1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những ai quan tâm về môi trường học

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Saladin, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhiều loại rau đang bị nhiễm kim loại nặng

    Rau muống trồng trên ao tù dễ bị nhiễm kim loại nặng.
    Các nhà chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm cảnh báo rằng nhiều loại rau sinh trưởng trong vùng đất thấp, ao hồ, kênh rạch như rau muống, rau rút, rau cần, ngó sen dễ tích tụ những kim loại nặng như đồng, chì, kẽm, thủy ngân... Các chất này có trong nước thải chưa được xử lý triệt để từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.
    Đề tài nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong bùn đáy, trong nước và trong một số loại rau thủy sinh, của TS Bùi Cách Tuyến, Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP HCM, thực hiện trong 2 năm (1999-2000) tại TP HCM cho thấy, nhiều mẫu rau được lấy phân tích không an toàn, rất nhiều loại bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng kẽm trong mẫu rau muống ở Bình Chánh cao gấp 30 lần mức cho phép, tại các ao rau muống ở Thạnh Xuân cao gấp 2-4 đến 12 lần. Hai mẫu rau rút ở Thạnh Xuân có hàm lượng chì gấp 8,4-15,3 lần mức cho phép, mẫu rau muống ở Thạnh Xuân có hàm lượng chì cao gấp 2,24 lần, mẫu rau muống ở Bình Chánh có hàm lượng chì cao gấp 3,9 lần, mẫu ngó sen ở Tân Bình có hàm lượng chì cao gấp 13,65 lần. Hàm lượng kim loại đồng tại một ruộng rau muống ở Thạnh Xuân cao gấp 2 lần mức cho phép...
    Theo GS-TS Nguyễn Thị Kê, Trưởng khoa Kiểm nghiệm trung tâm, Viện Vệ sinh Y tế công cộng, nguyên nhân chính dẫn đến rau bị nhiễm kim loại nặng, là do trồng gần cơ sở sản xuất, nguồn nước, vi lượng trong phân vượt quá hàm lượng, bón phân hoá học và thời gian khai thác rau. Một số kim loại nặng với hàm lượng thích hợp sẽ có lợi cho cơ thể nhưng nếu vượt quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc. Ngoài ra, một số kim loại khác xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến thần kinh, tóc, răng, da và có thể gây ung thư.
    Trên kênh rạch ở khu vực quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 8, theo kỹ sư Nguyễn Thiện, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM, ngoài việc rau bị nhiễm các chất kim loại nặng còn bị nhiễm vi sinh gây các chứng bệnh giun sán.
    Ông Huỳnh Thanh Hùng, giảng viên khoa Nông học ĐH Nông lâm TP HCM, còn cho biết người trồng rau phần lớn đều sử dụng phân chuồng từ lợn, gà, trong khi đó những gia súc gia cầm này được nuôi từ thức ăn tổng hợp là khá phổ biến. Thức ăn dạng này có nhiều khoáng vi lượng. Hàm lượng kim loại trong phân sẽ xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản đặc biệt là đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách.
    (Theo Người Lao Động)
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc vì ăn bánh làm bằng bột ngô đã lên men
    Vừa qua, ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã xảy ra hai vụ ngộ độc do ăn bánh trôi, bánh rán làm bằng bột ngô để lâu ngày lên men khiến 7 người thiệt mạng. Chính quyền huyện Mèo Vạc và ngành y tế Hà Giang đã trợ giúp các gia đình này đồng thời báo cáo tỉnh, Bộ Y tế để nghiên cứu giúp đỡ.
    Hôm ấy gia đình ông Lầu Chúng Vừ, xóm Nà Pinh xã Khâu Vai đi sang xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng hỏi vợ cho con trai ông. Trong tiệc ăn hỏi, gia đình nhà gái mời khách ăn món bánh trôi làm bằng bột ngô để lên men. Sau 12 giờ, cả 5 người đều bị đau bụng dữ dội, nôn ra máu và 4 người đã tử vong trong đó có chú rể. Riêng một người may mắn thoát chết là do say rượu ngay trong bữa ăn nên đã nôn hết thức ăn.
    Vụ thứ hai xảy ra ở xóm Tư Tình, xã Tát Ngà làm chết 3 người cũng do ăn món bánh trên. Ngoài ra, cùng thời gian này ở xã Khâu Vai còn có hai trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân nhưng đều có những biểu hiện giống các trường hợp trên.
    Đây là món ăn truyền thống được người Mông vùng cao dùng trong những ngày lễ, ngày Tết để chiêu đãi khách quý. Loại bánh này được làm từ bột ngô nấu chín rồi ủ cho mọc nấm lâu ngày. Rất có thể nấm độc đã gây ra các trường hợp tử vong thương tâm kể trên.
    (Theo TTXVN)
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 9/3/2002, 08:26 (GMT+7)
    TP HCM: Hầu hết kem ký có vi khuẩn gây tiêu chảy
    Hôm qua, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án đảm bảo vệ sinh thực phẩm năm 2001. Bộ cho biết, kết quả điều tra ở 30 trường tiểu học tại TP HCM: 96,7% mẫu kem ký và 83,3% mẫu kem que bị nhiễm E.coly - vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và kiết lỵ.
    Ở Huế, 35-40% mẫu thức ăn sẵn và gần 30% mẫu nước giải khát cũng có loại vi khuẩn này. Ở Nam Định, 100% mẫu giò, nem chạo, nem chua, chả quế, gà mổ sẵn... bị ô nhiễm vi sinh vật. Tại Thanh Hóa, tỷ lệ mẫu có sử dụng phẩm màu độc hại chiếm 50%.
    Riêng về điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, có đến trên 40% số cơ sở chưa đạt yêu cầu. Trong 2 năm 2000-2001, toàn quốc có 440 vụ ngộ độc thực phẩm, làm chết 122 người.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thuốc giải độc dạng nhũ - sản phẩm mới của BV Bạch Mai

    Thuốc Actidoser (lọ 100 ml) và các gói than hoạt tính, sorbitol.
    Đó là Actidoser - được điều chế từ than hoạt tính và đường sorbitol - có tác dụng chống ngộ độc thuốc, hóa chất, thực phẩm... Dạng nhũ dịch, vị ngọt thơm, thuốc không chỉ dễ sử dụng cho cả trẻ em và người lớn mà còn khắc phục được nhiều nhược điểm của phương pháp giải độc bằng than hoạt tính thông thường.
    Tiến sĩ Nguyễn Thị Dụ, Trưởng khoa Chống độc, cho biết, từ trước đến nay, những người bị ngộ độc đều được tẩy độc bằng cách cho uống than hoạt tính trộn với sorbitol (cả hai đều ở dạng bột). Than hoạt sẽ hấp thu lượng chất độc còn nằm trong hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân, trong khi sorbitol giúp nhuận tràng, thải bột than chứa chất độc ra ngoài qua đường tiêu hóa. Tuy giá thành rẻ nhưng thuốc dạng bột có một số nhược điểm:
    - Khó uống, dễ gây nôn, sặc, nhất là với trẻ em.
    - Với bệnh nhân hôn mê: Khi bơm thuốc chống độc qua ống thông vào dạ dày, than hoạt lắng xuống có thể khiến ống bị tắc.
    - Bệnh nhân có thể bị táo bón nếu bác sĩ quên dùng hoặc không có sẵn thuốc nhuận tràng.
    - Việc trộn thuốc làm mất thời gian quý báu khi cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc nặng, lại gây mất vệ sinh cho người pha chế.
    Tiến sĩ Dụ cho biết, thuốc giải độc dạng nhũ khắc phục được tất cả những nhược điểm trên và đã được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có loại thuốc này. Bằng cách học tập phương pháp của Mỹ, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã điều chế thuốc Actidoser với mong muốn tạo sự tiện lợi cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế trong việc cấp cứu ngộ độc. Thử nghiệm trên 40 bệnh nhân ở khoa Chống độc cho thấy thuốc có tác dụng chống độc tốt và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Hiện Khoa rất mong nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để hoàn thành việc nghiên cứu, thử nghiệm, sớm có thể đưa thuốc vào sản xuất đại trà.
    Cách sử dụng
    Tiến sĩ Dụ cho biết, việc uống thuốc giải độc (dù ở dạng nào) phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay. Thuốc không gây hại cho cơ thể nên nếu điều nghi ngờ đó là không đúng, bệnh nhân cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì. Nếu là ngộ độc cá nóc, phải uống ngay khi có triệu chứng tê môi.
    Với Actidoser, liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200 ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng thuốc phải dùng có thể từ 1 đến 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ độc thức ăn nhẹ, nạn nhân chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc kim loại nặng, có thể phải dùng 6 lọ trở lên.
    Một điều cần đặc biệt lưu ý là không được dùng Actidoser cho:
    - Bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật.
    - Người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh.
    - Trẻ em dưới 2 tuổi.
    Thanh Nhàn
  5. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    TP HCM: Nhiều thực phẩm dùng phẩm màu độc hại

    Phẩm màu bán tràn lan tại chợ Kim Biên (TP HCM) nhưng không cơ quan nào kiểm soát được chất lượng.
    Tại hội thảo "Màu thực phẩm" tổ chức ngày 26/2, Viện Vệ sinh Dịch tễ Công cộng TP HCM đã công bố kết quả điều tra 800 mẫu sản phẩm có sử dụng phẩm màu gồm: nước giải khát, kem, rau câu, bánh, mứt kẹo, hạt dưa, thịt... Kết quả, có đến 10% mẫu không đạt chất lượng.
    Đây là mẫu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đem đến đăng ký chất lượng trong năm 2001, không phải mẫu kiểm tra đột xuất các mặt hàng có trên thị trường. Những phẩm màu không đạt tiêu chuẩn thường có màu cam, đỏ, vàng, xanh. Riêng phẩm màu đỏ độc hại thường gặp ở các sản phẩm nhập khẩu như: rau câu có mùi dâu, nước quả ép dâu.
    Phẩm màu thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc: không gây ngộ độc, không có nguồn gốc gây ung thư, phải đồng nhất, tinh khiết, không lẫn tạp chất. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phụng, Trung tâm Kỹ thuật 3, khẳng định vẫn còn tình trạng nhập khẩu phẩm màu không được phép sử dụng của Bộ Y tế, chất màu có hàm lượng chì vượt quá mức quy định...
    Nguyên nhân là nước ta chưa đủ khả năng kiểm tra toàn diện phẩm màu vì phương pháp thử nghiệm phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, chuyên gia giỏi và do chuyện nhập khẩu và buôn bán phẩm màu còn tràn lan.
    (Theo Người Lao Động, Tuổi Trẻ)
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ăn bạch tuộc đốm xanh bị ngộ độc
    Gần đây, tại các tỉnh Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, ngư dân bắt được nhiều bạch tuộc đốm xanh. Thay vì hủy bỏ loại động vật nguy hại này, nhiều người lại đem ra chợ bán với giá rẻ. Có người ăn phải đã bị ngộ độc với triệu chứng: tê môi miệng, buồn nôn, chóng mặt, chảy nước dãi, tay chân tê liệt.
    Theo các nhà khoa học, vòi bạch tuộc đốm xanh có nhiều chất độc cực mạnh, nhất là ở tuyến nước bọt. Nếu ngư dân bị loài này cắn có thể chết ngay, ăn phải thịt nó cũng bị ngộ độc. Một con nhỏ, khoảng 25 gr, có đủ độc tố làm 10 người ăn phải bị ngộ độc.
    Bạch tuộc đốm xanh rất dễ nhận dạng, dài 6-20 cm, có 8 tay vòi, hình đốm tròn, thân màu xanh.
    (Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thứ bảy, 26/1/2002, 13:58 (GMT+7)
    Nguy cơ ngộ độc cá nóc khô vẫn rình rập

    Hình cá nóc được trưng bày trước quầy hàng bán cá khô.
    Mặc dù ngành y tế, ban quản lý các chợ đã nhiều lần khuyến cáo những hộ kinh doanh thủy sản không bán sản phẩm chế biến từ cá nóc, nhưng ngay tại chợ Long Biên (Hà Nội), cá nóc khô vẫn được bán lén lút.
    Các chủ hàng cho rằng, chỉ cá tươi hoặc đông lạnh mới gây ngộ độc, còn cá khô đã qua ngâm ủ, phơi nắng nên an toàn. Một người bán hàng ở chợ Long Biên cho phóng viên VnExpress hay, cá nóc khô ăn ngon, rất nhiều người mê món này và mua khá nhiều.
    Nhưng thực tế, cả cá nóc tươi lẫn cá nóc khô đều có thể gây ngộ độc. Sáng nay, Ban quản lý chợ Long Biên đã dán tranh loại cá này để người tiêu dùng dễ nhận diện. Tuy nhiên, chỉ có tranh của 4 loài là: cá nóc hòm, cá nóc 3 răng, cá nóc nhím và cá nóc thông thường. Trong khi đó, biển Việt Nam có tới 4 họ, 12 giống với 66 loài cá nóc, phần lớn chứa độc tố. Ngoài ra, điều mà người tiêu dùng quan tâm là ảnh của cá đã qua chế biến (được cắt bỏ đầu, lột da, làm chả, cá khô), thì các cơ quan chức năng lại chưa có.
    Theo TS Trần Đáng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm, số vụ ngộ độc cá nóc liên tục tăng. Nếu như năm 1999, cả nước có 12 vụ ngộ độc ở 86 người, 15 người chết thì năm 2000, số vụ đã tăng lên 17, làm 20 người chết. Ngộ độc vì cá nóc tươi có xu hướng giảm, nhưng ngộ độc, tử vong vì cá khô, chả cá nóc lại tăng lên.
    Ông Đáng cũng cho biết, loại cá độc này xuất hiện ở Hà Nội từ lâu dưới tên khác như cá đùi gà, bống biển. Có thể nhiều người đã ăn và bị ngộ độc nhưng ít ai nghĩ thủ phạm là cá nóc. Chất độc tập trung chủ yếu ở trứng cá, người đánh bắt chỉ cần đập nhẹ, trứng vỡ, ngấm vào thịt, người ăn có thể bị ngộ độc. Theo các bác sĩ, chỉ cần ăn 10 g cá nóc đông lạnh là có thể chết. Nếu đun sôi cá trong 6 tiếng, nhiệt độ 100 độ C thì chất độc mới giảm một nửa.
    Tăng cường công tác kiểm tra chợ
    Sáng nay, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tập huấn, phổ biến biện pháp phòng chống ngộ độc cá nóc cho các hộ kinh doanh thủy sản ở chợ Long Biên, nơi cung cấp tới 6-8 tấn hải sản/ngày cho toàn thành phố. Ông Lê Nhân Tuấn, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, cho biết, từ hôm nay đến Tết, các đoàn kiểm tra của Sở, quận cùng ban quản lý chợ sẽ đi kiểm tra thường xuyên những hộ kinh doanh hải sản, nhằm ngăn chặn việc thu mua, chế biến, tiêu thụ cá nóc. Hộ nào bán loại cá này sẽ bị thu hồi, đồng thời xử phạt hành chính từ 200.000 đến 800.000 đồng. Nếu xảy ra ngộ độc, ban quản lý chợ bán cá nóc sẽ chịu trách nhiệm trước tiên.
    Theo TS Trần Đáng, để không còn những cái chết thương tâm do ăn phải cá nóc, về lâu dài phải có quy định cấm đánh bắt loại cá này. Nếu ngư dân bắt được, phải trả chúng về biển. Còn người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình bằng cách không mua cá lạ.
    Như Trang
  8. S-Tower

    S-Tower Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    hic, ko cần ăn mấy thứ đó, chỉ cần đọc loạt bài của cậu Milou là đủ ngộ độc rồi. Hình như, nếu ko lầm, thì Hoá thực phẩm đâu thuộc ngành Môi trường?
    God in Blue *
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Hình như không phải nhưng nếu nó gây ngộ độc cho người tiêu dùng tức là liên quan phần nào đến môi trường trong cơ thể con người chứ . Nhớ 1 lần trong lớp Chem 1A thày giáo nói không được đổ hoá chất xuống cống = bồn rửa tay, nếu buộc phải làm thì cần trộn với Baking soda tức bicarbonat Natri hay thuốc muối để nó trung hoà các hoá chất . Gần đây tôi nhớ ra điều này nên dùng baking soda rửa rau & trái cây trước khi nấu hoặc ăn sống nếu nhớ . Hy vọng nó trung hoà các hoá chất trừ sâu trên đồ ăn mà nước rửa không hết .

Chia sẻ trang này