1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho môn sinh KARATÉ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lanhdienthusinh, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. karatedo

    karatedo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu đồng chí Lanhdienthưsinh post bài tiếp. Me đang đọc mà bị dừng thế này thì cụt hết cả sướng đấy . Mong rằng đồng chí nguyện theo yêu cầu của tôi post bài nhanh để tui còn học hỏi và mở rộng thêm kiến thức của mìn. Thank alot of....
    Va^n Voi
  2. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    2. Những nguyên lý trong Karaté - Điều huyền bí đơn giản.
    Đối với nhiều người, sức mạnh thể hiện qua các kỹ thuật công thủ của Karaté có vẻ như khởi xuất từ một điều huyền bí được mật truyền.
    Đó là một ngộ nhận rất lớn. Các nguyên lý căn bản của kỹ thuật Karaté thể hiện rất rõ tính khoa học về cách vận động của cơ bắp và tính chính xác của các xu hướng tâm lý. Điều huyền bí, nếu muốn gọi như thế , chỉ đơn giản là phương pháp rèn luyện để tận dụng được cách vận động của cơ bắp cùng các xu hướng tâm lý của con người.
    Nói một cách khác, điều mà nhiều người gọi là huyền bí chỉ gói gọn trong các phương pháp tâm lý vận động và sinh lý vận động tự nhiên
    + Nhận thúc về vận động sinh lý
    Mục đích cụ thể của võ thuật là đưa người rèn luyện vưọt lên khỏi trạng thái yếu hèn nên hướng nhận thức về các vận động sinh lý chỉ đặc biệt chú trọng về các vận động tạo sức mạnh. Một cách khái lược, các nguyên lý của Karaté , dựa theo các vận động sinh lý , đã hình thành với ba điểm chủ yếu : cách tạo lực, cách tập trung lực và cách sử dụng lực phản hồi.
    1) Tạo lực tối đa
    Mọi động tác của cơ thể đều gắn liền với các vận động co, duỗi của cơ bắp và chính các vận động co duỗi này chính là nguồn cội của sức mạnh. Một đặc điểm đã được khoa học chứng nghiệm là cường độ sức mạnh gia tăng theo tốc độ co duỗi của cơ bắp. cơ bắp càng co duỗi nhanh thì sức mạnh của động tác càng lớn. Cho nên, để tạo ra sức mạnh, kỹ thuật karaté đặt nặng vấn đề kiểm soát vận động co, duỗi của cơ bắp và thúc đẩy cho đạt tới tốc độ cao nhất
    2)Tập trung lực
    Có lực nhiều nhưng luôn bị phân tán thì không thể mạnh. Cho nên tập trung lực là điểm chủ yếu thứ 2 không thể quên. Tập trung lực là gom lực của mọi cơ bắp tụ lại đúng lúc, đúng chỗ cho mục tiêu của một động tác. thí dụ để nâng một vật nặng hoặc kết thúc một đòn đánh. càng gom được lực của nhiều cơ bắp thì sức mạnh của dộng tác càng tăng.Nhưng lại không thể quên điều này : Tập trung chỉ thực sự hiệu quả khi có sự phối kết hợp lý lực của các cơ bắp khác nhau. Thí dụ, các cơ bụng và vùng xương chậu mạnh nhưng phát lực chậm trong khi các cơ khác phát lực mau nhưng yếu hơn. Phối kết hợp lý là phát động các cơ chậm trước rồi mới tới các cơ nhanh sao cho khi va chạm mục tiêu thì tất cả cùng phát lực. Ngoài ra , không lúc nào được quên yếu tố tốc độ với đặc tính càng nhanh càng mạnh.
    3) dùng lực phản hồi.
    Vật lý học xác nhận mỗi tác động luôn có một lực phản hồi bằng với nó. Trong Karaté, việc vận dụng lực phản hồi rất được chú trọng. Thí dụ : Khi một tay đấm thì tay kia rút về hông. Việc rút tay kia về hông không thể coi nhẹ vì lực phẩn hồi của nó sẽ tăng thêm sức mạnh cho trái đấm của tay đấm. CŨng thế, trái đấm sẽ mạnh hơn nữa khi chân sau ấn mạnh lên nền nhà. Việc này cũng tạo ra một lực phản hồi đi xuyên ngược qua thân thể về cánh tay đấm. Phức tạp hơn là chính bàn tay đấm cũng tạo ra một lực phản hồi để thêm sức mạnh cho nó. lực phản hồi của bàn tay đấm khi va chạm sẽ dội ngược lại cơ thể xuyên suốt tới hai chân để sau đó bật trở lại về chính tay đang đấm.
    NGoài 3 điểm đầu tiên, hơi thở cũng góp phần rất lớn trong việc tạo lực. Vì thế cần phải kiểm soát hơi thở để phối hợp với vận động cơ bắp. Thường khi thở ra cơ sẽ co lại và khi hit vào cơ bắp sẽ thư giãn . Trong karaté, cần nhớ thở ra khí đã tung đòn và hít vào khi đã dứt đòn.
    + Nhận thức về tâm lý
    Có sức mạnh thể lực vẫn chưa hoàn toàn mạnh nếu tâm lý thiếu vững vàng. sự kiện này đã đươc lý giải qua hai thuật ngũ cổ truyền của môn phái Karaté là Mizu No KoKoro (tinh thần như mặt nước) và Tsuki No KoKoro (tinh thần như ánh trăng) .
    mặt nước luôn phản chiếu mọi vật trong tầm của nó. Nếu mặt nước lay động các hình ảnh phản chiếu sẽ méo mó tức sai lệc so với thực tế. Hơn nữa , khi lay động, chính hình ảnh của mặt nước cũng không giữ được nguyên trạng. Với võ sĩ Karaté , sự lay động này chính là những ưu tư, bối rối trong đầu óc. Lâm vào tình thế ưu tư, bối rối thì sẽ không kiểm soát nổi mình và cũng không thể nhận rõ được đối thủ. CHo nên, nói tinh thần như mặt nước phẳng lặng là đòi hỏi đạt tới trạng thái luôn bình ổn, thanh thản trong đầu óc, dù trong tình hưống nào.
    Ánh trăng bao giờ cũng chiếu sáng đều khắp nếu không bị cản trở bởi những cụm mây. Giữ tinh thần như ánh trăng soi khắp thì cần phải xua tan hết mọi đám mây che phủ. Chỉ như thế, ánh trăng mới bao trùm hết vạn vật. nói một cách khác nếu còn những cụm mây, ánh trăng sẽ bị hạn chế. Đối với võ sĩ Karaté, những cụm mây này chính là những tình huống căng thẳng , xao lãng của tinh thần khiến cho không thể bao quát được toàn bộ thực thể mà mình cần đối phó. Như thế dù có bình thản đến mức nào cũng chưa chắc nắm vững mọi mối hiểm nghèo vì tầm nhìn đã bị hạn chế.
    Tóm lại, các nguyên lý tâm lý trong Karaté có thể diễn tả bằng hai thuật ngữ của phật giáo..... Viên tịnh và viên thông. Rọi khắp như ánh trăng và phẳng lăng như mặt nước là điều không thể quên, nếu muốn vưọt qua trạng thái yếu hèn.
    + Kết hợp tâm và sinh lý
    Tự thân các nguyên lý sinh lý và tâm lý dù thực sự hiệu quả thì mức thành tựu của người rèn luyện vẫn bị hạn chế nếu thiếu sự phối hợp cả hai mặt. Có thể tưọng tượng qua hình ảnh một chiếc điện thoại. Đường dây và bộ nói đều tốt những thiếu dòng điện thì tất cả đều vô hiệu. Đường dây và bộ nối có thể ví như những thành tựu trong thể lực do rèn luyện các nguyên lý về sinh lý. Biết và có khả năng nhưng thiếu ý chí nhập cuộc thì cũng không vận dụng nổi. ngược lại, có ý chí nhưng thiếu khả năng thì kếy quả cũng chẳng khá hơn. vấn đề phối hợp tâm sinh lý . do đó đã được đặt ra. Trong khuôn khỏ vấn đề này , có hai chủ điểm được đặc biệt lưu tâm là trọng điểm và phản xạ.
    Trọng điểm là sự xác định mục tiêu rõ rệt và có khả năng tập trung được mọi yếu tố vào mục tiêu đó. sự tập trung ở đây không phải đơn thuần là sự tập trung năng lực cơ bắp mà bao gồm cả nnhững yếu tố tâm lý và hơi thở, cũng như tốc độ. Cũng nên ghi nhớ sự tập trung cao độ này cần xảy ra đúng thời điểm như một sự bùng nổ chớp nhoáng và lập tức ngay sau đó, đưa toàn thể cơ bắp về trạng thái thư giãn để kịp vận dụng cho động tác tiếp theo.
    Phản xạ thường được diễn tả với hai đặc điểm : Hiểu chính xác mọi cử động của đối thủ và kịp thời phát hiện ngay động tác đối phó phù hợp. cả hai đặc điểm này điều hiện ra trong một tích tắc và cũng hoàn tất ngay trong tích tắc đó. Vì thế tất cả đồng ý coi đây là một phản xạ nhạy bén. Lý giải theo các bình thường thì đây là sự tập trung cao độ nhất trong khuôn khỏ phối hớp tâm-sinh lý vì tất cả đều tự nhiên và chớp nhoáng..
    Tóm lại, cac nguyên lý vận động cơ bắp , các xu hướng tâm lý và các nguyên tắc phối hợp hai mặt trên chính là nền tảng hình thành 3 loại nguyên lý căn bản của kỹ thuật karaté.

    Anh vẫn đi trên phố một mình
    Người thì đông và phố thì ồn ã
    Chỉ thiếu em và thể là tất cả
    Biến hồn anh thành cát bụi hư không
  3. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    2. Những nguyên lý trong Karaté - Điều huyền bí đơn giản.
    Đối với nhiều người, sức mạnh thể hiện qua các kỹ thuật công thủ của Karaté có vẻ như khởi xuất từ một điều huyền bí được mật truyền.
    Đó là một ngộ nhận rất lớn. Các nguyên lý căn bản của kỹ thuật Karaté thể hiện rất rõ tính khoa học về cách vận động của cơ bắp và tính chính xác của các xu hướng tâm lý. Điều huyền bí, nếu muốn gọi như thế , chỉ đơn giản là phương pháp rèn luyện để tận dụng được cách vận động của cơ bắp cùng các xu hướng tâm lý của con người.
    Nói một cách khác, điều mà nhiều người gọi là huyền bí chỉ gói gọn trong các phương pháp tâm lý vận động và sinh lý vận động tự nhiên
    + Nhận thúc về vận động sinh lý
    Mục đích cụ thể của võ thuật là đưa người rèn luyện vưọt lên khỏi trạng thái yếu hèn nên hướng nhận thức về các vận động sinh lý chỉ đặc biệt chú trọng về các vận động tạo sức mạnh. Một cách khái lược, các nguyên lý của Karaté , dựa theo các vận động sinh lý , đã hình thành với ba điểm chủ yếu : cách tạo lực, cách tập trung lực và cách sử dụng lực phản hồi.
    1) Tạo lực tối đa
    Mọi động tác của cơ thể đều gắn liền với các vận động co, duỗi của cơ bắp và chính các vận động co duỗi này chính là nguồn cội của sức mạnh. Một đặc điểm đã được khoa học chứng nghiệm là cường độ sức mạnh gia tăng theo tốc độ co duỗi của cơ bắp. cơ bắp càng co duỗi nhanh thì sức mạnh của động tác càng lớn. Cho nên, để tạo ra sức mạnh, kỹ thuật karaté đặt nặng vấn đề kiểm soát vận động co, duỗi của cơ bắp và thúc đẩy cho đạt tới tốc độ cao nhất
    2)Tập trung lực
    Có lực nhiều nhưng luôn bị phân tán thì không thể mạnh. Cho nên tập trung lực là điểm chủ yếu thứ 2 không thể quên. Tập trung lực là gom lực của mọi cơ bắp tụ lại đúng lúc, đúng chỗ cho mục tiêu của một động tác. thí dụ để nâng một vật nặng hoặc kết thúc một đòn đánh. càng gom được lực của nhiều cơ bắp thì sức mạnh của dộng tác càng tăng.Nhưng lại không thể quên điều này : Tập trung chỉ thực sự hiệu quả khi có sự phối kết hợp lý lực của các cơ bắp khác nhau. Thí dụ, các cơ bụng và vùng xương chậu mạnh nhưng phát lực chậm trong khi các cơ khác phát lực mau nhưng yếu hơn. Phối kết hợp lý là phát động các cơ chậm trước rồi mới tới các cơ nhanh sao cho khi va chạm mục tiêu thì tất cả cùng phát lực. Ngoài ra , không lúc nào được quên yếu tố tốc độ với đặc tính càng nhanh càng mạnh.
    3) dùng lực phản hồi.
    Vật lý học xác nhận mỗi tác động luôn có một lực phản hồi bằng với nó. Trong Karaté, việc vận dụng lực phản hồi rất được chú trọng. Thí dụ : Khi một tay đấm thì tay kia rút về hông. Việc rút tay kia về hông không thể coi nhẹ vì lực phẩn hồi của nó sẽ tăng thêm sức mạnh cho trái đấm của tay đấm. CŨng thế, trái đấm sẽ mạnh hơn nữa khi chân sau ấn mạnh lên nền nhà. Việc này cũng tạo ra một lực phản hồi đi xuyên ngược qua thân thể về cánh tay đấm. Phức tạp hơn là chính bàn tay đấm cũng tạo ra một lực phản hồi để thêm sức mạnh cho nó. lực phản hồi của bàn tay đấm khi va chạm sẽ dội ngược lại cơ thể xuyên suốt tới hai chân để sau đó bật trở lại về chính tay đang đấm.
    NGoài 3 điểm đầu tiên, hơi thở cũng góp phần rất lớn trong việc tạo lực. Vì thế cần phải kiểm soát hơi thở để phối hợp với vận động cơ bắp. Thường khi thở ra cơ sẽ co lại và khi hit vào cơ bắp sẽ thư giãn . Trong karaté, cần nhớ thở ra khí đã tung đòn và hít vào khi đã dứt đòn.
    + Nhận thức về tâm lý
    Có sức mạnh thể lực vẫn chưa hoàn toàn mạnh nếu tâm lý thiếu vững vàng. sự kiện này đã đươc lý giải qua hai thuật ngũ cổ truyền của môn phái Karaté là Mizu No KoKoro (tinh thần như mặt nước) và Tsuki No KoKoro (tinh thần như ánh trăng) .
    mặt nước luôn phản chiếu mọi vật trong tầm của nó. Nếu mặt nước lay động các hình ảnh phản chiếu sẽ méo mó tức sai lệc so với thực tế. Hơn nữa , khi lay động, chính hình ảnh của mặt nước cũng không giữ được nguyên trạng. Với võ sĩ Karaté , sự lay động này chính là những ưu tư, bối rối trong đầu óc. Lâm vào tình thế ưu tư, bối rối thì sẽ không kiểm soát nổi mình và cũng không thể nhận rõ được đối thủ. CHo nên, nói tinh thần như mặt nước phẳng lặng là đòi hỏi đạt tới trạng thái luôn bình ổn, thanh thản trong đầu óc, dù trong tình hưống nào.
    Ánh trăng bao giờ cũng chiếu sáng đều khắp nếu không bị cản trở bởi những cụm mây. Giữ tinh thần như ánh trăng soi khắp thì cần phải xua tan hết mọi đám mây che phủ. Chỉ như thế, ánh trăng mới bao trùm hết vạn vật. nói một cách khác nếu còn những cụm mây, ánh trăng sẽ bị hạn chế. Đối với võ sĩ Karaté, những cụm mây này chính là những tình huống căng thẳng , xao lãng của tinh thần khiến cho không thể bao quát được toàn bộ thực thể mà mình cần đối phó. Như thế dù có bình thản đến mức nào cũng chưa chắc nắm vững mọi mối hiểm nghèo vì tầm nhìn đã bị hạn chế.
    Tóm lại, các nguyên lý tâm lý trong Karaté có thể diễn tả bằng hai thuật ngữ của phật giáo..... Viên tịnh và viên thông. Rọi khắp như ánh trăng và phẳng lăng như mặt nước là điều không thể quên, nếu muốn vưọt qua trạng thái yếu hèn.
    + Kết hợp tâm và sinh lý
    Tự thân các nguyên lý sinh lý và tâm lý dù thực sự hiệu quả thì mức thành tựu của người rèn luyện vẫn bị hạn chế nếu thiếu sự phối hợp cả hai mặt. Có thể tưọng tượng qua hình ảnh một chiếc điện thoại. Đường dây và bộ nói đều tốt những thiếu dòng điện thì tất cả đều vô hiệu. Đường dây và bộ nối có thể ví như những thành tựu trong thể lực do rèn luyện các nguyên lý về sinh lý. Biết và có khả năng nhưng thiếu ý chí nhập cuộc thì cũng không vận dụng nổi. ngược lại, có ý chí nhưng thiếu khả năng thì kếy quả cũng chẳng khá hơn. vấn đề phối hợp tâm sinh lý . do đó đã được đặt ra. Trong khuôn khỏ vấn đề này , có hai chủ điểm được đặc biệt lưu tâm là trọng điểm và phản xạ.
    Trọng điểm là sự xác định mục tiêu rõ rệt và có khả năng tập trung được mọi yếu tố vào mục tiêu đó. sự tập trung ở đây không phải đơn thuần là sự tập trung năng lực cơ bắp mà bao gồm cả nnhững yếu tố tâm lý và hơi thở, cũng như tốc độ. Cũng nên ghi nhớ sự tập trung cao độ này cần xảy ra đúng thời điểm như một sự bùng nổ chớp nhoáng và lập tức ngay sau đó, đưa toàn thể cơ bắp về trạng thái thư giãn để kịp vận dụng cho động tác tiếp theo.
    Phản xạ thường được diễn tả với hai đặc điểm : Hiểu chính xác mọi cử động của đối thủ và kịp thời phát hiện ngay động tác đối phó phù hợp. cả hai đặc điểm này điều hiện ra trong một tích tắc và cũng hoàn tất ngay trong tích tắc đó. Vì thế tất cả đồng ý coi đây là một phản xạ nhạy bén. Lý giải theo các bình thường thì đây là sự tập trung cao độ nhất trong khuôn khỏ phối hớp tâm-sinh lý vì tất cả đều tự nhiên và chớp nhoáng..
    Tóm lại, cac nguyên lý vận động cơ bắp , các xu hướng tâm lý và các nguyên tắc phối hợp hai mặt trên chính là nền tảng hình thành 3 loại nguyên lý căn bản của kỹ thuật karaté.

    Anh vẫn đi trên phố một mình
    Người thì đông và phố thì ồn ã
    Chỉ thiếu em và thể là tất cả
    Biến hồn anh thành cát bụi hư không
  4. Blade-vampire_hunter_new

    Blade-vampire_hunter_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2001
    Bài viết:
    1.838
    Đã được thích:
    0
    Đại ca Lãnh diện cho em biết nhà ở đâu để em còn đến mượn tư liệu cái !!! Hấp dẫn quá !!!! Cho em biết cả số phone (ở nhà ý đừng di động gọi tốn tiền) nha !!! Đỡ phải hỏi bà chằn Gem !!! hì....

    For as long as space endures, and for as long as living beings remain, until then may I, too, abide to dispel the misery of the world​
  5. Blade-vampire_hunter_new

    Blade-vampire_hunter_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2001
    Bài viết:
    1.838
    Đã được thích:
    0
    Đại ca Lãnh diện cho em biết nhà ở đâu để em còn đến mượn tư liệu cái !!! Hấp dẫn quá !!!! Cho em biết cả số phone (ở nhà ý đừng di động gọi tốn tiền) nha !!! Đỡ phải hỏi bà chằn Gem !!! hì....

    For as long as space endures, and for as long as living beings remain, until then may I, too, abide to dispel the misery of the world​
  6. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    bà con ơi, đây là ảnh của Người Mèo.
    syhieu
  7. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    bà con ơi, đây là ảnh của Người Mèo.
    syhieu
  8. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0

    syhieu
  9. syhieu

    syhieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0

    syhieu
  10. Tien_Ky_Anh

    Tien_Ky_Anh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Qua cái ảnh có thể thấy là bác Yamaguchi bị yếu tim không phải là nhẹ, đáng ra phải là người yếu bóng vía mới đúng. Nhưng tinh thần thép như vậy là nhờ tu luyện gian khổ. Đáng phục !!!
    "Chân Không Diệu Hữu"
    Tiền Kỳ Anh

Chia sẻ trang này