1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Mình có!
    Nhưng là bản sách in!
    Quyển đó hay thật!
    À, mà mình xin hỏi, có ai có quyển "Nguồn gốc của tư hữu, của nhà nuớc và của gia đình" (E-book) của Engel không ạ? Xin cảm ơn!
    Được quangtri72 sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 28/02/2007
  2. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi có nhiều người nói Ngô Đình Diệm là người yêu nước. Vậy ý kiến các bác thế nào?
  3. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Nếu Nước là của riêng Ngô chí sĩ và gia đình thì Ngô Đình Diệm yêu nước thật!
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bác biết ***** nói về Ngô Đình Diệm thế nào không?
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu hỏi hay đấy. Đúng là Ngọ theo Phong Thuỷ là như vậy, hướng Nam. Nhưng tôi chưa đến đền Vua Đinh nên không biết đích xác điều chú đề cập. Có thể là có sự nhầm lẫn nào đó hay không?
    Còn trên thực tế, Ngọ Môn không nhất thiết là chính Nam, như Ngọ Môn thuộc Hoàng Thành Huế thuộc hướng Đông Nam. Nhưng nếu Ngọ Môn thuộc hướng Bắc thì đúng là...có vấn đề, có thể là cách gọi không liên quan gì đến Phong Thuỷ, Kinh Dịch.
  6. karakapuri

    karakapuri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Không có yếu tố hướng Nam như truyền thống, mà lúc mới xây là hướng Bắc, còn jờ là hướng Đông Bắc!
  7. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    "Ông ấy là một người yêu nước, nhưng theo cách riêng của ông ấy"
  8. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    cần gấp,mấy bác vui lòng giúp đỡ.
    các bác biết đấy lịch sử nước ta từ thời văn lang âu lạc đến cuồi thế kỉ XIX được chia làm 4 thời kì: tk VII TCN đến tk II TCN; tiếp theo đến tk X; tiếp đến thXV; tiếp đến tk XVII; tiếp đến tk XIX
    (không biết tôi có nhớ nhầm không)
    vậy bác nào có thể lập bảng các đặc điểm về kinh tế, văn hoa giáo dục, phong tục tín ngưỡng,chính quyền nhà nước không?
    cám ơn mấy bác trước!
  9. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Bác nào giải thích giùm Tr chỗ rắc rối này với.
    Chuyện là, khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi của Ngô Xương Ngập, lên ngôi lấy hiệu là Dương Bình Vương. Rồi 6 năm sau, Ngô Xương Văn đem quân về, làm áp lực truất ngôi Dương Tam Kha. Sau đó, nghĩ tình cậu cháu nên Ngô Xương Văn không giết Dương Tam Kha mà giáng xuống (thật ra là phong cho) làm Chương Dương Công, ban cho thực ấp ở Chương Dương Độ. Rắc rối của Tr là ở chỗ này: Khá nhiều tài liệu ghi là Chương Dương Công, nhưng trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và một vài tài liệu trên mạng thì ghi là Trương Dương Công. Tr băn khoăn quá, vì thấy cái nào cũng có lý.
    Thứ nhất, Dương Tam Kha được ban thực ấp là Chương Dương độ, nên lấy đó làm tước Chương Dương Công luôn --> hợp lý.
    Thứ hai, trong Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim ghi rõ chữ Tàu của Trương Dương Công. Tr nhận ra cái chữ ?oTrương? đó là chính xác, (vì Tr cũng họ Trương nên nhớ cái chữ đó lém ). Vậy, Trương Dương Công cũng hợp lý nốt.
    Vậy Tr phải lấy chữ nào bây giờ? Tr cần gấp chuyện này, các nhà thông thái giúp với.
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Quả như thế thực. Bạn Tr tỉ mỉ thật nhỉ.
    Đại Việt Sử Kí Toàn Thư
    Dương Tam Kha
    ...
    Canh Tuất, [950], (Dương Tam Kha năm thứ 6; Hán Ẩn Đế Thừa Hựu, vẫn dùng niên hiệu Càn Hựu năm thứ 3). Tam Kha sai Xương Văn và hai [chỉ huy] sứ họ Dương, họ Đỗ đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Đến Từ Liêm, Xương Văn ung dung bảo hai sứ rằng: "Đức của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo, không may lìa bỏ quần thần, Bình Vương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, tội không gì to bằng. Nay lại sai bọn chúng ta đi đánh ấp không có tội, may mà đánh được thì thôi, nếu họ không phục thì làm thế nào ?" Hai sứ đều nói: "Xin theo lệnh của ông". Xương Văn nói: "Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình Vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên Vương ta, có nên chăng ?" Hai sứ đều trả lời là nên lắm. Bèn quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết". Bèn giáng làm Chương Dương Công, nhân đó ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ). Năm ấy nhà Hán mất.
    ...
    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt05.html
    Việt Nam Sử Lược
    ...
    2. DƯƠNG TAM KHA (945-950).
    Ngô-vương trước lấy con Dương diên Nghệ là Dương-thị lập làm vương-hậu; đến lúc mất, vương uỷ- thác con là Ngô xương Ngập cho Dương tam Kha là em Dương-hậu. Dương tam Kha bèn cướp lấy quyền của cháu, tự xưng là Bình-vương.
    Ngô xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam-sách (thuộc Hải- dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lịnh-công ở Trà-hương (huyện Kim-thành). Tam Kha sai quân đi đuổi bắt. Phạm Lịnh-công đem vào dấu trong núi. Dương tam Kha bắt em Ngô xương Ngập là Ngô vương Văn nuôi làm con nuôi.
    Năm Canh-Tuất (905) có dân ở tại thôn Thái-bình (thuộc Sơn-tây) làm loạn. Dương tam Kha sai Ngô xương Văn cùng với tướng là Dương cát Lợi và Đỗ cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đi đến Từ-liêm, Ngô xương Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương tam Kha.
    Ngô xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết, chỉ giáng xuống làm Trương Dương-công.
    ...
    http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/vnsl/vnsl04.html
    Về 2 chữ Chương và Trương có thể đọc lẫn lẫn với người giọng Bắc không phân biệt CH/ TR.
    Chương Dương: nay là tên xã thuộc Thường Tín, tỉnh Hà Tây, ở đây có bến đò Chương Dương ở hữu ngạn sông Hồng.
    (Chú giải ở đây: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/footnote05.html#fn_225 )
    Hơn nữa vào thế kỉ 13, ở bến Chương Dương (Chương Dương độ) xảy ra trận chiến giữa quân Trần và Nguyên, được Trần Quang Khải làm thơ trong bài Tòng giá hoàn kinh (hay còn có các tên Tụng giá hoàn kinh sư):
    Đoạt sáo Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm Tử quan
    Thái bình nghi nỗ lực
    Vạn cổ thử giang san.
    Cái tên nổi tiếng thế này nếu mà dịch lẫn lộn Trương và Chương thì khó hiểu quá.
    Còn họ Trương của bạn chắc không nhầm đâu, có chăng là phát âm TR/ CH giống nhau thôi.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 22/04/2007

Chia sẻ trang này