1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Thật là mâu thuẫn nếu nói rằng giặc Minh cai trị Đại Việt hà khắc dã man...Cả làng chỉ được dùng 1 con dao....Ấy thế mà lại có những hào trưởng như Lê Lợi !? Hay xứ Thanh hiểm trở khó vào hoặc bọn giặc Minh có 1 số ưu đãi đặc biệt !?
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Cài này còn tuỳ vào địa hình và tình hình bác ạ. Thực ra các xứ đồng bằng Bắc bộ nhanh chóng bị quân Minh chiếm đóng và sắp đặt việc cai trị, ở vùng núi như vùng Lam Sơn của Lê Lợi nhà Minh cũng không thể vươn tay tới được, hoặc chỉ ki mi. Từ vùng Thanh Hoá trở vào, quân Minh cũng không sớm cai trị được, bởi vì vùng này từng là hậu phương của các vua nhà Hậu Trần từng chiếm giữ và là nơi chiến trường đánh nhau liên tiếp, khi quân Minh chiếm, lúc quân Trần giữ cho đến năm 1414 về sau này mới sắp đặt cai trị được, 4 năm sau Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa.
    Việc cai trị thế nào được sử sách ghi lại đúng là hà khắc thật, còn dã man thì chỉ là thiểu số, ở trường hợp khác (đặc biệt nghiêm trọng là nhà Minh tịch thu rất nhiều sách vở, phá các công trình văn hoá...). Những việc như "nướng dân đen", "vùi con đỏ" là trường hợp tướng Minh là Trương Phụ lúc đánh nhau với các vua Hậu Trần làm là để trấn áp tinh thần chống đối. Nên nhớ, khắp các vùng đều có các cuộc nổi dậy nhỏ lẻ, rời rạc, quân Minh chiếm đóng phải đánh dẹp liên miên đấy. Đó là vì nhà Minh thi hành chính sách như trên là một phần, vì tinh thần bất khuất mới quan trọng.

    Về chuyện này tôi nói không đủ được, bác nên đọc lại đoạn thời Hồ, thuộc Minh, và khởi nghĩa Lam Sơn trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư để có cái nhìn toàn diện hơn.
    Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, quyển sử Việt đầu tiên chép sau thời quân Minh đô hộ, cho biết là trước lúc khởi nghĩa, người Minh đã có lần "trao quan chức để dụ dỗ, nhưng vua không chịu khuất phục". "Trước kia, tổ ba đời của vua (Lê Lợi) tên húy là Hối, một hôm, đi chơi Lam Sơn, thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: "Đây chắc hẳn là chổ đất tốt", rồi dời nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, đời đời làm quân trưởng một phương".
    Link: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 01/06/2007
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Cài này còn tuỳ vào địa hình và tình hình bác ạ. Thực ra các xứ đồng bằng Bắc bộ nhanh chóng bị quân Minh chiếm đóng và sắp đặt việc cai trị, ở vùng núi như vùng Lam Sơn của Lê Lợi nhà Minh cũng không thể vươn tay tới được, hoặc chỉ ki mi. Từ vùng Thanh Hoá trở vào, quân Minh cũng không sớm cai trị được, bởi vì vùng này từng là hậu phương của các vua nhà Hậu Trần từng chiếm giữ và là nơi chiến trường đánh nhau liên tiếp, khi quân Minh chiếm, lúc quân Trần giữ cho đến năm 1414 về sau này mới sắp đặt cai trị được, 4 năm sau Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa.
    Việc cai trị thế nào được sử sách ghi lại đúng là hà khắc thật, còn dã man thì chỉ là thiểu số, ở trường hợp khác (đặc biệt nghiêm trọng là nhà Minh tịch thu rất nhiều sách vở, phá các công trình văn hoá...). Những việc như "nướng dân đen", "vùi con đỏ" là trường hợp tướng Minh là Trương Phụ lúc đánh nhau với các vua Hậu Trần làm là để trấn áp tinh thần chống đối. Nên nhớ, khắp các vùng đều có các cuộc nổi dậy nhỏ lẻ, rời rạc, quân Minh chiếm đóng phải đánh dẹp liên miên đấy. Đó là vì nhà Minh thi hành chính sách như trên là một phần, vì tinh thần bất khuất mới quan trọng.

    Về chuyện này tôi nói không đủ được, bác nên đọc lại đoạn thời Hồ, thuộc Minh, và khởi nghĩa Lam Sơn trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư để có cái nhìn toàn diện hơn.
    Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, quyển sử Việt đầu tiên chép sau thời quân Minh đô hộ, cho biết là trước lúc khởi nghĩa, người Minh đã có lần "trao quan chức để dụ dỗ, nhưng vua không chịu khuất phục". "Trước kia, tổ ba đời của vua (Lê Lợi) tên húy là Hối, một hôm, đi chơi Lam Sơn, thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: "Đây chắc hẳn là chổ đất tốt", rồi dời nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, đời đời làm quân trưởng một phương".
    Link: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 13:18 ngày 01/06/2007
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Truy thêm bạn Chauphi câu nữa.
    Nếu gọi là chiến trường chà qua sát lại thì dân tình thậm chí không sống nổi.Lúa mới chín trên đồng chưa kịp gặt thì lại phải...nuôi quân. Huống hồ nếu Lê Lợi là hào trưởng dân tộc Mường tôi e sớm trở thành "mồi ngon" của cả hai phía....?
    Hơn nữa nếu đã gọi là cai trị được ắt lòng dân đã ổn thỏa. Vậy sao khắp nơi lại hưởng ứng tụ nghĩa ...?
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Truy thêm bạn Chauphi câu nữa.
    Nếu gọi là chiến trường chà qua sát lại thì dân tình thậm chí không sống nổi.Lúa mới chín trên đồng chưa kịp gặt thì lại phải...nuôi quân. Huống hồ nếu Lê Lợi là hào trưởng dân tộc Mường tôi e sớm trở thành "mồi ngon" của cả hai phía....?
    Hơn nữa nếu đã gọi là cai trị được ắt lòng dân đã ổn thỏa. Vậy sao khắp nơi lại hưởng ứng tụ nghĩa ...?
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi có lí lắm. Mọi cái chỉ tương đối và tuỳ vào tình hình mà. Ví dụ nhé, từ năm 1414 mới tạm ổn ở vùng Thanh Hoá trở vào, nhà Minh mới bắt đầu cai trị, việc đầu tiên là phải "chiêu dụ, vỗ về" quan lại cũ, các hào trưởng địa phương, thống kê số nhân khẩu ở từng vùng, rồi mới tính đến việc thu thuế, trưng binh, bắt lính, hoặc là để lao dịch, đồn điền... Ở các xứ đồng bằng là dễ dàng hơn, quân Minh chiếm đóng chỉ cần đồn trú ở các thành luỹ ở đó, gặp phản loạn thì đánh dẹp. Thời ấy nguỵ quan cũng chiếm tỉ lệ quan trọng, những người này làm việc cho nhà Minh, chịu sự giám sát của họ, không có quyền hành về quân đội.
    Ở vùng Lam Sơn là miền núi, chẳng phải là Lê Lợi là thừa kế sản nghiệp của Lê Hối, đời đời làm hào trưởng (sử gọi là quân trưởng), người Minh đã đến chiêu dụ, nhưng từ chối (vì sao quân Minh không ép buộc không rõ, nhưng rõ ràng Lê Lợi vẫn có uý tín trong vùng, có 4 năm chịu đựng đến lúc khởi nghĩa mà quân Minh không lên đàn áp cũng là cái tài của Lê Lợi cũng nên, vua mền dẻo, xử trí thông minh chẳng hạn).
    Trong thời gian chiến tranh ở vùng Thanh Nghệ giữa quân Minh và Hậu Trần, hai bên đánh nhau, làm sao mà để ý đến vùng Lam Sơn được.
    Nhà Minh chỉ mới cai trị vùng ấy từ năm 1414 về sau, thời gian không nhiều, và dẫu sao cũng là xứ xa xôi so với Đông Kinh, quân lính đồn đóng cũng ít hơn, chính quyền còn lỏng lẻo. Với lại Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, danh tiếng đồn xa, anh hùng các xứ nghe tiếng mà theo về, không có nghĩa là các xứ đều hưởng ứng theo Lam Sơn. Mỗi vùng có các thủ lĩnh riêng, họ khởi nghĩa đồng thời, họ có thể đến hội nhập như Nguyễn Chích khởi nghĩa ở Nông Cống sau đó đã dẫn lực lượng về Lam Sơn... Khi vào Nghệ An, giải phóng các châu huyện, vây hãm quân Minh ở các thành trì lớn, mới có hậu phương vững chắc, tiến đánh Tân Bình, Thuận Hoá cũng thế. Khi ra bắc, dân chúng mới hội tụ theo về, chính quyền nhà Minh mới bắt đầu tan rã ở các châu huyện, lúc này chỉ diễn ra các trận chiến quân sự giữa quân Lam Sơn (và các lực lượng cùng mục đích) với quân Minh chiếm đóng nữa thôi. Quân Minh cũng chỉ còn trong các thành trì, bên trong có dân chúng thì cai quản, còn bên ngoài là vùng tự do, có thể theo Lam Sơn hoặc ủng hộ, hoặc không (nhưng phần lớn không ủng hộ quân Minh).
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bác hỏi có lí lắm. Mọi cái chỉ tương đối và tuỳ vào tình hình mà. Ví dụ nhé, từ năm 1414 mới tạm ổn ở vùng Thanh Hoá trở vào, nhà Minh mới bắt đầu cai trị, việc đầu tiên là phải "chiêu dụ, vỗ về" quan lại cũ, các hào trưởng địa phương, thống kê số nhân khẩu ở từng vùng, rồi mới tính đến việc thu thuế, trưng binh, bắt lính, hoặc là để lao dịch, đồn điền... Ở các xứ đồng bằng là dễ dàng hơn, quân Minh chiếm đóng chỉ cần đồn trú ở các thành luỹ ở đó, gặp phản loạn thì đánh dẹp. Thời ấy nguỵ quan cũng chiếm tỉ lệ quan trọng, những người này làm việc cho nhà Minh, chịu sự giám sát của họ, không có quyền hành về quân đội.
    Ở vùng Lam Sơn là miền núi, chẳng phải là Lê Lợi là thừa kế sản nghiệp của Lê Hối, đời đời làm hào trưởng (sử gọi là quân trưởng), người Minh đã đến chiêu dụ, nhưng từ chối (vì sao quân Minh không ép buộc không rõ, nhưng rõ ràng Lê Lợi vẫn có uý tín trong vùng, có 4 năm chịu đựng đến lúc khởi nghĩa mà quân Minh không lên đàn áp cũng là cái tài của Lê Lợi cũng nên, vua mền dẻo, xử trí thông minh chẳng hạn).
    Trong thời gian chiến tranh ở vùng Thanh Nghệ giữa quân Minh và Hậu Trần, hai bên đánh nhau, làm sao mà để ý đến vùng Lam Sơn được.
    Nhà Minh chỉ mới cai trị vùng ấy từ năm 1414 về sau, thời gian không nhiều, và dẫu sao cũng là xứ xa xôi so với Đông Kinh, quân lính đồn đóng cũng ít hơn, chính quyền còn lỏng lẻo. Với lại Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, danh tiếng đồn xa, anh hùng các xứ nghe tiếng mà theo về, không có nghĩa là các xứ đều hưởng ứng theo Lam Sơn. Mỗi vùng có các thủ lĩnh riêng, họ khởi nghĩa đồng thời, họ có thể đến hội nhập như Nguyễn Chích khởi nghĩa ở Nông Cống sau đó đã dẫn lực lượng về Lam Sơn... Khi vào Nghệ An, giải phóng các châu huyện, vây hãm quân Minh ở các thành trì lớn, mới có hậu phương vững chắc, tiến đánh Tân Bình, Thuận Hoá cũng thế. Khi ra bắc, dân chúng mới hội tụ theo về, chính quyền nhà Minh mới bắt đầu tan rã ở các châu huyện, lúc này chỉ diễn ra các trận chiến quân sự giữa quân Lam Sơn (và các lực lượng cùng mục đích) với quân Minh chiếm đóng nữa thôi. Quân Minh cũng chỉ còn trong các thành trì, bên trong có dân chúng thì cai quản, còn bên ngoài là vùng tự do, có thể theo Lam Sơn hoặc ủng hộ, hoặc không (nhưng phần lớn không ủng hộ quân Minh).
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Hẳn ai đọc qua lịch sử thời Hùng vương đều biết đến danh hiệu quan lang.
    Quan lang la? ngươ?i thủ lĩnh đứng đầu nhiều làng bản người Mường.
    Theo Lĩnh Nam Chích Quái, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Việt Nam): Con trai vua Hùng gọi là quan lang.
    Link:
    http://www.dunglac.net/kimdinh/KinhHung2-01.htm (LNCQ, Truyện Hồng Bàng)
    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt01.html (ĐVSKTT, Quyển I, Kỉ Hồng Bàng thị)
    Theo Sử Kí (Trung Quốc): Có quan lang người Việt là Đô Kê đã chặn bắt Lữ Gia hàng quân Hán.
    Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: dẫn theo Mạnh Khang là lang (quan lang) là chức quan do nước Nam Việt đặt ra.
    Link:
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn4nmn1n31n343tq83a3q3m3237nvn#phandau (SK, Chương Nam Việt uý Đà liệt truyện)
    http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm02.html (KĐVSTGCM, Tiền Biên, Quyển thứ II)
    Vậy tàn dư của vua Hùng vẫn còn đến thời Triệu và đến ngay nay ở người Mường, hay là chức quan lang xuất hiện từ nhà Triệu vậy?
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 09/06/2007
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Ptlinh scan hộ an h bài của TS Hoàng Thị Châu có nhắc tới từ Quan Lang và Mị Nương rồi post lên cho bạn C{HZ đọc đi nào
  10. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    muốn tìm cái topic về Vạn lý trường chinh mà không thấy đâu cả. Bác nào hảo tâm tìm hộ cái thanks nha

Chia sẻ trang này