1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Các bác xem lại bài của bác Phothuongdan tại chủ đề 123456 [topic]123456[/topic]
    Tại sao lại tách ra thì chắc không thể trả lời được rồi. Vì đây không phải là một sự mong muốn. Chỉ là một quá trình lịch sử tự nhiên thôi. Có nhiều người nghĩ rằng người Mường cổ hơn người Việt, rằng do người Việt ở dưới đồng bằng văn minh hơn, nên tiến bộ hơn. Và người ta nhìn người Mường như một dạng tộc người "bảo tàng" của người Việt xưa, cứ nghĩ rằng những tục lệ của người Mường gần giống người Việt cổ hơn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực ra là ở hai vùng đất : Đồng bằng và miền núi người Việt cổ đã chịu ảnh hưởng của hai văn hoá khác nhau, tác động cùng một lúc.
    1- Người Mường chịu ảnh hưởng của nhóm Tầy-Thái
    2- Người Việt chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung quốc.
    Sự ảnh hưởng này bắt đầu bằng tổ chức chính trị, xã hội. Người Việt cổ miền núi chịu ảnh hưởng của chế độ lang đạo Thái. Còn người Việt dưới đồng bằng thì chịu ảnh hưởng của chế độ hành chính TQ.
    Sự khác biệt này bắt đầu khi có hiện tượng người Thái di cư vào Tây Bắc Việt nam, rồi theo đi xuống dưới theo các triền núi giữa biên giới Lào - Việt bây giờ. Họ cũng tiến xuống đồng bằng sông hồng từ Lào cai đi vào, đã từng chiếm được Thăng Long, làm náo loạn đô hộ phủ Giao Chỉ hơn mười năm trời. Sử gọi họ là Quân Nam Chiếu. Cuối cùng Cao Biền mới đuổi được họ đi, lập lại được chính quyền. Đó là vào thế kỷ thứ IX chứ không phải vào thế kỷ thứ IV.
    Sau này khi Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, thì sự khác biệt về văn hoá càng trở nên rõ ràng. Trong khi người Việt miền núi vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của người Thái.
    Người Việt miền núi được gọi là người Mường, là theo tên làng chứ họ không có tên tộc người. Bản thân người Mường tự gọi họ là MOL, chỉ có nghĩa là người chứ không có gì khác. Người Việt miền đồng bằng thì tự gọi là Kinh (Kinh kỳ kẻ chợ). Trong tâm thức dân gian thì sự phân biệt này cũng ví như người thành phố, người nông thôn ngày nay thôi, chú không có ý nghĩa sắc tộc.
    Người Chắt ở Quảng Bình còn tách ra muộn hơn nữa, vào thế kỷ XV (tức là thời Lê Lợi). Nguyên do là điều kiện địa lý, họ bị cách biệt không còn có quan hệ với miền xuôi.
    Những điều này làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng dân tộc cũng biến đổi theo thời gian, cả tiếng nói, phong tục. Giả dụ vua Đinh Tiên Hoàng có sống lại thì khi ông nói cả ta lẫn người Mường đều không hiểu. Chỉ nhìn xã hội VN hiện tại thôi, có ai còn nhuộm răng đen ăn trầu nữa. Mà chuyện đó chỉ cách chúng ta khoảng 50 thôi. Cái quần đen, cái yếm đào cũng biến đi thay bằng mini này nọ. Mới đây tôi nhìn tập ảnh của người Pháp chụp người VN vào những năm 20 (cách bây giờ 80 năm), có cảm tưởng ông bà mình giống ... người miền núi.

  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Các bác xem lại bài của bác Phothuongdan tại chủ đề 123456 [topic]123456[/topic]
    Tại sao lại tách ra thì chắc không thể trả lời được rồi. Vì đây không phải là một sự mong muốn. Chỉ là một quá trình lịch sử tự nhiên thôi. Có nhiều người nghĩ rằng người Mường cổ hơn người Việt, rằng do người Việt ở dưới đồng bằng văn minh hơn, nên tiến bộ hơn. Và người ta nhìn người Mường như một dạng tộc người "bảo tàng" của người Việt xưa, cứ nghĩ rằng những tục lệ của người Mường gần giống người Việt cổ hơn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Thực ra là ở hai vùng đất : Đồng bằng và miền núi người Việt cổ đã chịu ảnh hưởng của hai văn hoá khác nhau, tác động cùng một lúc.
    1- Người Mường chịu ảnh hưởng của nhóm Tầy-Thái
    2- Người Việt chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung quốc.
    Sự ảnh hưởng này bắt đầu bằng tổ chức chính trị, xã hội. Người Việt cổ miền núi chịu ảnh hưởng của chế độ lang đạo Thái. Còn người Việt dưới đồng bằng thì chịu ảnh hưởng của chế độ hành chính TQ.
    Sự khác biệt này bắt đầu khi có hiện tượng người Thái di cư vào Tây Bắc Việt nam, rồi theo đi xuống dưới theo các triền núi giữa biên giới Lào - Việt bây giờ. Họ cũng tiến xuống đồng bằng sông hồng từ Lào cai đi vào, đã từng chiếm được Thăng Long, làm náo loạn đô hộ phủ Giao Chỉ hơn mười năm trời. Sử gọi họ là Quân Nam Chiếu. Cuối cùng Cao Biền mới đuổi được họ đi, lập lại được chính quyền. Đó là vào thế kỷ thứ IX chứ không phải vào thế kỷ thứ IV.
    Sau này khi Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long, thì sự khác biệt về văn hoá càng trở nên rõ ràng. Trong khi người Việt miền núi vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của người Thái.
    Người Việt miền núi được gọi là người Mường, là theo tên làng chứ họ không có tên tộc người. Bản thân người Mường tự gọi họ là MOL, chỉ có nghĩa là người chứ không có gì khác. Người Việt miền đồng bằng thì tự gọi là Kinh (Kinh kỳ kẻ chợ). Trong tâm thức dân gian thì sự phân biệt này cũng ví như người thành phố, người nông thôn ngày nay thôi, chú không có ý nghĩa sắc tộc.
    Người Chắt ở Quảng Bình còn tách ra muộn hơn nữa, vào thế kỷ XV (tức là thời Lê Lợi). Nguyên do là điều kiện địa lý, họ bị cách biệt không còn có quan hệ với miền xuôi.
    Những điều này làm chúng ta ngạc nhiên, nhưng dân tộc cũng biến đổi theo thời gian, cả tiếng nói, phong tục. Giả dụ vua Đinh Tiên Hoàng có sống lại thì khi ông nói cả ta lẫn người Mường đều không hiểu. Chỉ nhìn xã hội VN hiện tại thôi, có ai còn nhuộm răng đen ăn trầu nữa. Mà chuyện đó chỉ cách chúng ta khoảng 50 thôi. Cái quần đen, cái yếm đào cũng biến đi thay bằng mini này nọ. Mới đây tôi nhìn tập ảnh của người Pháp chụp người VN vào những năm 20 (cách bây giờ 80 năm), có cảm tưởng ông bà mình giống ... người miền núi.

  3. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Các bạn cho mình hỏi chút đỉnh. Mình vào các bảo tàng, các bia kí của người Chăm dùng một loại kí tự mà người ta gọi là Sanskit (sankrit) gì đó. Không biết đây có phải là loại chữ viết nguồn gốc từ Ấn Độ? Muốn đọc được loại chữ này thì phải nên bắt đầu từ đâu nhỉ? Cám ơn rất nhiều.
  4. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Các bạn cho mình hỏi chút đỉnh. Mình vào các bảo tàng, các bia kí của người Chăm dùng một loại kí tự mà người ta gọi là Sanskit (sankrit) gì đó. Không biết đây có phải là loại chữ viết nguồn gốc từ Ấn Độ? Muốn đọc được loại chữ này thì phải nên bắt đầu từ đâu nhỉ? Cám ơn rất nhiều.
  5. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ một cách sâu đậm. Họ theo phong tục, tôn giáo, pháp luật, tư tưởng, chính trị Ấn Độ, tổ chức quốc gia theo chính thể quân chủ chuyên chế, xã hội chia làm 4 giai cấp y như Ấn Độ ...
    Chữ viết trên những tấm bia mà bạn nhìn thấy chính là chữ có nguồn gốc Ấn Độ - chữ Sanscrit - mà ta vẫn thường gọi là chữ Phạn.
    Tôi không được biết chữ Phạn nên không góp ý được cho bạn bắt đầu học từ đâu.
    Bạn có thể tham khảo cách phát âm chữ Phạn theo đường link :
    http://www.quangminh.org/tudiendoichieu/03PHATAM.htm.
    Nhạc công người Chăm đang thổi kèn Saranai trên tháp Pô Klaung Giray
  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ một cách sâu đậm. Họ theo phong tục, tôn giáo, pháp luật, tư tưởng, chính trị Ấn Độ, tổ chức quốc gia theo chính thể quân chủ chuyên chế, xã hội chia làm 4 giai cấp y như Ấn Độ ...
    Chữ viết trên những tấm bia mà bạn nhìn thấy chính là chữ có nguồn gốc Ấn Độ - chữ Sanscrit - mà ta vẫn thường gọi là chữ Phạn.
    Tôi không được biết chữ Phạn nên không góp ý được cho bạn bắt đầu học từ đâu.
    Bạn có thể tham khảo cách phát âm chữ Phạn theo đường link :
    http://www.quangminh.org/tudiendoichieu/03PHATAM.htm.
    Nhạc công người Chăm đang thổi kèn Saranai trên tháp Pô Klaung Giray
  7. phuonglan221_2

    phuonglan221_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước mình có thấy có topic post những lá thư mà bác Hồ gửi chính quyền Mỹ vừa sau khi vừa thành lập chính quyền 1945. Nay tìm lại thì quên mất vị trí ...
    MOD giúp giùm đi.
    Send link qua YM: juve_inluw
    Cảm ơn nhé!
  8. phuonglan221_2

    phuonglan221_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước mình có thấy có topic post những lá thư mà bác Hồ gửi chính quyền Mỹ vừa sau khi vừa thành lập chính quyền 1945. Nay tìm lại thì quên mất vị trí ...
    MOD giúp giùm đi.
    Send link qua YM: juve_inluw
    Cảm ơn nhé!
  9. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến về sự kiện Lê Văn Tám
    Vì topic Tìm sự thật về Lê Văn Tám (http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/432399.ttvn) đã bị khóa nên tôi xin trình bày tạm thời ở đây. (tôi nghĩ rằng sẽ có ích - xin các mod đứng xóa)
    Nếu các bác có thời gian tìm tòi, thì sẽ có nhiều tư liệu chính thức của ta về sự kiện này. Sự kiện xảy ra ngày 17-10-1945 (chứ không phải 1-1-1946). Kho đạn Thị Nghè bị Lê Văn Tám đốt cháy (chứ không phải kho xăng Nhà Bè).
    Tôi xin trích một đoạn trong cuốn ?oSài Gòn ?" Chợ Lớn ?" Gia Định kháng chiến (1945-1975) do NXB TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994) :
    ?Ngày 17-10, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương, đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính và xe thiết giáp yểm trợ hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt 1 số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên đặt tại khu vực đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiên ngặt. Xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 m, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác. Đội viên cảm tử Lê Văn tám mới 13 tuổi được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10, Tám tự quyết định 1 mình đánh kho đạn, lừa bọn gác lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc địch sơ hở, em tiếp cận, tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, 1 tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn tám người dính đầy xăng, bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống đã hy sinh anh dũng. Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập 1 phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt. Gương hy sinh của em bé ?ođuốc sống? trở thành 1 hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp?
    Đoạn trích trên ở trang 63 cuốn sách này
    Nếu chịu khó tìm, chắc còn có nhiều tư liệu chính thức đề cập.
  10. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến về sự kiện Lê Văn Tám
    Vì topic Tìm sự thật về Lê Văn Tám (http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/432399.ttvn) đã bị khóa nên tôi xin trình bày tạm thời ở đây. (tôi nghĩ rằng sẽ có ích - xin các mod đứng xóa)
    Nếu các bác có thời gian tìm tòi, thì sẽ có nhiều tư liệu chính thức của ta về sự kiện này. Sự kiện xảy ra ngày 17-10-1945 (chứ không phải 1-1-1946). Kho đạn Thị Nghè bị Lê Văn Tám đốt cháy (chứ không phải kho xăng Nhà Bè).
    Tôi xin trích một đoạn trong cuốn ?oSài Gòn ?" Chợ Lớn ?" Gia Định kháng chiến (1945-1975) do NXB TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994) :
    ?Ngày 17-10, tại mặt trận phía Bắc, quân ta phục kích ở cầu Tham Lương, đánh lui đoàn xe của địch gồm 8 chiếc chở lính và xe thiết giáp yểm trợ hành quân lên Hóc Môn, ta phá hủy 5 xe và diệt 1 số tên. 10 giờ, kho đạn Thị Nghè nổ dữ dội. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên đặt tại khu vực đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiên ngặt. Xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 m, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác. Đội viên cảm tử Lê Văn tám mới 13 tuổi được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10, Tám tự quyết định 1 mình đánh kho đạn, lừa bọn gác lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc địch sơ hở, em tiếp cận, tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, 1 tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn tám người dính đầy xăng, bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống đã hy sinh anh dũng. Kho đạn bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập 1 phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt. Gương hy sinh của em bé ?ođuốc sống? trở thành 1 hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp?
    Đoạn trích trên ở trang 63 cuốn sách này
    Nếu chịu khó tìm, chắc còn có nhiều tư liệu chính thức đề cập.

Chia sẻ trang này