1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đánh giá . Cái giá phải trả của việc đánh giá sai !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 27/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Anh trưa nắng viết hay lắm,nhưng cho em hỏi:điều anh muốn nói là thái độ tại thời điểm đánh giá nó cần khách quan,thế còn cách thức phuơng phápAnh chỉ giáo thêm
  2. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Tự nghĩ đi ...
  3. light22007

    light22007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, luyện công mà ko có người hướng dẫn dễ tẩu hỏa nhập ma lắm bạn truanang vui lòng chỉ giáo cho cậu ấy với cả tớ nữa được hông?
  4. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    Ok
  5. daigaionline

    daigaionline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2008
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    học tâm lý làm gì ? nghe giọng chỉ muốn chửi .
    có những người nói rất thô nghe vẫn thân thiện dễ chịu còn cái giọng con vàng anh bị hen này nghe chỉ muốn cắt tiết
  6. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Làm sao để có một con mắt tinh tường .Làm sao để có một đôi tai thính ....

    Trong thực tế , nếu nhìn vào một hình ảnh phức tạp thì việc nhận dạng ra cái nhân , cái chìa khoá của nó là rất khó ... Nhưng nếu đơn giản hơn thì lại trở nên dễ dàng hơn .Nên việc cảm nhận phụ thuộc vào các nguyên tắc khoa học rất lớn .
    Càng đơn giản hoá nó đi bao nhiêu , càng khoa học , gọn gàng bấy nhiêu , chìa khoa hiện lên càng rõ .
    Cái gì làm chúng ta đánh gía sai : đầu tiên phải kể đến xu hướng của ham muốn ...
    Nếu chúng ta yêu thích thì sẽ tăng cái ưu điểm , giảm nhược điểm .

    Lọc được nó ra , thì sẽ đánh giá được kết quả khách quan hơn ...

    Thứ 2 là kinh nghiệm trong quá khứ :
    Thí dụ : nếu chúng ta từ trước chưa hề làm được việc đó : thì ko có gì chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm được nó cả . Nhưng nhiều người lại có một cái cảm giác rằng : họ rất có ý chí , tất sẽ thực hiện được nó , cho dù vượt quá sức .
    Khỏi cần phân tích sâu sẽ thấy được những mặt lợi hại ...
    Nhất là trong sắp xếp một kế hoạch lớn , luôn cần tất cả các bước chắc chắn , phải đảm bảo rằng có một sự đánh giá hoàn toàn khách quan , ko phải cái gì cứ cố gắng là được . KỲ tích có thể xảy ra, nhưng thường là ko ...
    Thứ 2 là phải kiếm tra liên tục tính chính xác của thông tin : có bao giờ bạn tự nghiêm túc đánh giá mình bằng cách :
    Ghi lại chi tiết hằng ngày cuộc sống của bạn thế nào : hôm nay bạn đặt ra kế hoạch gì , bao nhiêu cái thành công , bao nhiu cái thất bại .Bạn đã sai lầm trong từng hoàn cảnh thế nào ...
    Có bao giờ để ý từng lời nói 1 của mình :
    Ah , mình đang tự trách móc mình .
    Ah , mình đang sợ hãi mà trốn tránh .
    Ah , mình đang ko tin vào năng lực mình ..
    Ah , mình đang giận người vô cớ ...

    Khi nào sự tự nhận thức diễn ra càng nhiều , càng có khả năng bạn đánh giá chính xác hơn , kiểm soát nhiều hơn những sự kiện xảy ra trong cuộc sống ... Khoa học là cái gì đó chính xác và là quá trình , ko phải là sự kết luận vội vã , ngốc nghếch của con người ...

    Lời kết : ai đọc , ai hiểu thế nào ... kệ ! Mình ko quan tâm , chỉ viết ra cho chính bản thân mình ... đọc . ..
  7. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Người xưa có câu :
    Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.... !

    Quả thật câu nghe tưởng chừng đơn giản .. những có thật sự đơn giản hay ko ?

    Từ trước đến nay , trua nang cũng nhận ra chỉ riêng hiểu được mình thôi cũng đã khó thế nào ...
    Hiểu mình ... là hiểu cái gì ?
    Đây là những bước đầu tiên trong cái hệ thống đánh giá khách quan :
    Thực sự trua nang bảo khó là vì : kiến thức chúng ta về con người còn quá hạn hẹp , thường ai trong chúng ta cũng mắc phải một loại rối loạn tâm lý nho nhỏ nào chẳng hạn , tỉ lệ này thực ra lớn vô kể mà ít ai biết . Chỉ có những tổ chức y tế trên thế giới là đánh giá được . Thí dụ : mất tập trung , hay sợ hãi , lo lắng , mất khả năng nhớ lâu , hay phụ thuộc vào người khác ...
    Cứ cái gì quá sẽ tạo nên một sự đặc trưng và một cái vòng lặp đi lặp lại mà con người khó bao giờ thoát ra được . Nhưng chẳng biết mà thoát ra nữa cơ , vì vậy trên các nước khoa học trên thế giới , sự chăm sóc về mặt tâm lý là rất quan trọng và tốn kém .
    Nhưng khoan hãy bàn sâu về vấn đề này , vì có thể ai đó cho rằng trua nang đang nói quá nó lên . Nhưng trua nang làm việc gì cũng dựa trên những số liệu và kiến thức .
    Thứ 2 phải nói đến sự đặc trưng trong tính cách chúng ta :
    Đó là sự phản ứng khi đặt trong một hoàn cảnh , có người sẽ giận , có người sẽ sợ , có người sẽ vui vẻ như ko có vấn đề gì ....
    Cái sự phản ứng đó là do thói quen , nhận thức mà tạo nên .
    Để hiểu chính bản thân mình , cần phải có những kiến thức rất cơ bản về con người , về bản chất cảm xúc của con người , về hành vi con người . Và đặt trong một bối cảnh xã hội . Tưởng dễ mà biết mình àh , còn nằm mơ ...

    Quan trọng và dễ dàng nhất có lẽ đầu tiên nên kể đến cảm xúc :

    LÀm việc với chính cảm xúc bản thân là hết sức quan trọng , nếu càng để ý được nhiều đến cảm xúc bao nhiêu thì càng hiểu bản thân mình bấy nhiêu .
    ...
    Lúc khác sẽ viết tiếp ...
  8. t2q_2010

    t2q_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    0
    uhm...đang tò mò muốn đọc tiếp...:)
  9. truanang

    truanang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2007
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Tiếp :
    Làm việc với cảm xúc bản thân :

    Nguyên tắc đầu tiên của tâm lý học là ý thức .
    Những cái gì trước đên nay ta chưa ý thức được thì bây giờ phải ý thức được .
    Mà ý thức với đánh giá nhiều khi là một vậy .

    Ý thức cảm xúc là gì : dành cho ai nếu thực sự muốn làm việc với cảm xúc của chính mình .
    Là một câu đánh giá : mình đang sợ , mình đang xấu hổ , mình đang buồn , mình đang vui , mình đang hạnh phúc , mình đang yêu ....

    Hí , trông có vẻ đơn giản thế , nhưng ít người nhận thức được đầy đủ điều này lắm lắm :
    Có khoảng 7 loại cảm xúc cơ bản và còn 1 số loại ko cơ bản nữa :

    Vui , buồn , giận giữ , xấu hổ , sợ hãi ,có lỗi , yêu ...

    Để nhận thức được nghĩa là sao ? Từ trước đến nay chúng ta sống hoàn toàn vô thức với cảm xúc của chính bản thân, sống mà ko nhận biết được mình đang trong loại cảm xúc nào , hoặc nhận biết một cách rất mơ hồ ko rõ ràng . Nhiều người buồn mà ko biết họ buồn , cứ cố cười , nói vui vẻ .Tưởng đó hay nhưng là điều ngốc nghếch mà thôi ...
    Nhiều người sợ ko biết họ đang sợ , cứ chạy theo nỗi sợ một cách ngớ ngẩn .

    Muốn nhận thức được toàn bộ cảm xúc , đầu tiên phải có những nguyên tắc và lý thuyết cơ bản trong đầu , sau đó là thực hành cho đến khi nhuần nhuyễn .
    Cảm xúc là cái tất yếu phải có của con người , chạy trốn nó chỉ mang lại sợ hãi . MÀ cứ đi theo nó thì chìm trong nó , khó thoát ra được . Vì vậy , phải nhận thức được nó mà nhận thức hành vi , xem mình nên làm gì khi có nó vậy ...

    Xã hội này là xã hội chỉ chấp nhận cảm giác vui mà ko chấp nhận cảm giác buồn , chỉ thích những cảm giác positiv mà ko thích những cảm giác negatìv ...
    Nhưng nếu chúng ta cứ chạy theo xã hội thì chết chắc , tốt hơn hết là phải biết mình làm gì . Mình vui thì cười , mình buồn thì cứ thể hiện trên khuôn mặt là mình buồn , sự thể hiện nỗi buồn có ý nghĩa rất lớn . Nó sẽ làm cho mình giải toả được nỗi buồn , cần thì khóc , chẳng ngại ngần gì cả ( 1 mình thôi he he ) ...

    Sự kìm nén cảm xúc là một hiện tượng khá phổ biến bây giờ , ai cũng nói , người lớn khác trẻ con ở chỗ biết kìm nén :D . Hay ghê , kìm nén cho nó nhiều đến lúc ko chịu nổi lại tức nước vỡ bờ ....

    Nên biết giải toả có ý nghĩa hơn rất nhiều là sự kìm nén vậy . Nhưng giải toả nó thế nào :

    TRước khi quan tâm đến việc giải toả thì phải có khái niệm mới :

    Quan sát , : quan sát xem phản ứng diễn ra của bản thân khi mình buồn nó thế nào , quan sát nhiều sẽ thấy được rất nhiều điều thú vị mà khó dùng một lời nói , ngôn từ nào diễn tả được . Quan sát chính là nền móng của nhận thức bản thân là vậy

    Khi đã biết cách quan sát rồi ( hí , cái nè chưa nói hết đâu vì dài mà khó quá ) , thì có thể quan sát được nguyên nhân . Cảm xúc ko thể tự nhiên nó sinh ra, phải có một nguyên nhân gây ra nó , ko thì loạn .
    Vì sao bạn vui , vì sao bạn buồn .Ấy vậy mà lắm người chẳng biết tại sao mình buồn , tưởng vậy là nghệ sĩ lắm ... nhưng thực tế sẽ bị hậu quả dưới cái ko nhận thức được đó mà thôi .Nói vậy chứ mình cũng thế .
    Nguyên nhân nó thường là nguyên nhân trực tiếp , và sự rằng buộc có sẵn trong tiềm thức .
    Nói nghe hơi khó hiểu nhưng thực ra đơn giản hơn ..

    Ví dụ buồn vì thằng bạn nó đối xử với mình như thế . Nguyên nhân trực tiếp là hành động của thằng bạn . Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do : coi đó là một điều đáng buồn .Nếu coi nó là tất yếu là bình thường , thì liệu có buồn nữa ko . Nghĩa là mình biết trước tính nó là thế rồi , nên nó làm vậy chẳng có gì là lạ cả .Chỉ có mình ngây thơ mà thôi ...
    ........dài quá mỏi tay .Hết hứng mất rùi ..........
  10. davincitki

    davincitki Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    0
    ..tiếp đi anh ơi..

Chia sẻ trang này