1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, câu hỏi nhỏ về LSVH.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NguCong, 19/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta chắc nhiều người đã biết chuyện cụ Phan Bội Châu bỏ tiền ra mua một miếng đất để làm nghĩa trang chôn cất những chiến sỹ yêu nước.
    Đọc bài "Viếng thăm ông già Bến Ngự" của Trần Nguyễn Ánh in trong Tiền phòng chủ nhật số 38, ngàu 22/9/2002 có đoạn: "trong nghĩa trang của cụ Phan còn có mộ một số kẻ chống cộng khét tiếng", và hành độngc ủa những kẻ này đi ngược lại với tôn chỉ của Nghĩa trang mà cụ Phan nêu ra.
    Vậy xin hỏi "những kẻ chống cộng" đang được gửi thây trong nghĩa trang của cụ Phan là những kẻ nào?
    (Được biết chính quyền sở tại vẫn không có biên pháp nào làm trong sạch mảnh đất thiêng liêng theo đúng di nguyện của cụ cả)
    Lạc hoa tương dữ hận
    Đáo địa nhất vô thanh
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi nhỏ thôi, nhưng chưa nghĩ ra.
    Hình thức tuyệt thực là hình thức mà các chiến sĩ ta dùng để đấu tranh với kẻ thù.
    Tôi ko hiểu rõ lắm là vì bọn địch chỉ muốn đày đoạ chiến sĩ ta. Nhưng tại sao chúng lại rất sợ hình thức đấu tranh tuyệt thực vậy?
    Rất cám ơn nếu giải thích hộ, xin đừng hiểu lầm là tôi thế nào nhé.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]

    Được Thosan sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 12/08/2003
  3. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Khi đánh đập hay tra tấn,thậm chí giết chết một tù nhân thì bọn chũng có thể dùng thủ đoạn để che lấp được,nhưng hình thức tuyệt thực là một hình thức tập thể nên khi tù nhân tuyệt thực thì bon chúng sẽ phải hứng chịu hàng loạt lời chỉ trích của dư luận quốc tế về vi phạm quyền con người.Người đứng đầu của chúng có thể phạm vào tội chống lại loài người,cho nên cũng dễ hiểu khi có tù nhân tuyệt thực là một nỗi sợ hãi về uy tín và sự nghiệp của người đứng đầu đó
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Khổ nỗi từ những năm 1920,30,40 thì làm gì có dư luận quốc tế? Bảo dư luận trong nước còn nghe hợp lý hơn. Nhưng mà dư luận trong nước thì bọn Pháp nó cũng chẳng lo gì, có khoảng trăm người chết đối với bọn nó chẳng ăn thua.
    (Cầu mong hương hồn các cụ an nghỉ bình yên nơi chín suối. )
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  5. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Bác Thợ Săn ơi, thực dân không nhân ái hay sợ dư luận như bác tưởng đâu ạ.....
    Khi tuyệt thực tập thể, nguy cơ chết hàng loạt tù nhân làm bọn cai ngục sợ bởi lý do rất đơn giản: khi bị bắt mà "được" bọn chúng không hạ sát, cho vào tù vì chúng hy vọng moi được thông tin. Khi một loạt nguồn tin chưa khai thác được mà mất đi, cai ngục sẽ ăn đòn với các sếp trên. Như vậy chúng sẽ phải hòa hoãn, chấp nhận một số điều kiện.
    Còn chuyện chúng sợ ta chết thì không có đâu, hồi kháng Pháp và những năm 60, không biết bao nhiêu cán bộ chiến sỹ ta bị chúng thủ tiêu man rợ, đâu có tý gì gọi là tình người.
  6. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Dưới thời thực dân vẫn có dư luận tiến bộ chứ. Ở đâu mà chẳng có những người tiến bộ. Trước đây, chính quyền Pháp vẫn có những đoàn tìm hiểu tình hình tại các nhà tù. Rồi thì hội chữ thập đỏ, các tổ chức nhân đạo...cũng rất quan tâm đến đời sống của tù nhân. Nhất là sau khi mặt trận Bình dân ở Pháp lên nắm quyền, thì vấn đề này được chú trọng nhiều hơn.
  7. thosan

    thosan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Bọn thực dân thủ tiêu người của ta thì rất nhiều,có khi bọn chúng giết mấy trăm người 1 lần ấy chứ.ý như bạn nói đơn giản chỉ là việc sợ sếp cho ăn đòn thì hoàn toàn không đúng.Ngày xưa do thông tin chưa phát triển nên nhiều vụ tuyệt thực của ta chưa gây tiếng vang tới quốc tế hoặc chúng dấu nhẹm đi nên không có bằng chứng.mà ngay cả dân chúng ở các nước thực dân cũng phản đối kịch liệt hành động này cho nên người can thiệp chấm dứt tình trạng tuyệt thực là bọn cầm đầu chứ không phải bọn cai ngục.bạn cũng biết rồi đấy Toàn Quyền Đông Dương ngày xưa bị thay liên tục cho nên những bọn cầm đầu rất sợ bị quốc tế chỉ trích chứ không phải chúng có lòng nhân ái
    Hai mươi tuổi trẻ măng,các cụ cũng gọi thầy mà nghe đỏ mặt
    Sáu chục xuân già cả,con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
  8. caheo_

    caheo_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi về đám cưới của người Malaysia. Đeo nhẫn thế nào thì đã là đính hôn ( cả nam & nữ) , kiểu nhẫn. Đây là người Malay gốc Hoa chứ ko phải những người Malay theo đạo Hồi


    Cái tình là cái chi chi
    Dẫu chi chi cũng chi chi với tình
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 02/09/2003
  9. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo thấy ở Quận 8 TP HCM có con đường mang tên Âu Dương Lân. Vậy xin hỏi các bạn người được đặt tên có phải là một nhà văn hóa người Trung Quốc không? Và sự nghiệp của nhân vật này có gì nổi bật mà được đặt tên đường ở TP?
  10. Brando

    Brando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thêm một câu hỏi nữa: Trong CMTS Pháp, có hai phái Gia cô banh và Gi rông đanh. Phái Gia cô banh của Robespie lấy tên theo địa điểm thành lập là nhà thờ thánh Gia cốp, vậy tại sao phái kia lấy tên là Gi rông đanh?
    Thêm nữa, men sê vích tiếng Nga nghĩa là gì?

Chia sẻ trang này