1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho môn sinh KARATÉ

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lanhdienthusinh, 25/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn Lanhdienthusinh về những bài sưu tầm của bạn, tiếp tục post nữa đi nha
  2. xebattreo

    xebattreo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Karate hay còn gọi là karatedo có nguồn gốc từThiếu Lâm Tự của Trung Hoa, xa hơn nữa là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nhờ sự thông thương buôn bán, karate được hình thành và phát triển tại Okinawa, 1 hòn đảo nhỏ giữa Trung Hoa và Nhật Bản (khi ấy Okinawa chưa thuộc Nhật). Thời đó ngườI ta chưa có tên gọi là Karate. Mộn võ này từ Trung Hoa gia nhập qua Okinawa, người dân Okinawa luyện tập và phát triển. Năm 1887, khi Okinawa trở thành 1 phần của Nhật Bản, chính phủ Nhật yêu cầu chính phủ okinawa nộp bản báo cáo về các hoạt động Budo (võ thuật). Dựa theo sự phân vùng trên đảo Okinawa, họ chia thành 3 loại võ thuật để nộp báo cáo: Shurite, Nahate, Tomarite. Shurite được phát triển ở Shuri (thủ phủ của Okinawa lúc bấy giờ), trong khi đó Nahate lại được dân chúng cảng Naha luyện tập và Tomarite được phát triển ở cảng Tomari
    Các môn võ trên được chia thành các nhánh nhỏ như sau:
    Shurite: Pinan (Heian), Naihanchi, Bassai, Kushanku (Kanku), Jitte, Ihseishi (Gojushiho), and Rohai of Itosu Ankoh
    Nahate: Sanchin, Saiha, Seiinchin, Sanseiru, tensho, Shosochin, Seisan, Eipai, Kururunha, Suparinpei (Becchurin) and Gekisai
    Tomarite: Chintoh (Gankaku), Rohai (Meikyo ?" by Matsumora Kyosaku), Wanshu (Empi), Mankan (Matuskaze)
    Tomari nằm giữa Naha và Shuri nên Tomarite dần dần tích hợp được các ưu điểm của Nahate và Shurite và sau 1 thời gian hình thành nên 1 môn võ có tên là Karate Jitsu, tổ tiên của môn Karate hiện đại (Wado Karate hay Wadoryu Karate)
    Nhìn lạI lịch sử của Wadoryu Karate mà hàng triệu người trên tếh giớI đang theo học. Wadoryu Karate được sáng lập bởi Ohtsuka Horonori, sinh 1/6/1982 tạI Shimodate. Lúc 5 tuổi, dưới sự dẫn dắt của người chú, Ohtsuka bắt đầu học võ Jujutsu, một loại võ cổ truyền của người Nhật thời bấy giờ. Vài năm sau, Ohtsuka luyện Shindo Yoshinryu Jujutsu dưới sự hướng dẫn của Makayama Tatsusaburo - một người dạy kiếm đạo (1870 ?" 1933). Khi ấy ông đang là sinh viên trường đại học Waseda ở Tokyo
    Ông bắt đầu luyện Karate vớI Funakoshin Gichin (1868 ?" 1957), 1 võ sư đến từ Okinawa. Ko những thế, ông còn luyện môn Karate Jitsun theo 2 trường phái khác với 2 người thầy là Motobu Choki (870 ?" 1944) và Mabuni Kenwa (1889 ?" 1952), cũng đến từ Okinawa. Cả 2 đều là võ sư kiệt xuất về Karate Jitsu của Okinawa.
    Qua nhiều năm miệt mài học võ, Ohtsuka đã kết hợp tinh túy của các trường phái khác để tạo ra một môn võ mới, có hiệu quả cao hơn, được gọi là Wado-ryu Karate, tức môn võ Karate hiện đại. Môn võ này rất thích hợp với người người có vóc dáng nhỏ bé (như người Nhật thời bấy giờ)
    Thế nhưng, từ ngữ Wadoryu trong Wadoryu Karate ko phảI do Ohsuka đặt ra, mà là do Eriguchi Eiichi. Cái tên này xuất phát từ hiệp hội Karate Nhật Bản được thành lập vào năm 1938. Khi ấy, Eriguchi là Chủ tịch hộI và Ohtsuka là người chủ trì hướng dẫn. Wadoryu là 1 tiếng phức trong ngôn ngữ Nhật, có nghĩa là:
    Wa = nhẹ nhàng, bình tĩnh, hòa hợp
    Do = cách thức, đường lốI
    Ryu = trường phái
    Trong 1 số tài liệu cũ, Wa còn có nghĩa là môn võ Jujutsu
    Qua 1 nửa thế kỷ nghiên cứu và phát triển Karate, Ohtsuka được xem là 1 trong 3 vị võ sư kiệt xuất nhất trong làng võ sư hiện đạI Nhật Bản, 2 ngườI còn lạI là Kano (ông tổ judo) và ueyshiba (sáng lập Aikido)
    19/1/1982, Ohtsuka từ trần ở tuổI 89. cả thế giớI võ thuật, đặc biệt là ngườu tập karate luôn ghi nhớ đến ông - ngườI đã cống hiến vĩ đại cho môn Karate hiện đại
  3. xi_trum_89

    xi_trum_89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Huynh LDTS post bài tip đi, đệ có zẻ phục huynh roài đấy
  4. wittman

    wittman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Sao ở các lớp dạy Karate không thấy dạy nội công nhỉ
  5. tinhyeuxanh

    tinhyeuxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Nội công là gì hở bác wittman ?
  6. jb

    jb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Có cậu em đang ở trọ ở khu Chương Dương Độ đang muốn tìm lớp học võ ( Karatedo hoặc Vĩnh Xuân ). Có bác nào biết nơi tập nào gần đó không ?
  7. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Sao cậu không tìm hiểu xem Karate có Nội công hay không mà bảo là người ta phải dạy đây, nếu đã không có thì lấy gì mà dạy.
    Còn nếu muốn học thì phải sang tận Nhật chỗ các dòng võ cổ thì may ra có, nhưng chưa chắc người ta đã dạy cho cậu đâu. Hơn nữa các dòng võ của Nhật và Hàn hiện nay đều không nói tới vấn đề này.
  8. thieulamquyenphap_SK

    thieulamquyenphap_SK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Karate là một môn võ rất hay nhưng càng ngày nó càng được thể thao hoá nên ở những chỗ dạy bây giờ toàn dạy để đi thi đấu ko chú trọng lắm vào việc dạy cách tự vệ==> học võ mà không tự vệ được thì cũng hơi phí
  9. ranrua

    ranrua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Có thể đến Cung thể thao Quần ngựa vào các tối 2,4,6 tập VX (trước, đây thuộc CLB Cột cờ) hoặc CLB Thanh Niên trên đường TăngBạtHổ (ở đây có cả Ka lẫn VX). Nhưng quan trọng là đoạn đường hay thầy dạy vậy? Học võ, đi xa 1 chút coi như rèn luyện thể lực luôn.
  10. ranrua

    ranrua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0

    CHÀO NHAU TRONG VÕ THUẬT:
    Trong võ thuật, chào nhau là thao tác đầu tiên phải học khi nhập môn. Võ sinh nghiêng mình trước võ sư, hay lịch sự chắp tay trước đấu thủ, là một biểu tượng văn hóa không thể thiếu. Động tác cúi mình thể hiện sự kính trọng, thao tác tay chứa những ý nghĩa vừa rất võ đạo, lại rất đờị Nhưng ý nghĩa thực tế của các thao tác chào khác nhau là gì ? Và những thông điệp bí ẩn nào chứa đựng phía sau các cách chào tưởng chừng đơn giản này ?
    Những lý do để chào nhau thật đa dạng: võ sinh chào nhau khi đặt chân vào hay rời khỏi sàn tập, đầu hoặc cuối giờ học, lúc bắt đầu hoặc kết thúc giờ thi đấu... Ngoài việc bày tỏ sự kính trọng với võ sư và các đồng đạo, chào còn có nhiều mục đích sâu xa khác. Có thể, đó là phương cách để rũ bỏ mọi ưu tư bên ngoài phòng tập. Đôi khi, qua kiểu chào, chúng ta có thể nhận biết được đặc trưng của môn võ hay tầm cỡ cuộc đấụ. Hệt như cầu thủ bóng rổ luôn đập bóng theo một nhịp độ nhất định trước khi ném phạt, chào có thể là cách thức chuẩn bị tư tưởng cho một bài diễn khó.
    Quan trọng nhất, chào hé mở các bí mật của võ thuật. Chưa có thao tác đơn giản nào lại chứa lượng thông tin nhiều như thế về nguyên lý của võ thuật. Đầy tính hình tượng, tư thế cánh tay của võ sĩ khi chào giống như bề ngoài của những vật thể mang tính ẩn dụ sâu sắc. Vài lúc khác, chào lại "nhắc khéo" về các nguyên lý của trường phái võ riêng. Tóm lại, chào luôn chứa đựng một thông điệp quan trọng cho môn võ được đại diện.
    Một trong những cách chào phổ biến nhất trong võ thuật là lối chào truyền thống của Trung Hoa: "quả đấm Thiếu Lâm" hay còn được gọi là "Thiếu Lâm quyền", được áp dụng nhiều trong Kung Fu, Wushu, Karaté Kenpo, Tang soo do và nhiều môn phái khác. Thao tác khá đơn giản: bạn nắm tay phải thành quả đấm rồi đặt tựa vào lòng bàn tay trái đang mở ra và hơi cong.
    Lối chào này bắt nguồn từ thời Trung Hoa phong kiến. Năm 1644, quân Mãn Châu lật đổ triều Minh. Nhiều người đã phải đến chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam để ẩn náụ Thiếu Lâm Tự lúc ấy đã trở thành trung tâm của phong trào kháng Mãn Châu. Để dễ dàng nhận biết những người cùng chí hướng, một động tác bí mật đã được sáng tạo ra: quả đấm tay phải tượng trưng cho mặt trời, bàn tay trái mở ra hơi cong chính là mặt trăng. Trong chiết tự Trung Quốc chữ Nhật cạnh chữ Nguyệt chính là chữ Minh ! Lối ra dấu bí mật này dần trở thành kiểu chào trong các môn võ khi luyện tập, rồi lan truyền khắp thế giới với tên gọi: "quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền".
    Nhiều môn phái khác khi áp dụng kiểu chào này đã giải nghĩa theo nhiều cách khác nhaụ Wushu cho rằng tay phải tượng trưng cho 5 người, mà ngón cái là tôi và 4 ngón còn lại là bạn. Biến thành quả đấm, họ đoàn kết lại chống lại kẻ địch. Bàn tay trái mở ra cho thấy võ sĩ không có vũ khí để chiến đấu, ngoại trừ những bộ phận của chính anh tạ
    Còn Karaté Kenpo lại cho rằng: "quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền" chính là "hãy che đậy võ công của bạn kín như kho tàng trong túi". Cánh tay phải tượng trưng khả năng Karaté, còn tay trái là phương cách võ sĩ nên sử dụng khả năng nàỵ Lời chào nhắc nhở võ sĩ phải khiêm tốn và không được lạm dụng kỹ năng.
    Riêng trường phái Shorin-ryu Karaté lại gọi là "Tử quyền và Sinh quyền". "Tử quyền" là quả đấm tay phải, có thể giết ngườị "Sinh quyền" là bàn tay trái, biểu hiện lòng nhân từ. Sinh quyền phủ lên tử quyền, mang ý nghĩa võ sĩ phải tìm cách giải quyết vấn đề trước khi dùng sức mạnh.
    Nhiều môn phái khác cũng giải thích "quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền" theo phong cách tương tự: "Hòa giải phải vượt trên sức mạnh" hay "Tôi giữ vũ khí trong bao che".
    Một biến dạng khác của "quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền": quả đấm phải và bàn tay trái giữ nguyên, nhưng chỉ chạm nhau rất nhẹ. Lối chào này gặp nhiều trong các môn võ xuất phát từ Trung Hoa: Wushu, Kenpo và một số hệ thống Kung Fu. Biến dạng này có tên: "Văn võ song toàn": tay phải tượng trưng cho người chiến sĩ, tay trái là nhà nho và một võ sĩ phải tập trung cả sức mạnh thể xác và trí tuệ để đạt được thắng lợị
    "Quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền" qua các biến dạng cho thấy những tôn chỉ riêng và khác nhau của các trường phái võ thuật. Một kiểu chào có thể nhấn mạnh mối quan hệ và sự tự tin, trong khi kiểu khác lại biểu thị sự nhún nhường, cương định hoặc mối cân bằng giữa nội công và ngoại lực.
    Ngoài dạng chào "quả đấm Thiếu Lâm" hay "Thiếu Lâm quyền" còn dạng chào: chắp tay trong tư thế cầu nguyện trước ngực. Kiểu chào này xuất hiện trong nhiều trường phái võ Tàu và võ Nhật với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nguyên quán thực sự là Thiếu Lâm Tự Trung Hoa với tên "bàn tay Phật Tổ".
    Theo truyền thuyết, nhiều nhà sư Thiếu Lâm khó giữ được tỉnh táo khi ngồi thiền hoặc bế quan. Họ đã phải nghĩ ra một loạt bài tập để có thể tập trung tư tưởng và luyện công tốt hơn, sau này biến thành kỹ năng của võ thuật. Phật thủ hay phật trưởng chính là một trong các tư thế trầm tư dựa theo hình ảnh của Phật tổ.
    Ngày nay "phật thủ" xuất hiện với nhiều biến dạng và nhiều cách giảng giải khác nhaụ Hệ thống này cho rằng: đó là ước vọng không phải áp dụng cho võ lực, mà chỉ cần lòng khoan dung. Hệ thống khác lại "phiên dịch" phật thủ thành lời nguyện cầu cho những gì tốt nhất sẽ đến trong luyện tập.
    ..............

Chia sẻ trang này