1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những ai quan tâm về môi trường học

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Saladin, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Saladin

    Saladin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    1.342
    Đã được thích:
    0
    Dành cho những ai quan tâm về môi trường học

    Xin cho hỏi tại sao không có một chuyên đề nào bàn về môi trường ở trong TTVN vậy? Mình đang theo học ngành này nên rất muốn có một diễn đàn trao đổi với mọi người. Không hiểu sao mình không vào TTVN được hơn nửa năm nay nên bây giờ cái gì cũng mới thành ra những thông tin về môi trường lúc trước mình không thấy nữa.

    À, mình đang cần tìm hiểu vế chất độc trong thực phẩm, bạn nào có tài liệu vui lòng post bài lên để mình tham khảo, xin cám ơn. Mình đang cần gấp để chuẩn bị cho bài tiểu luận... mong bạn post bài nhanh nhanh! <img src='imagesemotionicon_smile.gif' border=0 align=middle>


    Saladin


    Được Milou sửa chữa / chuyển vào 06:21 ngày 13/02/2003
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Khối trong VNEXPRESS
    Đề phòng ngộ độc khi ăn vải

    Không nên ăn những quả vải bị dập.
    Bản thân quả vải không độc nhưng chúng trở nên rất nguy hiểm khi nhiễm nấm độc Candida trophicalis, thường trú ngụ ở núm quả vải quá chín hoặc bị dập. Hàm lượng đường cao và độ pH của vải là môi trường lý tưởng cho sự phát triển loại nấm này.
    Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi ngộ độc vải do nấm candida là: toàn thân nôn nao, đau bụng dữ dội, ói mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp cao.
    Một số người lại thấy ớn lạnh, rùng mình, sau đó sốt từ 38,5 đến 39 độ C, đau đầu, uể oải, đau nhức khớp vùng lưng và thắt lưng, đi cầu phân sệt, lỏng lẫn với nhầy máu, có khi đục như mủ. Máu không tươi mà sẫm như máu cá. Bệnh nhân thỉnh thoảng bị đau quặn vùng hố chậu trái, đau vùng thượng vị.
    Điều trị
    Lấy 7-10 lát gừng và ít gạo rang cháy đem nấu với nước, pha thêm chút muối và đường rồi để nguội. Uống nước (càng nhiều càng tốt), còn bã thì ăn từng tí một. Có thể chống nhiễm trùng đường tiêu hóa bằng cách rửa sạch một nắm búp ổi non, nhai với ít muối.
    Cần thận trọng khi dùng kháng sinh liều mạnh. Có thể dùng sulfaguanidan, Smecta, uống thêm vitamin nhóm B. Không nên lạm dụng vitamin C.
    Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu, đồng thời cho uống bù Oresol nếu bệnh nhân đi cầu quá nhiều và có các triệu chứng nhầy máu mũi, vã mồ hôi trán, người khó chịu, niêm mạc miệng khô.
    BS Trang Xuân Chi, Thuốc & Sức Khỏe
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Cẩn thận với thịt gà do dư lượng kháng sinh lớn

    Theo TS - dược sĩ Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, ĐH Y - Dược TP HCM), người tiêu dùng đang đứng trước nguy cơ ngộ độc gà thịt. Nếu không cảnh giác sẽ có nhiều người chết vì ngộ độc gà thịt hoặc bị bệnh từ việc ăn thịt gà.
    Kết quả điều tra nghiên cứu ở 168 cơ sở chăn nuôi gà thịt tại TP HCM của thạc sĩ Võ Thị Trà An (khoa Chăn nuôi - Thú y Trường ĐH Nông Lâm) cho thấy 60% tổng số gà thịt có dư lượng kháng sinh. Trong đó, 36% mẫu thịt gà được thử nghiệm có dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép.
    Hiện nay các cơ sở chăn nuôi gà thịt của quận, huyện ngoại thành TP HCM đang sử dụng 36 loại kháng sinh khác nhau. Thạc sĩ Võ Thị Trà An nhận xét: "Việc người tiêu dùng sử dụng gián tiếp kháng sinh, trong đó có một số loại kháng sinh chỉ được dùng cho gà mà không dành cho người, đặc biệt kháng sinh sulfadimidin có thể làm cho người ăn mắc phải một số bệnh, trong đó có ung thư...".
    Gà thịt công nghiệp có thời gian nuôi ngắn (trung bình 49 ngày). Muốn cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn người ta thường cho gà uống thật nhiều các loại kháng sinh để diệt vi khuẩn, bảo vệ cho gà được khỏe mạnh, chống lại sự thay đổi của môi trường và mầm bệnh. Ngoài ra, việc người chăn nuôi cho gà ăn - uống kháng sinh có thể làm cho gà tăng trọng một cách giả tạo vào giai đoạn xuất chuồng.
    TS Nguyễn Hữu Đức nói: "Người tiêu dùng có thể gánh lấy ba hậu quả từ việc ăn thịt gà dư lượng kháng sinh: 1. Người ăn thịt gà sau này nếu có bị bệnh do loại vi khuẩn giống với vi khuẩn gây bệnh cho gà thì thuốc hay kháng sinh được dùng chống lại vi khuẩn đó bị mất tác dụng vì vi khuẩn có trong người bệnh đã kháng thuốc. 2. Người ăn nhiều thịt gà dư lượng kháng sinh sẽ dễ bị dị ứng như nổi mề đay, sốc thuốc, phản ứng ngược lại với thuốc. 3. Nếu như người ăn trải qua một quá trình tích tụ kháng sinh gà lâu dài thì rất dễ bị các loại bệnh ung thư như dạ dày, gan, ruột, thận...".
    (Theo Người Lao Động)
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Vì sao ăn rau muống nước dễ bị ngộ độc?
    Rau muống nước có nhiều khả năng nhiễm thuốc trừ sâu hơn rau muống cạn do quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa. Ngoài ra, thuốc trừ sâu sau khi được xịt vào ruộng rau sẽ rơi xuống môi trường nước, rau hút loại nước độc này sẽ nhiễm độc nặng hơn.
    Đó là lời giải thích của ông Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM. Ông Thiện cho biết, mỗi ngày thành phố tiếp nhận trên 200 tấn rau muống, trong đó rau muống nước chiếm 90%. Kết quả phân tích nhanh ở tất cả các loại rau cho thấy, dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép trung bình 7%, riêng rau muống nước vượt gần 12%.
    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM đã tổ chức thanh tra các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật ở những vùng trồng rau muống nước. Sở cũng tập huấn cho những người trồng rau muống nước về cách sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý.
    Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân không nên ăn rau muống nước sau khi xảy ra nhiều vụ ngộ độc do loại rau này.
    Thanh Niên
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thanh tra thuốc bảo vệ thực vật chưa hiệu quả

    Ông Nguyễn Thiện Luân.
    Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thức ăn mà nguyên nhân là tỷ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau, quả quá cao. Đợt thanh tra trên diện rộng về thuốc BVTV kéo dài đến cuối tháng 7 là cần thiết, nhưng chưa hiệu quả. Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thiện Luân.
    - Thưa ông, VN đang tính đến việc hạn chế yếu tố gây ô nhiễm môi trường và độc hại đối với con người từ việc sử dụng thuốc BVTV. Những biện pháp đó là gì?
    - Tất cả thuốc BVTV gây hại cho sâu bệnh đều gây hại cho gia súc, gia cầm và con người. Chúng tôi đang tính đến các giải pháp. Một là sử dụng loại hóa chất nào đó không gây độc toàn thân mà chỉ gây hại ở một bộ phận nào đó của con sâu để sâu chết, nhưng không gây tác hại cho con người. Hai là làm sao hạn chế tác động của thuốc BVTV bằng cách dùng những chất có nguồn gốc thực vật (ví dụ như chất trừ sâu được chiết xuất từ quả vừng xanh, từ cây xoan), hoặc tìm kiếm những chất gây hại và ô nhiễm ở mức tối thiểu. Cách thứ ba là nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng và bảo quản thuốc BVTV.
    Chúng tôi đang nghiên cứu một phương án xây dựng ở tất cả các vùng nông thôn trung tâm làm dịch vụ nông nghiệp, thuộc hệ thống cơ quan kinh doanh, không có sự bao cấp của Nhà nước. Trung tâm này có chức năng kinh doanh, tư vấn, làm mọi dịch vụ nông nghiệp cho nông dân.
    - Hiện nay, các tổ chức, cá nhân vẫn làm dịch vụ nông nghiệp. Vậy việc thành lập trung tâm như Thứ trưởng nói có gì khác?
    - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp được tổ chức thành hệ thống, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và có khả năng giúp người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp. Nông dân chỉ có thể mua thuốc trừ sâu, thuốc thú y ở những trung tâm mà không thể mua được ở nơi khác. Thậm chí có thể đưa ra những quy định bán thuốc BVTV ngoài những trung tâm đó là phạm pháp.
    - Thứ trưởng đánh giá thế nào về hiệu quả hoạt động của các trạm BVTV, tổ chức khuyến nông ở địa phương?
    - Có thể nói rằng họ đang trong tình trạng "bơi" không kịp. Không làm được việc kiểm tra tận gốc thuốc BVTV, phát hiện được đến đâu thì làm đến đó.
    - Việc thành lập trung tâm dịch vụ nông nghiệp là cần thiết nhưng nếu nông sản không được kiểm tra sát sao cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
    - Theo tôi vừa rồi chúng ta thanh tra đại trà là chưa hiệu quả. Chúng ta phải xem xét nên bắt đầu từ việc gì? Bộ NN&PTNT đặt ra là cần phải bắt đầu từ rau, hay nói cách khác là phải chọn từng việc cụ thể để làm. Bộ đã có quy chế quy định tất cả rau sạch phải được đăng ký, có địa chỉ bán cụ thể, nhưng không ai thực hiện.
    - Thứ trưởng đánh giá thế nào về các chế tài xử phạt những vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV hiện nay?
    - Chế tài của chúng ta hiện nay chưa nghiêm. Nhưng để có chế tài và biện pháp xử lý nghiêm khắc thì cần thiết phải có tổ chức chặt chẽ, làm sao để rất ít người vi phạm, ai đã vi phạm thì sẽ bị xử lý rất nghiêm.
    (Theo Lao Động)
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đồ hộp bị phồng
    "Sau khi ăn đồ hộp vài giờ, cháu và bạn cháu bị đau bụng, khó thở, khó nhai nuốt, nhìn một hóa hai, phải đến bệnh viện. Tại sao khi ăn đồ hộp lại hay bị đau bụng? Cháu đã mua hàng còn date của một công ty có uy tín, liệu có bị hàng rởm, hàng nhái không?".
    Trả lời:
    Sau khi ăn những đồ hộp, thực phẩm chế biến để dùng lâu như giăm bông, xúc xích, lạp xường, cá muối, thịt hun khói... , người ta có thể bị nhiễm độc khuẩn Clostridium botulinum và ngoại độc tố của chúng. Trong các bệnh nhiễm khuẩn thức ăn, đây là một bệnh rất nặng, dễ gây tử vong. Có thể cháu và các bạn đã bị nhiễm khuẩn này.
    Clostridium botulinum là một loại vi khuẩn phát triển mạnh ở môi trường dinh dưỡng trong điều kiện kỵ khí. Chúng tiết ra ngoại độc tố rất độc. Loại vi khuẩn này thường sống trong đất, phân động vật, ruột cá và có thể nhiễm vào thực phẩm khi ta giết súc vật, mổ cá hoặc chế biến thực phẩm.
    Bệnh thường xảy ra khi ăn đồ hộp hoặc những thực phẩm bị nhiễm Clostridium botulinum mà không đun sôi kỹ lại. Thời gian ủ bệnh thường ngắn (từ 18 đến 24 giờ). Người bệnh bị chướng bụng, liệt mắt (lác), nhìn một hóa hai, khô miệng, mất tiếng, nhai nuốt khó, khó thở... Bệnh dễ dẫn đến tử vong do trung tâm hô hấp và tim bị liệt.
    Sở dĩ bệnh thường sau khi ăn đồ hộp vì đồ hộp có nhiều điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển và tích lũy độc tố, nhất là các loại thịt hộp, cá hộp.
    Trên nguyên tắc, thực phẩm đóng hộp phải là loại tươi, không bị nhiễm khuẩn. Trước khi đóng hộp, thịt đã được thanh trùng cẩn thận ở nhiệt độ cao (112-120 độ C) trong 48-60'. Nếu việc thanh trùng chưa đạt yêu cầu, trong đồ hộp có thể còn các bào tử vi khuẩn. Biểu hiện rõ nhất của đồ hộp hỏng là hộp bị phồng. Một trong những nguyên nhân gây phồng hộp là các vi sinh vật còn sống sót trong quá trình thanh trùng đã phát triển và sinh hơi.
    Để tránh bị ngộ độc, khi mua thực phẩm đóng hộp, ngoài việc kiểm tra kỹ nhãn, mác, thời hạn sử dụng, bạn còn phải xem 2 mặt nắp có hiện tượng phồng không. Nếu đã lỡ mua phải những hộp này thì khi phát hiện ra cũng nên bỏ.
    BS Hương Liên, Sức Khỏe & Đời Sống
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hải Phòng: 45 người ngộ độc do ăn cà muối
    Sau khi ăn cơm với cà muối, 45 người ở xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sốt cao, đau bụng... Họ được đưa đến trạm xá xã cấp cứu. 5 người bị nặng phải chuyển lên Trung tâm y tế huyện Vĩnh Bảo. Sự việc xảy ra ngày 17-18/4.
    Các nạn nhân cho biết đã mua cà muối của một gia đình trong xóm. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kết luận, trong cà muối có có thuốc trừ sâu.
    Gia đình bán cà muối đã lấy hàng của một người hàng xóm, mỗi ngày họ bán được 5-7 cân. Người bán cà cũng thừa nhận, buổi sáng anh chồng phun thuốc trừ sâu, chị vợ không biết nên đã cắt cà để bán và xảy ra ngộ độc.
    Hà Nội Mới
  8. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Đăk Lăk: Dùng cyanua đánh cá gây ngộ độc
    Lợi dụng hạn hán, nước trên các sông, suối cạn kiệt, một số người dân đã dùng cyanua rải xuống thượng nguồn sông Krông Ana để đánh bắt tôm cá. Hậu quả là nửa tháng qua, có 8 người bị ngộ độc do ăn những con cá này.
    Các nạn nhân đều có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, chân tay run, tiêu chảy... Họ phải vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông.
    UBND huyện đã có văn bản yêu cầu làm rõ và xử lý nghiêm những kẻ hám lợi, coi thường tính mạng người khác.
    Người Lao Động
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Chọn mua thịt
    Sắp đến mùa hè nóng nực, thịt rất dễ ôi thiu. Người bán hàng thường tân trang lại bằng nhiều cách như bôi hàn the lên hoặc bơm nước. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thịt. Dưới đây là một vài lưu ý.
    1- Trạng thái bên ngoài: Nếu là thịt ngon, màng ngoài sẽ khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mặt thịt bóng láng, dịch hoạt trong. Thịt ôi thường có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài thịt nhớt, mỡ màu tối, có mùi ôi. Dịch hoạt đục.
    2- Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng và khô. Thịt ôi có màu tối, hơi ướt.
    3- Độ rắn và đàn hồi. Thịt tươi độ đàn hồi rất cao, lấy ngón tay ấn xuống không để lại vết lõm, không bị dính. Thịt ôi ấn ngón tay xuống để lại vết lõm, phải rất lâu sau mới trở lại bình thường.
    4- Tủy xương: Nếu tủy bám chặt vào thành ống, màu trong và đàn hồi là thịt tươi ngon. Nếu tủy bị long ra khỏi ống, màu nâu tối và mùi hôi là thịt để lâu.
    (Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm)
  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nguy cơ nhiễm độc hóa chất trong lao động
    Hiện ở Việt Nam có 200 loại thuốc trừ sâu với gần 700 tên gọi và trên 200 loại hoá chất được dùng làm phụ gia thực phẩm. Song, thông tin về các loại hóa chất không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều chất đang được sử dụng phổ biến mà không rõ nguồn gốc.
    Hậu quả của tình trạng này là số người sản xuất có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến hóa chất như: rối loạn nội tiết, ung thư, bệnh phổi, bệnh ngoài da, sinh con quái dị... ngày càng cao. Theo Bộ Y tế, ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất, chỉ sau bệnh phổi, cao huyết áp và tai nạn lao động. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ chất độc hại không chỉ vào cơ thể qua hô hấp, ăn uống mà còn thấm qua da.
    Ở nước ta, nhiễm độc hóa chất tồn tại trong cả 2 lĩnh vực nông, công nghiệp. Một trong nhiều nguyên nhân gây nhiễm độc là người sử dụng thiếu ý thức bảo vệ mình cũng như kiến thức cần thiết để sử dụng hóa chất an toàn. Một cuộc điều tra mới đây cho thấy, 35% nông dân sử dụng mà không đọc nhãn thuốc. Phổ biến hơn cả là người sản xuất tự mua hóa chất về để pha chế theo kinh nghiệm bản thân.
    Trong công nghiệp, các ngành sản xuất da giày, luyện kim có nguy cơ nhiễm độc cao do thiết bị bảo hộ lao động không được trang bị đầy đủ hoặc không phù hợp; công nhân chưa được huấn luyện và cung cấp đầy đủ kiến thức về sử dụng hóa chất tại nơi làm việc.
    (Theo Tiền Phong)

Chia sẻ trang này