1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Dành cho các yêu cầu về văn bản, tài liệu]

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 05/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Trùi. Đúng rùi. Nhưng mừ tớ kô gặm được tiếng Mẽo ...
  2. ice_in_flame

    ice_in_flame Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    ai có mẫu hợp đồng biểu diễn nghệ thuật khong
    em cần rất rất rất gấp ạ
    cám ơn nhiều
    email em là iceinflame@gmail.com
    Được ice_in_flame sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 24/10/2006
  3. yeututrongquakhu

    yeututrongquakhu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    các bác có ai có tài liệu gì về luật sở hữu nói chung không các bác Em tìm mãi mà không thấy đâu cả mà đang sắp có hội thảo trong trường rồi nên cần gấp lắm . Mong các bác giúp đỡ ! Thanks!!!
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi cần văn bản chi tiết về nghị định này .
    Anh em nào có làm ơn phổ biến hộ .
    Cám ơn .
    =========
    Thứ Sáu, 17/11/2006, 17:41 (GMT+7)
    Ban hành Nghị định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm cả quan hệ hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự theo pháp luật nước ngoài, hoặc phát sinh ở nước ngoài.
    Nghị định bao gồm 3 chương và 22 điều, quy định chi tiết việc áp dụng pháp luật đối với việc xác định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài; xác định người bị mất tích hoặc chết; về quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ; và các hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự đơn phương v.v. có yếu tố nước ngoài.
    Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan có yêu cầu trong việc xác định luật pháp được áp dụng và cung cấp các văn bản pháp luật nước ngoài được áp dụng.
    Nghị định này thay thế Nghị định số 60/CP ngày 6 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Theo Website chính phủ
    Nguồn: Nghị định số 138/2006/NĐ-CP
  5. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Em tải cái nghị định này lên mà mãi ko được, thôi thi paste ra đây bác đọc tạm, nếu cần file.doc thì bác cho em cái địa chỉ email
    -------
    CHÍNH PHỦ
    Số : 138/2006/NĐ-CP
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2006
    NGHỊ ĐỊNH
    Quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự
    về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Nghị quyết số 45/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
    NGHỊ ĐỊNH :
    Chương I
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sù về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. ?oQuan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài? là:
    a) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    b) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
    2. ?oNgười nước ngoài? là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.
    3. ?oNgười Việt Nam định cư ở nước ngoài? là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam ®ang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
    4. ?oCơ quan, tổ chức nước ngoài? là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.
    5. ?oPháp nhân nước ngoài? là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
    6. ?oGiao kết hợp đồng dân sự vắng mặt? là việc giao kết hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác mà các bên giao kết hợp đồng không có mặt tại cùng một địa điểm để ký kết hợp đồng.
    Điều 4. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế
    1. Việc áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế tuân theo quy định tại Điều 759 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Phần thứ bẩy của Bộ luật dân sự và quy định của Luật chuyên ngành khác về cùng một nội dung, thì áp dụng quy định của Luật chuyên ngành.
    3. Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viện dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có môi squan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và ngiã vụ công dân.
    Điều 5. Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đối với yêu cầu áp dụng pháp luật
    Trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự hoặc áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
    Chương II
    QUY ĐỊNH CỤ THỂ
    Điều 6. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
    1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự.
    Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự
    2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
    Điều 7. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
    1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật dân sự.
    Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
    Điều 8. Xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi d©n sù
    1. Việc áp dụng pháp luật để xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi d©n sù tuân theo quy định tại Điều 763 của Bộ luật dân sự.
    Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xác định người đó không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo các quy định từ Điều 21 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định người đó không có năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
    Điều 9. Xác định người bị mất tích hoặc chết
    1. Việc áp dụng pháp luật để xác định một người bị mất tích hoặc chết tuân theo quy định tại Điều 764 của Bộ luật dân sự.
    Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xác định người đó mất tích hoặc chết tuân theo các quy định từ Điều 78 đến Điều 83 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp người bị mất tích hoặc bị coi là chết không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc áp dụng pháp luật để xác định người đó bị mất tích hoặc bị chết tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
    Điều 10. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài
    1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài tuân theo quy định tại Điều 765 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật dân sự.
    Điều 11. Quyền sở hữu tài sản
    1. Việc áp dụng pháp luật về quyền sở hữu tài sản tuân theo quy định tại Điều 766 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được áp dụng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tuân theo các quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    Điều 12. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
    1. Việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 767 của Bộ luật dân sự.
    2. Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó.
    3. Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
    Điều 13. Thừa kế theo di chúc
    1. Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc được xác định theo ph¸p luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch. Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự và Nghị định này.
    2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc.
    Điều 14. Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt
    1. Việc áp dụng pháp luật về địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt tuân theo quy định tại Điều 771 của Bộ luật dân sự.
    2. Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử mà bên đề nghị giao kết hợp đồng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được xác định theo Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.
    Điều 15. Hợp đồng dân sự
    1. Việc áp dụng pháp luật về nội dung của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 769 của Bộ luật dân sự.
    2. Việc áp dụng pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 770 của Bộ luật dân sự.
    3. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nội dung và hình thức hợp đồng dân sự thì tuân theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII và Chương XVIII Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    Điều 16. Giao dịch dân sự đơn phương
    Nội dung và hình thức của giao dịch dân sự đơn phương được xác định theo pháp luật của nước nơi bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch dân sự đơn phương đó cư trú hoặc nơi người đó có hoạt động kinh doanh chính.
    Điều 17. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
    1. Việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tuân theo quy định tại Điều 773 của Bộ luật dân sự.
    2. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tuân theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
    Điều 18. Quyền tác giả và quyền liên quan
    1. Quyền tác giả của cá nhân là người nước ngoài, tæ chøc nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định từ Điều 736 đến Điều 743 của Bộ luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tÕ mà Việt Nam là thành viên.
    2. Quyền liên quan đến quyền tác giả của cá nhân, tổ chøc nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định tại Điều 744 đến Điều 749 của Bộ luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    Điều 19. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
    Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tuân theo các quy định tại các Điều 750 đến Điều 753 của Bộ luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    Điều 20. Chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài
    Trong trường hợp các bên không thoả thuận trong hợp đồng về việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ, thì việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với cá nhân, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài phải tuân theo các quy định từ Điều 754 đến Điều 757 của Bộ luật dân sự, các quy định có liên quan của Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.
    Điều 21. Thời hiệu khởi kiện
    Việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện tuân theo quy định tại Điều 777 của Bộ luật dân sự.
    Chương III
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 22. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    2. Theo yêu cầu của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các việc hoặc các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan có yêu cầu trong việc xác định pháp luật được áp dụng và cung cấp các văn bản pháp luật nước ngoài được áp dụng.
    3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG
    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh,
    thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng *************;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
    - Văn phòng Quốc hội; *************** - đã ký
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - BQL KKTCKQT Bờ Y;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - Học viện Hành chính quốc gia;
    - VPCP: BTCN, các PCN,
    Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
    Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, XDPL (5b). Trang
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn rất nhiều .
  7. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu sách hay: Anthony Aust, «Handbook of International Law»
    ? A comprehensive but concise overview of international law
    ? The author''s clear and accessible style makes the subject understandable to non-international lawyers, non-lawyers and students. His practical approach reflects his experience of 35 years as a legal adviser in a leading foreign ministry.
    ? Provides numerous references to sources and other materials, including many authoritative and useful websites
    Contents:
    1. International law; 2. States and recognition; 3. Territory; 4. Jurisdiction; 5. The law of treaties; 6. Diplomatic privileges and immunities; 7. State immunity; 8. Nationality, aliens and refugees; 9. International organisations; 10. The United Nations, including the use of force; 11. Human rights; 12. The law of armed conflict; 13. International criminal law; 14. Terrorism; 15. The law of the sea; 16. International environmental law; 17. International civil aviation; 18. Special regimes; 19. International economic law; 20. Succession of states; 21. State responsibility; 22. Settlement of disputes; 23. European Union.
    Địa chỉ
    Rapidshare link :
    http://rapidshare.com/files/5313559/Cambridge_-_Handbook_of_International_Law_2005.pdf
    http://rapidshare.com/files/5313559/Cambridge_-_Handbook_of_International_Law_2005.pdf
  8. nhahoanghoa

    nhahoanghoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có cái hợp đồng LOGISTICS cho em xin với. Cám ơn nhiều
  9. goikhobo

    goikhobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2005
    Bài viết:
    1.795
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào có cái Nghị định 101- Tiếng Anh về đăng ký lại công ty nước ngoài theo Luật đầu tư, thì cho em với nhé,
    Thanks các bạn rất nhiều
  10. Nimi

    Nimi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Em đang cần tìm tất cả các tài liệu liên quan đến LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ ( đặc biệt là của Việt Nam và Trung Quốc). Ai có tài liệu, hoặc biết ở đâu bán , hoặc tải ở trang nào xin mách giúp em. Em xin chân thành cám ơn!!!
    Địa chỉ email của em: luatcuaninh@yahoo.com.vn

Chia sẻ trang này