1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyhau2012

    duyhau2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    918
    Đã được thích:
    1
    Không áp dụng là may mắn rồi các bác ơi, chuyện bưng bít chỉ là phụ , chắc mấy bác nhà ta ớn cái vụ CCRĐ
  2. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Ớn thì chưa chắc đâu. Thời đó ta còn đi hai hàng giữa Tàu và Ngà thành ra không thể chuyên chế theo 1 phe được. Ngoại ra còn cuộc chiến trước mắt. Khi có chiến tranh, tối kỵ là xã hội xáo trộn. Lúc đó mà miền Bắc có CMVH thì miền Nam dễ ăn no ngủ kỹ dài dài rồi.
  3. khoi25

    khoi25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Em đang cần thông tin về 34 chiến sĩ đầu tiên của QDNDVN. Bác nào biết, hoặc có topic nào về việc này thì cho em xin. Cảm ơn các bác.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    To khoi25: bác có thể vào đọc bên báo QĐND điện tử để tìm thêm thông tin. Sau đây là một bài viết trên tờ Sự kiện và Nhân chứng, số tháng 12-2005.
    Văn Tiên-Người quản lý đầu tiên của quân đội ta
    Cụ Kim Anh-tức Bế Bằng là một trong 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ) ngày đầu thành lập, nay đã ở tuổi ngoài 80. Trong một lần về Hà Nội, đến thăm anh Văn-Đại tướng Võ Nguyên Giáp-cụ đã kể lại về người quản lý đầu tiên của quân đội ta.
    Cụ Kim Anh rất xúc động kể: ?o? Hôm về Hà Nội, khi đến thăm anh Văn tại nhà (vào năm 2000), đã sang tuổi 90 mà anh Văn vẫn nhớ rất rõ và chính xác cả họ và tên thật, bí danh của từng đội viên ngày thành lập Đội VNTTGPQ. Anh nhắc nhở nhiều đến các đội viên từ tiểu đội trưởng Xuân Trường (Hoàng Văn Nhủng) đã hy sinh hôm đánh đồn Nà Ngần? đến ?olão đồng chí" quản lý đầu tiên của quân đội là Văn Tiên quý mến?
    Trong 34 chiến sĩ có tên trong danh sách thành lập Đội VNTTGPQ ngày 22-12-1944, có 28 đội viên quê ở Cao Bằng, 2 người quê ở Thái Nguyên, 2 người Quảng Bình, một người Thái Bình và một người ở Lạng Sơn. Đội viên duy nhất quê ở Lạng Sơn đó, chính là ?olão đồng chí Văn Tiên".-Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi như thế? Lão đồng chí Văn Tiên, ngày đó vốn là một nông dân miền núi, khi được giới thiệu về tham gia thành lập Đội, được phân công làm công tác hậu cần-quản lý cho dội, yêu quý các đồng chí trong đội như con, như em, coi trọng từng đồng xu, từng hạt gạo của công quỹ. Đồng chí có một nguyện vọng là được trao lại nhiệm vụ quản lý cho đồng chí khác để trực tiếp cầm súng chiến đấu?
    Văn Tiên là bí danh của đồng chí Lộc Văn Lùng, người dân tộc Tày, quê ở Mai Pha, Cao Lộc? Hồi anh em lên Lạng Sơn đi tìm nhà đồng chí Văn Tiên, người được coi là ?onhân viên tài chính? đầu tiên của quân đội ta, có gặp và Lộc Thị Thu đã gần 70 tuổi, là con gái của ?olão đồng chí Văn Tiên". Bà cho biết: Bố bà-ông Lộc Văn Lùng-hồi còn ở trong quân đội được chuyển về công tác ở Cục đối ngoại, khi về hưu là đại uý, nhưng đã qua đời từ năm 1969?
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày ấy gọi là anh Văn, kể lại rằng, khi chuẩn bị mọi công việc cho ngày ra mắt Đội VNTTGPQ, Bác giao cho anh Văn xây dựng kế hoạch cụ thể. Anh Văn đã cùng anh Lê Quảng Ba, lúc đó là cán bộ của Tỉnh uỷ, trực tiếp lãnh đạo huyện Hoà An? bàn kỹ với nhau về việc chọn từng người cụ thể cho đội. Chính anh Lê Quảng Ba đã đề nghị với anh Văn đưa đồng chí Lộc Văn Lùng vào đội. Khi bàn đến vấn đề bảo đảm hậu cần như ăn, mặc, lo thuốc chữa bệnh? cho anh em đội viên khi đã ăn ở tập trung, đã xác định cơ bản là phải dựa vào sự giúp đỡ của dân. Còn việc sắm súng đạn thì ai được chọn gọi về nhập đội đều phải tự sắm lấy cho mình, sau đó sẽ đánh địch, cướp súng đạn của địch để trang bị cho đội? Nhưng bàn đến vấn đề cần chi tiêu gì lại không có tiền, mà anh Lê Quảng Ba lúc bàn bạc nhấn mạnh là cần phải có ít tiền để mua sắm thuốc men, nhất là mua thuốc chống sốt rét là rất quan trọng. Không thể chỉ chờ bà con Việt kiều từ bên Trung Quốc gửi về ?othất thường?, có tiền có thể nhờ bà con chủ động ra các chợ ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lộc Bình? mua thuốc chữa bệnh sốt rét có sẵn. Rồi cả đội ăn ở sinh hoạt, huấn luyện tập trung thì cũng phải mua sắm lấy cái chảo to đủ nấu ăn cho hơn ba chục con người?
    Khi báo cáo toàn bộ kế hoạch với Bác, nói chung Bác đều đồng ý. Bác dặn: phải biết dựa vào dân, có dân là có tất cả? Riêng về vấn đề cần có tiền để chủ động chi tiêu những việc thiết yếu, nhất là mua thuốc chữa bệnh, Bác quyết định trích 500 đồng bạc Đông Dương trong quỹ Đảng cho đội. Bác giao cho anh Vũ Anh lúc đó đang là cán bộ phụ trách tài chính của Đảng, thực hiện. Mấy hôm sau, theo chỉ thị của bác, anh Vũ Anh trao số tiền 500 đồng này cho anh Văn. Đó chính là ngân quỹ tài chính đầu tiên của quân đội ta buổi ban đầu thành lập?
    Có được số tiền đầu tiên như vậy là yên tâm rồi. Khi ban chỉ huy đội được chỉ định thành lập, đã phân công công việc cụ thể cho từng đội viên. Đội viên Lộc Văn Lùng là người lớn, tuổi, lại có ít nhiều kinh nghiệm quản lý về hậu cần, có đức tính chịu khó, tiết kiệm, nên được giao đảm nhiệm công việc quản lý quân nhu-hậu cần-tài chính? nói chung, gọi là làm ?oquản lý? của đội. Đồng chí Lộc Văn Lùng có nguyện vọng được cầm súng trực tiếp chiến đấu như anh em, nhưng khi được giao nhiệm vụ làm quản lý, đồng chí rất cố gắng làm tốt nhiệm vụ, được anh em rất quý mến. Nhận được số tiền anh Văn giao, đồng chí xin phép đi sắm ngay cho Đội một cái chảo to nấu ăn, rồi gửi tiền nhờ dân đi mua thuốc ký ninh ngay? Bữa cơm tối hôm đầu tiên làm lễ thành lập Đội, theo chỉ đạo và nguyện vọng chung của anh em, chính đồng chí Văn Tiên đã cùng một số chị em giúp việc, chuẩn bị cho anh em ?ocỗ liên hoan? bằng bữa cơm nhạt muối nấu từ cái chảo to mới sắm về ấy, vừa tiết kiệm nhưng vừa là để nhắc nhở nhau luôn luôn đồng cam cộng khổ cùng chiến đấu để giành độc lập tự do cho dân tộc?
    Hải Hà
  5. Gmail_v2

    Gmail_v2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Thấy trên đây có bạn là cựu học sinh Trường Chu Văn An Hà Nội, cho tôi hỏi chi tiết về một sự kiện lịch sử liên quan tới trường.
    Năm 1954, rất nhiều thầy cô giáo của trường CVA thời đó di cư vào Nam theo tiếng gọi của [kiểm duyệt]. Vậy hỏi là trường CVA xây dựng lại đội ngũ thầy cô giáo thời đó như thế nào?
    Nếu bạn nào biết, xin cho tôi biết. Xin cảm ơn trước.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Câu hỏi của bác Gmail khó quá! Thật tình chuyện những giáo viên di cư năm 1954 như thế nào thì em cũng không rõ thật hư thế nào, nghe bác nói đây là lần đầu đấy!!!
    Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thị chợ vẫn vui! (Câu này em nhớ không chính xác lắm, mong bác thông cảm)
  7. Gmail_v2

    Gmail_v2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hiệu trưởng trường CVA thời đó di cư, vào Nam lập trường CVA tại Sài Gòn. Trường này rất được biết đến thời kỳ trước 75. Thầy cô giáo của trường CVA tại Sài Gòn ban đầu là thầy cô giáo của trường CVA Hà Nội di cư. Đó là những gì tôi biết về sự kiện đó.
  8. langxettu

    langxettu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Sao không thấy Gmail trả lời nhỉ . Lúc trước tớ cứ nghĩ Mĩ chỉ bơm tiền vào thôi, không ngờ bây giờ biết cả việc Mĩ phải viện trợ lương thực cho miền nam nữa. Cám ơn các bác nha.
  9. Mathilda

    Mathilda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Em có 1 câu hỏi nhỏ thế này mong các bác trả lời hộ em cái : nước Việt Nam mình đổi tên nước từ nước ''Việt Nam dân chủ cộng hòa'' sang ''Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'' từ bao giờ vậy ? Ai là người quyết định ? Và tại sao lại phải đổi tên như thế (tức là ý nghĩa có gì khác nhau).
    Em đọc trong SGK lịch sử ko thấy nhắc đến phần này
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    ... nước Việt Nam mình đổi tên nước từ nước ''''Việt Nam dân chủ cộng hòa'''' sang ''''Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam'''' từ bao giờ vậy ? => Tư? năm 1976, sau khi hiệp thương 2 miê?n.
    Ai là người quyết định ? => Hi?nh như la? Quốc hội (không chắc chắn lắm)
    Và tại sao lại phải đổi tên như thế (tức là ý nghĩa có gì khác nhau). => Có nghifa la? VN đaf thống nhất đất nước. Tư? đây đất nước đi theo CNXH! Co?n trước thi? chưa công khai đi theo CNXH, ma? chi? đạt mục đích la? gia?nh độc lập, thống nhất đất nước thôi.
    Thế đaf rof chưa ha? Mathilda?

Chia sẻ trang này