1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Cụ tmkien nghĩ sao về topic này: http://www.ttvnol.com/f_533/539237.ttvn
  2. ngocsangvn

    ngocsangvn Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    29.478
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://www.historywiz.com/images/nanjing/corpse***ch.jpg
    [​IMG]
    [​IMG]
    Xin hỏi những hình ảnh này nguồn gốc như thế nào
  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Đây có thể là những hình ảnh của vụ thảm sát người TQ do quân Nhật tiến hành tại Nam Kinh (Nanjin). Đây là 1 trong những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật khi mà quan điểm của 2 chính phủ về sự kiện này có nhiều bất đồng: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91153&ChannelID=2
    Vụ thảm sát Nam Kinh
    Tháng 7/1937, cuộc đụng độ giữa binh lính Nhật Bản và Trung Quốc leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực. Nhật Bản và Trung Quốc ở trong thế giằng co. Người Nhật tiến vào Thượng Hải và nhanh chóng tới Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc).
    Ngày 13/12/1937, quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3 tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938.

    [​IMG]

    Thi thể một phụ nữ bị binh lính Nhật moi ruột ở Nam Kinh.
    Theo ước tính của các sử gia và những tổ chức nhân đạo ở Nam Kinh vào thời đó, 250.000-350.000 người đã bị giết, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Theo những người nước ngoài có mặt tại đây trong thời gian này, 20.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Người Trung Quốc bị đưa đi hành quyết bên bờ sông Trường Giang. Những đống thi thể người bị thiêu la liệt tại đây. Những bức ảnh chụp lại thời đó cho thấy binh lính Nhật đứng cười ngay bên cạnh đống xác nạn nhân.
    Ở trong và ngoài thành phố, các thi thể phụ nữ nằm khắp nơi. Chẳng hạn, trong một ngôi nhà gần cổng ZinZhong, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nằm đó, thi thể sưng húp lên; trên phố YangPi, một em gái đã chết, bụng bị mổ và ruột bị moi ra ngoài, hai mắt em mở trừng trừng, miệng vẫn còn dính máu. Trên phố GuYiDian, một em gái trạc 12 tuổi nằm đó, quần áo lót của em bị xé rách, mắt em nhắm, miệng mở. Thực tế này cho thấy những phụ nữ này không chỉ chết dưới bàn tay giết người của binh lính Nhật, mà họ còn bị đe doạ trước khi chết.

    Năm 1931, Nhật Bản xâm chiếm 3 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc tiếp sau vụ đánh bom đoạn đường sắt có tầm quan trọng chiến lược đối với Nhật. Quân đội Trung Quốc không thể so sánh với sức mạnh đối phương. Nhật Bản chiếm giữ một vùng lớn trên lãnh thổ nước láng giềng. Những năm tiếp theo, Nhật Bản củng cố ảnh hưởng, trong khi Trung Quốc trải qua cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch. Họ Tưởng lấy thủ đô là Nam Kinh. Nhiều người Nhật, đặc biệt là một vài nhân vật trong quân đội, muốn tăng cường ảnh hưởng và tháng 7/1937, cuộc đụng độ giữa binh lính Nhật Bản và Trung Quốc leo thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực.
    Bên ngoài cổng HongWu, binh lính Nhật hãm hiếp một phụ nữ đang mang thai rồi cắt bụng nạn nhân, lấy thai nhi ra ngoài. Trong một vụ khác, binh lính Nhật muốn cưỡng hiếp một phụ nữ đang bụng mang dạ chửa, mẹ chồng cô tìm mọi cách ngăn lại. Lập tức, bà bị đá, còn người con dâu bị đâm. Lính Nhật còn dùng dao lấy bào thai ra ngoài.
    Phóng viên Tillman Durdin của tờ New York Times đưa tin về thời kỳ đầu cuộc thảm sát viết: "Tôi 29 tuổi và đó là câu chuyện lớn đầu tiên của tôi cho tờ New York Times. Vì vậy, tôi lái xe xuống sát mặt nước. Tôi phải vượt qua những đống xác người chất ở đó. Ôtô phải đi qua những xác chết đó. Ở sát bờ sông, tôi thấy một đám sĩ quan Nhật hút thuốc, nói chuyện giám sát việc thảm sát một tiểu đoàn lính Trung Quốc bị bắt. Lính Nhật đi thành nhóm khoảng 15 người, được trang bị súng máy. 200 người bị hành quyết trong vòng 10 phút trong sự cổ vũ, tán dương của các khán giả quân đội Nhật". Durdin kết luận vụ thảm sát Nam Kinh là "một trong những tội ác dã man nhất thời hiện đại".
    Nhà truyền giáo Thiên chúa giáo John Magee mô tả binh lính Nhật giết không chỉ tất cả các tù nhân mà họ tìm thấy mà cả một số lượng lớn các công dân bình thường ở mọi lứa tuổi. Nhiều người trong số này bị bắn hạ giống như những con thỏ bị săn ngay giữa đường phố. Sau một tuần lính Nhật tiến hành "giết, hiếp", Magee cùng các nhà truyền giáo phương tây khác thiết lập một khu an toàn quốc tế.

    [​IMG]

    Nhiều người bị chôn sống.
    Nhật ký của Minnie Vautrin, người phụ nữ Mỹ muốn giúp trong vụ thảm sát Nam Kinh, đề ngày 16/12 có đoạn: "Hôm nay, có lẽ không có tội ác nào xảy ra ở thành phố này. 30 em gái bị đưa khỏi trường ngôn ngữ (nơi tôi làm việc) đêm qua, và hôm nay tôi nghe thấy nhiều câu chuyện đau lòng của những em gái bị đưa ra khỏi nhà đêm qua - một trong những em đó mới 12 tuổi...".
    Sau này, bà viết: "Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết mấy nghìn người đã bị tàn sát. Vì trong nhiều trường hợp, xác họ bị tẩm dầu rồi thiêu. Các thi thể cháy xém sẽ kể lại một vài bi kịch. Các sự kiện trong những ngày tiếp sau đó càng ngày càng mập mờ. Tuy nhiên, chắc chắn là có những câu chuyện để đời sẽ không xoá mờ khỏi tâm trí tôi cùng những người ở Nam Kinh trong thời kỳ này".
    Minnie Vautrin bị suy nhược thần kinh năm 1940 và trở lại Mỹ. Bà tự sát năm 1941.
    John Rabe, thủ lĩnh đảng Quốc xã tại Nam Kinh, cũng hoảng sợ trước tội ác của lính Nhật. Ông phụ trách khu vực an toàn quốc tế và đã kể lại những gì đã chứng kiến, ghi lại trên phim. Tuy nhiên, tất cả những điều này bị Đức Quốc xã cấm khi ông trở về Đức.

    [​IMG]

    Binh lính Nhật không xót thương một ai.
    Sau khi Thế chiến II kết thúc, một trong những binh lính ở Nam Kinh đã kể lại những gì đã thấy tận mắt. Azuma Shiro thừa nhận: "Có khoảng 37 ông già, bà già và trẻ em. Chúng tôi bắt họ và tập trung họ tại quảng trường. Một phụ nữ ôm hai con ở hai cánh tay. Chúng tôi đâm và giết họ, cả ba - giống như những củ khoai tây trên xiên nướng. Khi đó tôi nghĩ, tôi mới xa quê được một tháng... và 30 ngày sau, tôi giết người mà chẳng thấy động lòng".
    Shiro phải hứng chịu hậu quả vì những lời thú nhận: "Khi một triển lãm về chiến tranh mở ra ở Kyoto, tôi tới đó thú nhận. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Cô ấy nói tôi đã gây tổn hại đến những người quá cố. Cô ấy liên tục gọi điện cho tôi trong 3-4 ngày liền. Ngày một nhiều thư được gửi đến cho tôi. Tình hình nghiêm trọng tới mức cảnh sát phải bảo vệ tôi".
    Tuy nhiên, lời thú nhận đó đã bị nhà chức trách cấp cao ở Nhật Bản coi thường. Cựu bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano khẳng định không có chuyện thảm sát từng xảy ra và đó là sự thêu dệt của Trung Quốc. Bản thân người Nhật cũng có ý kiến trái ngược về vấn đề này. Bộ phim Đừng khóc Nam Kinh do Trung Quốc và Hong Kong sản xuất năm 1995 phải mất vài năm sau mới được trình chiếu tại Nhật Bản.
    Nhiều quan chức và sử gia Nhật Bản thừa nhận giết người, cưỡng hiếp đã xảy ra, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các bản tin cũng như bài phân tích. Giới chức và giới học giả nước này còn lập luận, dù thế nào chăng nữa thì những chuyện đó xảy ra trong thời kỳ chiến tranh
  4. Yugioh28

    Yugioh28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Dã man quá , bọn Nhật đúng là ko có tính người
  5. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Tôi có đọc đâu đó về chiến dịch này : trong chiến tranh VN, quân đội Mĩ có tìm và diệt những hàng binh Mĩ tham gia lực lượng giải phóng quân đánh lại quân Mĩ. Sự kiện này do 2 phóng viên CNN phát giác và đưa ra công luận.Nhưng do áp lực của chính quyền ,CNN đã phải xin lỗi và sa thải 2 pv này.
    Vậy ai có tài liệu về vấn đề này xin cho biết rõ hơn. Xin cảm ơn rất nhiều
  6. master37e4

    master37e4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2004
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    lần đầu tiên em post bài, không biết có đúng room không, nếu không các bác cũng đừng del bài em nhé.
    Em đang rất muốn biết về 18 la hán trung quốc. Các bác nào có tài liệu thì post lên giúp em nhé. nếu có đường Link hoặc sách thì cho em biết.
    Em cám ơn các bác nhiều
  7. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    lên google gõ cụm từ này và đọc thử nhé "Arahat"
  8. toanthui

    toanthui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    mình có 3 thácmác muốn nhòcác bác giải dáp dùm
    -1:nuóc mỹ dã bao nhiêu lâ`n can thiệp vào nội bộ các nuóc(ngoài vn và cuba)?
    -2:ai là nguòi phát minh ra xe tảng?xin cho biét tiểu sủ
    -3:chiếc xe hỏi dầu tien trên thế giói là chiếc nào vậy?va` do ai phát minh?
    rất mong các bác giải dáp dum
  9. vuthanhminh

    vuthanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    4.150
    Đã được thích:
    0
    Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Ðại A-la-hán Nan Ðề Mật Ða La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.
    Ngài Nan Ðề Mật Ða La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La-hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ chức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyến thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi. Bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).
    Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:
    1. Tân Ðâu Lô Bạt La Ðọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.
    2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.
    3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Ðọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Ðông Thắng Thân châu.
    4. Tô Tân Ðà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.
    5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.
    6. Bạt Ða La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Ðam Một La châu.
    7. Ca Lý Ca (S: Kàlika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.
    8. Phạt Xà La Phất Ða La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.
    9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.
    10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33.
    11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.
    12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Ðộ Ba.
    13. Nhân Yết Ðà (S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp.
    14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.
    15. A Thị Ða (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.
    16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.
    Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Ðôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán.
    Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?
    Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Ðầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này).
    Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Ðề Mật Ða La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Ðầu Lô chính là Tân Ðầu Lô Bạt La Ðọa Xa2, vị La-hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế!
    Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Ðại thi hào Tô Ðông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La-hán. Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La-hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Ðề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Ðạt Ma Ða La và Bố Ðại Hòa Thượng; hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long và Phục Hổ, hoặc thêm Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành ra 18 vị.
    Ngoài ra, còn có hai sự tích khác về 18 vị La-hán
    1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ Hán của thầy Giáo thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Ðịnh, vào năm Tự Ðức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Ðạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Ðà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký để họ trở thành 18 vị La-hán.
    Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.
    2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 tên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh, nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A-la-hán.
    Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.
    ( st )
  10. sao_bien_dem

    sao_bien_dem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết tìm tư liệu liên quan Đinh Bộ Lĩnh ở đâu không, mách em với!
    Xin hậu tạ!

Chia sẻ trang này