1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dành cho những thắc mắc, trao đổi nhỏ về Lịch sử - Văn hoá

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi VNHL, 10/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chữ Tây Vu ngày ấy cùng âm với Tây Việt .
    Tây Vu và Tây Việt ở đâu, cũng chưa từng nghe ai nói.
    Có thể nó ở Tây Tạng cũng nên.
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:

    Đinh Mùi [767], (Đường Đại Tông Dự, Đại Lích thứ 2). [Người] Côn Lôn, Chà Bà đến cướp, đánh lấy châu thành. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu với Đô úy châu Vũ Định là Cao Chính Bình. Quân cứu viện đến, đánh tan quân Côn Lôn, [5a] Chà Bà ở Chu Diên. Bá Nghi đắp lại La Thành. Khi ấy có người tiết phụ họ Toàn là mẹ của Đào Tề Lượng ở Giao Châu, thường lấy trung nghĩa dạy Lượng, nhưng Lượng ngoan cố không chịu nghe, mới dứt tình với con, tự cày lấy mà ăn, dệt lấy mà mặc, người trong làng xóm đều noi theo. Vua Đường xuống chiếu cho 2 người đinh đến hầu nuôi, sai quan bản đạo bốn mùa đến thăm hỏi.

    Tháng 5, ngày Tân Tỵ, nhà Đường đặt quân Nhu Viễn ở phủ trị. Mùa thu, tháng 7, ngày Canh Thìn, nhà Đường lấy Triệu Xương làm đô hộ. Xương vào cõi, lòng dân bèn yên. Xương sai sứ dụ An, An đem quân hàng. Xương đắp thêm La Thành kiên cố hơn trước, ở chức 17 năm, vì đau chân xin về. Vua Đường chuẩn cho, lấy Lang trung bộ Binh là Bùi Thái thay Xương.
    Quý Mùi, [803], (Đường Trinh Nguyên năm thứ 19). Đô đốc Bùi Thái sai lấp bỏ những hào rãnh ở trong thành, hợp làm một thành. Tướng ở châu là Vương Quý Nguyên đuổi Bùi Thái đi. Vua Đường vời Xương hỏi tình trạng. Xương đã ngoài 70 tuổi, mà tâu việc rõ ràng. Vua Đường cho là giỏi, lại sai làm Đô hộ Giao Châu. Xương đến, người trong châu đều mừng, loạn bèn yên.
    Mậu Tý, [808], (Đường Hiến Tông Thuần, Nguyên Hòa năm thứ 3). Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu (trước Chu làm Kinh lược phán quan, đến nay thăng làm Đô hộ), đắp thêm thành Đại La, đóng 300 chiếc thuyền mông đồng (loại thuyền ngắn), mỗi thuyền có 25 chiến thủ, 23 tay chèo, thuyền chèo ngược xuôi, nhanh như gió. Lại đắp hai thành ở châu Hoan, châu Ái, vì các thành ấy trước bị Hoàn Vương (vua Chiêm Thành) phá hủy.

    Giáp Thìn , [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành).

    Tháng 11, ngày Nhâm Tý, vua Đường xuống chiếu cho các lộ quân Giao Châu, Ung Châu, Tây Châu phải giữ bờ cõi, không tiến đánh nữa; đặt Tĩnh Hải quân ở Giao Châu, lấy Biền làm Tiết độ sứ. (Từ đây cho đến đời nhà Tống, An Nam gọi là Tĩnh Hải quân tiết trấn). Từ khi Lý Trác xâm phạm quấy nhiễu, khiến cho người Man [Nam Chiếu] gây họa đến gần 10 năm, đến đấy mới yên. Cao Biền giữ phủ xưng vương, đắp La Thành vòng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước, thân thành cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp các nữ tường nhỏ207 trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cừ nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian.
    Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục:
    Đại La Thành: Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia đời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành", cũng gọi tên là La Thành. Theo Thanh nhất thống chí thành Đại La ở ngoài phủ thành Giao Châu, quận trị Giao Chỉ đời Hán, phủ trị đô hộ đời Đường đều ở đấy. Lâu ngày đổ nát, vết cũ khó xét thấy. Đó tức là những lũy đất ở bốn mặt ngoài tỉnh thành Hà Nội ngày nay. Những thành đất mà các đời Lý, Trần về sau đã sửa đắp nhiều lần, tục cũng gọi là La Thành. Nếu bảo đấy là vết thành cũ của Cao Biền thì thật không đúng.
    Các ghi chép ấy đều từ thời Trần về sau này, sau thời điểm vua Lý viết chiếu dời đô, trong tờ chiếu gọi là Đại La thành.
    Lúc đầu gọi là La thành, sau mấy lần tu sửa, thời Cao Biền to lớn hơn nên gọi là Đại La thành cũng nên. Dẫu sao cũng chỉ là do cái thành đầu tiên và phát triển đến sau này. Vua Lý khi dời về Đại La cũng có xây dựng thêm, đổi là Thăng Long cũng dựa trên thành cũ.
    Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_La
    Từ thời Tuỳ cai trị, chuyển trị sở Giao Châu từ Long Biên (Bắc Ninh) đến Tống Bình (Hà Nội), nhà Tuỳ tồn tại không bao lâu, nhà Đường lên. Khi đặt ra An Nam đô hộ phủ cũng lấy Tống Bình làm trị sở của phủ đô hộ. Từ lúc kinh lược sứ Trương Bá Nghi mới xây thành để làm trị sở Giao Châu trên đất Tống Bình, mới có thành Đại La/ La thành.
    Theo hệ thống hành chính thời Tuỳ Đường là phủ, châu, quận, huyện... Tống Bình thời Tuỳ là 1 quận thuộc Giao Châu. Nhà Tuỳ lấy quận Tống Bình làm trị sở của Giao Châu, trong quận Tống Bình có xây thành để làm nơi ở cho quan thứ sử (đứng đầu châu). Đến thời Đường gom mấy châu ở Bắc bộ, Trung bộ làm phủ đô hộ An Nam gồm các châu là Giao Châu, Ái Châu... trị sở của An Nam cũng đặt ở Tống Bình, xây thành Đại La ở Tống Bình cũng là để quan kinh lược sứ (đứng đầu phủ) ở, trong thành tất nhiên là phải có quân lính và cả quan lại giúp việc nữa, và dân chúng ở trong thành.
  4. quystock

    quystock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Hồ nguyên trừng là 1 vị tướng tài giỏi , đồng thời ông là người đã sáng chế ra súng thần công đầu tiên tại VN và chắc chắn là 1 trong những người đầu tiên trên thế giới.
    Sở dĩ HỒ Quý Ly ko truyền ngôi được cho Trừng là vì Trừng bị Bọn TQ bắt, sau này sử sách Trung Quốc còn ca ngợi công lao của Trừng vì là người đã đem súng thần công vào TQ. XIN HẾT
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Nếu là đùa thì không nói.
    Nếu là thật thì bó một số thứ.
  6. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Thấy cái avatar trông "nguyên thủy" quá nên cần phải bó hết
    Có người giải thích việc Hồ Qúy Ly nhường ngôi cho con thứ vì Hán Thương chính là cháu ngoại nhà Trần, làm vậy phần nào dịu bớt sự bất bình khi nhà Trần mất ngôi (?). Nhưng cái chính là Nguyên Trừng ko muốn làm vua, điều đó được thể hiện qua các lời thơ, câu đối trả lời khi Hồ Qúy Ly thăm dò thái độ của ông
  7. BrokenAngel

    BrokenAngel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2004
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi mọi người về một số tước vị thời phong kiến. Tuy hàng ngày có lúc dùng nhưng chưa hẳn đã hiểu tường tận nghĩa. Em muốn hỏi lại cho chắc để tránh dùng sai. Câu hỏi của em là:
    1- Chúa, chúa công, lãnh chúa, vua, hoàng đế khác nhau ở điểm nào?
    2- Quận chúa và công chúa đều dùng để chỉ người con gái mang dòng dõi quý tộc, nhưng không biết có dùng được như nhau không?
    3- Con gái của chúa nói chung (chúa, lãnh chúa, chúa công) thì nên gọi là quận chúa hay công chúa?
    Mong mọi người giúp đỡ. Em xin cảm ơn ạ.
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Các bác cho em hỏi về người Mường.
    Nghe nói tiếng Việt Mình thuộc nhóm Việt - Mường, rồi chữ viết nữa?
    Nhà em có 1 cô người Mường Thanh Hóa, học hết cấp 3 rồi, hỏi người Mường có chữ viết không, cô ấy nói chưa thấy, chưa nghe bao giờ!
  9. dreamdestroyer

    dreamdestroyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    1
    Tớ trả lời câu 1, còn mấy cô con cái vua chúa thì chịu.
    Chúa: có thể là chúa Jesus . Còn ở phương Đông thì chúa có nghĩa là chủ (tiếng Hán Việt đọc chữ chúa với chữ chủ giống nhau), lãnh chúa thì là chủ 1 vùng đất.
    Chúa công: là tiếng người dưới dùng để gọi sếp trực tiếp của họ. Ví dụ trong Tam quốc, tướng của Tào Tháo hay Lưu Bị đều gọi họ là chúa công, trong khi đó trên danh nghĩa nhà Hán vẫn là hoàng đế.
    Vua và hoàng đế: người đứng đầu 1 nước thì gọi là vua, còn người đứng đầu một nước to thì xưng là hoàng đế. Ví dụ khi xưa Trung Quốc gồm nhiều nước, nhưng khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước thì xưng là Hoàng đế. Ở VN cũng có ông Lý Bí, lúc lên làm vua cũng xưng là Đế. Chữ "hoàng đế" có thể lấy từ tên của ông vua trong truyền thuyết của TQ, là 1 trong tam hoàng (Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế). Theo ông Nguyễn Hiến Lê thì Hoàng Đế là một vị vua nhỏ vùng Sơn Tây, nhưng không hiểu sao lại được người ta biết đến và các vua đời sau đều xưng là dòng dõi Hoàng Đế.
    Được dreamdestroyer sửa chữa / chuyển vào 21:59 ngày 28/08/2007
  10. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Bổ sung phần trả lời câu hỏi 2 và 3 về các cô con gái:
    01. Chỉ con gái người đứng đầu nước tức là vua/hoàng đế mới được gọi là công chúa, 1 số thời kỳ có quy định riêng ví dụ con hoàng hậu mới được gọi là công chúa/hoàng tử, con phi tần phọt phẹt thì chỉ được gọi là hoàng nữ/hoàng nam.
    02. Con gái người có vị trí tiếp sau người đứng đầu gọi là quận chúa, tùy thời kỳ có thể là con vương, chúa, quận công, hoàng tử.
    Chào thân ái và quyết thắng!

Chia sẻ trang này