a2 + b2 <=5
    (Đại học Ngoại thương)
    2/ Cho a,b,c thuoc [0,1]
    CMR: a/(b+c+1) + b/(c+a+1) + c/(a+b+1) + (1-a)(1-b)(1-c) <=1
    (Bộ đề tuyển sinh)
    Cám ơn các bác !
  3. gravitational_boy

    gravitational_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Text
  4. chungtm2000

    chungtm2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    cái này của bác giải rồi mà, bác tìm lại đi
  5. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Có bài này em đọc nhưng không hỉu :
    y = f(x) = x3 - 3x2 +3mx +3m+4 =0 (Cm)
    Tìm m để (Cm) tiếp xúc với trục hoành
    Trong sách HÀM SỐ của Trần Phương giải như sau:
    Xét phương trình tương giao của (Cm ) và Ox:
    x3-3x2+3mx+3m+4=0 <=>(x+1)(x2-4x+3m+4)=0<=> x=-1 hoặc
    g(x) =x2-4x+3m+4) = 0
    ( Cm) tiếp xúc với Ox <=> hoặc g(-1) =3m+9=0 hoặc
    delta ''g = -3m=0
    <=>m=-3 hoặc m=0
  6. kirpf

    kirpf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Có bài này em đọc nhưng không hỉu :
    y = f(x) = x3 - 3x2 +3mx +3m+4 =0 (Cm)
    Tìm m để (Cm) tiếp xúc với trục hoành
    Trong sách HÀM SỐ của Trần Phương giải như sau:
    Xét phương trình tương giao của (Cm ) và Ox:
    x3-3x2+3mx+3m+4=0 <=>(x+1)(x2-4x+3m+4)=0<=> x=-1 hoặc
    g(x) =x2-4x+3m+4) = 0
    ( Cm) tiếp xúc với Ox <=> hoặc g(-1) =3m+9=0 hoặc
    delta phẩy g(x)= -3m=0 <=>m=-3 hoặc m=0
    Cái đoan có đánh dấu ấy em không hiêủ lắm.
    Được kirpf sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 21/11/2004
    Được kirpf sửa chữa / chuyển vào 10:47 ngày 21/11/2004
    Được kirpf sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 21/11/2004
  7. chungtm2000

    chungtm2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
  8. vanthekt

    vanthekt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Một bài toán hình học nhìn từ nhiều phương diện.
    Bài tập trong Sách giáo khoa HÌNH HỌC Lớp 12
    Trong mặt phẳng Oxy hệ tọa độ Đềcac vuông góc cho M(2,5)
    và đường thẳng (d) : x + 2y - 2 = 0 .
    Viết phương trình đường thẳng (d'') đối xứng với (d) qua M.
    Cách 1. Lấy 2 điểm thuộc (d) cho đối xứng qua M ta được 2 điểm thuộc (d'') và lập phương trình đường thẳng qua 2 điểm vừa tim được
    A(0; 1) thuộc (d) tìm được A''(4; 9) thuộc (d'').
    Tương tự. B(2; 0) thì B''(2; 10).
    Vậy đường thăng (d'') qua A'', B'' có phương trình.
    (2 - x )/(4 - 2) = (y -10)/ (9 - 10) <=> x + 2y - 22 = 0.
    Cách 2. Lấy 1 điểm thuộc (d) cho đối xứng qua M ta được 1 điểm thuộc (d''). Do M(2; 5) không thuộc (d) nên (d'') song song với (d) và lập phương trình đường thẳng qua điểm vừa tim được và song song với (d)
    Kết quả.
    A(0; 1) ta có A''(4; 9) và (d''): (x - 4) + 2(y - 9) = 0 <=> x + 2y - 22 = 0.
    Cách 3. Lấy điểm A thuộc (d) có tọa độ dang tham số, cho đối xứng qua M ta được điểm M'' thuộc (d'') ( cũng có tọa độ dạng tham số). Từ tọa độ M'' ta có phương trình đương thẳng (d'')
    Kết quả>
    (d) có phương trình dạng tham số là
    x = 2 - 2t
    y = t
    => A(2-2t; t) cho đối xứng qua M(2; 5) ta đựợc A''(x''; y'')
    mà x''= 4-(2-2t)
    y''= 10-t
    hay A''(2+2t; 10-t).
    Vậy (d'') có phương trình
    x = 2+2t
    y = 10-t <=> x + 2y - 22 = 0.
    Cách 4. đổi hệ trục tọa độ Oxy về hệ trục O''XY ( gốc M). Từ đó M là gốc mới nên (d) và (d'') đối xứng qua gốc mới và thuật toán hàm lẻ mà các bạn đã biết.
    Công thức đổi trục
    x = 2+ X
    y = 5 +Y
    M(2; 5) trở thành O''(0; 0)
    Đường thẳng (d) x+2y-2=0
    trong hệ tọa độ mới có phương trình (2+X) +2(5+Y)-2=0
    <=> X+2Y+10=0.
    Vì (d'') đối xứng với (d) qua M tức qua gốc mới nên ta đổi X -> -X, Y -> -Y
    ta được
    (d'') -X+2(-Y) + 10 = 0
    hay X +2Y - 10 = 0
    do X= x- 2
    Y = y - 5 nên
    (d'') (x-2) + 2(y-5) -10 = 0 <=> x + 2y - 22 = 0.
    Rất mong các BẠN góp ý.
    TÔI CÙNG CÁC BẠN ÔN THI
  9. vanthekt

    vanthekt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cho parabol (P) có phương trình 2y - x2 = 0
    và đường thẳng (d) 2mx -2y + 1 = 0
    a) Chứng minh rằng với mọi m, đường thẳng (d) luôn đi qua tiêu điểm của (P) và cắt (P) tại 2 điểm phân biệt M, N.
    Tìm quỹ tích trung điểm của MN khi m thay đổi.
    b) Tính góc tạo bởi hai tiếp tuyến của (P) tại M, N.
    Bạn có biết rằng : Đây là tính chất sơ cấp gì của đường Parabol, hãy tìm ra các bài toán có cách hỏi khác về tính chất này.
  10. vanthekt

    vanthekt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bài Toán 2 ( Đề thi của Trường ĐH Mỏ-Địa chất)
    Cho parabol (P) y2 = 4x
    a) Chứng minh rằng với mọi điểm N trên đường chuẩn, luôn kẻ được 2 tiếp tuyến tới (P) tại T1, T2 của (P) và 2 tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.
    b) Lập phương trình đường thẳng T1T2. Chứng minh rằng T1T2 luôn đi qua 1 điểm cố định.
    c) Với mỗi điểm M thuộc (P), M khác gốc O, tiếp tuyến tại M cắt Õ, Oy tại A và B. Tìm quĩ tích trung điểm I của AB.
    Chúc các BẠN ôn thi thành công

Chia sẻ trang này