1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những ai yêu săn bắn: Súng hơi CZ Slavia 631-Czech Republic - P2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Eag, 12/05/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubi2009

    rubi2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    các bác bày cho em đưa ảnh trực tiếp lên luôn. chứ vào phôtbucket rắc rối lắm mà em lại ko bít tạo tài khoản
  2. tienmanhbn

    tienmanhbn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2009
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    66
    Oi dzoi` quê ông ở đâu thế.Lắm chim thế.Nếu gần HN thì pm anh em đánh xe lên đi offline 1 bữa.Hôm nay đi cháy da đc 1 con sẻ.Chả biết chim cò ở đây nó đi đâu hết rồi.Ngứa tiết kinh.7m mà bắn truợt cu gáy.Hic hic pó tay bác 15m em vẫn bắn chết sẻ là chuyện thuờng.Chứ cò với Cu gáy thì 30m mời em lên đĩa.
    @cumeo cái logo thì theo mắt thẩm mỹ của 1 thằng làm web như em thì cái Group 1 là đẹp.Màu xanh luôn đi.Bỏ cái chữ "Bắn súng thể thao đi" thay bằng chữ khác em nghe thấy chuối làm sao ý.À cái vụ Innova của ông Hưng ý.Em bóc lịch lòi mắt đến ngày 20.hôm 22 gọi ổng kêu cuối tháng thì may ra.Thỉnh thoảng bác tạt qua nếu có rồi ới em phát nhé.THanks bác
  3. ngocfreedom

    ngocfreedom Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    4
    Em mới thử nghiệm 1 bài để đạn súng hơi rất tiện lấy mà bảo đảm vẫn nhìn được vào mục tiêu, cái này rất có lợi cho mấy a e đeo kính bắn 631 như e, các bác tham khảo.
    E bị loạn thị mà lại còn hơi béo đi bắn bỏ đạn vào túi quần lấy ra rất khó mà lúc lấy ra được thì nhiều khi chả thấy chim đâu, thực ra thì nó vẫn đứng đấy thôi nhưng mình mình mịa nó ra góc khác rồi, đây là tật mà mấy ông đeo kính thường mắc phải, chả biết các bác ko đeo thì sao
    Làm thế này:
    - Lấy 1 miếng mút cao su dày khoảng 3 đến 4 mm loại giống như miếng mút kê chuột máy tính thông thường ý.
    - Cắt lấy 2 miếng giống nhau 3cm x 15cm hoặc tuỳ hình dáng các bác thích mang tính chất tranh trí luôn.
    - Dùng khoan 2mm khoan lỗ lên trên (cái này tuỳ khoan tạo hình thu cho đẹp, e thì e làm e hàng thẳng nhau mỗi hàng 10 lỗ)
    - Dùng băng dính 2 mặt dán lên báng súng sao cho cân đối và đẹp tuỳ ý và ko vướng, e thì e dán dọc 2 bên buống hơi)
    - Nhét đạn vào những lỗ đã khoan, cái này cũng hay này vừa là chọn những viên đạn đều nhau để bắn luôn, a e mình bắn đạn nội mà cầm 2 viên thì có thể giống nhau nhưng cứ cầm 3 viên thì kiểu gì cũng có 1 viên khác 2 viên còn lại thậm trí cả 3 viên đều khác nhau .
    - Song rồi đấy, lúc bắn mắt cứ nhìn mục tiêu tay vẫn lấy được đạn lên hơi ngon lành, đạn ko sợ rơi mất, đạn thì đều nhau nên bắn cảm giác súng ổn định hơn mà súng ống nhìn lại hầm hố nữa chứ.
    Chúc các bác đeo kính từ này bớt khó chịu vì tìm đạn, tìm chim.
    Được NgocFreedom sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 24/07/2009
  4. coccongchua

    coccongchua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Web làm đến đâu rồi ?
    Mấy hôm mưa ko được đi săn bắt cái gì gì ngứa ngáy chân tay quớ
  5. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633
    Bò tót ( Min )
    Bò tót hay con min trong tiếng Rắc Lây được gọi là ?oKvây?, có nghĩa là ?ocon vật hung dữ và to lớn?
    [​IMG]
    ( Trích nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2_t%C3%B3t )
    Bò tót nhìn giống như trâu ở phía trước và giống như bò ở phía sau. Bò tót là loài thú có tầm vóc khổng lồ. Tại Ấn Độ và Mã Lai, bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Một con bò đực trưởng thành cao trung bình 1,8-1,9m, dài trung bình khỏang 3 m. Khối lượng trung bình của bò tót Ấn độ vào khoảng 1,3 tấn, bò tót Mã lai khoảng 1 tấn, và bò tót Đông Nam Á 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2,1 - 2,2m, dài 3,6 - 3,8m và nặng hơn 1,7 tấn. Với vóc dáng này, bò tót là loài thú lớn thứ hai trên cạn về tầm vóc và chiều cao, chỉ xếp sau voi; , chúng cao hơn cả 5 loài tê giác. Về khối lượng, bò tót đứng thứ tư trên cạn, sau voi, tê giác trắng và tê giác Ấn Độ. Con cái thấp hơn con đực khoảng 20 cm và nặng khoảng 60 - 70 % khối lượng con đực.
    Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và và gần như trụi hết khi về già. Bò cái có màu nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thưa còn có màu hung đỏ. Bò đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường từ 80 - 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Đuôi chỉ dài ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả 4 chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống như đi tất trắng. Con đực còn có 1 luống cơ bắp chạy dọc sống lưng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trước ngực, tạo ra một dáng vẻ rất kỳ vĩ.
    Với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh của mình, bò tót hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Hổ là loài thú săn mồi duy nhất có thể đánh hạ một con bò tót trưởng thành, tuy nhiên chỉ những con hổ rất lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng.
    Về mặt di truyền, trước đây người ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần với trâu, nhưng các phân tích gen gần đây cho thấy chúng gần với bò hơn, với bò chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Người ta cho rằng họ hàng gần nhất của chúng là bò banteng và cho rằng chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản.
    Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực già thường sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ.
    Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. So với bò rừng, bò tót dữ hơn, nguy hiểm cho người hơn. Khi bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhưng bò tót sẵn sàng tấn công kẻ thù.
    Bos gaurus laosiensis hay Bos gaurus readei: Bò tót Đông Nam Á, (có mặt ở Myanma và Trung Quốc), Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là phân loài bò tót có tầm vóc to lớn nhất, nhưng đáng tiếc, cũng là giống bò tót bị tàn sát nhiều nhất. Một con đực to có thể cao tới 2,2 m và nặng trên 2 tấn. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con bò tót,
    phân bố chủ yếu tại vườn quốc gia Mường Nhé (Lào Cai) - Cái này chắc sai một tý Mường Nhé ở Điện Biên nơi có địa danh cực tây của tổ quốc APaChải , chỗ này cách Hà nội khoảng 700km nhưng đi mất 2 ngày giáp biên giới Việt - Trung - Lào ( còn khối thú )
    vùng rừng núi Tây Nguyên, vườn quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum) và vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng). Tuy nhiên, những đàn bò tót này đang đứng trước hiểm họa diệt chủng cao do rừng bị chặt phá và nạn săn trộm thú quý.
    [​IMG]
    Săn Min Dak-tô. ( Bài này copy của bác Southerner viết bên topic :
    Tản mạn chuyện làng săn )
    http://ttvnol.com/f_233/517983/trang-18.ttvn
    Chi khu Dak-tô những ngày trước Tết nguyên đán 1966. An ninh tương đối khá theo như báo cáo của vị sĩ quan trưởng ban 2 ngày hôm qua. Con trăng già tháng chạp treo lơ lửng sau mấy rặng núi. Như đã hẹn trước, anh lính tuỳ viên bật dậy thật sớm khoảng 0330, anh pha vội 2 ly café rồi bước đến gỏ cửa đánh thức tôi dậy. Tôi từ ngoài bước vô.
    - Ưhmm, Anh thức rồi, hồi 0300, thấy chú mầy ngủ ngon quá nên để cho chú ngủ thêm chút nữa, tôi nói.
    Anh lính đưa tay gãi gãi sau ót ra chiều ái ngại.
    - Sao ông thầy không đập em dậy, đâu có mấy lúc được sống với thiên nhiên, anh trả lời.
    Sau tách café nóng buổi sáng, chúng tôi cùng vận trang phục rằn ri của Báo Đen, một trong những binh chủng bạn. Coi lại súng đạn, bi đông trà, ống dòm, cùng vài thứ lỉnh nghỉnh khác. Chất mọi thứ lên xe, anh lính hỏi:
    - Kỳ này mình đi hướng nào, ông thầy.
    - Sau buôn của ông già Kso-Pan, tôi nói.
    Mọi thứ sẵn sàng, chúng tôi lên chiếc Jeep quân đội mượn của chi khu đi về hướng thị trấn Dak-to rồi rẽ ngược mạn bắc lên buôn Kon-XXX. Bánh xe nghiến rạo rạo trên con đường trải đá nối QL 14 từ nam Đak-To tới một vài buôn thượng trên phía bắc. Xe chạy, xa xa vài cặp mắt màu xanh lục của mấy con thú ăn đèn xe 2 bên lề đường phản chiếu lại. Bất chợt xe thắng gấp và dừng lại ở một đọan cua tương đối cao. Đầu xe hơi chúi xuống hướng về một thung lũng. Qua ành đèn pha, vài con thú đang ăn bỗng dừng lại nghễnh cổ lên ngơ ngác nhìn chúng tôi. Dưới trảng, cỏ mọc tầm đầu gối lẩn trong tranh và mấy cụm rừng da beo. Anh lính đưa ống dòm lên mắt quét một đường thiệt nhanh ngang đồng trống, bỗng anh dừng lại.
    - Hướng một giờ ba mươi, nai chà, bắn không ông thầy? anh hỏi khẻ.
    Quay nhìn anh ta rồi nhìn khẩu Mauser 98 Safari 375 của Đức trong tay, tôi lắc đầu.
    - Giết gà thì đâu cần gì đến dao mổ trâu đâu chú. Phải từ ?oĐực Cổ? trở lên, tôi trả lời.
    Xe rú ga nuốt hết đoạn đường còn lại. Tôi và anh ta ngầm hiểu nhau ?oĐực Cổ? là con Min đầu đàn gu nở, cổ dậy to khoảng một người ôm, nhất là trong mùa giao phối kéo dài từ tháng Mười tới cuối tháng Giêng âm lịch hàng năm. Xe dừng lại trước buôn Kon-XXX. Anh lính xuống xe, kéo rào sang một bên rồi cho xe chạy từ từ vô buôn. Chó trong buôn đồng loạt sủa rộ lên từ đầu bản. Sau một lác như nhận ra bóng dáng người quen, chúng im lặng rúc xuống gầm nhà sàn nằm nghe ngóng. Mùi khói un khen khét hòa cùng mùi súc vật nuôi dưới sàn ngây ngấy làm gợi nhớ thuở thiếu thời nơi quê tôi. Nơi đó không có nhà sàn nhưng cũng có khói un cay cay mũi buổi sáng mai vào mùa gặt, hay khói bếp chiều chiều quyện lấy mấy mái tranh. Thật yên bình, tỉnh lặng. Chiếm một phần lớn trong sở thích săn bắn của tôi là thú được nhìn sương phủ xuống những dãy núi chập chùng trong cảnh hoàng hôn buôn xuống sau đồi. Hay lúc tinh mơ trên những bản làng, thời khắc bắt đầu một ngày bình yên, tiếng lục lạc trâu bò khua vang nối đuôi nhau lục tục ra rẫy gặm cỏ. Anh lính tắt đèn cho xe chạy ngoằn ngoèo về phía giửa buôn nhờ ánh lửa hắc ra từ những tấm phên nứa của mấy căn nhà dậy sớm. Chúng tôi dừng xe trước nhà Krông, một dãy nhà lớn, mái nhọn, sàn cao. Trước nhà Krông, qua ánh đèn pin, cái đầu trâu lù lù, 2 hốc mắt đen ngòm nhìn chúng tôi nửa như dò xét, nửa như hăm dọa. Chúng tôi lần lượt lên cầu thang. Cuối nhà, ông già Kso-Pan ngồi như pho tượng, mắt đăm đăm nhìn ngọn lửa bập bùng. Già làng tuổi ngoài 60, gân guốc, rắn rỏi như phần lỏi của khúc cây lục sau khi rủ mục hết phần võ giác bên ngoài qua mưa nắng thâm niên. Hai trũng mắt sâu hóm với ánh mắt buồn buồn, già làng như có vẻ nuối tiếc thời trai trẻ dọc ngang trên núi đồi cao nguyên trung phần. Một lần già nói với tôi, đã trót sinh ra làm thân trai mang họ Kso thì phải gánh trách nhiệm vào thân, phải giết con hổ, trừ con gấu, và đuổi con ma cho bản làng bình yên.
    - Ông già khoẻ hông? tôi chắp 2 tay trước ngực hỏi.
    - Sao, rớt trực thăng mấy lần mà con ma nó còn chưa chịu rước ông lớn đi hả? già làng lơ lớ hỏi giọng hóm hỉnh.
    Mọi người phì cười khi nghe tôi nói :
    - Con ma biết tôi còn gởi mấy con min cho già làng, nên con ma nó cho tôi về đòi lại để đem đi.?
    Sau thủ tục chào hỏi, anh lính lôi trong ba lô một thỏi chì trông như nửa cục gạch nám khói đen, vài gói trà thượng hạng cùng mấy bánh thuốc lào 888 chánh hiệu làm quà. Ông già tỏ vẻ không vui:
    - Chổ già với ông lớn là chổ thâm tình. Mỗi mùa min về, ráng đạp mấy cái núi, lên đây gặp già là vui rồi, đâu cần quà cáp gì. Anh trai bản con của già làng dịch lại câu nói nửa thượng nửa kinh của cha.
    Nói xong ông bước lại vói lấy một cái bọc da thú treo cạnh mấy cây súng kíp tự chế trên vách. Bếp lửa in bóng ông già xiên xiên trên vách nứa thật giống một con gấu đang chồm lấy tổ ong. Ông trịnh trọng lôi ra một tấm bản đồ do Bình Định cấp cho. Nhìn tấm bản đồ vẻ theo tiêu chuẩn pháo binh MGRS, ô ca-rô 1 cây số vuông, ông nói chậm rải:
    - Cái nầy là của mấy ông cấp cho buôn của già, quý lắm mà cũng khó xài lắm,? ông cười.
    Như trực nhớ ra điều gì, ông trố mắt chỉ vào chổ trống cạnh mấy cái răng cửa ám khói thuốc nửa nâu nửa đen, ông nói
    - Mùa mưa vừa rồi già chín thêm một cái răng nữa.
    Anh lính tháo đầu cây đèn pin để bên cạnh giúp già làng xác định vị trí trên tấm bản đồ. Già lấy một viên chì tròn tròn cở ngón tay trong túi da đặt ngay chổ trên bản đồ chỉ một khoảng đất tương đối thấp và bằng phẳng bên cạnh con suối nằm sau bản.
    - Năm nay đám trai làng nó đốt rẫy mới ở đây, có bầy min sáng sáng về ăn ngọn cây sổ, ông nói.
    - Đám trai bản nó đòi bắn xẻ thịt ăn tết mà già đâu có cho, để dành cho ông lớn đó. Già nói với đám nó ông lớn săn cũng như mình săn, có mất mát gì đâu.
    Nói tới đây ông già ngáp dài khoe 2 hàm răng lởm chởm. Già làng châm lửa, kéo nỏ re re, nhả một đám khói trắng, ho sụ sụ rồi nói tiếp:
    - Từ đây ra tới chỗ đó khoảng 3 vấn thuốc, nếu đi trên gió thì nhanh hơn, mà không nên?, ?onhớ đi độ một vấn thuốc, tới chổ cái cây cháy cụt đọt, phải rẽ trái vòng dưới hướng gió.?
    Tôi ừ è cho qua chuyện, làm một bi thuốc xã giao với ông già, nháy mắt ra hiệu với anh lính để rút sớm.
    - Khoan đã, chờ một chút,ông già gọi chúng tôi lại.
    Tôi hơi khựng đứng lại:
    - Hoạ tới rồi đây, tôi lẩm bẩm.
    Ông hốt một nhúm tro trong bếp để làm phép bình an cho tôi và anh lính. Như thường lệ, ông để mớ tro trong lòng bàn tay, tay kia quơ quơ trong không khí làm dấu, miệng đọc một thứ ngôn ngữ quái dị như tiếng ma gọi hồn. Tôi, một đời vào sanh ra tử, làm gì tin mấy thứ tà ma pháp thuật này. Ngặt nỗi, từ chối làm phép trước chuyến đi săn là một điều tối kỵ đối với dân làng. Biết vậy, nên lần này qua lần khác, tôi chỉ biết miễn cưỡng nhắm mắt nhắm mũi, nín thở để cho ông già thổi tro bay đầy đầu. Nhưng lần này nước miếng văng vô mặt nhiều hơn vì thiếu hẳn một thằng giữ cửa. Phủi vội bụi tro, khoác ống dòm lên cổ, súng lên vai, gắn chụp màu đỏ vô đèn pin. Chúng tôi chào già xong vội vả bước đi khi trời vẫn chưa sáng. Già làng đưa chúng tôi xuống cầu thang, tay cầm cây cản bầy chó định chạy theo chúng tôi ra rừng. Tiếng chim cú mèo rúc từng hồi trong sương lạnh. Đêm núi rừng thật âm u, tỉnh mịch. Tiếng sương rơi tí tách trên lá lẩn trong tiếng rào rào của lũ vắt rừng chực bám vào bày tiệc trên mặt, trên cổ chúng tôi. Thỉnh thoảng tôi đưa tay vuốt mặt, quẹt mớ vắt, muỗi vô vỏ cây ven đường mòn. Đồng hồ chỉ 0415. (còn tiếp)
    [​IMG]
    Được cumeo82 sửa chữa / chuyển vào 08:59 ngày 24/07/2009
  6. cumeo82

    cumeo82 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    633

    [​IMG]
    Săn Min Dak-to. (phần 2)
    Tắt đèn pin, trời bắt đầu hưng hửng sáng, không gian bị bao phủ bởi một lớp sương muối dày đặc không thể nhìn thấy gì ngoài 20 met. Mấy con gà rừng ngủ lang dọc 2 bờ suối cất tiếng gáy te te, có con nghe động vổ cánh bay đi phành phạch. Hơi nước bốc lên từ dòng suối lẩn với hơi sương vẽ một đường ngoằn ngoèo như ?odòng sông mây trắng? làm tăng thêm vẻ huyền hoặc âm u của núi rừng thượng du, cao nguyên. Không tài nào nhìn thấy gì xuyên qua dòng sông mây đó. Sau hơn nửa giờ lội bộ, thời gian tương đương 3 vấn thuốc theo như lời già làng nói khi nãy, tôi và anh lính đã sắp đến địa điểm. Gió hanh thổi nhẹ làm sương tan dần. Anh lính đưa súng tôi cầm, thoăn thoắt leo lên một thân cây, kẹp chưn vô chảng 2, đưa ống dòm nhìn quanh rồi tuột xuống.
    - 50 thước nữa, bên kia suối là chổ rẫy mới đốt, anh che miệng nói vừa đủ cho tôi nghe.
    Chúng tôi lom khom đi dọc theo con suối dò bến nước nơi thú rừng lên xuống uống nước hằng ngày hay băng qua suối trên đường đi kiếm ăn.
    - Bến trước mặt mình đó ông thầy, anh lính quay lại nói khẻ.
    Sau một hồi quan sát, tôi nói nhỏ:
    - Chú tìm chổ núp cho kín để phục kích, tui lên phía trước tìm vị trí khác.
    Anh lính bước thêm vài bước nữa rồi ngồi lại bên một gò đất cạnh đám tược Bằng-lăn non cao quá đầu. Anh kiểm tra lại đầu ruồi, lổ chiếu môn khẩu Garand M1, nhẹ nhàng kéo quilat đẩy viên 30-06 đầu chì lên nòng rồi đặt súng gối lên ba lô. Tôi rón rén bước đi né sang một bên tránh để lại dấu chân trên đường mòn, bước trên cỏ đi tiếp thêm một đoạn men theo bờ suối. Sương đọng thành giọt trên những lá cỏ bị cắn đứt ngày hôm trước. Dấu chân thú chen kín cả một vạt đất mở gà, dấu mới chồng lên dấu củ. Dấu nai to bằng 3 ngón tay, đầu móng nhọn, lún sâu. Dấu heo rừng cở 4 ngón tay, bầu và bẹt hơn, đặc biệt 2 móng đeo nhỏ lún nhẹ phía sau như 2 lún đồng tiền trên má con gái. Dấu min to như dấu chưn trâu, lún thật sâu, có dấu nước đọng lại còn đục ngầu bên trong. Cuối cùng tôi ngồi xuống một mô đất thấp bên gốc cây da xà thân vài người ôm mọc hơi nghiêng về phía lòng suối. Cây da thiệt cao, tàn rộng, nhánh nhóc vươn ra lònng suối cùng vài cái rễ thòng xuống gần chạm mặt nước. Vài nhánh Cò-ke phủ loà xoà trước mặt, trên đầu, làm chổ núp thêm kín đáo. Rỏ là một chổ ngồi phục kích quá lý tưởng, tầm nhắm bao trùm cả đám rẫy mới phá với bán kính chừng trăm thước tính từ chổ tôi ngồi đến bìa rừng già cuối rẫy bên kia suối. Trên đầu, lũ Cưỡng cùng Cu xanh giành nhau ăn trái da chín kêu vang trời. Đây đó vài cái đuôi Sóc như bông phi lao quất qua quất lại trên ngọn cây da, chúng đuổi bắt nhau chuyền từ nhánh nọ qua nhánh kia la chí choé. Tôi cũng kiểm tra lại mọi thứ và sẵn sàng tác chiến. Rút con dao xếp trong túi áo rằn ri tôi cắt một nhánh Cò ke và chừa lại đoạn sát trong thân làm chổ máng cây Mauser.
    - Lần đầu tiên mầy ra trận với tao, đừng phụ lòng tao nghe , tao hứa không bạc đãi mầy đâu. Tôi lẩm bẩm cùng cây súng.
    Cây Mauser model 98 còn mới xanh, phải đổi một tấm da ông 30 cộng với 1 khẩu CKC với thằng nhóc cố vấn trước khi nó về nước. Bán gỗ vàng vân nâu, nước thép đen bóng, quilat bằng inox sáng loáng. Đặc biệt nhất là cái chốt an toàn 3 nấc hình chử nhựt gắn dính sau quilat. Súng Đức quốc xã theo kiểu cổ điển ngó có khác. Ổ đạn 375 H&H 4 viên, mỗi viên đầu bằng đều được khất sâu chử thập trên đầu nhằm tạo thêm sức công phá. Vô rừng trang bị thứ này thì chỉ có nước sợ Phà Ca 2 chân thôi, mấy con 4 chân kể cả ông bồ cũng là chuyện nhỏ, tôi nghĩ thầm. Thời gian ngưng đọng trong từng giọt sương lóng lánh trên mấy chót lá. Trời sáng dần, tôi căng mắt theo dõi, không dám thở mạnh, nghe rõ tiếng trống ngực bình bịch, bình bịch. Tôi như đếm được từng trái da chín rụng lỏm bỏm xuống dòng suối. Mở nắp bi-đong, hớp một ngụm trà, nuốt từ từ như thiếu nữ ăn cưới. Tôi hít một hơi đầy phổi rồi thở ra cũng nhẹ nhàng như mèo rình chuột. Gió bất mang hơi xuân thổi nhè nhẹ qua cành lá lao xao, không một động tịnh nào đáng kể ngoài lũ chim trên ngọn da cùng mấy chú sóc tinh ngịch. Mấy cụm hoa mua rừng còn đẩm sương mai đong đưa trong gió sớm. Con chim Bói-cá màu xanh như Cánh-cam lao mình xuống nước như một mủi tên rồi lập tức bay lên đậu lại trên nhánh le khô, miệng ngậm một con cá bằng ngón tay còn quẫy đuôi, vảy óng ánh màu bạc. Cảnh vật trước mắt thật nên thơ. Tôi thầm nghĩ nếu ở chổ này mà ngồi bên thiếu nữ thì có đánh rấm ra cũng thành thơ. Ngày xưa Lưu-Nguyễn lạc thiên thai chắc cũng như vầy là cùng. Theo Văn-Cao, chắc còn thiếu mấy chú min dũa sừng bên bến-min (Gái xuân giũ lụa bên song xuân). Sau hơn một tiếng đồng hồ ngồi đợi, 2 mí mắt mỏi nhừ sụp xuống lim dim. Giấc ngủ không mời mà đến chầm chậm, mặc dầu tôi dứt khoát không cho mình chợp mắt ít nhất là trong lúc này.
    Tiếng chim gõ kiến cộc..cộc..cộc.. làm tôi bừng tỉnh như có ai gõ cửa. Mỏi mệt đưa tay dụi mắt. Bất thình lình, tiếng gì như động rừng, mấy con thú nhỏ chạy tứ tán vẹt ngọn tranh, từ bên trong rừng, tiếng chân nện nghe thình thịch, cành khô gãy kêu răng rắc như tiếng bẻ củi. Không khí yên lặng bị xé ra từng mãnh vụn. Thay vào đó là mấy tiếng rống ựmb? òhh? của mấy trự đực cổ, tiếng chân huỳnh huỵch của mấy con bê con nhãy lửng tửng theo mẹ. Mấy ả bò cái, ả nào ả nấy nọng vú lòng thòng đánh bành bạch trong háng theo từng bước đi. Chúng lũ lượt kéo ra đồng trống. Một con cái già nhanh nhẩu rời đàn đi một vòng quanh khu đất, mũi đưa lên trời ngửi ngửi trong gió. Bản năng sinh tồn giúp chúng tránh mãnh thú và nhất là con người, một sinh vật nhỏ 2 chân nhưng là mối đe doạ triền miên cho muôn thú. Lớn nhỏ tổng cộng chừng hơn 10 con, nhìn sơ qua chúng giống như đàn bò nhà, chỉ thiếu thằng bé Mục-đồng tay cầm hèo quơ quơ phía sau. Người thợ săn phải biết luật rừng, lời dặn của già làng văng vẳng bên tai. Không được bắn bò cái, bò con, hay bò lứa. Thú trong rừng do Ngũ Vị Binh Rừng chăn dắt, thợ săn chỉ là những người đi xin, không nên làm mất lòng Mục-lão. Nhứt phá Sơn lâm, nhì đâm Hà bá. Câu nói cách ngôn mà dân gian muốn răn đe những người sống nhờ vào mối lợi chim trời cá nước. Trời lạnh, làm hơi nóng do mấy con min thở ra trông như cặp vòi ấm nước đang sôi. Gạt khoá an toàn qua hết bên trái, trống ngực đập liên hồi. Đây không phải là lần săn min đầu tiên mà sao tay run quá, có lẽ do khẩu súng mới ra quân lần nầy. Mình không thể làm phụ lòng thằng cố vấn, càng không thể làm mất mặt Đức quốc xã, tôi nghĩ thầm. Tôi chầm chậm tì tay lên đầu gối, một con min lọt vô đường nhắm, nhưng có con cái đứng sau lưng, chờ 2 hơi thở mà chúng vẫn đứng y như trời tròng. Rê đầu ruồi qua trái, con đực khác đứng một mình, nhưng đầu lại quay về phía tôi, không thể làm hư cái đầu lâu được. Thật là hạ sách nếu bắn thú đang quay dọc theo đường đạn trừ khi tự vệ, vì đạn sẽ làm bể ruột nên làm thịt rất cực, dơ và thịt lại mau hư thúi. Ráng chờ thêm chút nữa xem sao, con đực cổ như nắm được chổ yếu của đối phương nên cứ đứng chần dần, đầu quay ngay về hướng tôi ung dung gặm cỏ. Rê đầu ruồi qua phải, một con đực cổ khác, long sậm hơn, có lẽ là con đầu đàn, đang đứng một mình quay ngang ngoạm chồi sổ non cách tôi chừng sáu bảy chục thước. Trên bả vai mấy vết thù hằn sâu, chưa khô hẳn, dấu vết của một trận kịch chiến bảo vệ chức đầu đàn, tôi nghĩ thầm. Con đực đang thời sung mãn nhất, từng bắp thịt cuồn cuộn trên người giống như mấy đứa chơi tạ dùng steroid quá liều. Thỉnh thoảng nó lắc đầu qua lại đuổi bầy muỗi mòng làm mớ bọt mép văng tứ tung ra 2 bên. Dáng vấp oai vệ trong từng bước đi dũng mãnh, chẳng khác chi một võ sĩ trong đấu trường La-mã. Đang ăn, nó bỗng bỏ chạy theo ả bò cái một đoạn. Con cái già ỏng ẹo chạy loanh quanh chưa chịu đèn. Trự đực cổ vừa bực lại vừa quê, đứng lại nện móng xuống đất mấy cái, rống Ự.. òhhh hai ba tiếng, khúc ngầu pín như mũi khoan lú ra thụt vô đỏ hỏn tựa trái ớt đà lạt. Cho chắc ăn, tôi rướn người lên xem có con cái hay con bê con nào đứng sau hay không. Clear?. Tôi lấy đường nhắm, đầu ruồi ngừng lại chổ nách non sau bả vai, non một phần 3 mình từ dưới lườn tính lên. Ngón trỏ đặt lên cò, kéo từ từ, bổng một trái da rơi đánh soạt bên cạnh, nhưng quá muộn rồi. Quân nhân của chúng tôi khi đã khẵng định mục tiêu (lock target) thì dẩu có trời sập xuống cũng không nhả (give up). Ngón tay trỏ đã đi trọn quãng đường phải đi của nó. Một tiếng ?oĐùng? khô khan, chát chúa, nhưng chắc nịch của viên đạn magnum xé tan màn ?.sương. Vai nghe hơi thốn thốn, tôi đưa tay xuýt xoa.
    Thôi rồi còn chi đâu em ơi, chỉ còn lại chăng dư âm thôi... Một cảm giác tê tê chạy từ đầu đến chân giống như nàng tiên nâu vừa nhập xác. Xét về mặt khoa học, cái cảm giác làm cho người ta ghiền đi săn chỉ xảy ra trong khoảng dăm ba phút chính là do lượng adrenaline được bơm vào huyết quản đến từng thớ thịt gây ra cảm giác tê tê, run run. Tôi chỉ kịp nhìn thấy bả vai con min run lên dợn sóng. Đàn cưởng và cu xanh giựt mình bay tan tác. Cả bầy min tháo chạy, mấy ả min vừa chạy vừa kêu con nghe uưm?òh đầu rướn cao dòm dáo dác trên đường chạy về phía rừng già. Hai con min đực còn lại hạ đầu, sừng hướng về phía tôi như 2 cặp song đao. Một con có lẽ ngửi được nguy hiểm nên quay đầu chạy theo sau bầy. Con còn lại cũng rút chạy theo đường zigzag để lùa min con. Con min đực cổ nặng gần một tấn khuỵu một chân trước, càm chống xuống đất, nhưng vụt đứng lên theo phản xạ tự nhiên và dồn hết tàn lực lao nhanh về phía tôi, mắt đỏ ngầu như 2 cục máu. Theo phản xạ tự nhiên của một thợ săn, tôi kéo quilat, một viên 375 đầu bằng khác đã lên nòng. Tôi đứng bật dậy, lưng tựa cây da, bồng súng chờ. Lùc này tôi như một chàng võ sĩ đấu bò chờ con thú bị thương chạy tới để cắm lút cán lưỡi gươm cuối cùng kết liễu cuộc đấu. Liếc thấy anh lính đã rời chổ phục kích tự hồi nào, chân đứng chữ đinh, súng trên tay sẵn sàng nhả đạn, nhưng kịp nhận ra cái khoát tay của tôi nên trụ lại chờ. Đầu ruồi vẫn không rời con min, ngón tay trỏ nhấp nha nhấp nhỏm trước cò. Được khoảng mươi bước hơn, con min sụm xuống nhưng lại đứng lên, hơi thở hồng hộc, máu ọc ra thành dòng từ 2 khoé miệng. Từ bả vai, máu tuôn ra như xối, nhưng con min vẫn lao tới như một cổ xe, quyết triệt hạ bằng được mối nguy hại cho đồng loại. Phi thêm vài bước nữa, không nhấc nổi cái đầu nặng nề, lần này nó sụm 2 chưn trước, sừng cày một đường bay bụi mịt mù, phần thân sau cố đẩy thêm vài cái trước khi ngã ngang. Cả khối thịt ngàn cân ngã nghe một tiếng ầm giống cây đổ. Vẫn còn đang ngon trớn, thân hình con thú lết thêm một khúc rồi dừng lại cách tôi vài chục thước. Hai chân sau bơi bơi trong khoảng không trước khi tắt thở.
    Tôi thở phào nhẹ nhỏm, kéo quilat xuống đạn khẩu súng, quàng lên vai. Anh lính chạy lại vỗ vai tôi mấy cái bình bịch như bạn bè lâu ngày mới gặp, mừng vui làm anh quên cã khoảng cách thầy trò. Tôi giao hết cụ bị cho anh, lội ngang dòng suối nước tới bụng. Đứng từ xa xỉ xỉ nòng súng vô mắt con min, nó ngủm cù đèo rồi, tôi nhủ thầm. Nó chết để cho con người thỏa mãn thú vui dã man của mình. Đôi mắt vẫn mở trừng trừng nhìn tôi như cố hỏi việc gì đã xảy ra. Có cái gì cay cay trong mắt, tôi hít một hơi dài, ngồi xuống cạnh con thú, tay vỗ vỗ lên bụng nó mấy cái. Nó còn chưa ăn no, tôi thầm nghĩ. Con min còn dịu quặt, nóng hổi, mắt vẫn mở, lưởi thè ra dài sọc. Mấy con ve trong cậy lổ tai no tròn như mấy hột đậu đen. Cặp sừng dài gần 4 tấc lên nước bóng lưởng. Anh lính phụ tôi lật nó qua một bên để quan sát dấu đạn. Lổ vô bằng đầu ngón tay, nhưng khi đi ra phá nát bả vai một lổ tầy quầy bằng miệng chén nhà binh. Máu đọng bên ngoài đỏ tươi có nhiều bọt.
    - Mình xẽ lấy 2 trái thăng trước nghe ông thầy, anh lính hỏi tôi.
    Anh vén ống quần định rút lưởi dao găm rạch da lưng con thú. Tôi ngăn lại.
    - Bậy, đừng chú, để nguyên đó cho họ, mình chỉ bắn thôi, họ cho gì mình lấy nấy.
    - Lát nữa họ lên đây xẽ thịt con min, hun khói, gùi về buôn.
    - Tôi đoán chắc thế nào chiều nay mấy cô gái thượng cũng sẽ gùi xuống cho mình vài miếng nhậu chơi như mấy lần trước.
    Anh tiu nghĩu cất dao vô bao.
    - Lần nào ông thầy cũng vậy, hẹp mình, công cực quá, anh vẫn còn chưa vui.
    Nghe đến 3 chử ?oCô Gái Thượng? anh ta vui vẻ hẳn ra.
    - Ông thầy nhớ cho em chở mấy cổ về như lần trước nghe ông thầy, anh hỏi.
    Tôi cười hiểu ý anh ta và nói:
    - Xong, đỗ đầy xăng trả lại cho chi khu được rồi. Nhớ, anh không có trâu cái để chuộc chú mày về đâu nghe.
    Anh ngớ người đi một phút, lém lĩnh trả lời:
    - Không những 2 con mà là nguyên một bầy trâu rừng chắc họ chịu.
    Nói xong, anh cười đắc ý, vẽ mặt từa tựa Trư ngộ năng.
    Ngước nhìn đồng hồ, vỗ vai anh, tôi giục:
    - Thôi mình đi về cho kịp phiên họp với tư lịnh trưa nay.
    Chúng tôi băng qua suối theo đường mòn trở lại buôn thượng lấy xe. Tôi không quên quay đầu nhìn cảnh vật xung quanh mà hoàn toàn không biết đó là lần cuối và cũng là mùa min cuối cùng tôi săn ở Dak-to. Mấy đoá hoa mua rừng vẫy chào chúng tôi, hẹn mùa min năm sau. Năm sau! Một năm sau, bom đạn bừa nát nơi đây và Napalm đã phải đốt trụi vùng đất tam biên đã có với tôi nhiều kỹ niệm này. Tên gọi Dak-to đã đi vô ký ức tôi, vô lịch sử và âm nhạc việt nam, cũng như đi vô phim trường Hồ Ly Vọng của quốc gia đồng minh.
    (Phỏng theo hồi ức của Bác tôi - người đã nếm mật nằm gai cùng Dak-to Tân cảnh giữa những năm sáu mươi.)
    Southerner.
    Đàn bò tót tại VQG Nam Cát Tiên tháng 04/2009 .
    [​IMG]
    Mượn tạm mấy cái ảnh trên mạng
    Được cumeo82 sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 24/07/2009
  7. huntercuccu

    huntercuccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi thấy các bác chụp hình đi săn được thì tội gì phải sài cái hình ngoại làm gì? Trong lúc đi săn gặp cảnh nào đẹp chụp luôn(nhưng vác súng 631 cho nó lành) rồi up lên cho anh em tham khảo, chỉnh sửa là thích hợp nhất.
  8. vinhaz

    vinhaz Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2008
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    2
    Ô quá hay luôn,
    một phát minh rất hữu ích .
    Trước nay mình vẫn đau đầu chuyện để đạn ở đâu, để trong túi quần thì đúng là moi ra là chim bay mất, còn ngậm trong miệng thì hơi ẹ. Mình trộm cái bao điện thoại bằng vải của bà xã may lại cái đáy cho cạn bớt, xong treo lủng lẳng chổ dây nịch (thắt lưng), nhưng thao tác vẫn chậm. Đợt nầy chắc hy sinh sợi dây nịch da, khoan lỗ lên luôn.
    Thanks *******c nhé.
  9. huntercuccu

    huntercuccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    1
    Bác bắn như thế phí chim quá. Mà không đủ mồi nhắm.
    Theo tôi:
    CU NGÓI: bắn trực diện vào ức, bắn ngang thì ngắm vào phần đầu trở xuống đầu cánh, bắn sau lưng ''no die'' khỏi bắn phí đạn.
    CU ĐẤT: chỉ bắn trực diện vào đầu or vào cổ là oke, còn vào ức là ''hên xui'' các chỗ còn lại cũng ''no die + phí đạn + mất công rình rập''
    đặc biệt giống này khôn hơn cu ngói nhiều, phát hiện nó mình tiếp cận từ phía trước bò đến tầm bắn (20m đổ lại) là nó quay đít lại ngay, coi như công cốc, lại phải chuyển hướng tiếp cận. Đây chính là thú vui của săn bắn.
    CÒ: chỉ bắn được ở trực diện or sau lưng còn bắn ngang là '' no die''
    Còn chào mào và se sẻ thì từ mọi hướng, mọi góc độ là oke
    ...
    Chúc bác đi săn đạt kết quả như ý muốn!
  10. vinhaz

    vinhaz Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/12/2008
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    2
    Ok anh,
    hôm rồi off rượu ******* với mấy anh vui lắm, hy vọng có dịp về Bạc Liêu ta lại tiếp tục.
    Cảm ơn anh.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này