1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá . Cái giá phải trả của việc đánh giá sai !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 27/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đánh giá . Cái giá phải trả của việc đánh giá sai !

    Cái box tâm lý lâu nay spam nhiều quá , nay để trua nang viết bài cho nó mang tính học thuật 1 chút .
    Xưa nay chúng ta thường dựa vào cái ý nghĩ chủ quan của mình phần nhiều để nhìn nhận , đánh gía một sự việc một cách nhanh chóng , và bắt nó phải theo ý mình , nghĩa là phần nhiều ko còn mang tính khách quan nữa .
    Tự nhiên lâu ngày nó trở thành một thói quen , một tính cách , một nếp sống . Một điều ko mấy thú vị là cái thói quen đó tai hại vô cũng mà ít người có khả năng nhận thức ra được nó .
    Đúng thì tốt đẹp , sai thì tai hại , tất nhiên quy luật nhân quả , tự nhiên nó là như thế .
    Giờ để trua nang phân tích chút cho mọi người thấy :
    Nếu tự đánh giá về bản thân : thường có một số người luôn tự đánh giá thấp xuống giá trị bản thân mình ( thấp hẳn so với thực tế ) . TRong thâm tâm , họ có thể ko tự nhận thức ra được cái điều này , hoặc nhận thức ra mà mặc kệ , coi như nó là một điều đương nhiên vậy .
    Khi đánh gía thấp , họ trở nên tự ti , họ ko khen bản thân mình lấy được 1 câu khi làm được việc , coi nó là vẫn chưa đến cái mức cần đạt . Trước khi làm một việc gì , họ cảm thấy sợ hãi vì nghĩ mình sẽ ko làm được nó đâu , hoặc rất khó khăn và vất vả .Ồ , sợ hãi ư , chắc là cũng chẳng mấy dễ chịu đâu nhỉ .
    Khi đánh gía quá cao về bản thân : tạo ra cái cảm giác quá kiêu căng , ngạo mạn , coi mình là nhất . Thật chủ quan với mọi thử xung quanh , chẳng coi ai ra gì ... Cái này thì rõ là khó chịu ngay cả với những kẻ xung quanh rồi . Xong đên lúc ko làm được việc ngã đau thì lại trở về cái vế thứ nhất ...

    Đấy là một cái khá cơ bản mà trua nang nêu ra về sự đánh gía .
    Ví dụ thứ 2 :

    Nếu đánh giá sai một sự việc ( thường là cố tình do ý nghĩ chủ quan thêm vào 1 cách vô thức ) . Thí dụ như nhiều người có tính : hay thêm thắt làm tròn vào giá trị một món hàng . Nó 7 nghìn thôi thì làm thành 10 nghìn cho nó tròn ... . Nó 23 thôi thì làm tròn thành 20 , cho nó đẹp ... Oài , nhiều lúc họ nghĩ đó là tốt , tại thời điểm đó , cho đến tương lai , khi tính toán sai chệch hết làm cho rối beng lên cả .Ai thương ai bây giờ ...

    Ví dụ thứ 3

    Đánh gía sai về sự thật của con người . Một số người hay đòi hỏi ở người khác một cách quá đáng , họ nghĩ như là người đó phải làm cho mình như thế vậy , vì tình bạn hay vì lòng tốt cái gì đó ko ai hay ... Họ ngây thơ ( đúng nghĩa của nó luôn ) vì họ ko tự nhận thức ra điều đó . Và cái giá phải trả là sự tan vỡ của một mối quan hệ vậy ...

    Ví dụ thứ tư :

    Cái xu hướng tăng hay giảm sự đánh gía luôn nằm trong bản thân mỗi con người , khiến cho nó mất đi tính khách quan của nó rất nhiều ...
    Ví dụ như mình thích một cái gì đó : mình sẽ cố tình nêu một loạt cái ưu điểm của nó , giảm nhẹ hết cái khuyết điểm của nó đi . Đến lúc mua nó về dùng rồi mới.... đã muộn . Đấy là mua thôi, chứ cưới vợ còn chít nhục ...

    Đây là một số cái ý cơ bản mà trua nang nêu ra , ứng dụng của nó nhiều vô kể . Nó là cốt lõi của rất nhiều cái sự chữa trị về mặt tâm lý . Là cốt lõi của nhiều môn tu luyện , của khoa học ... Cái sự khách quan nếu được nhìn đúng đắn sẽ đem lại cho con người khả năng sắp xếp kế hoạch của đời sống một cách hợp lý để đạt đến thành công .Sai một ly đi một dặm , bao nhiêu kẻ đang chìm trong tham sân si vì nó , ảo vọng vì đánh giá ko khách quan mà đâu có hay ...
  2. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta có bao nhiêu xiềng xích trong đầu mình?
    ?oCó một con voi còn nhỏ được người ta phát hiện trong rừng và đem về nuôi. Những ngày đầu sống trong môi trường lạ và điều kiện mới, chú voi con tỏ ra hoảng sợ và bất an. Nó luôn vùng vẫy nhằm thoát thân nhưng không có kết quả gì, bởi người quản thú đã buộc chân nó vào 1 sợi dây xích được buộc vào 1 cái cột chắc chắn. Những ngày đầu, và cả những tuần đầu, cứ thấy bóng người là con voi lại vùng vẫy, hoảng loạn, nhưng tất cả đều vô ích. Thời gian trôi đi, chú voi con ngày nào đã trở thành một con voi trưởng thành và ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của con người. Điều đáng nói là sợi dây xích thì không có gì thay đổi - vẫn là sợi xích năm xưa ?" mà với sức lực của con voi bây giờ nó có thể phá tan cái xích đó một cách dễ dàng bằng 1 cú ?ovẩy chân?. Nhưng nó vẫn chấp nhận thân phận ?ogiam cầm? bởi 1 niềm tin mà nó đã được ?otôi luyện? trong quá khứ (khi còn nhỏ) rằng: ?oKhông bao giờ có thể thoát khỏi cái dây xích này?. Và con voi sống với ?oniềm tin? đó đến hết đời. Nó loại bỏ cơ hội được tự do.
    Đôi khi những niềm tin ấy trở thành định kiến cá nhân và tiềm thức lệch lạc,từ bé ta được dạy điều này là đúng điều này là sai,như này mới tốt như kia là xấu....phân chia ranh giới tốt xấu,đúng sai ...Làm thế nào để có cái nhìn chủ quan,không nhìn cuộc sống với quan điểm cá nhân,những định kiến được hình thành từ nhỏ ....?
  3. t2q_2010

    t2q_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    :)
  4. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    HÍ nè nhóc , ko phải là vấn đề lý thuyết nó thế nào . MÀ là vấn đề nhận dạng.
    Cái nhận dạng ở đây xảy ra với từng suy nghĩ và cảm xúc một , rất tinh tế và khéo léo vô cùng .
    KO ít ai trong chúng ta ko nhận ra một điều , tại sao sáng có một quyết định , chiều đã có một quyết định khác rồi ...
    Là vì phụ thuộc vào từng cảm giác trạng thái hiện tại của cơ thể , nên cái nhận dạng đó chiếm một vị trí trung tâm và quyết định .
    Đánh giá được khách quan là thế nào , phải hiểu cái nhận dạng đó trước .. .
    Câu hỏi đặt ra là với một suy nghĩ , liệu nó đã đúng đắn chưa , khách quan chưa hay là phụ thuộc vào thói quen , vào cảm xúc hiện tại mà thôi .
    Giống như nếu là một người ko hài lòng với bản thân mình , thường nghĩ mình sẽ phải làm được thế này ngày mai . Xong thường là sẽ ko làm được ... Tại sao : vì là chưa được tính khách quan chứ làm sao nữa . Đưa ra cái quyết định làm đó đã vượt ra khỏi cái khả năng thực tại của mình rồi ..( cái sự vượt ra khỏi đó cũng phải nhìn tinh tế một chút : vd mệt phải nghỉ , ăn , ngủ , bạn bè đến chơi , rồi có những cái yếu tố phá đám rồi thường là trong quá khứ chưa làm được , thiếu cái nè cái nọ ...)
    Thế nên đánh giá vừa khó lại vừa dễ là vậy.... Từ đó cho thấy nhìn cách đánh giá của mỗi người với cuộc sống có thể nhận thấy con người đó thế nào ... ,có thể nắm khái quát con người đó , thói quen, cách sống , cách đánh giá , cách nhìn nhận --- dẫn đến dự đoán được tương lai cho cái cách sống đó luôn .Nó chỉ đơn giản là một cái vòng tròn được lặp đi lặp lại mà thôi . Như đã nói : ứng dụng nhiều vô kể , phụ thuộc vào độ linh hoạt của mỗi người vậy ...
    Thường với một người có tập thiền chẳng hạn để ý về từng ý nghĩ bản thân rất nhiều để cảm nhận được sự sai lêch trong nhận thức cả nhân mình , sẽ có thể hiểu bài trên của trua nang một cách thấu đáo hơn ...
  5. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Chị chiki nói vui một chút, đánh giá "chủ quan " một chút nhé. Truanang gọi ai đó là nhóc có phải một cách nhìn từ trên xuống, từ người lớn xuống đầu trẻ con để nói chuyện không nhỉ? Ấy cũng là một ví dụ về đánh giá chủ quan đấy.
  6. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Chị có một câu hỏi thôi:
    Thói quen trong đánh giá hình thành như thế nào và đóng vai trò thế nào trong cách nhìn nhận vấn đề của một con người theo suốt chiều dài cuộc đời họ?
  7. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Nói thì dễ, nhưng căn bản ai cũng "đánh giá chủ quan".
  8. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thói quen trong đánh gía hình thành thường từ sự ''chấp nhận '' trong cuộc đời mà ra ạh ..Chị toàn bắt bẻ trua nang ...ghét ...
    Ngưòi nào càng chấp nhận thực tế , càng có những đánh gía đúng đắn , người nào còn chưa chịu chấp nhận cái sự thực thì càng có những đánh giá thêm bớt , chênh lệch nhiều ...
    Chị là người chấp nhận , vừa lòng với cuộc sống nên đánh gía của chị thường được cho là sáng suốt ... Nhưng như thế sẽ phải đối diện với một cái ... gì đó .... khó nói quá ...
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Thế nên trua nang mới nêu ra vấn đề : nhận dạng : tức là sự tự nhận thức được mình đang đánh giá chủ quan thế nào ...
    Nói thì dễ ? Trua nang có lúc nào nói là dễ đâu nhỉ ? ...
  10. chiaki_co_len06

    chiaki_co_len06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    Giật.... mình, câu kia là khẳng định hay giả dụ đấy, nói rõ ra khiếp quá.
    "Giả dụ" là thật nha : Sự thật là điều khó nhận dạng nhất, vì chân lí trong mỗi người nó muôn vạn nẻo lắm, chẳng mâý khi người ta biết mình sai, mà sai sờ sờ vẫn có cách làm cho nó đúng ( ở đây em đã nói rồi, chị nhắc lại thôi ). Một người dù chấp nhận mình sai, họ thậm chí có thể sai lầm vì sự chấp nhận đó, họ có sai thật không? Dieu ro rang duy nhat la con nguoi chiu hau qua boi nhan thuc va hanh dong cua minh, cho du chan li la gi di nua. Cai khong biet thi dung lay no de danh gia, song bang cam nhan, hanh dong bang khoi oc, va yeu thuong bang trai tim.
    Noi cho vui.

Chia sẻ trang này