1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những câu hỏi vật lý liên quan đến máy móc-kĩ thuật.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Redcrystalheart, 23/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Dành cho những câu hỏi vật lý liên quan đến máy móc-kĩ thuật.

    Chắc hẳn có nhiều người trong diễn đàn thích tìm hiểu về những đặc điểm vật lý của máy móc...và đều có những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này nên Redcrystalheart muốn mở topic này mong thu thập được nhiều câu hỏi thú vị.Rất mong sự tham gia nhiệt tình của các bạn và trước hết xin được "mở hàng" bằng một câu hỏi nho nhỏ:
    Máy bay khi đang bay thì do ma sát với không khí hoặc những đám mây nên chắc chắn là vỏ máy bay sẽ tích điện và sinh nhiệt ..vậy máy bay có những đặc điểm gì để tránh những ảnh hưởng của hiện tượng này??


    i gờ ....íc,mờ íc míc sắc MiG
    A i ai,hờ ai 2
    Ô tờ ốt,mờ ốt môt sắc....1...
    ..........MiG21






    Được Redcrystalheart sửa chữa / chuyển vào 00:54 ngày 23/12/2004
  2. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    - máy bay có vỏ làm bằng các vật liệu dẫn nhiệt dẫn điện tốt --> toản nhiệt tốt
    - Có các thanh kim loại nhọn ở cánh ,mũi máy bay để tạo hiệu ứng mũi nhọn (tập trung điện tích ở đấy và "phóng" chúng ra khỏi máy bay) gọi là sự phóng điện chậm (sự dò điện)
  3. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Phần tản điện tích ở vỏ máy bay thì bien_pp trả lời đúng rồi nhưng còn phần tản nhiệt thì có vẻ chưa ổn lắm...Vì chưa rõ là nhiệt sinh ra nhờ đâu mà có thể mất đi...
  4. LessThanPerfect

    LessThanPerfect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0
    Phần nhiệt sinh ra do ma sát (---> làm tăng nhiệt độ của cánh máy bay) không đáng kể so với việc truyền nhiệt giữa không khí và bề mặt ngoài của máy bay (convection). Không khí ở trên cao có nhiệt độ rất thấp (dưới 0''C). Do đó, nhiệt sẽ được truyền từ thân máy bay (ở nhiệt độ cao hơn) sang không khí (ở nhiệt độ thấp hơn). Nếu không có gì phát nhiệt, nhiệt độ của thân máy bay sẽ giảm theo thời gian đến một nhiệt độ cân bằng với nhiệt độ của không khí. Để tránh hơi nước đong tụ lại trên thân máy bay (nhất là ở các bộ phân quan trọng như horizontal stabilizer), người ta đặt các heaters ở bề mặt bên dưới để giữ chúng ở nhiệt độ cao an toàn cần thiết.
  5. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Giải thích này tui nghĩ là rất hợp lý chỉ xin bổ sung thêm một chút là ngay dưới vỏ máy bay có các bộ phận làm mát bộ phận này hoạt động tự động dựa vào những bộ cảm biến gắn ở vỏ máy bay.
    Bây giờ là câu tiếp theo,câu này thì tui chưa biết giải thích thế nào nên post lên nhờ bạn nào biết thì chỉ giùm nha:
    Người ta làm thế nào để đo trọng lượng của phi hành gia...trên trạm vũ trụ?
  6. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    đo khối lượng
    dùng ghế lò xo, đo chu kì dao động rồi dựa vào công thức w= căn (k/m+mo) mo là khối lượng ghế , k là độ cứng lò xo
    cách khác là tạo một gia tốc bằng cách tăng tốc hoặc quay, khi đó lực tác dụng lên đĩa cân hoặc lực kế là m*a.
  7. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    bác bien_pp có thể nói rõ hơn chút kko?Cthức này là từ đâu dậy?
  8. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Đây là công thức tính tần số góc của dao động của con lắc lò xo học ở lớp 12 . Chu kì liên quan đến tần số góc theo công thức T = 2pi / w
    --> T = 2 pi căn (m+mo / k)
  9. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Đây là công thức tính tần số góc của dao động của con lắc lò xo học ở lớp 12 . Chu kì liên quan đến tần số góc theo công thức T = 2pi / w
    --> T = 2 pi căn (m+mo / k)
    [/quote]
    Trời,té ra là công thức omega àh!dậy mà nhìn W tưởng là....!!
    Uh ha!!cách này có lý nha!!Hông bít có còn cách nào khác không nhỉ?
  10. Redcrystalheart

    Redcrystalheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Thêm một câu hỏi khác nha!
    Xe tăng và ôtô khác nhau chỗ nào về cơ chế khi muốn rẽ trái,phải...?
    Được Redcrystalheart sửa chữa / chuyển vào 06:20 ngày 09/01/2005

Chia sẻ trang này