1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cái này thì em hơi nhầm, chính xác là em chỉ nhìn vào 1 thiểu số người Nam BỘ mà quy nạp về cho toàn thể miền Nam rồi. Nói về tiếng Nam Bộ hiện nay cần phân biệt 1 số sự khác biệt sau:
    - Vùng miền: Đông Nam Bộ nói khác Tây Nam Bộ.
    - Nguồn gốc xuất xứ: người ở Nam Bộ có nguồn gốc từ nhiều nơi di cư vào: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, người gốc Hoa, người gốc Kh''me. Chưa kể do nhiều đợt di dân khác nhau và mức độ hòa trộn giữa các nhóm người này cũng khác nhau nên tiếng nói ở miền Nam Bộ là khá khó phân biệt, nhất là với những người đã sống ở SG lâu.
    - Đa số người Nam Bộ đều có xu hướng "nặng hóa" âm CH thành TR (không tin em mở các đài địa phương Tiền Giang, Long AN, Bình DƯơng, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh hoặc mở đài AM/FM lên nghe thử xem. Vùng nào giao lưu với nhiều người miền khác thì mức độ nặng nhe5 có khác nhau.
    - Em có nghe câu "Nhà iem có con tâu tắng buộc ngoài bụi te nó tòn tùng tục" chưa? Không phải của người Bến Tre nói đâu em ạ.
    Những trường hợp sai chính tả như thế nói làm gì. Sao em không kể nốt những trường hợp ngọng L/N xem sao?
    Người Nam Bộ cũng bị sai trong việc dùng T và C (buộc CHẶC thay vì buộc CHẶT) , dấu Hỏi/Ngã (THĨNH THOÃNG thay vì THỈNH THOẢNG), R/G (COn cá GÔ thay vì Con cá RÔ) ... đấy thôi
  2. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Những trường hợp sai chính tả như thế nói làm gì. Sao em không kể nốt những trường hợp ngọng L/N xem sao?
    Người Nam Bộ cũng bị sai trong việc dùng T và C (buộc CHẶC thay vì buộc CHẶT) , dấu Hỏi/Ngã (THĨNH THOÃNG thay vì THỈNH THOẢNG), R/G (COn cá GÔ thay vì Con cá RÔ) ... đấy thôi
    [/QUOTE]
    Cái đoạn luận về đặc điểm người Nam bộ thì em không bàn, vì thiếu kiến thức, chỉ dựa cột nghe anh nói thôi. Còn về chính tả CH, TR, hỏi ngã nặng, thì em có ý kiến thế này: chả là vì đang nói với CH và TR nên em chỉ nêu ví dụ này thôi. Vả lại, em nghĩ rằng cái chuyện sai chính tả TR, CH là trường hợp đặc biệt, ấy là mistake, không phải error, có nghĩa là người viết chỉ nhầm lẫn âm, do khi nói đã có sự nhầm lẫn, nên khi viết thường không để ý mà lẫn thôi.
    Còn về chuyện con tâu tắng thì anh lại chủ quan duy ý chí, vì cô bạn thân của em là người Bến Tre, mỗi khi em chọc cô ấy về chuyện ?oăn bánh táng không?? là cô ấy lại cười bẽn lẽn.
  3. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Cop cho em trai Ban Mê bài này ở báo Thanh Niên online nhé. Tuy còn vài chỗ chỉ là suy đoán, chưa thuyết phục, chẳng hạn như: nếu nói số 12 là bội số của 6, trong 12 có 6, cùng ý nghĩa với ngày giỗ tổ Lạc Long Quân, vậy sao không lấy luôn ngày 6-3 cho rồi, hay ngày 18, 24 thì cũng là bội số của 6 vậy, v.v... Nhưng thôi, cứ tạm biết thế đã.
    À mà ?ongày giỗ chung? không có nghĩa là cộng các ngày giỗ lại rồi chia đều đâu em ạ. Đâu ai biết được đích xác các ngài hiện diện và ra đi ngày tháng năm nào, chỉ dựa vào lý số, kinh dịch mà tìm một ngày phù hợp thôi. (cái này cũng là chị suy đoán thôi. Chị em mình chờ các cao nhân khác giải đáp tiếp vậy)

    Ý nghĩa ngày giỗ Tổ 16:29:18, 30/03/2005



    Con người ai cũng có thân xác, đó là cơ sở vật chất để sự sống tồn tại. Thân xác đó không thể tự ta mà có, nó có là do cha mẹ di truyền, đến lượt ta, ta lại trao truyền sự sống cho con, thành ra sự sống là một dòng tồn tục. Khi ta sống là cha mẹ ta đang sống. Khi ta chết ta vẫn còn sống nơi con ta, cháu ta.
    Sinh huyết chảy mãi không ngừng từ vô thuỷ đến vô chung. Trân trọng sự sống, bảo tồn thân xác là bổn phận, là nhiệm vụ của con người vì thân xác đó không phải của riêng ta. Thân xác đó là của người trước, thân xác đó là của người sau. Thân xác đó cùng tồn tại với càn khôn, biến dịch cùng vũ trụ. Thế nên sống là tri ân. Sống là phải biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã cho ta sự sống. Đạo thờ cúng tổ tiên là đạo làm người. Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.
    Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
    Đền Hùng dựng trên núi Hùng
    Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Sơn Tây viết: "Núi Hùng Vương ở xã Hy Cương, cách huyện Sơn Vi 12 dặm về phía đông, cũng gọi là núi Hy Cương, lại gọi là núi Bảo Thứu, hình thể tròn trĩnh xanh tốt lạ thường, Địa dư chí của Lê Đại Cương chép rằng: mạch núi từ núi Tam Đảo bổ xuống, kéo qua địa phận huyện Lập Thạch, xuyên qua sông Lô, đi qua địa phận các huyện Hùng Quan và Tây Quan kéo đến, ở phía tây núi non la liệt, ở phía đông có nước sông Đà lượn quanh, lại có các ngọn nước tụ hội ở ngã ba sông, thật là cục lớn về phong thuỷ" (1). Võ Văn Trực cực tả: "Núi Hùng vươn ra như một con rồng, đầu hướng về nam" (2) tr 419).
    Núi Hùng cao 175m so với mặt biển. Núi còn nhiều tên gọi khác như Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương hay núi Cả. Núi Cả nhìn xuống làng Cả. Đời Lê, cư dân xã Hy Cương được ban làm con Cả, hằng năm giữ nhiệm vụ hương khói thờ phụng vua Hùng. Sách Ngọc phả Hùng Vương do Trực Học Sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: "Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng, trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ". Hằng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ để đèn nhang cúng lễ đền Hùng" (2) tr 380).
    Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
    Cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng, 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" (2) tr 382).
    Nguyễn Thị Hạnh cho biết: "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm. (2) tr 381).
    Như thế ngày chính tế phải là ngày 12 tháng 3, ngày 10 tháng 3 chỉ là ngày quốc tế, ngày chính quyền Nhà nước đứng ra cúng tế. Và ngày 12 tháng 3 mới là ngày mang ý nghĩa của một thông điệp mà người xưa muốn gửi lại cho muôn đời sau.
    Tại sao 18 đời Hùng Vương chỉ có một ngày lễ. Đồng ý đây có thể là hợp kỵ nhưng tại sao lại là ngày 12 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý. Muốn giải mã được thông điệp của Tổ tiên; không thể chỉ dựa vào một sự kiện, vì như vậy người khác có thể cho là suy diễn, nhưng nếu vấn đề được giải đáp trong một hệ thống chúng ta không thể không quan tâm.
    Chúng ta có thể đối chứng ngày giỗ Tổ Hùng Vương với ngày giỗ Tổ Phụ Lạc Long Quân và ngày giỗ Tổ Mẫu Âu Cơ. Ba ngày giỗ này có liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất ý nghĩa trong cùng một hệ thống, tỏ rõ có bàn tay xếp đặt chứ không phải là ngẫu nhiên trùng hợp.
    Trong sách Hùng Vương và lễ hội đền Hùng B.D.S cho chúng ta biết thêm một chi tiết khá quan trọng: ''''''''Mãi gần đây chúng ta mới biết Lạc Long Quân được thờ tại Đình Nội, làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Bình Đà có hai ngôi đình đẹp: Đình Nội (còn gọi là Đình Trong), Đình Ngoại (còn gọi là Đình Ngoài)... Dân làng Bình Đà tổ chức lễ hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 âm lịch. Ngày 6 tháng 3 là ngày chính hội, tương truyền đó là ngày sinh của Đức Lạc Long Quân (2) tr 371-373).
    Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch.
    Lạc Long Quân từng nói với Âu Cơ: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thuỷ phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết" (Lĩnh Nam Chích Quái).
    Lạc Long Quân tính thuỷ tương ứng với quẻ Khảm, loại quẻ dương. Âu Cơ tính hoả tương ứng với quẻ Ly, loại quẻ âm. Hai quẻ này âm dương tương hợp, tạo thành quẻ Ký-Tế. Hào cửu ngũ quẻ Ký-Tế là hào dương, biểu tượng cho vua, hào lục nhị quẻ Ký-Tế là hào âm, biểu tượng cho Âu Cơ, hai hào này là hai hào chính ứng với nhau.
    Kinh Dịch chỉ có 8 quẻ đơn, từ quẻ Càn số 1 đến quẻ Khôn số 8, quẻ đơn không vượt quá số 8. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 12 tháng 3, số 12 vượt quá giới hạn quẻ đơn, tuy nhiên ta biết rằng 12 là bội số của 6. Dịch lý luôn biến hoá, do đó số 12 vẫn hàm chứa số 6 nên ngày 12 tháng 3 về nội hàm vẫn là hoá thân của 6 tháng 3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân cùng có chung một ý nghĩa.
    Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế,hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính" (3) tr161). Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện.
    Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 và 12/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính.
    Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Lạc Long Quân.
    Ký-Tế là đã thành, đã xong, nhưng Vương-Bật trong Chu Dịch chú nói rằng: "Đã qua sông (ký tế) đừng quên lúc chưa qua sông (vị tế)'''''''' (4) tr870). Vua Đường Thái Tông từng hỏi các cận thần: "Về sự nghiệp của đế vương, việc sáng lập và giữ gìn thành quả cái nào khó hơn". Nguỵ Trưng đáp: "Đế vương dấy nghiệp, tất thừa cơ lúc đời suy loạn, lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ, bốn biển đều theo về, đó là lúc trời trao cho mệnh, do vậy việc đó không phải là khó. Nhưng sau khi đã được thiên hạ, chí thường kiêu ngạo phóng dật, trăm họ muốn được yên vui, nhưng sưu thuế nặng nề, muôn dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra. Cho nên nói giữ vững thành quả là khó hơn nhiều" (4) tr 867). Ý của Tổ tiên muốn nhắc nhở người đời sau qua quẻ Ký-Tế: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.
    Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Mặt trời trên trống đồng có nhiều tia, có trống 8 tia có trống 10, 12 hoặc 14, 16 tia, nhưng đều là tia khắc nổi, đó là tia dương ứng với hào dương. Ngoài ra những tia nổi này còn tạo ra những tia chìm, đó là tia âm, ứng với hào âm. Cứ mỗi hào dương hào âm như thế nối nhau sẽ tạo ra những quẻ Ký-Tế chạy thành vòng tròn mặt trời giữa trống đồng. Ý nghĩa của mặt trời trên trống đồng và những con số ẩn trong ngày giỗ Tổ là nhất quán.
    Ngày giỗ Lạc Long Quân, ngày giỗ Hùng Vương có chung một ý nghĩa, gắn bó nhau trong một hệ thống, thế còn ngày giỗ cũa Âu Cơ có chuyển tải ý nghĩa nào không?
    Giỗ cha có nghĩa, giỗ con có nghĩa, lẽ nào giỗ mẹ lại không?
    Sách Non Nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch Việt Nam giới thiệu: "Đền thờ Mẹ Âu Cơ nằm giữa cánh đồng lúa của xã Hiền Lương (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), dưới tán lá của cây đa xum xuê toả bóng mát. Trong đền thờ tượng mẹ Âu Cơ đặt ở vị trí cao nhất. Bức tượng là một người mẹ hiền từ, đẹp như tiên, thông minh và phúc hậu. Tại đây còn thờ phụng con trai thứ hai của Mẹ, một vị tướng tài ba, trung hiếu, được tôn là ''''''''Thượng Đẳng Thần".
    Lễ hội Đền Âu Cơ tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng giêng âm lịch" (tr291).
    Theo số Tiên Thiên, 7 là số thứ tự của quẻ Cấn còn gọi là quẻ Sơn, có tượng là núi. Tháng giêng số 1 là số thứ tự của quẻ Càn cũng gọi quẻ Thiên, có tượng là trời.
    Mẹ Âu Cơ là mẹ tiên, người ở núi "Mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi". Dựa theo Dịch lấy ngày 7, quẻ Cấn, để tưởng nhớ mẹ là tiên nhân, cũng như Lạc Long Quân là cha rồng, người ở nước, nên lấy quẻ Khảm số 6 làm ngày tưởng niệm.
    Quẻ Cấn và quẻ Càn hợp lại là quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc: 7/1
    Quẻ trên là núi, quẻ dưới là trời, đây không phải là chuyện thực mà chỉ là hình ảnh biểu tượng: trời chứa trong núi, tượng trưng cho sự chứa đựng, tích góp lớn lao. Hình tượng này dành cho bậc thánh nhân, những người có thể làm nên những công trạng vĩ đại như Mẹ Âu Cơ. Đại tượng truyện đưa ra một ý rất thích hợp với nội dung câu chuyện chúng ta đang đề cập ở đây: "Đại-Súc, quân tử dĩ đa chỉ tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức". Việc súc tụ lớn lao, người quân tử nhân đó phải ghi nhớ nhiều ngôn luận và sự tích của các vị thánh hiền xưa, lấy đó để súc tụ mỹ đức cho mình (4) tr536). Tuy chỉ là ý kiến suy tưởng của người Trung Hoa nhưng từ ý này cũng giúp cho ta hình dung được sự phối hợp kỳ lạ giữa hai quẻ Ký-Tế và Đại-Súc, một bên là lời di huấn của cha, một bên là lời khuyên của mẹ, phải nhớ lời cha dặn.
    Đại-Súc có nghĩa là súc tụ, súc dưỡng và súc chỉ.
    Súc tụ là sự tập hợp vĩ đại, người lãnh đạo phải biết đoàn kết rộng khắp các hạng dân "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tập hợp thành một khối kiên cường trong tình yêu thương rộng mở. Làm được công cuộc súc tụ, thì phải biết súc dưỡng, nuôi dưỡng nhân tài vật lực để phát triển, nhưng trong mọi hành động phải biết dừng lại ở chỗ chí thiện, phải biết chế ước, súc chỉ. Nếu không biết kiềm chế sẽ dẫn đến vọng động hỗn loạn.
    Người xưa khi thiết kế những ngày hội lễ đã có những chủ đích nhất định. Phần hội để làm sống lại quá khứ, phần lễ để tạ ơn, nhưng hội lễ không chỉ dừng lại ở đó. Thông qua ngày giỗ Tổ, thông qua những con số, thông qua quẻ Dịch Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".
    Sách tham khảo:
    - (1) Viện Sử Học: Đại Nam Nhất Thống chí - T 4, NXB Khoa học Xã Hội 1971
    - (2) Ngô Văn Phú: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng, NXB Hội Nhà Văn 1996
    - (3) Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch-Đạo người quân tử, NXB Văn Học 1992
    - (4) Trương Thiện Văn: Từ điển Chu Dịch, NXB Khoa học Xã Hội 1997
    Nguyễn Thiếu Dũng

    Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2005/4/4/78563.tno
    Được nhutran sửa chữa / chuyển vào 08:13 ngày 28/04/2007
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    @nhutran: anh không biết trường hợp nói "Bánh Tráng" thành "Bánh Táng" của bạn em được phổ biến ở mức độ nào, ngoài cô bạn em ra có bao giờ em nghe thấy những người Bến Tre khác nói vậy chưa? Nếu chỉ có 1 ví dụ thì chưa thể vội kết luận được.
    Về bài viết của bác Nguyễn Thiếu Dũng: việc sử dụng Dịch học giải thích ngày giỗ tổ, thạm chí gán ghép cho các nhân vật của truyền thuyết những thuộc tính Lý số của hàng trăm hàng ngàn năm sau đã cho thấy mức độ chính xác của bài viết. ANh không đủ khả năng ngồi phân tích từng chỗ khiên cưỡng trong bài viết đó nhưng theo anh việc nhét những quan niệm sau này cho người xưa, áp đặt cái kiến thức của hậu thế lên tiền nhân là việc không nên. Nghiên cứu khoa học cần có phươngpháp biện chứng 1 tý chứ kiểu cưỡng từ đoạt ý như bác Dũng đây thì ...
    Thân
  5. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Vâng. Cảm ơn bác Lonesome.
    Em lại có một thắc mắc rất ngô nghê thế này. Cổ sử hay dùng từ ?ohào trưởng?, Triệu Quốc Đạt là hào trưởng miền núi Quan Yên, Khúc Thừa Dụ là hào trưởng Chu Diên, Phùng Hưng là hào trưởng Đường Lâm, Kiều Công Tiễn là hào trưởng Phong Châu, Ngô Mân, cha Ngô Quyền cũng là một hào trưởng...
    Vậy, ?ohào trưởng? thực chất là gì? Có phải là địa vị cao nhất làng không? Chức danh đó do dân tôn vinh, do ai đó ban đặt, hay chỉ hiểu đơn giản ?ohào trưởng? là bậc hào phú giàu có trong làng thôi?
    Em cần thông tin này để ghi footnote cho các bé thiếu nhi đọc truyện lịch sử, các bác giải thích giúp em với.
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi lâu rồi, không thấy ai trả lời, tôi không phải là giỏi giang gì nhưng cũng thử xem, đây là suy nghĩ của tôi thôi nhé, nếu muốn rõ hơn chắc bạn phải hỏi người khác.
    Đây là từ điển Hán - Việt trực tuyến:
    http://annonymous.free.fr/HVDic/
    Trưởng có 2 chữ, đều có nghĩa là đứng đầu. Các từ như tôc trưởng, quốc trưởng... chữ trưởng đều có nghĩa đó.
    Hào có 22 chữ, nghĩa cũng khác nhau:
    Ở đây hào = người có tài có vẻ đúng hơn, bởi vì tôi có đọc một quyển sách lâu rồi, không nhớ được tất cả, chỉ nhớ là hào cùng với các từ như anh, hùng, kiệt (anh, hùng, hào, kiệt) đều là chỉ người xuất chúng, hơn hẳn người bình thường. Với lại tôi vẫn có nghe tới từ hùng trưởng cũng chỉ là người đứng đầu tài giỏi ở một vùng nào đó, cũng như là hào trưởng vậy.
    Theo cổ sử có nhắc đến các hào trưởng như Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ...
    Các ông này đều là người đứng đầu 1 vùng đất nào đó, và là người bản địa sinh trưởng ở đó. Về phạm vi thống lĩnh (lãnh địa), cai quản của các ông hào trưởng này. Tôi cũng không rõ lắm, nhưng căn cứ vào các vùng đất mà các ông ấy cai quản tôi có thể đoán là hào trưởng tức là danh xưng người ta gọi một vị thủ lĩnh bản địa của một vùng đất nào đó, tương đương với cấp xã, huyện ngày nay, thường là chỉ ở miền xuôi (đồng bằng). Ví dụ như ông Khúc Thừa Dụ là hào trưởng vùng Chu Diên, châu Hồng, phủ An Nam thời thuộc Đường, nay là huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
    Nếu mà đứng đầu 1 làng thì có vẻ ít quá, mà đơn vị làng thì nhân khẩu thường rất ít, chưa đến con số nghìn (1000), liệu có đủ tiếng tăm để nổi dậy, chiêu tập lực lượng khởi nghĩa đánh chiếm phủ thành đô hộ không? Mà đứng đầu ở cấp châu thì lớn quá, chính quyền đô hộ chắc sẽ không chấp nhận. => ở cấp xã, hoặc cùng lắm là cấp huyện.
  7. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Châu Phi hoang dã nhé! Tr không biết chữ Hán nên không tra cứu từ điển bạn cho ở trên được. Còn trong từ điển Tiếng Việt thì giải thích như sau: Hào trưởng: người có quyền lực lớn nhất trong một địa phương ở nông thôn thời phong kiến. Cái này thì tớ cũng mang máng biết thế, nhưng vấn đề cái quyền lực ấy được cấp trên ban xuống, hay nhân dân bầu, hay tự mình xưng thế. Nếu muốn tự xưng thì phải có của nả hay danh tiếng gì đó chứ nhỉ. Không thấy tài liệu nào nói về chuyện này. Tớ nghĩ, thời phong kiến, một người chỉ có tài giỏi mà không có tiền, không giàu có thì không thể trở thành ?ongười có thế lực nhất vùng được.? Ngay cả việc chiêu mộ nhân tài, hào trưởng cũng phải có tiền để nuôi các môn khách. Nên có thể nói hào trưởng cũng là người giàu có nhỉ!
    Tớ nghĩ hào trưởng không chỉ ở miền xuôi CP ới ời. Như Triệu Quốc Đạt là hào trưởng miền núi Quan Yên đó thôi.
    Cảm ơn bạn những thông tin và sự phân tích cặn kẽ nhé!
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Ừ, ít tài liệu giải thích rõ ràng về hào trưởng, nhưng qua những lời bạn kể ở trên, hào trưởng chỉ người có thế lực nhất trong một địa phương nông thôn thời phong kiến. Tớ đoán là trong vùng ấy còn có nhiều người cũng giàu có, tài giỏi nữa, nhưng mà tính cho ông hùng mạnh nhất (mạnh nhất phải là ông tài giỏi nhất, giàu có nhất, mới xứng với cái tên hào trưởng, nên được sử sách đề cập đến). Mà tớ cũng nghĩ, mấy ông hào trưởng ấy giàu có nhất vùng, tớ đoán không nhầm là sở hữu nhiều đất đai (để trồng lúa, hoa màu... và thu lợi nhuận từ đó).
    Điều này cũng củng cố cho suy đoán của tớ ở trước là phạm vi ảnh hưởng của hào trưởng phải vượt qua cấp làng. Vì là người giàu có, nhưng thời ấy là ngoại thuộc, nên không thể tự xưng là quan lại, nhưng chính quyền chỉ cai quản chặt chẽ đến cấp huyện là cùng, buộc phải ki mi (lỏng lẻo) cho cấp xã, hoặc tuỳ vào hoàn cảnh mà ki mi ở cấp huyện. Cho nên hào trưởng có thế lực đối với vùng địa phương nơi mình sinh trưởng là đương nhiên, chính quyền cấp trên buộc phải thừa nhận, có thể ban cho chức tước hoặc không, bởi vì dẫu sao đó vẫn là một thế lực cần phải tôn trọng nếu không muốn các hào trưởng này chống đối.
    Còn về hào trưởng Triệu Quốc Đạt đó, ở thời Đông Ngô thế kỉ 3, là một hào trưởng ở vùng núi Quan Yên, quận Cửu Chân (Nông Cống, Thanh Hoá). Nói rõ hơn là xứ Thanh xưa và nay ở miền tây không đến nỗi xa cách so với đồng bằng lắm, rất gần gũi với người Kinh. Có người cho là Lê Lợi cũng xuất thân là hào trưởng, gốc dân tộc Mường. Đã như thế nên không khác với người Kinh cho lắm.
    Thường là tớ nghe ở miền núi dùng từ thủ lĩnh, tù trưởng hơn. Nhưng nói về ông Triệu Quốc Đạt thế kỉ 3 mà có họ Triệu ở xứ Thanh, tớ cũng có tìm thấy có người nói là ông vốn là giòng dõi vua Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) vốn là ở đồng bằng, sau khi nước Nam Việt mất, con cháu tản mác lên miền núi, cho đến đời Triệu Quốc Đạt. Nếu đúng, tớ nghĩ đó cũng là lí do gọi Triệu Quốc Đạt là hào trưởng.
    Link: http://www.cinet.gov.vn/Vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/van/T/dinhgiathuyet.htm
  9. bluestory

    bluestory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    0
    Bác nào tìm hỉu giúp e: vai trò của lê nin đối với cách mạng tháng mười nga.
    P/s:càng chi tiết càng tốt các bác nhé.Vote và bìn chọn để làm quà cảm ơn.hị hị
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật là mâu thuẫn nếu nói rằng giặc Minh cai trị Đại Việt hà khắc dã man...Cả làng chỉ được dùng 1 con dao....Ấy thế mà lại có những hào trưởng như Lê Lợi !? Hay xứ Thanh hiểm trở khó vào hoặc bọn giặc Minh có 1 số ưu đãi đặc biệt !?

Chia sẻ trang này