1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những ai yêu săn bắn: Súng hơi CZ Slavia 631-Czech Republic - P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Eag, 12/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633
    KHI ĐÀN CHIM VỀ TỔ
    Tôi đã nghĩ gì về những vườn chim của tỉnh Minh Hải mà vừa tới thăm? Hai tiếng vườn chim in trong ký ức tôi từ một chuyến đi biển cách đây đã nhiều năm, khi tôi theo một con tàu Hải quân tới thăm những hải đảo, Tôi đã gặp ở đó cả một thế giới của loài chim: hải âu, chim điển, chàng bè, ó biển? Chúng bay rợp trên đầu và những con đã mỏi cánh không ngần ngại gì mà không sà xuống tìm một chỗ đậu tạm trên hàng lan can thép của con tàu.
    Bờ đảo ngập những lưng chim. Mỗi loài chọn một bãi đậu thích hợp: hải âu làm tổ ở những mỏm đá cheo leo gần nơi sóng gió, còn chàng bè ưa những bờ phẳng. Chúng kêu và vỗ cánh làm cho các bờ cát, các vách đá bỗng xôn xao. Tất cả mọi chỗ đều bị chúng đậu kín. không còn thấy một dấu vết gì của mặt đất, chỉ thấy ngổn ngang những mảng lưng, những cặp cánh đang khua động và trăm ngàn cái đầu đang lắc lư.
    Khi con tàu ghé bờ, lũ chim bố và chim mẹ nhỏm dậy, nhìn chúng tôi với bao vẻ ngạc nhiên, bằng những cặp mắt mở tròn. Rồi một con bỗng bay vụt lên trời và các con khác bay túa lên theo. Chúng liệng vòng với những đôi cánh lắp lánh nắng, để lại trên mặt đất bầy chim non nháo nhác và những ổ trứng bừa bộn.
    Tôi đã bàng hoàng trước cảnh tượng ấy và nói với người thủy thủ cùng đứng tựa ngực với tôi trên hàng lan can của boong tàu:
    - Tôi chưa thấy ở đâu một cảnh tượng kỳ lạ như thế này!
    Người thủy thủ trả lời:
    - Thật là kỳ lạ! Nhưng nếu anh đến quê tôi, anh sẽ thấy những đều kỳ lạ hơn.
    Người thủy thủ ấy quê ở Bạc Liêu. Tỉnh của anh, tỉnh Minh Hải, được coi là xứ sở của các vườn chim. Miền Nam có sáu vườn chim lớn thì quê hương anh chiếm bốn: vườn Vĩnh Thành; vườn Ngọc Hiển, vườn Hiệp Hưng và vườn Cây Khô.
    - Trong mười một tình còn lại của miền Nam, chỉ còn lại vài vườn khác, người thủy thủ nói. Một vườn ở rừng U Minh và một vườn nhỏ trong tỉnh Bến Tre.
    Anh bảo rằng: ở vườn chim quê anh, cồng cộc đâu phơi cánh từng đàn dưới nắng. Những con cò nơm xòe cánh làm thành chiếc nơm tròn, lội bị lõm úp cá dưới ruộng. Quắm trắng, quắm đen, có ngà, có ma, diệc lửa? đậu chi chít trên những cành cây làm chúng cong xuống, và khi vì một lý do gì đó cả đàn vụt bay đi thì cành cây bật lên như những cánh cung. Nhiều khi ngẫu nhiên ta cũng nhặt được chim: cành cây đập mạnh vào một con trong bầy chim đông nghẹt làm nó rớt xuống.
    Ở những đầm nước kề vườn chim, người ta đi bắt giang sen. Lũ chim đó cực to, ai khỏe mới gánh nổi bốn con.
    Người thủy thủ nói với vẻ tự hào :
    - Những con giang sen đó, chúng tôi gọi là gà sói. Đầu chúng sói trụi nhưng không vì thế mà chúng mất vẻ đẹp. Nhìn xa, trông chúng thanh thanh, nhẹ nhõm nhờ mỗi con có một cặp chân rất cao. Vậy mà không thể có con gà nào cân nặng bằng chúng, kể cả bọn gà trống thiến. Vào giữa mùa mưa, nhiều thức ăn, có con gà sói nặng tới sáu, bẩy ký thịt.
    Anh ngừng lại để nhìn một con ó biển bắt mồi. Con chim dang rộng cánh, lượn trên những ngọn sóng bạc và bất chợt lao xuống. Nó như chìm nghỉm trong biển cả rồi bỗng vọt lên, hai chán quắp chặt một con cá lớn đang giãy giua và bay vụt qua đầu chúng tôi về phía đất liền.
    - Ở quê tôi cũng có cả loại chim này. Biết đâu con ó biển ấy lại chẳng làm tổ ở một vườn chim nào đó của tỉnh tôi? Nó đi kiếm ăn xa lắm, có khi xa hàng trăm cây số. Ở nơi nó làm ổ, nhiều khi xương và vẩy cá rơi trắng mặt đất? Nhưng tất cả những cái đó chẳng có gì đáng nói nếu như anh lạc vào nơi làm ổ của đàn vạc. Vạc đi ăn đêm nên ban ngày ổ nào cũng đầy nhóc: nào vạc bố, vạc mẹ, nào vạc mới nở, vạc vừa đủ lông? Những con vạc non sơ bị bắt, nhảy nháo nhác trên cành. Để nhẹ diều, chạy cho nhanh, chúng ợ ra ngoài những thức ăn vừa được bố mẹ mớm cho. Thế là cả một cơn mưa cá rơi ào ào xuống đất?
    Hình ảnh những vườn chim quê hương người thuỷ thủ in sâu vào óc tôi. Từ ngày gặp anh, tôi mơ tưởng được tới đó nhưng mãi đến nay mới thực hiện được ý định.
    Nơi đầu tiên tôi tới thăm là vườn chim Vĩnh Thành, còn gọi là vườn Vĩnh Lợi. Vườn này ở gần thị xã Bạc Liêu.
    Ở chơ tỉnḥ Bạc Liêu, người bán chim ngồi sau những chiếc ***g lớn. Có ***g nhốt lẫn lộn nhiều loại chim: vạc xám với mớ lông trắng ở ngực, bọn cò ngà cao lớn đã bị khớp mỏ và buộc tréo cánh, những con cồng cộc và cốc để đen nhưng nhức như hạt huyền? ở lẫn cùng bầy sít lông biếc xanh có chiếc mỏ đỏ thắm như trái ớt chín.
    Nhiều ***g chỉ nhốt thuần loài cuốc: nào cuốc lùn, cuốc ngực nâu, cuốc ngực xám, nào cuốc ngực trắng, cuốc chân đỏ. Những ***g khác đầy nhóc bọn bói cá mang bộ lông xanh óng ánh và những chiếc mỏ to, không cân xứng với tầm vóc của chúng: bối cá lớn, bói cá nhỏ, bồng chanh đỏ, bồng chanh rừng, chinh chinh?
    Người bán trứng ngồi ôm trong lòng chiếc rổ xếp đầy những trái trứng lớn như trứng gà, vỏ màu xanh xám: đây là trứng của bọn cò.
    Ở dãy hàng ăn, mùi chim xào, chim nấu bay thơm phức. Cò, vạc, cồng cộc, gà đồng, gà nước? đã chiên vàng, treo lung liêng trên các móc sắt. Sẻ rừng, sả, bồng chanh bóng nhầy mỡ đựng đầy trong những chậu men lớn để cạnh những đĩa cơm trắng như bông. Tất cả như bảo với khách: họ đã bước vào một xứ sở no đủ, xứ của chim, của gạo trắng nước trong.
    Buổi chiều, chúng tôi lên đường tới vườn Vĩnh Thành. Chiều đó là một chiều mưa. Gió nổi, đưa những chiếc lông tơ trắng bay rập rờn trên đầu. Một vệt đen bỗng hiện ra ở chân trời phía Đông. Trong khoảnh khắc vệt đen ấy loang rộng: đó là những đám mây trĩu nặng những hạt nước. Chúng ùn ùn kéo đến và mưa đổ xuống ào ào.
    Cơn mưa miền Nam không mấy khi kéo dài: chỉ độ nửa giờ sau trời đã tạnh, mây đã quang. Mặt trời lại ló ra và dần dần ngả xuống phía Tây. Những đầm nước quanh vườn chim và bầu trời cùng ánh lên rực rỡ.
    Nhưng một vệt đen khác lại hiện ra ở chân trời phía Đông. Tôi chờ đợi một cơn mưa nữa. Trong khoảnh khắc, cái vệt đen ấy cũng loang rộng và ùn ùn bay tới. Nhưng khi nó lại gần, tôi nhận ra: đây chỉ là những "đám mây" cốc đế và cồng cộc. Chúng đã đi kiếm ăn về. Đen như bóng đêm, chúng bay rợp trên đầu, che khuất cả bầu trời đang rực rỡ, khiến mặt đất tối sầm.
    Hối hả là thói quen của lũ chim này. Chúng đập cánh rất mau và lao đi vun vút, chừng như chúng sợ không kịp về tổ trước lúc trời tối.
    Bầu trời lại rạng ra sau khi những đám mây cốc đế và cồng cộc bay qua, nhường chỗ cho những đám mây trắng. Chúng trôi đến lờ lững và khoan thai hơn: đó là những đàn cò. Không vội vàng hấp tấp, lũ chim trắng ấy ung dung vỗ cánh. Tuy mặt trời đã xuống khuất hẳn sau những hàng dừa ở phía Tây, màu trắng của những cặp cánh làm cho bầu trời vẫn như sáng rạng. Nhưng đến khi đàn cò cuối cùng bay qua đầu và đáp xuống các lùm cây của khu vườn thì bóng tối như đột nhiên đổ sập xuống.
    Vườn chim ầm vang những tiếng kêu. Tiếng gào thét vui mừng của lũ chim non nhận mồi hòa với những tiếng trả lời rộn rã, vỗ về của lũ chim mẹ sau một ngày xa cách. Sau khi chim mẹ nhận tổ, nhận con, tiếng kêu trong vườn yếu dần và tắt lịm. Không gian bỗng trở lại im vắng...
    Chừng như úc này mọi việc đã thu xếp xong: lũ chim mẹ đã nằm vào tổ và lũ chim non no nê, thỏa mãn, đang rúc đầu vào bụng mẹ mà ngủ vùi.
    Nhưng chỉ một lát sau, khu vườn bỗng như thức dậy. Từ những lùm cây đã tối đen, ngàn vạn cánh vạc theo nhau bay lên. Chúng đi tìm ăn khi các bầy chim khác bắt đầu giấc ngủ. Chúng bay thành đám đông nhưng trong cái khối đông đảo ấy, từng đôi từng đôi bao giờ cũng sát cánh bên nhau.
    Không giống lũ chim kiếm ăn ban ngày, bay trong im lặng, đàn vạc vừa bay vừa cất tiếng gọi bầy. Tôi ngẩng nhìn, không trông rõ những bóng chim trên đầu. Nhưng tiếng kêu từ trời cao vẫn vọng xuống khiến tôi nhận biết: hoạt động của vườn chim chưa tắt, đàn vạc còn đang lớp lớp bay đi.
    http://vu-hung.com/vuon_chim_1.htm
  2. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633
    DẢI ĐẤT ĐỂ SINH TỒN
    Trạm bảo vệ vườn chim Vĩnh Thành là một ngôi nhà gỗ mái lá, nằm chơ vơ giữa một vùng đồng nước. Cách trạm một cánh ruộng nước rộng vài trăm thước là những hàng cây chà là đầu tiên của vườn chim. Một con kênh nhỏ chảy ngay trước của nhà và bên kia con kênh là những hàng cây tra, cây cóc mới trồng để mở rộng khu vườn.
    Trừ ở miền biển, tôi ít gặp ở nơi khác những người khỏe mạnh như anh Tư trạm trưởng và các bạn cùng trông coi vườn chim với anh. Họ cao lớn, vạm vỡ, da đỏ hồng chứ không cháy nắng vì phơi gió muối như dân chài. Má họ phinh phinh, tay và chân họ đầy bắp thịt. Sức lực dồi dào của họ không phải chỉ hiện rõ ở thể chất mà còn hiện rõ trong mọi sinh hoạt: họ cử động rộng rải đường hoàng, làm việc hăng hái và nhanh nhẹn, nhiều khả năng hoạt động trí tuệ, phản ứng một cách nhạy bén trước những câu hỏi của chúng tôi và trả lời rành mạch, rõ ràng. Tóm lại, họ có đặc tính của những người sống ở một vùng dư thừa đạm và dư thừa không khí trong lành.
    Tôi thật thà hỏi họ:
    - Mấy anh có khi nào bệnh không ?
    - Không, lúc nào chúng tôi cũng mạnh. Thịt chim ăn đều thì chẳng khi nào bệnh! Một người vừa cười vừa trả lời.
    - Chúng tôi sinh ra và lớn lên với vườn chim này, anh Tư nói. Ngày nhỏ, chúng tôi đi nhặt trứng và bắt chim non. Bọn tôi phá lắm: hốt sạch trơn từng ổ trứng, bắt trọn từng ổ chim. Của trời cho mà, chẳng phá để làm chi! Những người coi vườn canh giữ ráo riết cũng không xuể. Ngày này, chính chúng tôi lại trở thành những người coi giữ vườn. Bọn nhỏ trong xóm thôi không nghịch phá, chim về mỗi ngày mỗi đông. Nhờ vườn chim, nhiều gia đình trong xóm trở nên khá giả, nhà đủ ăn đủ tiêu, trẻ thì? hồng hào khoẻ mạnh.
    Nhóm sáu người coi vườn của anh Tư và các gia đình trong xóm được nhờ vào vườn chim rất nhiều. Bọn anh Tư, ngoài tiền lương của Nhà nước, mỗi ngày mỗi người được ăn hai con chim trong các bữa ăn và được bắt hai con nữa bán đi, thêm tiền vào tiền lương. Nhờ đủ sống, họ không phải làm thêm việc gì khác, ngoài việc giữ gìn khu vườn và trông coi cho bầy chim sinh sôi nảy nở.
    Bà con trong xóm phần đông là bạn hàng của vườn chim. Họ mang chim ra bán ngoài chợ Bạc Liêu. Bao giờ giá chim mua trong vườn cũng chỉ bằng nửa giá ở ngoài chợ để cho họ kiếm lời: chim nhỏ như cò ma, cò lửa, cò xanh? một đồng một con; chim cỡ vừa như cò trắng, sít, cồng cộc? hai đồng một con; còn chim lớn như cò ngà, vạc, quắm, cốc đế? thì một con ba đồng.
    Cứ vài ngày một lần, mỗi gia đình gánh một gánh chim bốn năm chục con ra chợ tỉnh, họ cũng kiếm đủ tiền sinh sống và nuôi con ăn học.
    Gần vườn chim có một nông trường. Các nhân viên nông trường cũng gắn bó với bọn anh Tư lắm. Mỗi khi nhà thiếu thức ăn hoặc có khách, người ta chỉ cần tới chỗ anh Tư mua tạm vài con cò ngà, vài con quắm hoặc vài con vạc, tốn kém không tới hai chục đồng mà vẫn đủ để làm một mâm cơm ngon lành.
    Bữa tối hôm đó, chúng tôi ăn muộn. Vì đoàn khách đông, anh Tư phải cho người vào vườn bắt thêm chim. Người ta nhúng chim vào nồi nước sôi rồi vặt lông như vặt lông gà.
    Anh tư đãi bọn chúng tôi bữa ăn đầu tiên không hơn gì bữa ăn thường ngày của những người coi vườn: mỗi người một nửa con cò ngà và một nửa con vạc chiên.
    - Chim nhiều, ổ nào cũng đang có chim non. Chúng tôi muốn mời khách những bữa ăn thật nhiều món nhưng các đoàn tham quan trước đã cho chúng tôi một kinh nghiệm: ăn nhiều chất đạm trong một lúc, có thể làm bộ máy tiêu hóa của những người chưa quen bị rối loạn.
    Trong thời gian ở đây, rồi chúng tôi sẽ lần lượt được nếm tất cả các loài chim có trong vườn: cò, vạc, cồng cộc, cốc đế, diệc, quắm, giang sen, le le, vịt, sít? Tự tay anh Tư sẽ làm các món: chiên, nướng, băm viên, hấp, nấu, sào, hầm hạt sen?
    Mỗi ngày chỉ hai nửa chim chiên nhưng đối với bọn tôi thế cũng đã là nhiều. Đang mùa mưa lắm tôm cá, chim non nung núc thịt. Cò ngà, loài cò lớn nhất trong các loài cò ở vườn, con non mới ra ràng có thể cân nặng 400 - 500 gam. Một con vạc non cũng nặng xấp xỉ chừng ấy. Đem chiên bằng chính mỡ của nó, món chim thơm lừng và khi ăn, thịt ngọt lịm trong miệng.
    Anh Tư cho chúng tôi biết: vườn Vĩnh Thành đã có cách đây hơn ba mươi năm. Nhiều thế hệ chim đã sống ở nơi này. Tổ tiên chúng không phải là chim trong vùng mà là lũ chim từ những nơi xa xôi di cư đến.
    Trong thế hệ đầu tiên ấp trứng ở đây, nhiều đôi theo bản năng đã bỏ về quê hương sau khi trứng nở. Lứa con ở lại tiếp tục sinh đẻ, đàn chim đã định cư và đông lên dần. Chúng ở lại vì nơi đây có đủ điều kiện cho chúng sinh sống. Thời tiết không quá khắc nghiệt, nguồn thức ăn thì dồi dào: tôm, tép, cua, ốc cho cò vạc, lúa và hạt cho cuốc, sít? mùa nào cũng có.
    Buổi đầu, điều quan trọng hơn hết là chúng đã tìm được ở đây một nơi cư trú yên ổn. Vì thế, tuy đàn mỗi ngày mỗi đòng, thức ăn mỗi ngày mỗi ít dần, chúng vẫn không bỏ đi nơi khác, dù ở nơi đó thức ăn có thể dồi dào hơn.
    Lũ chim sống rất hòa thuận. Nhiều loài làm tổ lẫn lộn trên cùng một tàn cây: cò ở bên cạnh diệc và quằm đen, vạc là láng giềng của cồng cộc và quắm trắng.
    Chúng chọn những cây mà chúng ưa thích: cây chà là, cây cóc, cây tra, cây giá, cây chòi mòi? Chà là gốc có gai, chuột và rắn khó bò lên. Tàn của nó giống tàn lá dừa, che kín cho lũ chim non đỡ mưa nắng. Tra, cóc, giá, chòi mòi có nhiều cành cho chúng làm ổ. Tất cả những cây đó đều ở thấp dưới tầm gió bão nên khi trời nổi giông, ổ của chúng không bị quá lung liêng, trứng và chim non không bị rớt ra ngoài.
    Chúng cùng góp sức bảo vệ sự yên ổn cho đàn con: mỗi khi có diều, quạ lảng vảng đến gần khu vườn tìm cách đánh cắp trứng và chim non, hàng trăm ngàn con không phân biệt cò hay vạc, cồng cộc hay quắm, cùng bay lên đánh đuổi kẻ thù. Bọn chim yếu đuối và nhút nhát như cò ma, cò ngà? có thể thua nhưng bọn vạc, cốc đế thì không bao giờ chịu bỏ cuộc. Chúng vừa đánh trả vừa kêu thét, chừng nào kẻ thù bị đánh tơi tả đánh phải bay đi mới thôi.
    Ngoài việc kiếm ăn, phát triển và bảo vệ dòng giống, bầy chim trong vườn không phải bận tâm với những lo âu khác. Chúng sinh sôi nẩy nở rất nhanh vì không bao giờ bị những cuộc chiến tranh trong cùng loài làm hao mòn hoặc tiêu diệt.
    Vì thế, trên khoảng đất 18 hécta của khu vườn, theo ước đoán của anh Tư, luôn luôn có khoảng 500.000 - 600.000 chim các loài cùng sinh sống.
    Nhưng không phải cuộc sống trong vườn chim lúc nào cũng êm xuôi. Nó đã trải qua những giai đoạn đầy biến động. Năm nào lũ chim trong vườn cũng phải bỏ đi sinh sống tạm ở nơi khác đến ba, bốn tháng.
    Mùa mưa, khu vườn và những cánh đồng xung quanh ngập nước mênh mông. Đó là thời kỳ no đủ, sung sướng và an toàn. Nhưng sang tháng giêng, nước bắt đầu cạn. Nguồn thức ăn cũng cạn dần theo nước.
    Nhiều mối nguy hiểm bắt đầu rình rập lũ chim: kẻ thù của chúng xuất hiện. Chuột chạy trên mặt đất còn xám xấp bùn, hăm hở leo lên cây tìm mồi. Rắn hổ, có con to cỡ bắp tay và nặng ba, bốn ký, trườn tới, để lại trên mặt bùn những vệt trơn nhẵn như vệt kéo cây gỗ.
    May mắn cho đàn chim: lúc đó không phải là mùa đẻ và các ổ chim non ra đời từ đầu mùa mưa, bấy giờ đã lớn. Chúng kéo nhau bay đi, để lại những bụi cây trơ trụi, những chiếc ổ trống rỗng cho đàn chuột và đàn rắn đói khát. Khi nào mùa mưa bắt đầu, đưa nguồn thức ăn trở lại và xua đuổi kẻ thù đi xa, chúng mới trở về.
    Biến động lớn nhất đối với khu vườn xảy ra hồi kháng chiến chống Mỹ. Khi ấy vườn chim là căn cứ: du kích không thể chọn một nơi nào khác giữa vùng đồng bằng trống trải mênh mông này.
    Nhưng người hoạt động bí mật không thể sống chung với bầy chim lắm lời. Phát hiện thấy người dưới những tán cây, chúng bay túa lên trời và kêu ầm ĩ. Vô tình, đó là những dấu hiện cho pháo binh dịch. Mỗi lần thấy chim bỗng nhiên bay túa lên, từ thị xã Bạc Liêu, pháo binh địch lại bắn về hàng chục quả đạn.
    Phải tạm thời xua đuổi bầy chim đi xa.
    Việc đó không phải dễ. Thoạt đầu, khi pháo bắn, nhiều đôi chim đã bỏ đi. Vườn chim vắng vợi. Nhưng có lẽ vì không tìm được ở đâu một nơi yên ổn và thuận tiện cho cuộc sống của chúng hơn, nơi nào mà không bị bom đạn tàn phá, nên ít lâu sau chúng lại lục tục trở về. Từ đó chúng quen dần với tiếng nổ và khói súng.
    Về sau di kích phát hiện: mọ loài chim trong vườn đều rất sợ dàn thun. Có thể vì dàn thun đem đến cho chúng cái chết bất ngờ và âm thầm, chúng không kịp biết để đề phòng. Cũng có thể dây thun gây ra những chấn động ở ngoài giới hạn âm thanh nghe thấy của con người nhưng loài chim lại thu nhận được và sợ hãi trước những chấn động ấy.
    Mỗi du kích một dàn thun, chỉ sau vài ngày họ đã xua đuổi hàng trăm ngàn con chim bay đi. Buổi đầu có con lác đác trở về nhưng rồi gặp dàn thun, chúng bỏ đi mất dạng.
    Từ đó, khu vườn không còn một bóng chim, một tiếng hót. Sau năm 1975 mới lác đác có dăm ba đôi cò ma, cò ngà về xây tổ trên những cây chà là, cây cóc. Người ta để yên cho chúng ấp trứng và nuôi con.
    Loài chim có những khả năng thông tin tuyệt vời. Bọn cò ma và cò ngà được sống bình yên, đã thông tin cho bè bạn của chúng biết. Có lẽ công việc ấy đã được làm khi đi tìm ăn, chúng gặp đồng loại từ các nơi đến tụ hợp ở chỗ kiếm mồi.
    Mùa đẻ trứng năm sau, cả ngàn đôi chim kéo về xây tổ. Một năm bình yên cho chúng lại trôi qua. Năm sau nữa, năm 1977, vườn chim đã hoàn toàn được khôi phục: lùm cây nào trong vườn cũng có những ổ chim mới.
    RỘN RÀNG BÌNH MINH
    Đàn vạc đã bay đi hết. Khu vườn lại chìm trong im lặng. Cái im lặng càng nổi rõ, khi tiếng kêu của con vạc cuối cùng tắt hẳn ở xa. Dưới ánh sao, những lùm cây trong vườn lẫn vào nhau, chỉ còn là những vệt đen mơ hồ. Gió đưa lại tiếng rì rào của lá.
    Tôi hỏi:
    - Giờ này lũ chim trong vườn đang làm gì vậy, anh Tư?
    - Chúng sắp ngủ. Bọn chim non, con nào đã no nê rồi thì nằm im, con nào chưa no thì đòi ăn tiếp.
    - Sau không thấy chúng kêu ?
    - Chúng không kêu nữa vì trời tối rồi. Lũ chim ngày không có thói quen kêu đêm. Nhưng chúng có cách đòi ăn của chúng: chúng cựa quậy lục đục, lấy mỏ thúc vào bụng chim mẹ, không cho mẹ ngủ rồi há mỏ ra chờ. Chim mẹ còn gì trong điều đành ợ nốt lên mớm cho chúng. Chừng ấy chúng mới chịu nằm yên.
    Đêm dần khuya. Không ở đâu đêm im ắng bằng ở nơi này. Không thấy một tiếng ếch nhái "à uôm", không thấy một tiếng dế nỉ non: mọi sinh vật bé nhỏ ấy đã bị làm mồi cho đàn chim háu ăn rồi.
    Anh Tư và ba người nữa quấn chiếc màn vào quanh bụng, đeo súng lên vai, đi tới các chòi cạnh. Ai cũng cầm trong tay một cây gậy to gộc, vũ khí để đánh rắn khi họ gặp chúng trên đường.
    Ở? bốn góc của khu vườn đều có những chòi canh dựng trên những cọc cây, có sàn nằm. Anh Tư và các bạn chia nhau tới đó ngủ đêm: lợi dụng lúc tối trời, một số người vẫn mang đèn soi vào vườn bắt trộm chim và hốt trứng.
    Nửa đêm, tôi tỉnh dậy khi đàn vạc mang mồi về tổ mớm cho con lần thứ nhất. "Vác! Vác! Vác!?" Tiếng kêu lanh lảnh của chúng vang vọng xuống, nghe mênh mang trong đêm, Lũ vạc con đáp lại bằng những tiếng khàn khàn. Tiếng kêu trả lời chim mẹ vọng lên mơ hồ ở một góc vườn nào đó và loang ra bốn phía. Khu vườn xao xác trong chốc lát. Rồi tiếng động lắng dần khi lũ chim non ngủ tiếp và chim mẹ bay đi kiếm đợt mồi thứ hai.
    Chẳng bao lâu tiếng gà gáy báo sáng từ trong xóm đã vọng đến. Mấy người coi vườn đánh thức chúng tôi dậy.
    - Dậy mau, mấy anh! Dậy coi lũ chim sắp sửa đi kiếm ăn.
    Những ngôi sao lấp lóa đang theo nhau lặn biến trên nền trời tím. Mặt đất vẫn còn tối đen. Nhưng tôi không phải chờ lâu. Khu vườn đang xôn xao tỉnh dậy. Thoạt đầu, vài tiếng chim non nổi lên rụt rè. Rồi con nọ thúc giục con kia, tiếng chim mỗi lúc một vang to. Thỉnh thoảng bỗng thấy bật lên mấy tiếng "Quác! Quác!" chói tai như tiếng thét gọi. Người coi vườn bảo đó là tiếng của những con chim đầu đàn.
    Các lùm cây đang hiện ra. Tuy chưa nổi rõ cành lá nhưng chúng đã hiện thành những vòm tròn, trên đó phấp phới những vệt trắng xoá của cánh cò.
    Lúc này, bọn chim ăn sâu bọ và ăn hạt, sống ở rìa khu vườn, cũng đã tỉnh dậy. Đó là bọn sáo mỏ ngà, sáo mỏ vàng, vành khuyên, chính chòe, chào mào, bông lau, chẽo choẹt? kể làm sao cho hết được tên của bọn chúng! Chúng chào đón buổi mai bằng giọng hót thanh thanh, véo von, nổi bật lên trên những tiếng kêu trầm trầm và khàn đục của bọn chim ăn cá.
    Đàn vạc lại trở về. Chúng cũng cất tiếng kêu, hòa vào tiếng hót của đàn chim phía dưới. Những đôi cánh xám của chúng bay rợp trên cao làm cho bầu trời đang rạng bỗng tối sầm trong chốc lát.
    Phía Đông, chân trời đang ủng hồng. Những tia nắng đầu tiên đã rọi sáng đỉnh của các vòm cây. Tiếng chim càng vang to. Lúc này không còn phân biệt được tiếng của từng loài, tất cả đã hòa lẫn, làm thành những âm thanh tưng bừng, rộn rã.
    Con cò ngà đầu tiên đã bay lên. Đôi cánh của nó như được nắng sớm nhuộm hồng. Muôn nghìn con khác theo con đầu đàn bay lên trắng trời. Rồi một đàn nữa, một đàn nữa bay lên? Sau chúng, đến lượt những đàn quắm, đàn cồng cộc, cốc đế. Bầu trời chen chúc dày đặc những đôi cánh. Cứ mỗi lần một đàn bốc lên cao, tiếng kêu ở phía dưới lại giảm bớt đi đôi chút. Đến khi đàn cuối cùng bay đi thì khu vườn trở lại im lìm, chỉ còn đôi ba con chim non dai dẳng cất tiếng đòi ăn.
    Tất cả những đàn chim đều sải cánh bay về phía biển. Chúng kiếm ăn trên những cánh đồng nước lợ, cách khu vườn rất xa. Bọn cò con ra đời tháng năm, tháng sáu, mới đủ cánh cũng muốn thử sức mình. Những rồi không đủ sức theo đàn, chúng đành sà xuống kéo theo lũ cò bố và cò mẹ. Chúng đỗ trắng xoá những bờ ruộng quanh nhà anh Tư.
    Một ngày mới trong vườn chim đã bắt đầu.
    http://vu-hung.com/vuon_chim_1.htm
  3. huntercuccu

    huntercuccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    1
    có pro nào test tiếng nầy chưa vậy?, mình nghe sao giống tiếng chim non họăc chim mẹ bị đạn xuyên cổ quá .
    Có lần mình bắn gãy cánh rơi một con, nó la chí choé 5-7 con bay tới cứu bồ, hồi đó không biết thu âm nên tiếc quá, bạn nào gặp trường hợp đó nhớ móc điện thoại ra thu lại nhe!.
    Mình thích trao trảo vì có nhiều, bắn dể, thịt ngọt, mềm, làm lông cũng nhanh.
    [/quote]
    Bác vinhz an tâm dùng đi, con này em bắn nó gãy cánh rơi xuống kêu inh ỏi cả lên làm em thịt thêm được một số tên nữa, nhớ lại cái vụ dùng tiếng để nhử nên lấy điện thoại ra ghi âm luôn, sau đó nhờ bác cumeo sữa lại và chuyển lại thành mp3 cho anh em dùng(chủ yếu là ở phía nam thôi vì ngoài bắc không thấy con này). Theo em cách dùng như thế này các bác thấy có ổn không: dùng 1 điện thoại của TQ đặt chế độ chuông là con mình cần bắn sau đó treo ở cành cây, tìm một chỗ nấp vừa ý, lấy điện thoại ra gọi vào máy kia cho reo lên, khi chim bay đến tắt cuộc gọi và xử lý đến hết, tiếp tục lập lại việc gọi điện thoại(không nên mở liên tục chim nó nghe một hồi nó cảnh giác). Chúc bác có buổi đi săn vui vẻ
  4. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633
    Theo em cách dùng như thế này các bác thấy có ổn không: dùng 1 điện thoại của TQ đặt chế độ chuông là con mình cần bắn sau đó treo ở cành cây, tìm một chỗ nấp vừa ý, lấy điện thoại ra gọi vào máy kia cho reo lên, khi chim bay đến tắt cuộc gọi và xử lý đến hết, tiếp tục lập lại việc gọi điện thoại(không nên mở liên tục chim nó nghe một hồi nó cảnh giác). Chúc bác có buổi đi săn vui vẻ
    Cái này thì quá chính xác vì hiện tại ông anh em hay nhờ chỉnh âm thanh cũng làm y như vậy điện thoai kêu rõ to ở ngoài này ko có chao chảo nhưng dùng món này với chào mào hoặc sẻ cũng đc chỉ có điều mấy lần điện thoại ngã lộn cổ vỡ cả màn hình .
    Chính ra đăt đc nhiều loại chuông thì hay nhỉ thành loa điều khiển từ xa tuỳ loại chim mà bật tiếng
  5. huntercuccu

    huntercuccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    1
    Bác cumeo tham khảo tài liệu chưa chính xác lắm về địa danh của những vườn chim đất Bạc Liêu, đây là một trong những số đó.
    "Vườn chim Bạc Liêu có diện tích rộng 107ha đã thu hút rất nhiều loài chim như cò trắng, cò xanh, quắm trắng, còng cọc, điên điển, vạc, diệc, giang sen ...và nhiều loài chim chưa rõ tên chen chúc làm tổ trong những vạt rừng rậm rạp, cỏ dại chằng chịt.
    Khi mùa khô, đất nứt khan, nước cạn, đa số loài chim phải di trú nơi khác. Nhưng vào mùa mưa thì đúng là mùa hội của chúng. Không gian ríu ran ngập tràn tiếng chim. Theo các lão nông địa phương, vùng này xưa kia có nhiều vườn chim như thế, nhưng do dân tứ xứ đến khai hoang bừa bãi, nên nay chỉ còn một vườn nằm ở khu vực ấp Đầu Lộ 1, xã Hiệp Thành, cách trung tâm thị xã Bạc Liêu gần 6km, do Nhà nước quản lý.
    Đứng trên đài cao quan sát, vườn chim Bạc Liêu đúng là một góc thiên nhiên kỳ thú của phương nam. "Ngôi nhà" của những loài chim là một quần thể thực vật đa dạng, với đa phần cây cóc, tra, chà là và những loại cây có tán cao to như lâm đồ cùng các loài cây tạp của rừng nhiệt đới. Tất cả đan xen tạo nên môi trường xanh thích hợp làm nơi cú trú cho chim. Chúng sống như có sự sắp đặt, quy ước giữa các loài, vùng ai nấy ở. Trên cao nhất loài còng cọc đậu, còn các loài cò trắng, quắm trắng thì chia nhau làm tổ tứ tung trên các tầng cây cao vừa.
    Nếu ta len lỏi giữa rừng cây, ngước nhìn lên cao, sẽ dễ nhận thấy cứ khoảng 4 - 5 cây là có một cây mang nặng trên đó độ 5 - 6 tổ cò, tổ quắm có trứng và chim non. Mỗi khi có bước chân người đạp lá xuyên vườn, chim mẹ lại bay rợp trời chíu chít kêu báo động, còn lũ chim non thì nhớn nhác ngóc đầu ngó quanh.
    Những năm gần đây, để giữ được chim trong mùa nắng hạn và phòng chống cháy rừng trong mùa khô , Ban quản lý vườn chim Bạc Liêu đã cho đào kênh bao bọc xung quanh và đào hồ chứa nước ở bìa rừng, đào mương nuôi cá nhằm tạo nguồn nước và nguồn thức ăn cho các loài chim. Bởi thế, môi trường tự nhiên nơi đây được phục hồi, nên "đất lành chim đậu", quần thể chim tụ tập đông dần lên, xây tổ uyên ương, sinh sôi nảy nở, khiến vườn chim Bạc Liêu ngày thêm nhộn nhịp cùng sự có mặt của hàng chục loài động vật khác.
    Nếu bạn đến Bạc Liêu trong chuyến du lịch vùng cực nam đất nước, đừng quên ghé thăm vườn chim đầy lý thú này. Khẽ khàng thả hồn với thiên nhiên, bạn sẽ thấy người thư thái hơn sau những ngày bận rộn với công việc mưu sinh đời thường".
    Cám ơn bác đã quảng bá cho tỉnh Bạc Liêu của em.
  6. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633
    huntercuccu viết lúc 13:29 ngày 17/06/2009-]
    Bác cumeo tham khảo tài liệu chưa chính xác lắm về địa danh của những vườn chim đất Bạc Liêu, đây là một trong những số đó.
    Hì hì em chỉ copy trên mạng của bác Vũ Hùng thấy nó hay , thứ hai nó cung cấp thêm kiến thức và đời sống về các loài chim chứ em đã vào nam đâu mà biết .
    Bài này hình như viết đâu vào năm 1981 nên chắc cũng có thay đổi nhiều so với hiện tại .
    Nếu bạn đến Bạc Liêu trong chuyến du lịch vùng cực nam đất nước, đừng quên ghé thăm vườn chim đầy lý thú này. Khẽ khàng thả hồn với thiên nhiên, bạn sẽ thấy người thư thái hơn sau những ngày bận rộn với công việc mưu sinh đời thường".
    Cám ơn bác đã quảng bá cho tỉnh Bạc Liêu của em.
    Hoá ra bác huntercuccu là công tử Bạc Liêu
    Phần 2 nhé :
    CON CÒ
    Những đàn cò chiếm đa số ở các vườn chim của tỉnh Minh Hải. Trên bảng danh sách của các loài chim xây tổ trong vườn, tên chúng được viết trước tiên: cò ngà, cò trắng, cò nâu, cò đen, cò xanh, cò bông, cò hương, cò bợ, cò ốc, cò tôm, cò ma, cò lửa, cò lửa lùn?
    Chúng sống thành những đàn đông hàng ngàn con, hoặc thành những bầy nhỏ, mỗi bầy là một gia đình gồm một cặp vợ chồng và mấy chú cò non.
    Lớn nhất trong bọn là lũ cò ngà. Chúng có dáng của những con chim cao quý với bộ lông trắng toát và đôi cánh uyển chuyển. Những lúc đi kiếm ăn về, sau khi mớm no mồi cho bầy con, chúng thường đứng trên các tán cây chà là, im lặng nhìn trời bằng cặp mắt linh động long lanh.
    Người ta thường nói gầy như cò. Đó là trường hợp của bọn cò hương cò bợ chứ không phải của lũ cò ngà. Cái mình chúng béo lẳn, phủ lớp lông tơ nhẹ xốp, đỡ bằng cặp chân mảnh dẻ và cao, vừa đủ cao chứ không lêu nghêu như chân của bọn sếu vườn. Vì thế, trông chúng mảnh mai, thanh nhẹ, tưởng như chỉ cần vươn chân lên là chúng đã bay bổng vào bầu trời xanh.
    Nhỏ nhất trong các loại cò là bọn cò lửa lùn. Chúng khoác một bộ lông vàng nhạt và mang một chiếc đuôi đen xám. Hình dáng ấy khiến người ta đặt cho chúng cái tên "cò lửa". Vào buổi hoàng hôn, khi bầu trời rực lên dưới ánh nắng quái, trông chúng giống một cây củi đang cháy, đầu và mình là ngọn lửa, đuôi là khúc than. Với đôi giò thấp nhỏ, không cao quá một ngòn tay, khi vươn cổ lên chúng cũng chỉ đứng đến kheo chân bọn cò ngà.
    Khác với cò ngà, mỗi buổi bình minh họp đàn bay rợp trời ra phía biển, lũ có lửa lùn kiếm ăn ngay ở rìa vườn. Chúng làm tổ ở những cành thấp, len lỏi, chui lủi ở các bờ bụi kiếm những con tép nhỏ.
    Cò là lũ chim ít lời. Nếu chỉ có riêng bọn chúng, khu vườn sẽ không ầm ĩ. Trừ lũ cò con kêu đôi ba tiếng khi đòi mẹ mớm mồi và lũ cò trắng vừa lượn vòng vừa kêu những tiếng lo âu khi trời chuyển gió, còn lại hầu như chúng câm lặng đêm ngày. Người ta bảo nhiều loài cò không kêu được vì chúng không có những dây phát âm. Cách duy nhất để chúng thông tin với nhau hoặc biểu lộ tình cảm là khua mỏ. Bạn đã lúc nào thấy bọn cò khua mỏ lách cách chưa? Chúng đang truyền tin và trò truyện với nhau đấy.
    Để bù lại cho chúng nỗi thiệt thòi không "nói" được, thiên nhiên đã phú cho chúng ít nhiều trí thông minh. Bạn hãy quan sát một chú cò xanh bắt cá. Vì chân ngắn, nó không thể lội xuống nước như bọn cò chân cao. Đang mùa mưa, giun trườn lên khỏi tổ, chú cò xanh nhặt một con quăng xuống nước làm mồi nhử cá. Chờ lâu không thấy cá đến, chú nhặt mồi, đặt ra chỗ khác. Bất hạnh cho con cá nào bơi đến ăn mồi: từ chỗ nấp, chú cò xanh lao ra. Sau một cái mổ nhanh như chớp, con cá đã bị chú cò cặp trong mỏ, đưa lên bờ.
    Trong các đàn cò sống ở vườn chim, ngoài những đàn định cư, còn có những đàn di cư từ xa đến. Đôi khi anh Tư bắt được những chú cò đeo vòng. Địa chỉ quê hương của chúng được ghi rõ: chúng đến từ những vùng Xi-bia lạnh lẽo của Liên Xô, có khi xa hơn nữa, từ những xứ Bắc Âu giá buốt, phủ đầy băng tuyết. Những đàn cò di cư ấy không ở lâu trong vườn; Chúng đến khoảng tháng mười, tháng mười một và mùa xuân khi tuyết ở quê hương bắt đầu tan, chúng lại rủ nhau lên đường trở về.
    Giữa tháng năm, khi mùa mưa bắt đầu, những cánh đồng quanh vườn chìm ngập nước và đầy thức ăn. Các bầy chim sửa soạn sinh đẻ. Ngoài những đôi đã sinh đẻ nhiều lứa, đàn cò thèm nhiều đôi vợ chồng mới.
    Những chú cò con ra đời từ mùa mưa năm trước, lúc này đã lớn. Chúng bắt đầu kết đôi.
    Anh Tư, sau nhiều năm quan sát sinh hoạt của chúng, bảo rằng cuộc kết đôi ấy có nhiều nghi thức. Bọn cò mái không phải là những con chim quá dễ dãi. Mặc dù loài cò có xu hướng ghép đôi từ khi mới nở, những cô cò mái vẫn chờ đợi các chú cò đực thực hiện đủ các nghi thức truyền thống mới chịu thực sự kết đôi.
    Vào dịp này, lúc nào cũng thấy những cặp cánh trắng vỗ chập chờn trên những vòm cây trong vườn: các chàng trai cò đang múa và khoe mẽ để chinh phục chim mái.
    Cuộc khoe mẽ không diễn ra trong tiếng ca hót tưng bừng như ở nhiều loài khác vì cò là vốn những con chim thầm lặng. Sau điệu múa, chàng cò đực cắp trong mỏ một nhánh cây khô hoặc một túm rêu, những vật liệu dùng để xâ trao cho con mái ra đời từ một ổ trứng với nó. Con mái nhận quà biếu: nó đã bằng lòng. Thế là đôi cò rủ nhau đi xây tổ, từ nay chúng sẽ sống với nhau trọn đời.
    Loài cò không phải là loài khéo léo. Tổ của chúng chỉ là một mớ cành khô xếp cành nọ lên cành kia. Đôi chim thay nhau vào giữa đám cành khô tua tủa đó để tạo thành một khoảng lõm làm ổ cho chim mái đẻ trứng. Sau đó, chúng đi tha một chút cỏ hoặc rêu khô, lót vào ổ cho êm.
    Giữa tháng năm, bọn cò ma mở đầu mùa sinh sản trong vườn. Chúng là bọn chim đẻ lứa trứng đầu tiên. Sang tháng sáu, tháng bảy đến lượt bọn cò ngà. Thời kỳ sinh sản kéo dài đến tháng mười một: lúc đó, những đôi cò muộn màng đẻ lứa trứng cuối cùng.
    Thế giới loài chim còn chứa đựng nhiều bí ẩn nhưng có những xu hướng hài hòa. Mỗi đôi cò đẻ từ hai đến sáu trứng. Số trứng thường chẵn để khi nở ra, bọn cò con có đôi ngay. Nhưng cũng nhiều khi có con cò mái đẻ một số trứng lẻ. Thế là sẽ có những con cò đơn độc vào đời. Bạn có bao giờ thấy những con cò lẻ loi giữa một đàn đông đúc không? Lúc nào chúng cũng bơ vơ: bay riêng rẽ, đỗ trên cành một mình, kiếm ăn một mình trong khi những con khác bao giờ cũng đi đôi.
    Đó hoặc là những con cò sinh ra đơn độc hoặc những con cò có đôi nhưng bạn đã chết vì tai nạn hay bị săn bắt. Số phận những con cò này thật buồn: sớm hay muộn chúng cũng sẽ chết vì lẻ đôi.
    Loài cò có nhiều tập tính đáng yêu. Không bao giờ có sự xung đột tranh chấp giữa các đàn vì mỗi đàn có một nguồn thức ăn riêng biệt: cò bợ, cò lửa, cò xanh chân ngắn nên kiếm ăn ở mép nước, cò trắng chân dài trung bình kiếm ăn ở nơi nước nông, còn cò ngà kiếm ăn ở những vũng nước sâu.
    Đối với gia đình và bầy con, chúng săn sóc chu đáo, ít loài chim nào sánh kịp. Vào mùa sinh sản, cò mái và cò đực thay nhau ấp trứng. Con này nằm ấp ở nhà thì con kia đi kiếm mồi về cho nó ăn.
    Đôi chim vất vả khi trứng nở. Bọn cò con lớn quá nhanh. Chúng đòi ăn liên tiếp, bao nhiêu mồi đối với chúng cũng không đủ. Suốt ngày có bố và cò mẹ phải bay đi bay về tha mồi nuôi chúng trong khi các đôi chưa đẻ chỉ về tổ một lần lúc xế chiều. Nhiều khi đàn về hết đã lâu mà vẫn còn những đôi lác đác về sau: đó là những đôi có ổ con đông.
    Khi lũ con đã trưởng thành, có thể bay đi kiếm mồi, sự săn sóc vẫn chưa chấm dứt. Cò bố và cò mẹ đưa chúng đi ăn, chỉ cho chúng những nơi có nhiều cá tép, cách bắt mồi, chia nhỏ giúp chúng những miếng mồi quá lớn.
    Để bù lại, lũ cò con rất gắn bó với gia đình, kể cả khi chúng đã thành đôi. Từng đôi, từng đôi, chúng đi kiếm ăn cùng bố mẹ. Không bao giờ thấy đàn con tranh mồi của bố mẹ hoặc tranh mồi của nhau. Hình như còn có những chú cò con kiếm mồi nuôi bố mẹ, khi bố mẹ chúng trở về già, chân run cánh yếu không đủ sức, kiếm ăn một mình.
    Tôi đọc được điều đó trong sách, ngày còn là học sinh, khi tôi học lịch sử La Mã. Người La Mã coi con cò là tượng trưng cho đức tính thủy chung, hiếu thảo. Thuở ấy, dân La Mã mải mê với những vinh quang quân sự, chẳng ai chú ý đến người già. Vì thế, người ta đã ban bố một đạo luật, lấy tên là "Luật cò"(1) bắt buộc con cái nuôi dưỡng bố mẹ lúc tuổi già, sức yếu.
    Tôi đem chuyện này nói với những người coi vườn. Một người trả lời tôi:
    - Không biết điều đó có phổ biến trong các đàn cò không nhưng đã một lần, tôi thấy một đôi cò tơ kiếm mồi về nuôi một con cò già yếu. Đôi cò tơ ấy, một con mớm mồi cho ổ con mới nở, một con đặt mồi lên thành tổ của bác cò già. Bác cò khập khiễng đứng dậy ăn mồi, lúc đó tôi mới biết là nó bị thương.
    Anh Tư, người đã nhiều năm theo dõi sinh hoạt của các đàn chim trong vườn, sôi nổi nói:
    - Điều ấy có thể xảy ra lắm, tuy đôi chưa tận mắt nhìn thấy. Lũ cò rất yêu gia đình và bầy đàn. Nhiều con cò mất bạn, sống lẻ loi đến chết mà không tìm bạn mới, đó là một bằng chứng.
  7. tienmanhbn

    tienmanhbn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2009
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    66
    Bác cú mèo cho em hỏi cái.Em vừa lấy 1 em BushNell 3-9x 40E khá ngon.Cái này nét hơn cái tasco nhiều nếu ai có 2 cái so sánh là thấy liền a.Đăt hơn mà :D .Em lắp vào súng bắn thì ok rồi nhưng mà...nặng vãi chưởng.Trời này vác đi bắn sẻ 1 lúc mồ hôi nhễ nhại hic hic.Bác có biết chỗ nào bán báng cho 631 ma nó nhẹ 1 chut ko.Để bù trừ cái ống ngằm >.<.Và em tính mua cái ống ngắm Dot Sight nữa để cho ông già bắn.Cái BúNhell ổng kêu Zoom vãi quá nên nó rung.Bác biết mua 2 cái này ở đâu chỉ em với nhá.Em ở HN.Nếu bác rảnh thì đi mua với em luôn nhé.Em gà lắm sợ bị chém.Tiền thi ko tiếc nhưng ko thích mất tiền ngu.Để tiền bớt đc đi nhậu 1 bữa với bác thì nuột hơn hehe chờ tin bác đó
  8. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633

    Bác cú mèo cho em hỏi cái.Em vừa lấy 1 em BushNell 3-9x 40E khá ngon.Cái này nét hơn cái tasco nhiều nếu ai có 2 cái so sánh là thấy liền a.Đăt hơn mà :D
    Thế cậu mua bao nhiêu xèng để tớ biết cậu có mua đắt ko đã chứ .
    .Em lắp vào súng bắn thì ok rồi nhưng mà...nặng vãi chưởng.
    Trời này vác đi bắn sẻ 1 lúc mồ hôi nhễ nhại hic hic.
    Hình như nó nặng có khoảng 6 lạng thôi mà làm gì đã nặng kinh hồn thế .
    Bác có biết chỗ nào bán báng cho 631 ma nó nhẹ 1 chut ko.Để bù trừ cái ống ngằm >.<.
    Báng nó làm thường cân đối khó làm nhẹ đi mà chuẩn đc thường tớ lắp thêm tood còn phải làm báng nặng hơn đến vài lạng nữa để cân ấy chứ .
    Còn muốn nhẹ đi cũng đơn giản thôi báng của cậu báng nội hay ngoại .
    + Báng ngoại thì để nguyên nhé đừng có phá ra phí báng lắm .
    + Báng nội thì ko nói làm gì muốn cho nó nhẹ nhé , nhẹ vừa vừa vạch đít báng ra chơi cho hai lỗ khoan to tuớng vào đít báng nhẹ đi ngay còn muốn nhẹ hơn nữa khoét một lỗ to vào như quả anh Vinhaz bầy hôm nọ ấy nhẹ phải đc vài lạng .
    Nhưng nói thật báng và nòng phải cân nhau khoét đi thế sợ bắn khó đấy chịu khó bắn có tỳ chứ cứ giơ lên bắn thì tay to bằng cái chân mới ko rung đc nặng bỏ bu
    Và em tính mua cái ống ngắm Dot Sight nữa để cho ông già bắn.Cái BúNhell ổng kêu Zoom vãi quá nên nó rung.Bác biết mua 2 cái này ở đâu chỉ em với nhá.Em ở HN.
    Cái Dot Sight chắc phải qua phúc xá mà hỏi bác
    http://www.raovatmienphi.com/ong-ngam-chuyen-dung-dung-cho-tat-ca-cac-loai-sung-hang-singia-phai-chang.html
    này thôi chứ hàng này nói thật tớ xem qua thấy lởm bỏ mẹ nên ko muốn sài mà zoom kém bỏ bu .
    Nếu ko sài cái ống ngăm 3*2.5X là vừa nó nhẹ hều 3 lạng zoom lại ngắn vừa phù hợp .
    Nếu bác rảnh thì đi mua với em luôn nhé.Em gà lắm sợ bị chém.Tiền thi ko tiếc nhưng ko thích mất tiền ngu.Để tiền bớt đc đi nhậu 1 bữa với bác thì nuột hơn hehe chờ tin bác đó
    Rảnh thì để chủ nhật đi có gì mail lại cho tớ vào cumeo82@gmail.com
    liên hệ lại giờ rồi anh em đi cho tiện nhé . Chưa chắc tớ đi với cậu giá rẻ hơn đâu nhé thường nó có giá fix rồi mình ko xê dịch đc nhiều đâu chỉ có điều nó ko quát giá trên trời thôi .
  9. thosan303

    thosan303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2009
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Các Bác ơi, Ở HN có chỗ nào nhuộm lại nòng súng cho mới và đẹp ko?
  10. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633

    Các Bác ơi, Ở HN có chỗ nào nhuộm lại nòng súng cho mới và đẹp ko?
    Chả bõ công nó mang đi nhuộm cho cậu thôi tự về mà hun lấy .
    Lần trước tớ hỏi là 400k mới thèm nhuộm nhé mà còn chờ chán một tuần .
    Nhuộm đen bền hơn nhuộm xanh .
    Nếu nòng và buồng hơi ko quá rỉ hoèn hoặc ko treo thì chả cần nhuộm làm gì cho mệt dùng xong về chịu khó lau chùi bảo quản là tốt nhất .
    Còn nếu muốn đẹp tạm xin tý ( xút + dầu thải xe máy + mỡ ) đun lên vứt cái nòng vào hun tạm nó cũng lên mầu đen .
    Nhớ đánh thật sạch vào sạch trắng tinh lên như INOX mới bám được mầu .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này